Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thiết kế, chế tạo thiết bị quang trị liệu điều trị chứng vàng da trẻ sơ sinh bằng diode phát quang (LED)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN TRÍ VÕ TAM ANH

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ QUANG TRỊ LIỆU
ĐIỀU TRỊ CHỨNG VÀNG DA TRẺ SƠ SINH
BẰNG DIODE PHÁT QUANG (LED)
Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật
Mã số: 604417

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Quang Linh

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Trần Minh Thái

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Trần Công Toại

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
01 tháng 02 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Cẩn Văn Bé

Chủ tịch Hội đồng



2. TS. Trần Thị Ngọc Dung

Thư ký

3. TS. Huỳnh Quang Linh

Thành viên

4. PGS. TS. Trần Minh Thái

Thành viên

5. PGS. TS. Trần Công Toại

Thành viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

MSHV: 11120662

Ngày, tháng, năm sinh: 10/01/1977

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Vật lí Kỹ thuật

Mã số: 604417

I. TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế, chế tạo thiết bị quang trị liệu điều trị chứng vàng da trẻ
sơ sinh bằng diode phát quang (LED).
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Khảo sát tổng quan về chứng vàng da trẻ sơ sinh và các phương pháp điều
trị, đặc biệt phương pháp quang trị liệu;
 Khảo sát nguyên lý hoạt động của LED, đặc biệt các tính năng liên quan
trực tiếp mục tiêu trên;
 Tổng quan về các thiết bị quang trị liệu điều trị chứng vàng da trẻ sơ sinh
có trên thị trường, ưu nhược điểm của chúng;
 Tính tốn nguồn cung cấp, phân bố năng lượng và thiết kế thiết bị quang
trị liệu kép điều trị chứng vàng da trẻ sơ sinh sử dụng công nghệ LED;
 Thực hiện điều trị thử nghiệm và so sánh hiệu quả giữa đèn quang trị liệu
được thiết kế và đèn huỳnh quang.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ........................................................................................
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ....................................................................
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Huỳnh Quang Linh


Tp. Hồ Chí Minh, ngày . . . . tháng .. . . năm 2012.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Huỳnh Quang Linh

TRƯỞNG KHOA ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô tại Khoa Khoa học
Ứng dụng trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Khoa học Ứng
dụng, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Vật lý Kỹ thuật Y sinh đã tận tình dạy bảo em
suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Quang Linh đã dành rất nhiều
thời gian, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Đồng thời em xin chân thành cảm
ơn CKII. BS. Bùi Thị Thuỷ Tiên – trưởng khoa Sơ sinh bệnh viện Hùng Vương - đã
tạo điều kiện và giúp đỡ cho tơi trong q trình tiến hành lấy mẫu, phân tích thực
hiện phần thực nghiệm của đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn ThS. Trần Văn Tiến, phòng đo lường quang học trực thuộc
Phịng thí nghiệm trọng điểm về kỹ thuật số và kỹ thuật hệ thống trường Đại học
Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ tơi trong q trình kiểm chứng vả đo lường
các thơng số của linh kiện LED thực hiện trong đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp cùng tham gia đề tài nghiên cứu
này ở khoa Sơ sinh, khoa Xét Nghiệm, phòng Kỹ thuật bệnh viện Hùng Vương đã
nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình lắp ráp, vận hành, đo lường, phân tích,
chọn lọc mẫu để thực hiện.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình hồn thiện luận văn, tuy nhiên
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp q báu
từ q thầy cơ và các bạn.
Trân trọng cảm ơn./.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013.
Nguyễn Trí Võ Tam Anh


TÓM TẮT
Bệnh lý vàng da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời.
Chứng tăng bilirubin gián tiếp có thể gây độc tố hệ thần kinh và dẫn tới bại não ở trẻ.
Quang trị liệu là phương pháp điều trị chủ yếu của chứng vàng da tăng bilirubin gián
tiếp ở trẻ sơ sinh và được sử dụng rất rộng rãi. Hiệu quả điều trị quang trị liệu phụ
thuộc vào loại nguồn sáng, cường độ chiếu và diện tích vùng chiếu điều trị. Các
nguồn sáng sử dụng thơng thường trong quang trị liệu là: bóng huỳnh quang ánh
sáng xanh, bóng halogen và tấm quang học.
LED cơng suất cao đang được nghiên cứu và ứng dụng như một nguồn sáng
trong điều trị chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Nó phát ra phổ ánh
sáng có cường độ cao, băng thông hẹp trong vùng ánh sáng khả kiến và tương ứng
với phổ hấp thụ lớn nhất của bilirubin.
Chúng tôi thiết kế một thiết bị quang trị liệu kép sử dụng LED, và so sánh
hiệu quả với quang trị kép sử dụng bóng huỳnh quang bằng thực nghiệm, trong việc
giảm mức bilirubin và khoảng thời gian điều trị đối với chứng vàng da tăng bilirubin
gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Ngồi ưu điểm LED có giá thành thấp, ít tiêu hao năng lượng
điện, băng thơng hẹp, cơng suất bức xạ cao, chúng tôi hy vọng thiết bị quang trị liệu
kép dùng LED có hiệu quả điều trị hơn loại bóng huỳnh quang.
Vì vậy, nghiên cứu này rất cần thiết để minh chứng hiệu quả trên lâm sàng.


