ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------
LÊ HẢI CHÂU
ĐO LƯỜNG SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC DỰ ÁN
NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số
: 60 58 90
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2013
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ HOÀI LONG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 24 tháng 08 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
2. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
3. PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
4. PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
5. TS. LÊ HOÀI LONG
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
: LÊ HẢI CHÂU
MSHV
Nơi sinh : Bạc Liêu
Ngày, tháng, năm sinh : 11/07/1988
Chuyên ngành
: 11086005
: Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Mã số
: 60 58 90
I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐO LƯỜNG SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định và xếp hạng các nhân tố gây nên sự phức tạp của các d ự án Nhiệt điện ở Việt
Nam trong giai đoạn thi công xây dựng.
- Xác định mối quan hệ tiềm ẩn giữa các nhân tố.
- Xác định trọng số của các nhân tố gây nên sự phức tạp của các dự án Nhiệt điện ở Việt
Nam trong giai đoạn thi công xây dựng.
- Đề xuất chỉ số đo lường mức độ phức tạp của các dự án Nhiệt điện ở Việt Nam.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
: 02/07/2012.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 21/06/2013.
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
: TS. LÊ HOÀI LONG.
Tp. HCM, ngày…..tháng…..năm 20…..
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÊ HOÀI LONG
CHỦ NHIỆM HỘI ĐỒNG NGÀNH
PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
TRƯỞNG KHOA
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Hoài Long, thầy là một
người thầy hết sức tận tâm với học viên, thầy đã khơi gợi trong em niềm đam mê và
thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Thi công
và Quản lý Xây dựng đã hết mình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em
trong suốt quá trình học tập ở trường.
Xin cám ơn các chuyên gia, các anh chị trong ngành đã nhiệt tình giúp đỡ
học viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu .
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp cao học Cơng nghệ và Quản lý
Xây dựng khóa 2011 đã ln giúp đỡ và động viên lẫn nhau trong suốt thời gian đã
qua.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất con xin gửi đến ba mẹ đã tạo cho con niềm tin, điểm
tựa, s ức mạnh và ý chí giúp con vượt qua nhiều khó khăn.
Lời cuối cùng, học viên xin chúc tất cả thầy cơ, gia đình và bạn bè ln dồi
dào sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Trân trọng ghi ơn!
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng gia tăng, Việt Nam đang đứng trước
thách thức về việc cung cấp điện năng. Trong những năm tới rất nhiều dự án điện
mà chủ yếu là dự án Nhiệt điện sẽ được triển khai xây dựng trên khắp cả nước. Cho
nên việc thực hiện tốt các dự án Nhiệt điện có ý nghĩa kinh t ế, xã hội, an ninh, chính
trị hết sức to lớn đối với Việt Nam. Tuy nhiên các dự án Nhiệt điện lại rất đặc trưng
và phức tạp gây ra rất nhiều khó khăn cho các bên tham gia.
Thông qua việc kết hợp nghiên cứu các tài liệu, các bài báo được công bố và
phỏng vấn 16 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đối với các dự án Nhiệt điện ở Việt
Nam, nghiên cứu đã xác định được 31 nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án Nhiệt
điện ở Việt Nam trong quá trình thi cơng xây dựng. Sau đó để đánh giá tầm quan
trọng của từng nhân tố, một cuộc khảo sát với các đối tượng có kinh nghiệm với dự
án Nhiệt điện trên khắp cả nước được thực hiện, và thu được 118 bộ ý kiến. Từ đó,
cũng xác định được các nhân tố quan trọng nhất đối với sự phức tạp dự án.
Sau khi thực hiện phân tích thành tố chính PCA xác định được 6 thành tố
chính ẩn phía sau các nhân tố phức tạp ban đầu.
Cuối cùng, nhằm lượng hóa sự phức tạp của dự án, một chỉ số đo lường sự
phức tạp của dự án Nhiệt điện ở Việt Nam trong giai đoạn thi công xây dựng được
đề xuất.
