Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tắc ruột cơ học tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.04 KB, 40 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
TẮC RUỘT CƠ HỌC TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH YÊN BÁI NĂM 2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƢỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2018

NAM ĐỊNH


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
TẮC RUỘT CƠ HỌC TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH YÊN BÁI NĂM 2018

Chuyên ngành: ĐIỀU DƢỠNG NGOẠI NGƢỜI LỚN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƢỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

Giảng viên hƣớng dẫn: THS.BSCKI TRẦN VIỆT TIẾN



NAM ĐỊNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời
thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học, bộ môn Điều dƣỡng Ngoại, các thầy cô giảng dạy của Trƣờng Đại học Điều
dƣỡng Nam Định đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo tôi trong những năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn:
TTUT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến, Ngƣời Thầy đã tận tì nh hƣớng dẫn , động viên,
quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong śt quá trì nh học

, thƣ̣c hiện và

hồn thành chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế, Ban Giám đốc Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Yên Bái cho tôi cơ hội đƣợc đi học chuyên sâu về lĩ nh vƣ̣c điều
dƣỡng, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, công tác và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những ngƣời thân yêu trong gia đình, các bạn
bè đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ
tơi về tinh thần và vật chất để tơi hồn thành chun đề này.
Nam Định, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa
học của Tiến sỹ Nguyễn Văn Sơn. Tất cả các nội dung trong báo cáo này là trung
thực chƣa đƣợc báo cáo trong bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Nếu phát hiện có bất
kỳ sự gian lận nào tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung chun đề của
mình.
Nam Định, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................3

2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 11
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.......................................................................................19
3.1. Đặc điểm chung của khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái ................... 19
3.2. Thực trạng chăm sóc sau mổ tắc ruột tại khoa Ngoại ..………..………………..21
3.3. Những ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân ................................................... 26
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .............................................................................29
4.1. Đối với điều dƣỡng ............................................................................................ 29
4.2. Đối với Bệnh viện, khoa phòng ......................................................................... 29

4.3. Đối với ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh ...................................................... 30
5. KẾT LUẬN ...........................................................................................................31
5. 1. Thực trạng chăm sóc ngƣời bệnh sau phẫu thuật tắc ruột cơ học ..................... 31
5. 2. Đề xuất các giải pháp ........................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK:

Bệnh viện đa khoa

CK:

Chuyên khoa

NB:

Ngƣời bệnh

NVYT:

Nhân viên y tế

PTNS:

Phẫu thuật nội soi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1: Tiểu tràng………………………………………………………………...3
Hình 2: Đại tràng……….……………………………………....……….….……..4
Hình 3: Tồn cảnh bệnh viện Đa khoa tỉnh n Bái.............................................19
Hình 4: Chăm sóc tình trạng ổ bụng sau phẫu thuật..............................................22
Hình 5: Chăm sóc vận động sau phẫu thuật...........................................................23
Hình 6: Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật...............................................................24
Hình 7: Chăm sóc dẫn lƣu sau phẫu thuật..............................................................25


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc ruột là cấp cứu ngoại khoa hay gặp, chiếm tỷ lệ 9-19% cấp cứu bụng và
0,8-1,2% các bệnh ngoại khoa, tỷ lệ tử vong là 3-5%. Ngày nay nhờ những tiến bộ
của gây mê, hồi sức và phẫu thuật nên tỷ lệ này giảm thấp chỉ còn 1-2%. Những
hiểu biết về tắc ruột cho đến thế kỷ 18-19 cịn rất ít. Ngƣời ta điều trị bằng cách treo
ngƣợc 2 chân ngƣời bệnh lên và rửa dạ dày, cho uống thuốc phiện, thủy ngân, thụt
tháo với áp lực cao, chọc hút ruột qua thành bụng hoặc mở thơng ruột ra ngồi.
Thời kỳ này đa số các tác giả cho nguyên nhân tử vong chủ yếu của tắc ruột là mất
nƣớc và điện giải [12], [16]. Đến năm 1923, Haden và Orr (Anh) chứng minh có
nhiều biến đổi ở máu khi tắc ruột cao, kéo dài, điều trị chủ yếu là bù NaCl và nƣớc,
song cũng không giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Khi nghiên cứu tắc ruột thấp các tác
giả thấy yếu tố quan trọng nhất là chƣớng ruột gây sốc, cho nên việc điều trị chống
chƣớng ruột bằng hút liện tục dạ dày ruột đó đem lại kết quả rõ rệt. Với tiến bộ của
khoa học nhiều phƣơng pháp phẫu thuật tắc ruột đã đƣợc tiến hành đem lại sự sống
cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên vẫn còn một số biến chứng trƣớc, trong, đặc biệt là điều
trị sau phẫu thuật tắc ruột nhƣ: sốc, chảy máu, thủng tái phát, nhiễm trùng vết mổ,
dính ruột tái phát. Vì vậy để hạn chế biến chứng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống
ngƣời bệnh cần phải đƣợc điều trị, chăm sóc, theo dõi kịp thời trong q trình điều

trị nhằm phát hiện sớm và loại bỏ biến chứng.
Trong quá trình điều trị, cơng tác chăm sóc vơ cùng quan trọng, góp phần rất
đáng kể vào kết quả, chất lƣợng điều trị giảm chi phí và rút ngắn thời gian nằm
viện, đặc biệt chăm sóc tốt sonde dạ dày, chống chƣớng bụng giúp ngƣời bệnh
nhanh hồi phục sức khoẻ sau phẫu thuật và chống biến chứng. Xây dựng kế hoạch
phù hợp sát với tình hình ngƣời bệnh sau phẫu thuật tắc ruột là nhu cầu rất cần thiết
để đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của ngƣời bệnh.
Cơng tác chăm sóc sau phẫu thuật địi hỏi ngƣời điều dƣỡng phải ln tiên lƣợng
trƣớc các biến chứng có thể xảy ra, đáp ứng các nhu cầu cần thiết về thể chất và tinh
thần cho ngƣời bệnh nhằm tiến tới chăm sóc tồn diện. Tại bệnh viện tỉnh Yên Bái
hằng năm có nhiều trƣờng hợp phải phẫu thuật tắc ruột. Trong quá trình điều trị tắc
ruột đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều


2

trị tắc ruột trên cả nƣớc cũng nhƣ tại bệnh viện tỉnh Yên Bái để cải thiện chất lƣợng
điều trị ngƣời bệnh [8], [11]. Cơng việc chăm sóc ngƣời bệnh sau phẫu thuật tắc
ruột do điều dƣỡng thực hiện dựa theo kiến thức đã đƣợc học và theo kinh nghiệm
từ các điều dƣỡng lâu năm. Tại khoa ngoại chƣa có một đánh giá nào về cơng tác
chăm sóc ngƣời bệnh sau phẫu thuật nói chung và sau phẫu thuật tắc ruột nói riêng
để có những bằng chứng thuyết phục nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc cho
những ngƣời bệnh hậu phẫu góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc tiến tới chăm
sóc ngƣời bệnh tồn diện.
Để ngƣời bệnh sau phẫu thuật tắc ruột ngày càng đƣợc chăm sóc tồn diện,
củng cố thêm những bằng chứng cho điều dƣỡng trong quá trình chăm sóc tại khoa
Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, chúng tôi tiến hành khảo sát: “Thực trạng
chăm sóc ngƣời bệnh sau phẫu thuật tắc ruột cơ học tại khoa Ngoại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2018” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tắc ruột cơ học tại

khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2018.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng chăm sóc người
bệnh sau phẫu thuật tắc ruột cơ học tại khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái


3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Đặc điểm giải phẫu ruột [9], [13].
2.1.1.1. Tiểu tràng
* Cấu tạo đại thể: Tiểu tràng là một ống dài khoảng 6,5m có nhiều nếp gấp khúc
màu trắng nhƣ sữa đƣợc chia làm 3 đoạn: Tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
- Tá tràng:
+ Là đoạn nối với dạ dày dài khoảng 25-30cm uốn cong hình chữ U bao quanh
phần đầu tuỵ. Tá tràng gồm có: Khúc ngang trên, khúc xuống, khúc ngang dƣới và
khúc lên.
+ Tá tràng là đoạn ngắn nhất nhƣng quan trọng nhất vì có ống tiết của hai ống
tiêu hoá lớn là gan và tuỵ đổ vào.
- Hỗng tràng: Phía trên nối tiếp với tá tràng chiếm 2/5 tiểu tràng (trừ đoạn tá
tràng). Ống hỗng tràng lớn hơn hồi tràng thành cũng dầy hơn, có nhiều mạch máu
hơn. Trên cơ thể sống có màu đỏ.
- Hồi tràng: Là đoạn nối hỗng tràng với ruột già chiếm 3/5 tiểu tràng. Ống hồi
tràng nhỏ thành mỏng, ít mạch máu hơn nên màu hơi nhạt.
+ Đoạn cuối cùng của hồi tràng có cơ thắt hồi manh tràng tạo thành van có tác
dụng ngăn khơng cho các chất cặn bã từ ruột già lên ruột non.
+ Toàn bộ hỗng tràng và hồi tràng đƣợc treo vào một màng rất rõ rệt gọi là mạc
treo tràng. Trong mạc treo tràng có thần kinh và mạch máu để chỉ huy sự vận động
của ruột.


Hình 1: Tiểu tràng


4

* Cấu tạo vi thể của thành tiểu tràng: Gồm bốn lớp:
- Lớp niêm mạc: Lớp niêm mạc của tiểu tràng có những đặc điểm cấu trúc rất đặc
biệt để phù hợp với chức năng hấp thụ thức ăn của nó: Trên bề mặt lớp niêm mạc
có những nếp vịng (van ruột) ở đó có các nhung mao (lơng ruột) ở ruột có khoảng
4 triệu lơng ruột có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc của ruột để hấp thụ thức ăn
đƣợc nhanh chóng.
+ Mỗi lơng ruột cao khoảng 1mm đƣợc cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình
trụ. Bên trong mỗi lơng ruột có mạch máu mạch bạch huyết và thần kinh.
Ở tá tràng và hỗng tràng có nhiều nhung mao cịn ở hồi tràng thì ít hơn.
Ở giữa các gốc nhung mao là khe ruột có lỗ mở của các tuyến tiết dịch tiêu
hóa và dịch nhầy.
Trong lớp niêm mạc của tiểu tràng có những đám tổ chức lymphô nằm rải
rác khắp tiểu tràng. Riêng ở hồi tràng có các đám tổ chức limphơ lớn hơn (gọi là
mảng Payer).
- Lớp dƣới niêm mạc: Rất phát triển ở đây có các tuyến tiết dịch tiêu hóa và dịch
nhầy.
- Lớp cơ: Là cơ trơn gồm 2 lớp:cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài. Ở đoạn cuối
cùng của hồi tràng cơ khá dày gọi là cơ thắt hồi manh tràng.
- Lớp thanh mạc: do mô liên kết tạo nên
2.1.1.2. Đại tràng