SUMMARY

Jaundice is very common in neonates during the first few days of life. Severe
hyperbilirubinemia is potentially neurotoxic, resulting in bilirubin encephalopathy.
Phototherapy has been used widespread and is the mainstay of neonatal
hyperbilirubinemia treatment. The efficacy of phototherapy depends on the type of
light source, the intensity of light and the area of exposed skin. The commonly used
light sources for providing phototherapy are special blue compact fluorescent lamp
(CFL), halogen spotlight and fiber-optics blanket.
High intensity light emitting diode (LED) are being studied as possible light
sources for phototherapy of neonatal jaundice, as they can emit high intensity light of
narrow wavelength band in the blue region of the visible light spectrum
corresponding to the spectrum of maximal bilirubin absorption.
A double side phototherapy equipment using blue gallium nitride of high
intensity LED has been designed and used in testing treatment. Its efficacy is
compared with a double side phototherapy equipment using compact fluorescent
lamp device by measuring in vivo bilirubin photodegradation, decreasing serum total
bilirubin (STB) levels and duration of treament in neonates with unconjugated
hyperbilirubinemia. LED phototherapy equipment showed some better characteristics
as high luminous light source, narrow wavelength band, higher delivered irradiance,
low electrical consumption and lower cost. We expect that high intensity blue LED
equipment will be much more effective than CFL equipment in bilirubin
photodegradation. Further studies will be necessary to prove its clinical efficacy.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tơi
(gồm KS. Nguyễn Trí Võ Tam Anh, BS. Bùi Thị Thuỷ Tiên). Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đồng tác giả
Nguyễn Trí Võ Tam Anh



LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Mục lục
Chương 1. Mở đầu............................................................................................................ 7
Chương 2. Tổng quan ..................................................................................................... 10
2.1. Tình hình vàng da sơ sinh và nghiên cứu vàng da tại Việt Nam............. 10
2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 11
2.3. Phác đồ điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubine gián tiếp .................. 15
2.3.1. Dùng thuốc ........................................................................................ 15
2.3.2. Thay máu ........................................................................................... 16
2.3.3. Quang trị liệu..................................................................................... 16
2.4. Các loại đèn QTL điều trị chứng vàng da do tăng bilirubin gián tiếp ..... 17
2.4.1. QTL sử dụng bóng huỳnh quang ...................................................... 17
2.4.2. QTL điểm sử dụng bóng halogen...................................................... 19
2.4.3. QTL sử dụng tấm đệm quang học ..................................................... 21
2.5. Đặc điểm điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ................................... 22
Chương 3. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 24
3.1. Sinh lý bệnh của vàng da sơ sinh tăng bilirubin gián tiếp ....................... 24
3.1.1. Nguồn gốc và cấu tạo của bilirubin................................................... 24
3.1.2. Bệnh vàng da ..................................................................................... 27
3.2. Nguồn ánh sáng LED sử dụng điều trị chứng vàng da ............................ 30
3.2.1. Diode phát quang (LED) ................................................................... 30
3.2.2. Nguyên tắc hoạt động của LED ........................................................ 31
3.2.3. Đặc tính điện và quang của LED ...................................................... 32
3.3. Quang trị liệu ............................................................................................ 34
3.3.1. Nguồn gốc lịch sử ............................................................................. 34
3.3.2. Cơ chế tác dụng của QTL ................................................................. 36

3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTL ......................................... 40
3.3.4. Tác dụng phụ khi điều trị QTL ......................................................... 40
3.4. Dụng cụ đo sử dụng trong nghiên cứu ..................................................... 40
3.4.1. Dụng cụ đo công suất bức xạ ............................................................ 41
3.4.2. Máy đo bilirubin qua da .................................................................... 43
3.4.3. Dụng cụ đo dòng rò ........................................................................... 44
Chương 4. Kết quả thực hành và thảo luận .................................................................... 45
4.1. Thiết kế chế tạo thiết bị QTL kép ............................................................ 45
4.1.1. LED dùng trị liệu chứng vàng da ...................................................... 45
4.1.2. Thiết kế QTL kép sử dụng LED ....................................................... 48
4.1.3. Thiết kế nguồn cung cấp và phân bố led của QTL kép..................... 49
4.1.4. Kết quả đo công suất bức xạ ............................................................. 57
4.1.5. Kết quả đo dòng rò ............................................................................ 65
4.2. Phương pháp nghiên cứu điều trị thử nghiệm .......................................... 65

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

1

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

4.2.1. Loại thiết kế nghiên cứu .................................................................... 65
4.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh ....................................................................... 65
4.2.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 66
4.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 66

4.2.5. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 67
4.2.6. Qui trình tiến hành nghiên cứu.......................................................... 67
4.2.7. Vấn đề y đức ..................................................................................... 68
4.3. Kết quả điều trị thử nghiệm...................................................................... 69
4.3.1. Giới tính ............................................................................................ 69
4.3.2. Địa chỉ ............................................................................................... 71
4.3.3. Cân nặng ............................................................................................ 72
4.3.4. Cách sinh ........................................................................................... 72
4.3.5. Ngày khởi đầu điều trị ....................................................................... 74
4.3.6. Nồng độ bilirubin .............................................................................. 75
4.3.7. Thời gian điều trị ............................................................................... 79
4.3.8. Các tiêu chí chọn mẫu khác .............................................................. 80
4.4. Nhận xét ................................................................................................... 80
Chương 5. Kết luận ........................................................................................................ 82

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

2

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Mục lục Bảng
Bảng 1.1. Một số đặc điểm giữa bóng huỳnh quang và LED của QTL kép .................... 8
Bảng 4.1. Kết quả đo giữa số giờ hoạt động và CSBX (µW/cm2/nm) bóng Atom ....... 58
Bảng 4.2. Mối liên hệ giữa dịng IDC, áp VDC, khoảng cách d từ nguồn sáng đến dụng cụ