THESIS ABSTRACT
The growth of electricity consuming demand in Vietnam has left the country
facing with power supply challenges. In the coming years, a large number of power
projects, mainly thermal power projects, will be under construction across the
country. Therefore, the good performance of thermal power projects would have
great economic, social, security, and political significance for Vietnam. However,
thermal power projects are very unique and complex, causing many difficulties for
the involved parties.
Through a combination of researching and interviewing with 16 highly
experienced professionals in thermal power projects, the study identified 31 factors
that contribute to the complexity of thermal power project in Vietnam during the
construction phase. And to evaluate the importance of each factor as well as to
identify the most important ones, 118 reliable sets of data was collected from a
survey among subjects who has involved in thermal power project.
After performing Principle Component Analysis, 6 key elements hidden
behind the initial complexity factors are identified.
Finally, for the quantifying purpose, an index which measures the
complexity of thermal power project during the construction period in Vietnam is
proposed.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1) Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi.
2) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực.
3) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Lê Hải Châu
Luận văn thạc sĩ
1
GVHD: TS. Lê Hoài long
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................................5
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................6
1.1. Giới thiệu chung: ...........................................................................................6
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu: .........................................................................8
1.2.1.
Lý do dẫn đến nghiên cứu: ..................................................................8
1.2.2.
Các câu hỏi nghiên cứu: ......................................................................9
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................9
1.4. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................9
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu:..............................................................10
2. TỔNG QUAN ....................................................................................................11
2.1. Lược đồ cấu trúc của chương 2: ..................................................................11
2.2. Khái niệm sự phức tạp dự án:......................................................................11
2.3. Nhà máy nhiệt điện:.....................................................................................12
2.4. Các nghiên cứu về các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án: ..................15
2.5. Các chỉ số đo lường sự phức tạp đã được công bố:.....................................23
2.6. Kết luận: ......................................................................................................25
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................26
3.1. Lược đồ cấu trúc chương 3:.........................................................................26
3.2. Quy trình nghiên cứu:..................................................................................27
3.3. Thu thập dữ liệu:..........................................................................................28
3.3.1.
Khảo sát chuyên gia: .........................................................................28
3.3.2.
Khảo sát rộng rãi: ..............................................................................37
3.4. Các công cụ nghiên cứu: .............................................................................38
3.4.1.
Giới thiệu bảng câu hỏi: ....................................................................38
3.4.2.
Quy mơ mẫu: .....................................................................................39
3.4.3.
Các cơng cụ thống kê: .......................................................................39
3.4.4.
Phân tích thành tố chính (PCA: Principal Component Analysis): ....41
3.5. Kết luận: ......................................................................................................44
4. TRÌNH BÀY, ĐÁNH GIÁ, BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ ..............................45
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
2
GVHD: TS. Lê Hoài long
4.1. Khảo sát rộng rãi: ........................................................................................45
4.1.1.
Thông tin mẫu: ..................................................................................45
4.1.2.
Thông tin tổng quát: ..........................................................................45
4.1.3.
Kiểm định thang đo: ..........................................................................49
4.1.4.
Xác định các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án Nhiệt điện: .....51
4.1.5.
Phân tích thành tố chính: ...................................................................57
4.2. Chỉ số đo lường mức độ phức tạp của dự án Nhiệt điện: ............................63
4.2.1.
Tầm quan trọng của 6 thành tố rút ra từ phân tích thành tố chính ....65
4.2.2.
Trọng số của các thành tố:.................................................................66
4.2.3.