Hình 2: Đại tràng


5


* Cấu tạo đại thể của đại tràng
Là một đoạn ruột dài khoảng 1,5-2m màu xám tạo thành một cái khung bao
ở phía ngồi tiểu tràng chia làm ba đoạn: Manh trang, kết tràng, trực tràng.
- Manh tràng
+ Là đoạn ngắn nhất và to nhất của đại tràng dài khoảng 6cm rộng khoảng 7cm
nằm ở hố chậu phải.
+ Phía trên nối với hồi tràng ở đây có van hồi manh tràng.Van có hình nhƣ một
cái phễu có tác dụng làm cho thức ăn chỉ đi theo một chiều từ tiểu tràng xuống
manh tràng mà không đi theo chiều ngƣợc lại.
+ Phía dƣới manh tràng có một đoạn ruột nhỏ bị teo đi gọi là ruột thừa.
- Kết tràng: Gồm có:
+ Kết tràng lên
+ Kết tràng ngang
+ Kết tràng xuống
+ Kết tràng sigma
- Trực tràng: Là đoạn ruột thẳng dài từ 15-20cm thông với hậu môn.
2.1.1.3. Sự khác nhau giữa tiểu tràng và đại tràng
- Đại tràng có chiều dài ngắn hơn nhƣng đƣờng kính lại lớn hơn.
- Đại tràng có các đoạn thắt phình rất rõ là do các dải cơ dọc ở thành ruột già
ngắn hơn chiều dài của ruột.
- Đại tràng có các bờm mỡ là các mấu lồi của lớp thanh mạc của thành ruột.
- Đại tràng có lớp cơ dọc phát triển gồm có ba dải là dải là dải tự do dải mạc treo
và dải mạc nối.
- Lớp niêm mạc của đại tràng khơng có nhung mao khơng có các mảng tổ chức
limphơ. Ở đại tràng có các nếp bán nguyệt tạo nên bởi niêm mạc và lớp cơ vòng.
2.1.2. Tắc ruột
Tắc ruột là một hội chứng do ngừng lƣu thông của hơi và dịch tiêu hóa trong
lịng ruột gây ra. Tắc ruột do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn là
tắc ruột cơ học, tắc ruột do ngừng nhu động ruột là tắc ruột cơ năng hay tắc ruột do

liệt ruột.


6
2.1.2.1. Nguyên nhân gây tắc ruột [10], [14].
* Tắc ruột cơ năng: Hay gặp, ruột không bị liệt ngay lúc đầu cịn nhu động sau đó mới liệt
hồn tồn.

- Viêm phúc mạc
- Phản xạ (đau bụng sỏi thận, gan)
- Tổn thƣơng thần kinh tủy sống (chấn thƣơng, cột sống, tủy sống)
- Máu tụ sau phúc mạc
- Sau mổ bụng
- Nhiễm khuẩn toàn thân: liệt ruột dạ dày cấp.
* Do co thắt ít gặp

- Tổn thƣơng thần kinh
- Ngộ độc chì, Alcaloid
* Tắc ruột cơ học
- Tắc ruột do bít (nghẽn) (Obturation)

+ Lòng ruột bị nút lại bởi những vật lạ nhƣ Búi giun đũa: hay gặp ở trẻ em từ 3-8
tuổi, U bã thức ăn (Phytobezoar) và u tóc (tricobezoar)
+ Lịng ruột bị bít lại bởi những tổn thƣơng từ thành ruột: Teo ruột, ruột đôi,
màng ngăn ở trẻ sơ sinh, tổn thƣơng do viêm lao hoặc viêm trong bệnh Crohn, sẹo
xơ, u lành tính hoặc ác tính của ruột non, ruột già.
+ Lịng ruột bị bít tắc do từ ngoài đè vào: U sau phúc mạc, u xơ tử cung, u nang
buồng trứng, u mạc treo ...
- Tắc ruột do thắt: (strangulation) ngồi tắc ở lịng ruột cịn có tắc ở mạch máu mạc


treo ruột.
+ Xoắn ruột: Xoắn tiểu tràng, xoắn manh tràng, xoắn đại tràng Sigma: do đại
tràng qúa dài so với rễ mạc treo, táo bón kinh niên, đại tràng chứa nhiều phân cục,
bụng chƣớng lệch, thăm trực tràng có máu theo tay, X quang bụng có quai ruột và
mức nƣớc.
+ Thoát vị nghẹt
+ Lồng ruột:
+ Dây chằng: Tạo nên sau mổ, gây chẹt ruột và mạch máu mạc treo, có thể là
khởi điểm gây nên xoắn ruột
2.1.2.2. Các rối loạn trong tắc ruột [15].


7

* Rối loạn tại chỗ
- Tăng sóng nhu động ruột ở trên chỗ tắc để thắng cản trở cơ học, biểu hiện bằng
các cơn đau. Tắc ở hỗng tràng khoảng cách giữa các cơn đau ngắn 3-5phút, tắc ở
hồi tràng dài hơn 12-15phút. Hậu quả của tăng sóng nhu động làm cho tăng áp lực
trong lòng ruột.
- Dãn ruột do ứ đọng hơi, trong lòng ruột.
- Tăng áp lực trong lòng ruột: khi ruột chƣa tắc áp lực 2-4 mmHg, khi tắc áp lực
tăng lên 30-60 mmHg, áp lực này lớn hơn rất nhiều áp lực tĩnh mạch cửa (áp lực
bình thƣờng của tĩnh mạch cửa 6-15 mmHg). Vì vậy các mạch nhỏ tại thành ruột bị
chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn thành ruột, tuần hoàn tĩnh mạch dẫn đến thiếu oxy,
thoát huyết tƣơng và máu vào thành ruột, lòng ruột, ổ bụng. Nếu áp lực
trên 10cmH20 sẽ gây xuất huyết niêm mạc ruột, trên 20cmH20 gây hoại tử niêm
mạc ruột, trên 30cmH20 gây cản trở toàn bộ tuần hoàn bạch mạch và mao mạch,
trên 40 cmH20 gây hoại tử ruột, còn áp lực cao 120-130 cmH20 gây vỡ ruột.
- Khả năng hấp thu của thành ruột giảm dần rồi mất.
* Rối loạn tồn thân

- Mất nƣớc: do nơn nhiều và dịch ruột trên chỗ tắc không đƣợc hấp thu vỡ tuần
hoàn cửa bị chèn ép, nƣớc đƣợc hấp thu 90% ở đại tràng khi tắc bị giảm xuống chỉ
cịn 10%.
- Rối loạn điện giải: nơn nhiều làm mất ion Cl-, hiện tƣợng thoát dịch qua thành
ruột vào ổ bụng làm mất nhiều ion Na+. Thời gian đầu nôn nhiều mất dịch mật làm
giảm ion K+ sau đó muộn hơn tế bào thành ruột bị tổn thƣơng ion K+ thoát ra ổ
bụng đƣợc hấp thu tăng lên trong máu.
- Rối loạn thăng bằng kiềm toan
- Nhiễm trùng, nhiễm độc: dịch tiêu hóa và thức ăn ứ đọng trong lịng ruột là môi
trƣờng tốt cho vi khuẩn phát triển và phân hủy thức ăn bị ứ đọng giống nhƣ ở đại
tràng. Vi khuẩn và các độc tố đƣợc thấm qua thành ruột vào ổ phúc mạc, đƣợc hấp
thu nhiều làm cho tình trạng nhiễm độc xuất hiện, nặng nề.
2.1.2.3. Hậu qủa của tắc ruột