đo, với CSBX (μW/cm2/nm) của mặt trên QTL LED .................................................... 59
Bảng 4.3. Mối liên hệ giữa dòng IDC, áp VDC, với khoảng cách d=35cm từ nguồn sáng
đến dụng cụ đo, với CSBX (μW/cm2/nm) của mặt dưới QTL kép ................................ 61
Bảng 4.4. So sánh sự khác nhau giữa thiết bị QTL LED và QTL HQ........................... 63
Bảng 4.5. CSBX QTL sử dụng LED các NC với khoảng cách d=35cm ....................... 64
Bảng 4.6. Kết quả đo dòng rò i (μA) của thiết bị QTL LED từ tháng 6-10/2012 .......... 65
Bảng 4.7. Phân bố giới tính trong 2 nhóm NC ............................................................... 69
Bảng 4.8. Tỷ lệ trai gái trong các NC............................................................................. 70
Bảng 4.9. Phân bố địa chỉ trong hai nhóm NC ............................................................... 71
Bảng 4.10. Phân bố cân nặng trong hai nhóm NC ......................................................... 72
Bảng 4.11. Cân nặng trung bình trong các nhóm NC .................................................... 72
Bảng 4.12. Phân bố cách sinh trong hai nhóm NC ........................................................ 72
Bảng 4.13. Phân bố cách sinh trong các nhóm NC ........................................................ 73
Bảng 4.14. Ngày bắt đầu điều trị trong các nhóm NC ................................................... 75
Bảng 4.15. Nồng độ bilirubin TB trước điều trị của hai nhóm NC ............................... 75
Bảng 4.16. Bilirubin TB trước điều trị trong các NC..................................................... 75
Bảng 4.17. Nồng độ bilirubin trước điều trị (Bil1), sau điều trị 12 giờ (Bil2), 24 giờ
(Bil3), 48 giờ (Bil4) lần lượt, đơn vị μmol/L. ................................................................. 76
Bảng 4.18. Nồng độ bilirubin giảm ở các thời điểm sau QTL ....................................... 77
Bảng 4.19. Nồng độ bilirubin giảm ở các thời điểm sau QTL của các NC ................... 78
Bảng 4.20. Nồng độ bilirubin trung bình giảm sau mỗi giờ trong NC .......................... 78
Bảng 4.21. Thời gian điều trị trung bình trong NC ........................................................ 79
Bảng 4.22. Tổng thời gian điều trị của hai nhóm NC .................................................... 79
Bảng 4.23. Thời gian điều trị trong các NC ................................................................... 79
Bảng 6.1. Ước lượng mức độ vàng da sơ sinh ............................................................... 92

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

3


GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Mục lục Hình
Hình 2.1. Mơ hình thiết bị QTL LED của nhóm đại học Kun Shan .............................. 13
Hình 2.2. QTL kép sử dụng bóng huỳnh quang ............................................................. 17
Hình 2.3. Phổ phát quang của bóng huỳnh quang Atom ............................................... 19
Hình 2.4. Thiết bị QTL điểm của hãng Atom - Nhật ..................................................... 20
Hình 2.5. Bóng halogen trị liệu hãng GE - Mỹ .............................................................. 20
Hình 2.6. QTL sử dụng tấm đệm quang học hãng Datex Ohmeda ................................ 21
Hình 2.7. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng điều trị QTL [5] .............................................. 23
Hình 3.1. Cấu trúc khơng gian của bilirubin gián tiếp[55] ............................................ 24
Hình 3.2. Các thay đổi cấu trúc trong q trình dị hố heme thành bilirubin trực
tiếp[55] ........................................................................................................................... 25
Hình 3.3. Chuyển hố bilrubin thơng thường và lúc trị liệu [5] .................................... 26
Hình 3.4. Hình dạng, kích thước, màu sắc LED thơng dụng ......................................... 30
Hình 3.5. Sự tái hợp trong lớp tiếp xúc p-n.................................................................... 32
Hình 3.6. Đặc tuyến Vd/iD của LED ............................................................................. 33
Hình 3.7. Ảnh hưởng nhiệt độ với công suất phát của LED Roithner ........................... 33
Hình 3.8. Phân bố ánh sáng của LED Roithner ............................................................. 34
Hình 3.9. QTL điều trị tích cực ở Viện nhi khoa Hoa Kỳ tại Giunta............................. 35
Hình 3.10. QTL năm 1968 được thiết kế bởi Lucey, J. Ferreiro, Hewitte ..................... 36
Hình 3.11. Cơ chế QTL và các sản phẩm của nó [36] ................................................... 37
Hình 3.12. Các phản ứng của bilirubin dưới tác động của ánh sáng [5] ........................ 37
Hình 3.13. Các sản phẩm quang oxy hoá của bilirubin [55] .......................................... 38
Hình 3.14. Sự biến đổi cấu trúc E, Z khi có tác động của ánh sáng [26] ....................... 39

Hình 3.15. Dụng cụ đo công suất bức xạ hãng Ohmeda - Mỹ ....................................... 41
Hình 3.16. Sơ đồ vị trí đo cơng suất bức xạ ................................................................... 42
Hình 3.17. Dụng cụ đo Bilirubin qua da hãng Respironics - Mỹ................................... 43
Hình 3.18. Dụng cụ đo dịng rị, model 2432 ................................................................. 44
Hình 4.1. LED cơng suất hãng Roithner ........................................................................ 45
Hình 4.2. Phổ phát quang LED HP803NB với I=500mA .............................................. 46
Hình 4.3. Góc phát quang LED HP803NB với I=500mA, d=35cm .............................. 46
Hình 4.4. Mối liên hệ dịng và CSBX của LED Roithner .............................................. 47
Hình 4.5. Bề mặt trường chiếu của hệ LED chữ nhật .................................................... 50
Hình 4.6. Sơ đồ phân bố LED của hộp đèn trị liệu ........................................................ 51
Hình 4.7. Sơ đồ đấu nối 16 LED với nguồn cung cấp ................................................... 51
Hình 4.8. Mối liên hệ giữa dịng và áp LED HP803NB ................................................ 52
Hình 4.9. Sơ đồ khối của mạch nguồn ........................................................................... 52
Hình 4.10. Sơ đồ cấu tạo của mạch nguồn xung ............................................................ 53
Hình 4.11. Mạch nắn nguồn 300VDC ............................................................................. 54
Hình 4.12. Sơ đồ mạch nguồn IC LM2575 .................................................................... 57