Chỉ số đo lường: ................................................................................67
4.3. Kết luận: ......................................................................................................68
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................70
5.1. Kết luận: ......................................................................................................70
5.2. Kiến nghị: ....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................74
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM ............................................................................................79
PHỤ LỤC..................................................................................................................81
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi vòng khảo sát chuyên gia...............................................81
Phụ lục 2: Tham gia vòng khảo sát chuyên gia (theo kinh nghiệm).....................83
Phụ lục 3: Tham gia vòng khảo sát chuyên gia (theo vai trò tham gia)................84
Phụ lục 4: Tham gia vòng thử nghiệm bảng câu hỏi (theo kinh nghiệm).............85
Phụ lục 5: Tham gia vòng thử nghiệm bảng câu hỏi (theo vai trò tham gia)........86
Phụ lục 6: Kết quả vòng thử nghiệm bảng câu hỏi ...............................................87
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát phát hành .........................................................88
Phụ lục 8: Số trường hợp thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo..................92
Phụ lục 9: Cronbach’s alpha .................................................................................92
Phụ lục 10: Trung bình và độ lệch chuẩn theo đánh giá của Chủ đầu tư- Tư vấn 92
Phụ lục 11: Trung bình và độ lệch chuẩn theo đánh giá của Nhà thầu.................94
Phụ lục 12: Kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman..........................................96
Phụ lục 13: Tốp 10 nhân tố thành công theo đánh giá của Chủ đầu tư và Nhà thầu
...............................................................................................................................96
Phụ lục 14: Kiểm định trị trung bình của 2 nhóm đối tượng ................................97
Phụ lục 15: Các nhân tố có trị trung bình cao nhất (từ 3.5 trở lên với mức ý nghĩa
1%) ........................................................................................................................98
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
3
GVHD: TS. Lê Hoài long
Phụ lục 16: Kiểm tra KMO và Barlett (phân tích PCA 26 biến) ..........................99
Phụ lục 17: Lượng biến thiên được giải thích chung bởi các thành tố chính (PCA
26 biến)................................................................................................................100
Phụ lục 18: Phần trăm phương sai giải thích (phân tích PCA 26 biến) ..............101
Phụ lục 19: Biểu đồ Scree Plot (phân tích PCA 26 biến) ...................................102
Phụ lục 20: Kiểm tra KMO và Barlett (phân tích PCA 25 biến) ........................103
Phụ lục 21: Lượng biến thiên được giải thích chung bởi các thành tố chính (PCA
25 biến)................................................................................................................103
Phụ lục 22: Phần trăm phương sai giải thích (phân tích PCA 25 biến) ..............104
Phụ lục 23: Biểu đồ Scree Plot (phân tích PCA 25 biến) ...................................105
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG.....................................................................................106
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ........................................................................................106
NGHIÊN CỨU........................................................................................................106
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
4
GVHD: TS. Lê Hoài long
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Khung sự phức tạp của dự án theo Vidal và cộng sự (2010) ...................19
Bảng 2-2: 14 phân nhóm theo Bosch-Rekveldt và cộng sự (2010) ..........................20
Bảng 3-1: Danh sách các nhân tố phức tạp ...............................................................28
Bảng 4-1: Kết quả khảo sát .......................................................................................45
Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm.................................................................................45
Bảng 4-3: Đơn vị cơng tác ........................................................................................46
Bảng 4-4: Vị trí cơng tác khi tham gia dự án Nhiệt điện ..........................................47
Bảng 4-5: Vị trí công tác hiện nay ............................................................................48