* Hậu quả của tắc ruột do bít


8

- Trong tắc tiểu tràng các rối loạn của đoạn ruột trên chỗ tắc xảy ra nhanh chóng
và nặng. Lúc đầu do cơ chế thần kinh nhu động ruột và phản nhu động ruột tăng
mạnh về sau giảm dần và mất khi thành ruột bị tổn thƣơng. Ruột trên chỗ tắc
chƣớng, căng dãn do chứa hơi và dịch ứ đọng. Sự tăng áp lực trong lòng ruột gây ứ
trệ tĩnh mạch, giảm tƣới máu mao mạch, làm niêm mạc ruột bị tổn thƣơng, phù nề,
xung huyết dẫn đến giảm và mất q trình hấp thu gây ứ đọng trong lịng ruột. Nôn
nhiều làm giảm ứ dịch trên chỗ tắc và áp lực cao trong lịng ruột, nhƣng nơn nhiều
nhất là trong tắc ruột cao làm nặng thêm tình trạng mất nƣớc, rối loạn điện giải,
thăng bằng kiềm toan và dễ dẫn đến suy thận cơ năng. Tình trạng bụng chƣớng, ứ
dịch hơi trong lòng ruột, xuất tiết dịch ra ổ bụng… làm cơ hoành bị đẩy lên cao, các
động tác hụ hấp hạn chế, giảm thơng khí phổi và ảnh hƣởng tới cơ chế bù trừ. Đoạn

dƣới chỗ tắc trong những giờ đầu nhu động ruột đẩy phân và hơi xuống làm ruột
xẹp toàn bộ.
- Trong tắc đại tràng các hậu quả tại chỗ, toàn thân cũng xảy ra nhƣ tắc tiểu tràng
nhƣng chậm và muộn hơn. Nếu van Bauhin mở ra đƣợc khi áp lực trong lòng đại
tràng cao làm cho dịch ứ đọng tràn sang ruột non sẽ giảm áp lực đại tràng; cịn van
này đóng kín dịch ứ đọng trong đại tràng nhiều, đại tràng dãn rất to, áp lực trong
lòng đại tràng lớn quả mức dẫn đến nứt, vỡ nhất là vùng manh tràng.
* Hậu quả của tắc ruột do thắt
- Xoắn ruột là hình thái điển hình, hậu quả của xoắn ruột xảy ra nhanh và nặng nề
nhất. Ngoài các rối loạn toàn thân và tại chỗ giống nhƣ tắc ruột do bít thì quai ruột
và mạch máu mạc treo…. bị thắt nghẹt dễ dẫn đến hoại tử, thủng và viêm phúc mạc
nếu không đƣợc xử trí kịp thời.
- Quai ruột bị xoắn, nghẹt thƣờng dãn to chứa dịch là chủ yếu, hơi rất ít trừ có
quai xoắn đại tràng có nhiều hơi do vi khuẩn lên men.
- Do ứ trệ tĩnh mạch làm thoát huyết tƣơng, máu vào quai ruột xoắn vào ổ bụng.
- Thiếu máu nuôi dƣỡng ruột bị tổn thƣơng, hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột bị phá
hủy.
- Sự tăng sinh vi khuẩn trong lòng ruột bị ứ đọng làm cho nội độc tố thoát vào ổ
phúc mạc và đƣợc tái hấp thu.


9

- Cơ chế sốc trong tắc ruột do thắt là sốc do nhiễm độc, nhiễm khuẩn kết hợp với
sốc do giảm khối lƣợng máu tuần hoàn và đau.
2.1.2.4. Triệu chứng [1], [5], [7].
* Cơ năng

- Đau bụng cơn: sớm nhất, quan trọng nhất, khi hết cơn thở yên tĩnh, tắc ruột xoắn và
nghẹt: đau đột ngột, quằn quại kêu la có thể ngất xỉu, liên quan đến đợt nhu động.

- Nơn: Phụ thuộc vào vị trí tắc
+ Cao: sớm nhiều
+ Thấp: ít muộn
Lúc đầu nơn ra thức ăn, sau nơn ra dịch mật nếu muộn hơn nôn chất giống
nhƣ phân.
- Bí trung đại tiện.
+ Bí trung tiện: là triệu chứng quyết định có tắc hay khơng.
+ Bí đại tiện: tắc cao giai đoạn đầu và có thể cịn đại tiện đƣợc.
* Thực thể

- Bụng chƣớng
+ Phụ thuộc vào vị trí tắc: cao chƣớng ít, thấp chƣớng nhiều.
+ Phụ thuộc nguyên nhân gây tắc: do bít chƣớng đều, do xoắn tiểu tràng chƣớng
một nơi, xoắn đại tràng Sigma chƣớng lệch.
- Quai ruột nổi: gặp ở ngƣời bệnh gầy yếu, thành bụng mỏng nhẽo.
- Dấu hiệu rắn bò:
+ Xuất hiện trong cơn đau
+ Đặc hiệu cho tắc ruột cơ học
+ Không gặp trong xoắn ruột và bệnh nhân có thành bụng dày.
Các dấu hiệu khi sờ nắn thành bụng:

- Bụng mềm, trừ khi có biến chứng hoại tử, thủng, viêm phúc mạc.
- Sờ thấy khối u do
+ Dị vật trong lòng ruột
+ U thành ruột
+ Búi giun
+ Khối lồng
- Gõ: vang do chƣớng hơi.



10
- Nghe: tăng nhu động ruột trong cơn đau.