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

4

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Hình 4.13. Mối liên hệ giữa giá thành, số giờ sử dụng và CSBX bóng Atom............... 58
Hình 4.14. Mối liên hệ giữa dòng cung cấp với CSBX của hộp đèn LED chiếu mặt trên

........................................................................................................................................ 60
Hình 4.15. Mối liên hệ giữa dịng cung cấp và CSBX của hộp đèn LED chiếu mặt dưới
........................................................................................................................................ 61
Hình 4.16. So sánh CSBX LED mặt trên và mặt dưới, d=35cm ................................... 62
Hình 4.17. Qui trình tiến hành nghiên cứu ..................................................................... 68
Hình 4.18. Biểu đồ tỷ lệ trai/gái trong NC ..................................................................... 70
Hình 4.19. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguồn gốc TPHCM/tỉnh ............................................... 71
Hình 4.20. Biểu đồ tỷ lệ cách sinh của NC .................................................................... 73
Hình 4.21. Phân bố ngày khởi đầu điều trị trong hai nhóm NC..................................... 74
Hình 4.22. Tỷ lệ giảm bilirubin trong NC ...................................................................... 77
Hình 5.1. Thiết bị QTL kép sử dụng LED ..................................................................... 83
Hình 6.1. Biểu đồ Kramer .............................................................................................. 92

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

5

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Danh mục các từ viết tắt:
BS

: bác sĩ

BN


: bệnh nhân

BV

: bệnh viện

BVHV

: Bệnh viện Hùng Vương

CS

: cộng sự

CSBX

: công suất bức xạ

ĐHBK

: trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh

LED

: diode phát quang - light emitting diode

NC

: nghiên cứu


QTL

: quang trị liệu

QTL LED : thiết bị quang trị liệu kép sử dụng LED
QTL HQ

: thiết bị quang trị liệu kép sử dụng huỳnh quang

RxDxC

: chiều rộng; chiều dài; chiều cao

TB

: trung bình

VNĐ

: Việt Nam đồng

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

6

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Chương 1. Mở đầu
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh không chỉ xảy ra ở
các trẻ bệnh lý mà còn ở cả những trẻ khi sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Vàng da chiếm
khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ thiếu tháng [1-7, 10, 23, 25]. Ở trẻ đủ tháng, khi
mức bilirubin trong máu tăng trên 25 – 30mg/dL có thể gây vàng da. Đây là một bệnh
lý nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cao, nếu sống sót sẽ để lại di chứng
nặng nề cho trẻ, gia đình và xã hội [1-7, 9-10, 33].
Mục đích điều trị vàng da sơ sinh tăng bilirubin gián tiếp là ngăn không cho
bilirubin tăng cao đến ngưỡng gây độc cho thần kinh bằng các biện pháp: quang trị
liệu, dùng thuốc, hay kết hợp thay máu, đồng thời loại bỏ nguyên nhân [1-9].
Tại bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh (viết tắt BVHV) với nhu cầu điều trị
trẻ vàng da chủ yếu dùng phương pháp quang trị liệu (viết tắt là QTL) sử dụng bóng
huỳnh quang ánh sáng xanh có bước sóng từ 440 - 550nm, QTL điểm sử dụng bóng
halogen, QTL sử dụng tấm đệm bằng các sợi quang học. Tất cả ba loại đèn QTL liệu
này có giá thành bóng tương đối cao, tuổi thọ ngắn và lệ thuộc vào nhà cung cấp ở
nước ngồi nên khơng có tính ổn định.
Diode phát quang (viết tắt là LED - light emitting diode) là một linh kiện phát
sáng đa năng, được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: hệ thống
đèn chỉ thị, công nghệ chiếu sáng, hệ thống báo động, kích thích tăng trưởng thực vật…
và có nhiều ứng dụng trong y khoa, trong đó có việc sử dụng LED cho mục đích QTL
điều trị chứng vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp mà đề tài nghiên cứu.
Ý tưởng nghiên cứu: thiết kế QTL kép (thiết bị trị liệu vàng da trẻ sơ sinh gồm
hộp đèn mặt trên và mặt dưới chiếu đồng thời cho bệnh nhi được đặt giữa) dùng LED
thay thế bóng huỳnh quang.
Ý nghĩa đề tài: chế tạo thành công thiết bị QTL kép điều trị chứng vàng da trẻ sơ
sinh trong điều kiện Việt Nam, có giá thành thấp hơn các sản phẩm tương tự nước


HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

7

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

ngồi (Bảng 1.1); đồng thời có khả năng tăng hiệu quả điều trị, và rút ngắn thời gian
điều trị so với các thiết bị QTL chiếu một mặt hiện đang sử dụng đại trà.
Đối tượng nghiên cứu: trẻ sơ sinh vàng da do tăng bilirubin gían tiếp có chỉ định
quang trị liệu nhập khoa sơ sinh bệnh viện Hùng Vương trong thời gian nghiên cứu.
Bảng 1.1. Một số đặc điểm giữa bóng huỳnh quang và LED của QTL kép
Đơn vị

Bóng huỳnh
quang

LED

-

Atom-Nhật

Roithner–Áo

Dải sóng điều trị


nm

400 - 600

460 - 480

Tuổi thọ

giờ

3.000

> 10.000

Đơn giá 1 bóng

VNĐ

900.000

150.000

Số lượng bóng QTL kép

VNĐ

16

32(*)


Đơn giá 1 QTL kép (chưa bao gồm
bóng điều trị)

VNĐ

20.000.000

19.500.000

Giá thành 1giờ rọi đèn kép

VNĐ

4.800

< 480

Diễn giải
Hãng sản xuất

BV thu BN 1 ngày rọi 2 mặt: 120.000đ/BN. Tại một thời điểm QTL kép rọi từ 1
– 3 BN, trung bình khoảng 2 BN.
Số liệu năm 2012, trung bình 9 tháng ( 1 bóng sử dụng 3.000 giờ) khoa Sơ sinh
sử dụng khoảng 176 bóng huỳnh quang trị liệu.
Chi phí 1 ngày rọi (24giờ)