Bảng 4-6: Cronbach’s alpha của thang đo ................................................................50
Bảng 4-7: Trị trung bình và xếp hạng của 31 nhân tố...............................................51
Bảng 4-8: 10 nhân tố có hạng chung cao nhất ..........................................................54
Bảng 4-9: Kiểm định theo quan điểm của Nhà thầu .................................................57
Bảng 4-10: Kiểm định theo quan điểm của Chủ đầu tư – Tư vấn ............................58
Bảng 4-11: Ma trận xoay thành tố chính...................................................................60
Bảng 4-12: Trị trung bình và độ lệch chuẩn của 6 thành tố......................................66
Bảng 4-13: Trọng số của 6 thành tố ..........................................................................66
Bảng 4-14: Ma trận tương quan giữa các thành tố....................................................67
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
5
GVHD: TS. Lê Hoài long
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Cơ cấu nguồn điện tháng 04/2012 ..............................................................7
Hình 1-2: Cơ cấu nguồn điện định hướng năm 2020..................................................7
Hình 2-1: Lược đồ cấu trúc của chương 2 ................................................................11
Hình 2-2: Sơ đồ công nghệ của Dự án nhà máy Nhiệt điện .....................................13
Hình 2-3: Một sơ đồ nhà máy Nhiệt điện than..........................................................13
Hình 2-4: Cấu trúc sự phức tạp dự án theo Baccarini (1996) ...................................16
Hình 2-5: Cấu trúc sự phức tạp dự án theo Williams (1999)....................................17
Hình 2-6: Mơ hình sự phức tạp theo Gul và Khan (2011) ........................................21
Hình 3-1: Lược đồ cấu trúc chương 3 .......................................................................26
Hình 3-2: Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu ..............................................................27
Hình 4-1: Số năm kinh nghiệm .................................................................................46
Hình 4-2: Đơn vị cơng tác.........................................................................................46
Hình 4-3: Vị trí cơng tác khi tham gia dự án Nhiệt điện ..........................................47
Hình 4-4: Vị trí cơng tác hiện nay.............................................................................48
Hình 4-5: 6 thành tố chính để xác định chỉ số CI .....................................................64
Hình 5-1: Các nhân tố phức tạp quan trọng nhất ......................................................71
Hình 5-2: Những thành tố chính ẩn sau 26 nhân tố phức tạp ...................................72
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
6
GVHD: TS. Lê Hoài long
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.
Giới thiệu chung:
Hiện nay với nhu cầu điện ngày càng gia tăng, Việt Nam đang đứng trước thách
thức về việc cung cấp điện năng:
o Tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 tăng 17.63% so với năm
2010 (ĐCSVN, 2011).
o Dự báo đến năm 2020, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam sẽ tăng 3.5
lần so với năm 2009 (Kinh tế Sài gòn, 2009).
o Nhu cầu điện năng sẽ tăng lên 15% hàng năm (DEVI, 2011).
Nhiệt điện ngày càng đóng vai trị ch ủ yếu trong việc cung cấp điện năng:
o Trong tháng 3/2012, sản lượng điện tồn hệ thống đạt 10.03 tỷ kWh,
trong đó nhiệt điện than chiếm 24.2%, nhiệt điện khí 39.25% (EVN,
2012a).
o Trong tháng 4/2012, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 9.865 tỷ kWh,
trong đó nhiệt điện than chiếm 21.1%, nhiệt điện khí 36.9% (EVN,
2012b).
o Trong tháng 5/2013, sản lượng điện tồn hệ thống đạt 11.814 tỷ kWh,
trong đó nhiệt điện than chiếm 26.1%, nhiệt điện khí 35.7% (EVN,
2012b).
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
7
GVHD: TS. Lê Hồi long
Hình 1-1: Cơ cấu nguồn điện tháng 04/2012
o Điện năng sản xuất và nhập khẩu năm 2020 khoảng 330 tỷ kWh, trong
đó: nhiệt điện than 46.8%; nhiệt điện khí đốt 24.0% (1208/QĐ-TTg,
2011).
Hình 1-2: Cơ cấu nguồn điện định hướng năm 2020
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
8
GVHD: TS. Lê Hoài long
Tổng vốn đầu tư của các dự án nhiệt điện thường có giá trị rất lớn:
o Tổng vốn đầu tư dự tính cho tồn ngành Điện giai đoạn 2011-2020 là
929.7 nghìn tỷ đồng (EVN, 2011b).
o Tham khảo 295/QĐ-BXD (2011), ước tính được:
Nhà máy điện công suất 330 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 6807 tỷ
VNĐ, trong đó chi phí xây dựng khoảng 2068 tỷ VNĐ.
Nhà máy điện công suất 600 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 11868
tỷ VNĐ, trong đó chi phí xây dựng khoảng 3522 tỷ VNĐ.