- Vết sẹo trên thành bụng: chẩn đoán tắc ruột sau mổ.
- Thăm khám các lỗ thoát vị: thoát vị bẹn, đùi ngẹt, thăm khám lỗ thoát vị là nguyên

tắc bắt buộc. Thốt vị bịt nghẹt dễ sót, căn cứ vào triệu chứng: bà già gầy ốm, đau
nhƣ xé ở mặt trong đùi (H/C Howship Romberg).
Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng, K trực tràng.
* Toàn thân

- Biểu hiện: Mất nƣớc, điện giải, sốt. Phụ thuộc
+ Cƣờng độ cơn đau
+ Mức độ nhiễm độc
+ Nguyên nhân tắc ruột
+ Thời gian đến viện sớm hay muộn
+ Tổn thƣơng của tắc ruột
* Cận lâm sàng
X.Quang

- Chụp bụng khơng chuẩn bị: hình ảnh mức nƣớc mức hơi 3 - 4giờ sau tắc đó có,
các hình ảnh trên phim chụp:
+ Có mức nƣớc - hơi
+ Viền các quai ruột dày
+ Có dịch xen giữa các quai ruột
+ Vịm hồnh trồi cao bằng vịm hồnh phải
+ Túi hơi dạ dày dãn và bị đẩy lên cao
+ Ruột dãn trên chỗ tắc và khơng có hơi ở dƣới chỗ tắc
- Giá trị của X.Quang: Chẩn đoán sớm, chẩn đoán phân biệt tắc ruột sớm sau mổ,


tắc ruột cơ học hay cơ năng (chụp nhiều phim cách nhau vài giờ), chẩn đốn vị trí
tắc: tắc cao hay thấp ruột non hay ruột già, khi ổ bụng mờ viền các quai ruột dày là
có dịch trong ổ bụng.
Chụp khung đại tràng: sử dụng khi
- Nghi ngờ có tắc ở đại tràng để chẩn đốn xác định tìm vị trí tắc.
- Tắc do K có hình cắt cụt, khuyết, hẹp.
- Lồng ruột có hình càng cua đáy chén .... lỗ hổng vạch kéo dài ở giữa.
- Xoắn đại tràng Sigma: hình mỏ chim.


11

Chống chỉ định khi nghi ngờ có thủng ruột, tắc muộn, tắc tiểu tràng.
Chụp lƣu thông tiểu tràng (transit intestinal).
- Dùng chẩn đốn tắc tiểu tràng mà lâm sàng khơng rõ, chủ yếu trong bán tắc ruột:
Cho ngƣời bệnh uống Baryt loãng, theo dõi màn X-Quang, chụp nhiều phim, mỗi
phim cách nhau 30 - 60 phút: hình đọng thuốc. Bình thƣờng sau 2 giờ 30 phút đó
hết ở dạ dày, 6 - 8 giờ đó hết ở hồi tràng.
Siêu âm: Hình ảnh quai ruột dãn, tăng hoặc mất nhu động ruột, có dịch trong

ổ bụng.
Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hƣởng từ hạt nhân: Cho biết đƣợc hình ảnh

ruột dãn, ứ hơi và dịch trong lòng ruột sớm hơn chụp X quang ổ bụng không chuẩn
bị nhƣng giá thành cao. Ngồi ra cịn thấy đƣợc vị trí tắc, tình trạng tổn thƣơng
nặng của thành ruột và một số nguyên nhân tắc ruột do bít nhƣ: u đƣờng tiêu hóa,
búi giun, búi lồng, khối bã thức ăn …
Xét nghiệm máu và sinh hố

- Máu cơ: hồng cầu tăng, hematocrit tăng, bạch cầu tăng.

- Rối loạn điện giải
- pH tăng trong giai đoạn sớm, giảm trong giai đoạn muộn.
- Ure và creatinine máu bình thƣờng hoặc tăng nhẹ trong giai đoạn sớm,
tăng nhiều trong tắc ruột muộn.
Các dấu hiệu trên có giá trị trong đánh giá tồn thân và hồi sức.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Điều trị [2], [4], [8].
2.2.1.1. Nguyên tắc

Điều trị phẫu thuật kết hợp với hồi sức ngoại khoa trƣớc trong và sau phẫu
thuật nhằm điều chỉnh các rối loạn toàn thân do tắc ruột gây nên (rối loạn nƣớc điện
giải) và loại trừ nguyên nhân gây tắc, phục hồi lƣu thông ruột.
2.2.1.2. Điều trị các rối loạn toàn thân do tắc ruột gây nên

- Truyền dịch và điện giải theo điện giải đồ, huyết tƣơng, máu.
- Hút dịch dạ dày ruột, phải làm ngay: dặt sonde dạ dày để hút dịch ở trên chỗ tắc.
- Kháng sinh và thuốc trợ sức, corticoid, giảm đau...
2.2.1.3. Điều trị phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân tắc, phục hồi lƣu thơng ruột.
- Gây mê nội khí quản có giãn cơ.


12
- Đƣờng mổ: Nếu biết nguyên nhân tắc thì đƣờng mổ phụ thuộc vị trí nguyên nhân

và phẫu thuật dự định tiến hành.
- Nếu nguyên nhân chƣa rõ ràng thì nên dùng đƣờng trắng giữa trên dƣới rốn.
2.2.1.4. Xử trí nguyên nhân gây tắc ruột.