VNĐ

115.200


< 11.520

Chi phí mua bóng 1 năm

VNĐ

211.200.000

21.120.000

W

320

96

5,8

(*)

Cơng suất tiêu thụ điện
Năng lượng bức xạ TB ở khoảng
cách 30cm

2

μW/cm /nm

(*): số liệu dự kiến, cịn trong q trình nghiên cứu và thử nghiệm

Mục tiêu nghiên cứu QTL kép sử dụng LED nhằm:
 Đạt hiệu quả điều trị chứng vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tương đương
hoặc cao hơn so với trị liệu bóng huỳnh quang;
 Sử dụng cơng nghệ LED, ít tiêu hao năng lượng điện, có độ ổn định cao; và có
tuổi thọ sử dụng cao hơn bóng huỳnh quang;

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

8

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

 Giá thành thấp, dịch vụ bảo dưỡng và sữa chữa linh hoạt, giảm chi phí đầu tư
bệnh viện, cũng như chi phí điều trị cho bệnh nhân;
 Tính thân thiện với môi trường.
Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Với những lý do nêu trên, mục tiêu chính của luận văn được đặt đề ra là: Thiết kế,
chế tạo thiết bị quang trị liệu điều trị chứng vàng da trẻ sơ sinh bằng diode phát quang
(LED), với các nhiệm vụ như sau:
 Khảo sát tổng quan về chứng vàng da trẻ sơ sinh và các phương pháp điều trị,
đặc biệt phương pháp QTL;
 Khảo sát nguyên lý hoạt động của LED, đặc biệt các tính năng liên quan trực
tiếp mục tiêu trên;
 Tổng quan về các thiết bị quang trị liệu điều trị chứng vàng da trẻ sơ sinh có trên
thị trường, ưu nhược điểm của chúng;

 Tính tốn và thiết kế đèn QTL kép điều trị chứng vàng da trẻ sơ sinh sử dụng
công nghệ LED;
 Thực hiện điều trị thử nghiệm lâm sàng và so sánh hiệu quả giữa đèn QTL được
thiết kế và đèn huỳnh quang.

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

9

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Chương 2. Tổng quan
2.1. Tình hình vàng da sơ sinh và nghiên cứu vàng da tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các nước Đơng Nam Á, là vùng có nguy cơ vàng da sơ sinh cao.
Theo thống kê về tình hình bệnh tật trong 10 năm từ 1969 đến 1978 tại khoa sơ sinh
Viện Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em Hà Nội, BS. Tô Thanh Hương cho thấy vàng da sơ sinh
tăng bilirubin tự do trong máu khá phổ biến, chiếm 18,1% trường hợp trẻ nhập viện
[1,2].
Ngay từ thập niên 1970, BS. Tạ Thị Ánh Hoa đã có nghiên cứu về bệnh lý vàng
da sơ sinh, bệnh lý vàng da sơ sinh tăng bilirubin gián tiếp, cách điều trị và phương
pháp thay máu. Phác đồ điều trị lúc bấy giờ là QTL, phối hợp với truyền huyết tương,
dung dịch đường và Gardenal, đơi khi có thay máu [2], thực hiện tầm sốt điều trị QTL
sớm giúp giảm tỷ lệ nguy cơ trẻ mắc bệnh lý vàng da do tăng bilirubin gián tiếp [10].
Trong những năm gần đây, vàng da sơ sinh vẫn còn là một bệnh lý đáng được chú
ý tại các khoa sơ sinh. Tại Viện Nhi Trung ương Hà Nội, theo BS. Trần Liên Anh từ

1995 - 1996 có 126 ca vàng da nặng, đã tăng lên 145 ca vàng da nặng cần thay máu
trong 513 ca vàng da điều trị trong năm 2000 [2].
Tại BV Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh, theo BS. Ngơ Minh Xn có 41 trẻ cần thay
máu trong 106 trường hợp vàng da nặng cần điều trị tích cực. Họ đã chế tạo đèn
Compact TD8.9W/71 có bước sóng 381nm do hãng Osram - Đức sản xuất để điều trị
vàng da sơ sinh tăng bilirubin gián tiếp [1].
Tại BV Nhi Đồng I, theo BS. Bạch Văn Cam và cộng sự (2001) có 45 ca vàng da
nhân trong 165 ca nghiên cứu. Theo báo cáo hàng năm của BV Nhi Đồng I vẫn còn
hơn 100 trường hợp vàng da nặng phải thay máu. Phương pháp điều trị cơ bản là QTL
bóng huỳnh quang, kết hợp QTL tấm đệm quang học thành QTL kép, hoặc kết hợp
Phenobarbital hay thay máu.

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

10

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Tại BV Hùng Vương, theo số liệu năm 2011 mỗi tháng có trung bình 300 ca trẻ sơ
sinh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp điều trị. Theo nghiên cứu của BS. Nguyễn Thị
Thu Hồng (2005 - 2006) so sánh phương pháp QTL điểm dùng bóng halogen - bước
sóng từ 425 đến 475nm, công suất bức xạ (viết tắt CSBX) từ 6 - 30 μW/cm2/nm do
hãng GE - Mỹ sản xuất, điều trị có hiệu quả hơn so với QTL bóng huỳnh quang – bước
sóng từ 420 đến 600 nm do hãng Atom - Nhật sản xuất. Từ 2010 BV chế tạo và đưa
vào sử dụng QTL kép – rọi mặt trên và mặt dưới khi điều trị - sử dụng bóng huỳnh

quang của Atom, kết quả điều trị được rút ngắn và hiệu quả điều trị cao hơn QTL đơn –
rọi một mặt trên.
Theo Milyana [33], P. Thaithumyanon [47], P. Nuntnarumit [51], hiệu quả trị liệu
vàng da ở QTL kép chiếu hai mặt làm giảm mức bilirubin nhanh hơn so với QTL đơn
chiếu một mặt.