Hầu hết các dự án Nhiệt điện đều trễ tiến độ trong thi công xây dựng (Việt Báo,
2007; VOV, 2011; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, 2012).
Các dự án Nhiệt điện đóng vai trị rất quan trọng đối với kinh tế, xã hội, an ninh,
chính trị của đất nước, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, nhưng trong khi thực hiện các
dự án thì kết quả lại khơng tốt, tạo nên một nghịch lý cần được quan tâm thích
đáng.
1.2.
Xác định vấn đề nghiên cứu :
1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu :
Các dự án xây dựng luôn luôn phức tạp và mức độ phức tạp ấy ngày càng gia
tăng. Tuy nhiên, ngành xây dựng đã lộ rõ sự khó khăn lớn trong việc đối phó với sự
gia tăng sự phức tạp của các dự án xây dựng lớn. Nghiên cứu sự phức tạp là rất
quan trọng, bởi vì sự phức tạp dự án được xem là một trong những đặc trưng then
chốt, tạo cơ sở đưa ra những hoạt động quản lý để hoàn thành dự án một cách thành
công (Baccarini, 1996). Cũng đ ồng quan điểm trên, Vidal và các cộng sự (2010)
cho rằng: “xác định các nguyên do tạo nên sự phức tạp và mức độ phức tạp của dự
án đã tr ở thành một vấn đề cốt yếu để mà hỗ trợ công tác quản lý dự án hiện đại”.
Và một lần nữa Bosch-Rekveldt và các cộng sự (2010) đã nh ấn mạnh: “một trong
những nguyên do khiến dự án thất bại là sự gia tăng mức độ phức tạp của dự án,
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
9
GVHD: TS. Lê Hoài long
hoặc là do sự phức tạp của dự án bị đánh giá thấp”. Qua các nghiên cứu trên cho
thấy rằng việc xác định các nhân tố gây nên sự phức tạp của dự án là rất cần thiết.
Trong đó các dự án Nhiệt điện là một đối tượng rất cần phải quan tâm nghiên
cứu về sự phức tạp. Bởi lẽ, các dự án Nhiệt điện có ảnh hưởng lớn đến xã hội, vốn
đầu tư rất lớn, thời gian dự án kéo dài, có sự tham gia của nhiều bên liên quan, đặc
biệt là các nhà cung cấp thiết bị nước ngồi, và có nhiều các yếu tố đặc trưng mà
không thường gặp ở các loại hình dự án khác.
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu :
Sự phức tạp của dự án được hiểu như thế nào?
Các nhân tố nào gây nên sự phức tạp đó?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến dự án như thế nào?
Liệu các loại dự án khác nhau thì các nhân tố gây nên sự phức tạp có giống
như nhau khơng?
Có cách nào để đo lường mức độ phức tạp của dự án không?
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định và xếp hạng các nhân tố gây nên sự phức tạp của các Dự án Nhiệt
điện ở Việt Nam.
Xác định mối quan hệ tiềm ẩn giữa các nhân tố.
Xác định trọng số của các nhân tố gây nên sự phức tạp của các Dự án Nhiệt
điện ở Việt Nam.
Đề xuất chỉ số đo lường mức độ phức tạp của các Dự án Nhiệt điện ở Việt
Nam.
1.4.
Phạm vi nghiên cứu :
Thời gian:
Dữ liệu được thu thập vào thời điểm thực hiện luận văn.
Địa điểm:
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
10
GVHD: TS. Lê Hoài long
Khảo sát các đối tượng từng tham gia các dự án Nhiệt điện khác nhau trên
khắp cả nước.
Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu:
Loại dự án: Dự án nhà máy nhiệt điện.
Giai đoạn: Thi công xây dựng (không xét đến sự phức tạp trong lắp đặt thiết
bị và chạy thử).