- Dị vật trong lòng ruột
+ Đẩy dị vật

+ Mở ruột lấy dị vật
- Thoát vị bẹn, đùi nghẹt: Phải xử trí ruột nghẹt, sau đó khâu phục hồi thành bụng
- Lồng ruột.
+ Ở trẻ em: tiến hành tháo lồng và cố định. Nếu không tháo lồng đƣợc hoặc ruột
bị hoại tử thì cần cắt đoạn ruột.
+ Ngƣời lớn: tháo lồng, cố định hồi tràng với đại tràng, manh tràng với thành
bụng, cắt ruột thừa. Nếu có u, cắt đoạn ruột có khối u hoặc nối tắt.
- Xoắn ruột: Tháo xoắn và cắt bỏ nguyên nhân gây xoắn
- K đại trực tràng:
+ Đại tràng phải: Nếu khơng cắt đƣợc thì mở thụng manh tràng hoặc nối tắt. Nếu
cắt đƣợc thì cắt 1/2 đại tràng phải, dẫn lƣu hồi tràng hoặc làm phẫu thuật Quénu.
+ Đại tràng trái: Làm hậu môn nhân tạo đại tràng ngang mà không cắt khối u
hoặc cắt u làm hậu môn nhân tạo.
+ Trực tràng: Làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma.
- Tắc ruột tái phát phải mổ đi mổ lại nhiều lần thì sau khi giải quyết nguyên nhân
tắc ruột phải nghĩ đến việc cố định lại ruột. Làm phẫu thuật xếp ruột hoặc tạo dính
ruột có thứ tự khơng bị gập góc thƣờng là những tắc ruột sau mổ dính nhiều lần.
2.2.2. Các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
2.2.2.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Phẫu thuật bụng nhất là phẫu thuật tắc cơ học phổ biến nhất bao gồm các
phẫu thuật cho cả hai trƣờng hợp cấp cứu và bán cấp. Tỷ lệ phẫu thuật tắc ruột gia
tăng theo tuổi từ 13,4% ở bệnh nhân dƣới 21 tuổi lên 43,8% ở những ngƣời trên
tuổi 60. Điều thú vị là, tỷ lệ phẫu thuật tắc ruột cơ học cũng đã đƣợc tìm thấy có sự
khác biệt đáng kể đối với các nhóm dân tộc. Ngồi ra, so với nam giới, tỷ lệ phẫu
thuật tắc ruột ở phụ nữ cao hơn đáng kể (Nunoo - Mensah, 2009). Kalman (2013)


13

khẳng định rằng phẫu thuật tắc ruột là đau đớn hơn phẫu thuật khác. Đau cũng là

triệu chứng thƣờng gặp nhất sau phẫu thuật, Giuffre (2011) đã mô tả rằng 60%
ngƣời bệnh trải qua phẫu thuật vùng bụng trên phải chịu một cơn đau nặng.
Về mặt lý thuyết, các triệu chứng, biến chứng sau phẫu thuật đều bị ảnh
hƣởng bởi các yếu tố tiền đề khác nhau phân loại thành ba loại đó là sinh lý, tâm lý,
và mơi trƣờng. Lanz và cộng sự (2012) cho biết ba yếu tố liên quan đến nhau và có
thể tƣơng tác và làm ảnh hƣởng đến các triệu chứng và biến chứng sau phẫu thuật.
Cùng với niềm tin này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra các yếu tố có thể
ảnh hƣởng đến biến chứng sau phẫu thuật nhƣ tuổi tác, giới tính, kích thƣớc của vết
mổ, phƣơng pháp phẫu thuật, lo lắng trƣớc khi phẫu thuật, hỗ trợ xã hội và chiều dài
của phẫu thuật. Mặc dù tầm quan trọng của các yếu tố đã đƣợc công nhận,nhƣng
các mối quan hệ giữa chúng và các biến chứng sau phẫu thuật vẫn còn đƣợc tranh
cãi. Việc đánh giá dấu hiệu mất nƣớc, điện giải; đau; biến chứng sau mổ rất quan
trọng và đó là trách nhiệm của nhân viên y tế để cấp cứu và hỗ trợ cho ngƣời bệnh
(Mularski, R. A; 2006). Các nhà nghiên cứu tin rằng những ngày đầu tiên sau khi
phẫu thuật là ngày đau đớn nhất. Các điểm đau trong ngày này đã đƣợc báo cáo
trong khoảng 3,0-7,9 (đo bằng Visual Analog Scale). ngƣời bệnh cũng đã thừa nhận
rằng họ cảm thấy rất đau đớn khi ruột bắt đầu hoạt động. Tại 4, 24, 48 và 72 giờ sau
phẫu thuật, tỷ lệ từ trung bình đến đau nặng (VAS ≥ 40) .Trong 24 giờ đầu tiên sau
khi ruột hoạt động, 88% ngƣời bệnh bị đau vừa hoặc nặng tại một khoảng thời gian
và 7% báo cáo đau không chịu nổi, sự tồn tại của đau sau phẫu thuật có thể dẫn đến
suy giảm chức năng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh. Chế độ
vận động và chế độ dinh dƣỡng sau mổ ảnh hƣởng rất lớn đến sự phục hồi của
ngƣời bệnh sau mổ (Nunoo - Mensah, 2009).
2.2.2.2. Vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đánh giá dấu hiệu mất nƣớc, điện giải, đau biến chứng sau
phẫu thuật tắc ruột đã đƣợc quan tâm và nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã cho thấy
việc đánh giá đau và can thiệp giảm đau cho ngƣời bệnh có ý nghĩa trên lâm sàng.
Tuy nhiên, cơng tác này vẫn cịn rất hạn chế và chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi, nhất
quán. Hiện nay ở Việt Nam, phẫu thuật ổ bụng là một trong những phẫu thuật khá
phổ biến và thƣờng xuyên. Mặc dù các triệu chứng đau, mất nƣớc, điện giải,



14

chƣớng bụng… sau phẫu thuật ở những bệnh nhân phẫu thuật bụng tắc ruột cũng đã
đƣợc biết đến nhƣng cũng cịn rất ít tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.
Tuy vậy, các nghiên cứu điều tra thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật tắc ruột
cũng đã đƣợc tiến hành trong các quần thể ngƣời nƣớc ngoài, đặc biệt là trong dân
phƣơng Tây. Về mặt lý thuyết, các triệu chứng và biến chứng là nhận thức của cá
nhân đƣợc xác định bởi sự tƣơng tác giữa các yếu tố vật lý, tâm lý và mơi trƣờng.
Vì vậy, sự khác biệt về mặt sinh lý, tâm lý, và đặc biệt là mặt xã hội giữa Việt Nam
với các nƣớc khác cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến các triệu chứng và biến chứng
sau phẫu thuật.
Ở Yên Bái là nơi có nhiều bệnh viện và khu vực đơng dân cƣ, vì vậy sự phát
triến trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cũng nhƣ việc áp dụng các phƣơng pháp tiên
tiến trong điều trị y khoa là một vấn đề đƣợc quan tâm. Phẫu thuật ổ bụng cũng nhƣ
phẫu thuật tắc ruột nói riêng khơng phải là một ngoại lệ, điều này địi hỏi dịch vụ
chăm sóc điều dƣỡng tốt hơn. Nhƣ đã đề cập trƣớc đó, sự hiểu biết về thực trạng
chăm sóc ngƣời bệnh sau mổ tắc ruột ở Yên Bái là bƣớc quan trọng đầu tiên để
nâng cao chất lƣợng chăm sóc điều dƣỡng sau phẫu thuật.
2.2.3. Quy trình chăm sóc sau phẫu thuật tắc ruột [3], [6].
2.2.3.1. Nhận định chăm sóc
Nhận định tồn trạng:
- Ngƣời bệnh tỉnh hay mê
- Dấu hiệu sinh tồn
- Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc
Nhận định cơ năng:
- Tình trạng đau bụng, đau vết mổ
- Bí trung đại tiện của ngƣời bệnh.
Nhận định thực thể:

- Bụng chƣớng (liên quan đến liệt ruột cơ năng), chƣớng vừa hay chƣớng căng.
- Vết phẫu thuật (tình trạng nhiễm trùng vết mổ)
- Nhận định sonde, dẫn lƣu (số lƣợng, màu sắc, tính chất dịch), nhận định dẫn
lƣu tại vị trí khâu nối đoạn ruột (trong trƣờng hợp cắt đoạn ruột).
Vấn đề khác:


15

- Chế độ vận động, chế độ vệ sinh, ăn uống sau khi có trung tiện.
- Tâm lý của ngƣời bệnh và gia đình.
- Bụng chƣớng, chƣa có trung tiện liên quan đến liệt ruột cơ năng sau mổ.
2.2.3.2. Chẩn đốn chăm sóc
- Nguy cơ sốc liên quan đến mất nƣớc và điện giải sau phẫu thuật.
- Chƣớng bụng liên quan đến liệt ruột sau mổ.
- Ngƣời bệnh đau tại vết mổ liên quan đến tổn thƣơng cơ, thần kinh.
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ liên quan đến suy giảm sức đề kháng và vệ sinh
vết mổ không đảm bảo.
- Ngƣời bệnh và ngƣời nhà lo lắng bệnh tái phát liên quan đến thiếu kiến thức
về bệnh.
2.2.3.3. Lập kế hoạch chăm sóc
* Chăm sóc người bệnh phịng sốc sau mổ do mất nước và điện giải
Ngƣời bệnh mất nƣớc và điện giải trƣớc mổ nên tình trạng sau phẫu thuật
ngày càng trầm trọng hơn do ngƣời bệnh phải rửa ruột trong lúc mổ, mất nƣớc do
không ăn uống đƣợc sau mổ, do mất dịch qua dẫn lƣu hậu môn nhân tạo, ống
Levine. Vì thế, việc bù nƣớc và điện giải cho ngƣời bệnh thật cần thiết, thận trọng
và đầy đủ để tránh nguy cơ sốc giảm thể tích sau mổ. Theo dõi sát dấu hiệu sinh
tồn, phát hiện sớm dấu hiệu sốc. Đánh giá chính xác dấu hiệu thiếu nƣớc và rối loạn
điện giải. Thực hiện hồi sức chống sốc, thực hiện y lệnh chính xác khi truyền dịch.
* Chăm sóc tình trạng chướng bụng sau mổ

Sonde dạ dày đƣợc hút liên tục để giúp bớt căng chƣớng dạ dày, lấy bớt dịch
ứ đọng, bảo vệ đƣờng khâu mau lành. Theo dõi và ghi lại số lƣợng dịch giúp bù
nƣớc và điện giải cho ngƣời bệnh chính xác. Rút sonde dạ dày khi có nhu động ruột
Tình trạng bụng: Cần đánh giá để phát hiện dấu hiệu sớm của tắc ruột tái
phát, theo dõi dấu hiệu chƣớng ruột, nghe nhu động ruột. Cho ngƣời bệnh ngồi dậy
càng sớm càng tốt. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh hít thở sâu, tập bụng. Trong trƣờng hợp
ngƣời bệnh đau bụng do vết mổ nên cho ngƣời bệnh ôm gối vào bụng khi tập. Thực
hiện thuốc giảm đau theo y lệnh. Bụng chƣớng sau mổ cũng ảnh hƣởng đến hô hấp.
Theo dõi dấu hiệu thiếu oxy, khó thở do tình trạng căng chƣớng bụng và không dám
thở do đau sau mổ. Tƣ thế nằm đầu cao cũng góp phần giãn nở thể tích phổi giúp


16

gia tăng thể tích hơ hấp.
* Chăm sóc hậu mơn nhân tạo (nếu có)
Ngƣời bệnh rất lo lắng khi thấy trên bụng có hậu mơn nhân tạo. Đây chính là
vấn đề tâm lý nặng nề cho ngƣời bệnh và gia đình. Điều dƣỡng cần nhẹ nhàng chăm
sóc, giải thích và tùy tình trạng ngƣời bệnh mà có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Theo
dõi tình trạng hậu mơn nhân tạo: phân, niêm mạc, da xung quanh hậu mơn nhân tạo,
tính chất phân, hoạt động của hậu mơn nhân tạo. Tình trạng hậu môn nhân tạo cũng
giúp điều dƣỡng phát hiện tình trạng tắc ruột tiến triển. Bình thƣờng niêm mạc ruột
hồng tƣơi, trong, ẩm, phân ra tốt, nếu nhƣ thấy niêm mạc hậu mơn nhân tạo tím tái,
nên khám lại bụng ngƣời bệnh, phát hiện sớm dấu hiệu tắc ruột sau mổ.
Ngƣời bệnh có hậu mơn nhân tạo chƣa mở miệng, điều dƣỡng nên phủ bằng
gạc tẩm veselin. Nếu thấm máu ƣớt băng chỉ thay lớp băng ngoài tránh phân tràn
vào vết mổ, luôn luôn giữ cho miệng hậu môn nhân tạo ln ẩm khơng bị khơ. Theo
dõi tình trạng bụng, cơn đau, màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo, theo dõi chảy
máu quanh chân hậu môn nhân tạo.
Ngƣời bệnh có hậu mơn nhân tạo đã mở miệng rồi để tránh nhiễm trùng vết