2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
R. Pratesi và cộng sự ( viết tắt CS), họ đưa ra hai nhóm mơ hình của cơ chế QTL.
Thứ nhất, “skin” là ảnh hưởng của ánh sáng tới lớp mô da và hệ thống mạch máu ở
vùng điều trị, thứ hai “body”là toàn bộ mạch máu, tổ chức sống trong qui trình chuyển
hố bilirubin, khi có hiện tượng phản ứng đồng phân quang học. Họ dùng phương pháp
toán học phân tích q trình trị liệu trên cơ sở phân tích rất nhiều lớp mơ theo giả
thuyết bức xạ truyền đẳng hướng trong mơi trường mơ học chỉ có tán xạ và hấp thụ, sau
đó giả lập những ma trận ở từng thời điểm tức thời để xác định, phân tích sự phân bố
ánh sáng truyền qua da. Họ có nhận định là rất khó lấy mẫu ở thời điểm tức thời, vì ánh
sáng truyền trong mơ cịn bị khuếch tán, phản xạ và phụ thuộc độ sâu của lớp mơ. Kết
quả, các phản ứng đồng phân cấu hình có tác dụng trên bề mặt da ở bước sóng 450nm
(blue) và 500nm (green), nhưng có hiệu quả ngắn hơn so với đồng phân cấu trúc trong
q trình chuyển hố bilirubin [11].
Saleh Al-Alaiyan, so sánh hiệu quả điều trị của QTL sử dụng bóng huỳnh quang
(có bước sóng từ 425 - 475nm, công suất bức xạ từ 4 - 10 μW/cm2/nm) và QTL sử

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

11

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

dụng tấm đệm gồm nhiều sợi quang học (có bước sóng từ 400 - 500nm, công suất bức
xạ ở các mức 15; 25; 35μW/cm2/nm). Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng gồm 46 thai nhi trên 36 tuần tuổi chia làm ba nhóm. Nhóm
thứ nhất gồm 16 mẫu điều trị bằng tấm đệm quang học, nhóm thứ hai có 15 mẫu điều
trị bằng QTL qui ước và nhóm thứ ba có 15 mẫu điều trị kết hợp cùng lúc QTL qui ước
kết hợp với tấm đệm quang học. Các nhóm cùng đồng nhất về cở mẫu như cân nặng,
tuổi và mức bilirubin khởi đầu. Kết quả, khơng có sự khác biệt nhiều trong việc giảm
bilirubin ở cả ba nhóm ở thời điểm điều trị sau 24 giờ, 48 giờ, kết thúc điều trị [8].
Pedram Niknafs và CS, so sánh hiệu quả điều trị của QTL qui ước chiếu liên tục
và chiếu gián đoạn. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng gồm
114 trẻ sơ sinh có trọng lượng trên 2.000 gam. Phương pháp chiếu liên tục thực hiện
chiếu hai giờ và nghĩ hai giờ, phương pháp chiếu gián đoạn thực hiện chiếu một giờ và
nghĩ một giờ, quan sát mức giảm bilirubin sau 12 giờ điều trị. Kết quả, phương pháp
chiếu liên tục có mức giảm bilirubin nhanh hơn so với phương pháp chiếu gián đoạn
[13].
Alberto E. Chaves Barrantes và CS trường đại học Kun Shan - Hàn Quốc, sử dụng
phần mềm mô phỏng quá trình trị liệu chứng vàng da. Họ xây dựng một mơ hình giả
định có kích thước giống thiết bị thực, và một trẻ sơ sinh mơ hình trong q trình thực
hiện (hình 2.1). Nhóm sử dụng đèn LED với bước sóng đỉnh 458nm, với cơng suất bức
xạ tối thiểu 30μw/cm2/nm. Kết quả, họ đo được hiệu quả của ánh sáng trên bề mặt da
trong quá trình chiếu và hy vọng sẽ phát triển thành thiết bị để điều trị [12].
Praveen Kumar và CS, so sánh hiệu quả điều trị của QTL một mặt dùng LED (loại
LED công suất của hãng Fanem - Brasil, có bước sóng từ 461 - 467nm) và bóng huỳnh
quang (18W của Osram - Đức, bước sóng 420 - 490nm). Phương pháp nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng gồm 272 trẻ sơ sinh, 142 điều trị bằng LED
và 130 điều trị bằng huỳnh quang. Kết quả, hiệu quả điều trị - mức giảm bilirubin – của
hai phương pháp là ngang nhau [14].


HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

12

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Hình 2.1. Mơ hình thiết bị QTL LED của nhóm đại học Kun Shan
Joshua Aderinsola Ova và Titus A Ogunlesi, nghiên cứu tầm quan trọng của QTL
trong điều trị vàng da sơ sinh. Phương pháp, tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu có
chứng vàng da khoảng 3 năm tuổi được phân loại dựa vào tuổi, giới tính, trọng lượng,
đặc điểm vùng sinh trưởng, nhóm máu mẹ và nhóm máu con để thực hiện nghiên cứu.
Kết quả, hiệu quả của QTL đáp ứng rất tốt và tránh được phác đồ thay máu nếu được
điều trị bằng QTL trong vòng 24 giờ trước khi có y lệnh chỉ định thay máu [10].
Theo Laura A. Stokowski, QTL sử dụng phổ ánh sáng trong vùng khả kiến điều
trị chứng tăng bilirubin gián tiếp. Phương pháp điều trị thông thường là dùng liệu pháp
ánh sáng để biến đổi bilirubin ở dưới da thành một sản phẩm tan trong nước và thải ra
ngồi mà khơng liên hợp ở gan. Tác giả sử dụng nhiều loại đèn để trị liệu: huỳnh
quang, halogen, đệm sợi quang. Nhận thấy phổ ánh sáng nằm trong vùng khả kiến điều
trị được chứng vàng da ở trẻ sơ sinh [15].
Vinod K. Bhutani MD, sử dụng QTL theo tiêu chuẩn của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ
theo dõi chứng tăng bilirubin ở phụ nữ mang thai trên 35 tuần tuổi. Phương pháp sử
dụng các loại thiết bị QTL có sẵn trên thị trường ở Mỹ dùng cho nghiên cứu, QTL sử
dụng loại bóng: huỳnh quang, halogen, LED, sợi quang học. Kết quả, hiệu quả điều trị
rất khác nhau ứng với loại nguồn sáng khác nhau. Thiết bị điều trị hiệu quả phụ thuộc:

(1) phổ ánh sáng nằm trong phạm vi từ 460 - 490nm; (2) công suất bức xạ ≥
30μW/cm2/nm; (3) bề mặt vùng chiếu tối đa có thể; (4) tỷ lệ bilirubin giảm trong 4 - 6
giờ sau khi điều trị [16-17].

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

13

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Cuneyt Tayman và CS, so sánh hiệu quả điều trị của QTL dùng LED khi chiếu ở
mặt trên và chiếu ở mặt dưới. Thiết bị sử dụng là NeoBlue do hãng Natus - Mỹ sản
xuất, công suất bức xạ 30μW/cm2/nm cho mỗi phương pháp – dùng phương pháp thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Kết quả nhóm điều trị bằng phương pháp
chiếu mặt trên có tỷ lệ giảm bilirubin nhanh hơn so với nhóm điều trị bằng phương
pháp chiếu mặt dưới (P < 0,01) [18].
Johanna Viau Colindres và CS, so sánh hiệu quả của QTL LED (bước sóng
470±20nm, tuổi thọ > 10.000 giờ) và QTL qui ước (sử dụng bóng huỳnh quang hoặc
bóng halogen có bước sóng 430 - 490nm, tuổi thọ 1.000 - 1.500 giờ). Phương pháp
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng gồm 46 trẻ sơ sinh, 15 điều
trị bằng LED, 16 điều trị bóng huỳnh quang và 15 điều trị bóng halogen. Kết quả, hiệu
quả điều trị - mức giảm bilirubin – của ba phương pháp là ngang nhau, nhưng LED có
giá thành rất thấp, an tồn [19].
Toru Kuboi và CS, tính toán hiệu quả lâm sàng trong điều trị chứng tăng bilirubin
gián tiếp bằng cách đo tốc độ quay vòng của sản phẩm bilirubin. Tác giả sử dụng thiết

bị Atom Phototherapy Analyzer để xác định công suất bức xạ và từ đó tính tốn xác
định tốc độ quay vịng của sản phẩm bilirubin ứng với nhiều nguồn sáng có phổ khác
nhau. Phương pháp sử dụng trên mẫu bệnh phẩm – in vitro, mẫu bệnh phẩm có chứa
hỗn hợp bilirubin-albumin và được chiếu với nhiều nguồn sáng khác nhau, nồng độ
chất đồng phân quang học được đo bởi thiết bị Atom Phototherapy Analyzer. Kết quả,
công suất bức xạ của nguồn sáng giảm theo thứ tự: huỳnh quang xanh > LED xanh lá
cây > LED xanh > huỳnh quang xanh lá cây [20].
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, so sánh hiệu quả điều trị của
thiết bị QTL sử dụng LED chiếu mặt trên – overhead - và chiếu mặt dưới – underneath
- bệnh nhi có chứng vàng da. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có chứng gồm 181 trẻ sơ sinh có chứng vàng da điều trị bằng chiếu mặt trên, 61
trẻ điều trị chiếu mặt dưới. Hai phương pháp này được chiếu cùng công suất bức xạ 30

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

14

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

μW/cm2/nm. Kết quả, phương pháp chiếu mặt trên có hiệu quả giảm mức bilirubin
nhanh hơn so với phương pháp chiếu mặt dưới và thời gian điều trị của phương pháp
chiếu mặt dưới dài hơn phương pháp chiếu mặt trên [54].
Nanda Susanti Milyana và CS, so sánh hiệu quả lâm sàng của thiết bị QTL chiếu
một mặt và QTL chiếu hai mặt điều sử dụng bóng huỳnh quang. Phương pháp nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng tại bệnh viện Pirgadi gồm 60 trẻ sơ

sinh có chứng vàng da trong 7 ngày tuổi, 30 trẻ điều trị bằng chiếu một mặt, 30 trẻ điều
trị chiếu hai mặt. Kết quả, phương pháp chiếu hai mặt có hiệu quả giảm mức bilirubin
nhanh hơn so với phương pháp chiếu một mặt [33].
Từ năm 2010, BVHV đã chế tạo thiết bị QTL kép sử dụng bóng huỳnh quang của
hãng Atom - Nhật có hiệu quả điều trị vượt trội so với QTL đơn – chiếu một mặt. Các
nghiên cứu trên Thế giới cũng cho thấy rằng với bước sóng, cơng suất bức xạ, khoảng
cách chiếu từ nguồn sáng thích hợp, phạm vi vùng chiếu trong điều trị chứng vàng da
tăng bilirubin gián tiếp phù hợp thì QTL đơn sử dụng LED ánh sáng xanh – blue – có
hiệu quả điều trị tương đương với QTL đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, QTL kép sử dụng
LED vẫn chưa được tìm hiểu tường tận về hiệu quả điều trị.

2.3. Phác đồ điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubine gián tiếp
Dù vàng da do nguyên nhân nào thì việc điều trị triệu chứng vàng da do tăng
bilirubin gián tiếp cũng rất cần thiết không thể thiếu được. Đến nay, điều trị chứng
vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp gồm ba phương pháp chính: quang trị liệu,
dùng thuốc hoặc thay máu [1-3, 6, 17, 34, 38, 43].
2.3.1. Dùng thuốc
Sử dụng kháng thể AntiD trong bất đồng nhóm máu Rh, tuy nhiên loại bất đồng
nhóm máu này hiếm gặp [21].
Dùng immunoglobin trong bất đồng ABO hay nhiễm trùng [21, 22].

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

15

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Thuốc tác động lên men glucotonyl transferase hay ligandin làm tăng hoạt tính
của men này như phenobarbital [21-23]. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng chậm sau nhiều
giờ, do đó có tác giả đề nghị dùng cho mẹ trước khi sinh nếu thai kỳ nguy cơ cao [22].
Thuốc tác động lên quá trình sản xuất ra bilirubin bằng cách ức chế men heme
oxygenase ngăn tạo biliverdin như snmesoporphyrin (SnMP) hoặc tin-mesporphyrin.
Tuy nhiên chưa được khuyến cáo, cịn ít kinh nghiệm trong sử dụng lâm sàng [22-23].
Thuốc tác động lên tái hấp thu bilirubin ở ruột, ngăn chu trình ruột gan như thạch
(agar), than hoạt tính.
2.3.2. Thay máu
Thay máu là để giảm nhanh trong máu, ngăn bilirubin không đến ngưỡng độc cho
hệ thần kinh, có thể điều chỉnh thiếu máu và sự sản xuất bilirubin bằng cách lấy đi một
lượng kháng thể và hồng cầu nhạy cảm [22].
Thay máu giúp giảm được 60% bilirubin trong huyết tương (khoảng 30 - 40%
bilirubin toàn cơ thể) so với trước khi thay máu, trong thời gian khá nhanh, khoảng 2
giờ. Mặc khác, thay được một lượng lớn hồng cầu nhạy cảm của trẻ và một lượng lớn
kháng thể lưu hành [22]. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thay máu vẫn là một
biện pháp xâm lấn, phức tạp, tốn kém và có nhiều biến chứng nguy hiểm (nhiễm trùng,
thuyên tắc mạch, huyết khối, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải…).
2.3.3. Quang trị liệu
Sử dụng QTL điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp là liệu pháp dùng ánh sáng
có bước sóng, cơng suất bức xạ, khoảng cách chiếu, vùng điều trị thích hợp [5]. Mục
đích của quá trình điều trị là làm giảm nhanh nồng độ bilirubin trong máu dưới ngưỡng
độc thần kinh, tránh biến chứng vàng da nhân [7, 16].
Hiện nay việc dùng thuốc điều trị chứng vàng da sinh lý còn chưa phổ biến, tuỳ
thuộc vào phác đồ điều trị cụ thể của từng bệnh viện. Việc thay máu trong chỉ định
chứng vàng da sơ sinh đối với những ca bệnh nặng hoặc vàng da nhân tuỳ theo phác đồ
điều trị của từng bệnh viện, nhưng phác đồ này rất phức tạp, tốn kém, có nhiều biến


HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

16

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

chứng nguy hiểm. Ngày nay với liệu pháp ánh sáng ngày càng tỏ ra hiệu quả trong
phòng ngừa và điều trị, an toàn, nên được dùng rộng rãi và phổ biến trong điều trị
chứng vàng da [8, 17, 22-23, 43, 52-53].

2.4. Các loại đèn QTL điều trị chứng vàng da do tăng bilirubin gián tiếp
Hiện nay ở hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế của TP. Hồ Chí Minh sử dụng
loại bóng huỳnh quang, halogen, tấm đệm quang học để trị liệu vàng da, ba loại bóng
này có giá thành cao, tuổi thọ ngắn, dễ rụng tim khi bị rung động và nguồn cung cấp
bóng từ nước ngồi nên sử dụng không ổn định. Đặc biệt, với tấm đệm quang học thì
chi phí khấu hao tăng cao vì chi phí bóng đắt tiền và tấm đệm có tuổi thọ ngắn – trung
bình khoảng 9 tháng.
2.4.1. QTL sử dụng bóng huỳnh quang

Hình 2.2. QTL kép sử dụng bóng huỳnh quang

HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

17


GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH

Thiết bị quang trị liệu kép chuyên dùng điều trị trẻ vàng da (hình 2.2). Có cấu tạo
gồm một nơi đặt bệnh nhi và hai hộp đèn quang trị liệu bằng bóng huỳnh quang để rọi
trên và rọi dưới bệnh nhi trong q trình điều trị. Đặc tính kỹ thuật như sau:
Nôi đặt trẻ:
 Khung làm bằng inox vuông 2,0cm;
 Xung quanh được bao bọc bởi lớp mica dày 3,0mm;
 Mặt đáy đặt trẻ là mica trong dày 10,0mm;
 Kích thước: 60(R)x90(D)x15(C)cm.
Hệ thống quang trị liệu:
 Gồm 2 hộp đèn, mỗi hộp có kích thước 60(R)x90(D)x10(C)cm, trên nơi
và dưới nơi;
 Mỗi hộp đèn có cơng tắc ON/OFF riêng; có đồng hồ đếm thời gian để xác
định tuổi thọ của bóng trị liệu;
 Mỗi hộp đèn gồm 8 bóng huỳnh quang trị liệu, mỗi bóng dài 59cm;
 Ánh sáng điều trị là ánh sáng xanh - blue light, có bước sóng 400 600nm, đỉnh 440nm và 540nm (hình 2.3);
 Tuổi thọ bóng huỳnh quang Atom ≤ 3.000 giờ;
 Có hệ thống tải nhiệt bằng nhôm và quạt;
 Mặt đáy hộp đèn được bảo vệ bằng mica dày 2,0mm.
Đặc tính khác:
 Khung đế đèn có kết cấu vững chắc;
 Bánh xe có khố;
 Hộp đèn trên có thể dịch chuyển so với vị trí nơi từ 30  50cm;
 Hộp đèn dưới cố định so với nơi 22cm.


HV: Nguyễn Trí Võ Tam Anh

18

GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh


×