mổ để tránh nhiễm trùng vết mổ điều dƣỡng cần rửa sạch phân trào ra, tránh phân
tràn quan vết mổ. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh nằm nghiêng về bên có hậu mơn nhân tạo.
Quấn gạc thấm veselin quanh dƣới chân ruột (ngừa phân đổ vào ổ bụng) hay dùng
túi để hứng phân. Nếu hậu môn nhân tạo bên phải, hay đƣa ruột non ra điều dƣỡng
cần theo dõi việc phịng lở lt da cho ngƣời bệnh vì đây là loại dịch lỏng mang tính
chất kiềm.
Dẫn lƣu: theo dõi số lƣợng, màu sắc, thay băng hàng ngày. Chăm sóc do chân
dẫn lƣu, hệ thống dẫn lƣu. Dẫn lƣu cần đƣợc rút sớm để tránh nguy cơ tắc ruột. Để
tránh nhiễm trùng cần rút thơng tiểu sớm khi tình trạng ngƣời bệnh ổn định. Sau rút
thông tiểu, càn cho ngƣời bệnh uống nhiều nƣớc, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
Để tránh nguy cơ viêm phổi nên hƣớng dẫn ngƣời bệnh ngồi dậy sớm, hít thở sâu.
* Chăm sóc vận động sau mổ phịng tắc ruột sớm
Do ngƣời bệnh mổ cấp cứu nên việc hƣớng dẫn và chuẩn bị trƣớc phẫu thuật
chƣa chu đáo, điều dƣỡng cần hƣớng dẫn ngƣời bệnh tập luyện và vận động trên


17

giƣờng (nếu ngƣời bệnh cịn yếu), khuyến khích ngƣời bệnh cần tập luyện thƣờng
xuyên. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh ho, hít thở sâu, vỗ lƣng, giúp ngƣời bệnh hiểu nguy
cơ tắc ruột có thể xảy ra nếu khơng vận động.
Ngƣời bệnh tỉnh, ổn định nên cho ngƣời bệnh ngồi dậy, đi lại sớm giúp có
nhu động ruột sớm và ngăn ngừa tắc ruột tái phát. Ngƣời điều dƣỡng phải theo dõi
những dấu hiệu tắc ruột sớm nhƣ đau bụng từng cơn, nơn sớm, bí trung tiện.
* Chăm sóc nhiễm trùng sau mổ
Theo dõi nhiệt độ sau phẫu thuật, kháng sinh cần thực hiện đúng và chính xác.
Thực hiện chăm sóc ngƣời bệnh với kỹ thuật vô khuẩn. Thay băng vết mổ khi có
dịch thấm, nếu nhƣ băng thấm phân phải thay ngay, nên băng cách xa vết mổ. Cho
ngƣời bệnh nằm nghiêng về bên có hậu mơn nhân tạo tránh phân trào vào vết mổ.
Thông tiểu cần rút sớm, vệ sinh bộ phận sinh dục thƣờng xuyên trong ngày. Ngƣời

điều dƣỡng cần theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng nhƣ: đau vùng bàng quang,
nƣớc tiểu đục cần có những can thiệp điều dƣỡng loại bỏ nhiễm trùng, cho ngƣời
bệnh uống nhiều nƣớc trong ngày.
* Chăm sóc dinh dưỡng
Dinh dƣỡng ngƣời bệnh thƣờng suy kiệt do nhịn ăn, uống trƣớc mổ và những
ngày sau phẫu thuật, vì thế việc cung cấp năng lƣợng cho ngƣời bệnh thật cần thiết.
Nếu ngƣời bệnh chƣa có nhu động ruột nên thực hiện truyền dịch đƣờng, đạm, điện
giải cho ngƣời bệnh. Nếu có nhu động ruột nên khuyến khích ngƣời bệnh ăn bằng
đƣờng miệng, ăn đầy đủ chất dinh dƣỡng, nên tránh thức ăn tạo hơi, trái cây hay sữa
quá sớm, vì nhƣ thế dễ gây chƣớng hơi trong lòng ruột do lên men.
* Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật tắc ruột
Hƣớng dẫn ngƣời bệnh ngồi dậy đi lại sớm, đi bộ, tập dƣỡng sinh trong thời
gian xuất viện.
Hƣớng dẫn ngƣời bệnh chăm sóc hậu mơn nhân tạo tại nhà. Hƣớng dẫn ngƣời
bệnh muốn ngồi dậy nên nghiêng về phía hậu mơn nhân tạo để tránh tràn phân qua
vết mổ. Hƣớng dẫn cách tự thay túi đựng phân thành thạo cho ngƣời bệnh trƣớc khi
ra viện về nhà. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh cách tắm, cách xử trí khi bị táo, cách thụt
tháo hậu môn nhân tạo. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh tái khám khi có dấu hiệu bất thƣờng
về hậu mơn nhân tạo nhƣ: hậu mơn nhân tạo tụt vào trong hoặc lịi ra ngoài, chảy


18

máu... khám đúng hẹn để đóng hậu mơn nhân tạo.
Hƣớng dẫn các dấu hiệu tắc ruột để đến khám kịp thời. Giải thích lý do phải
đợi từ 3-6 tháng sau phẫu thuật mới có thể đóng hậu mơn nhân tạo đƣợc vì phải có
thời gian cho tổ chức liền bình thƣờng, khi phẫu thuật ít bị chảy máu và dễ làm.
Giải thích cho ngƣời bệnh có hậu mơn nhân tạo vĩnh viễn lý do không thể phẫu
thuật tái tạo lƣu thông qua hậu môn thƣờng đƣợc (thƣờng do phẫu thuật phải cắt bỏ
cơ thắt hậu môn). Hƣớng dẫn ngƣời bệnh chế độ ăn ít chất xơ, tập co cơ bụng và tạo

phản xạ đi ỉa đúng giờ thích hợp bằng cách thụt hàng ngày vào giờ nhất định.


×