Quan điểm phân tích:
Phân tích và thảo luận theo hai quan điểm: quan điểm của nhà thầu và quan
điểm của Chủ đầu tư – Tư vấn chủ đầu tư.
1.5.
Đóng góp dự kiến của nghiên cứu:
Hiện nay đã có nhiều tài liệu nước ngoài nghiên cứu về sự phức tạp của các
dự án (cịn các nghiên cứu trong nước thì rất ít). Tuy nhiên, các nghiên cứu có đối
tượng là dự án xây dựng là khơng nhiều, cịn về dự án Nhiệt điện là hầu như khơng
có. Qua đây, đề tài nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp:
Về mặt lý luận, đề tài kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng để
xác định các nhân tố chính tạo nên sự phức tạp của các dự án, và đưa ra một
chỉ số đánh giá mức độ phức tạp, tuy đơn giản nhưng lại có cơ sở khoa học.
Về mặt thực tiễn, đề tài nhằm giúp các bên liên quan đến dự án Nhiệt điện
thấy được những nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án. Từ đó, giúp cho:
o Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chủ đầu tư có thêm cơ sở để đánh giá sự
phức tạp của dự án, cũng như bi ết được các nhân tố chính cần quan tâm
xem xét. Từ đó, dẫn đến các quyết định đầu tư sẽ chính xác hơn.
o Đối với nhà thầu, trong giai đoạn đấu thầu, giúp nhà thầu cân nhắc và đưa
ra giá chào tương ứng, phù hợp với mức độ phức tạp của dự án.
o Đối với nhà thầu, trong giai đoạn xây dựng, giúp nhà thầu xác định được
các vấn đề cần quan tâm và kiểm sốt, góp phần dẫn đến thành cơng của
dự án.
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
11
GVHD: TS. Lê Hoài long
2. TỔNG QUAN
2.1.
Lược đồ cấu trúc của chương 2:
Hình 2-1: Lược đồ cấu trúc của chương 2
2.2.
Khái niệm sự phức tạp dự án:
Các nghiên cứu về sự phức tạp của dự án đã đư ợc thực hiện bởi nhiều tác giả
trong nhiều năm qua với nhiều định nghĩa về sự phức tạp của dự án đã được đề
xuất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa th ống nhất về sự
phức tạp của dự án. Sau đây là một vài định nghĩa điển hình:
Theo Baccarini (1996) thì sự phức tạp của dự án được định nghĩa như là s ự
bao gồm của nhiều thành phần khác nhau mà có liên quan với nhau, và khi nhắc đến
sự phức tạp của dự án thì cần phải xác định rõ loại hình phức tạp nào đang được nói
tới. Baccarini (1996) tập trung vào giải quyết hai loại phức tạp mà thông thường
được đề cập trong thực tiễn quản lý dự án, đó là: sự phức tạp về tổ chức và sự phức
tạp về kỹ thuật.
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
12
GVHD: TS. Lê Hoài long
Theo Morel và Ramanujam (1999) thì sự phức tạp có thể được hiểu theo
nhiều cách khác nhau, không những trong các lĩnh vực khác nhau mà cịn có các ý
nghĩa khác nhau trong cùng một lĩnh v ực.
Theo Sinha và cộng sự (2001) được trích dẫn bởi Vidal và cộng sự (2010) thì
khơng có một định nghĩa nào có th ể diễn đạt một cách đầy đủ được sự phức tạp của
dự án thực sự là gì.
Vidal và cộng sự (2010) đề xuất một định nghĩa như sau: “Sự phức tạp của
dự án là một thuộc tính của dự án mà gây khó khăn trong việc hiểu, dự đoán và
kiểm soát diễn biến tổng thể của nó, mặc dù được cung cấp đầy đủ thông tin về hệ
thống dự án”.
Đến năm 2012 lại có một định nghĩa khác đư ợc đề xuất bởi Xia và Chan, đó
là: “Sự phức tạp dự án là một đặc trưng của dự án mà rắc rối, đa khía cạnh, và bao
gồm nhiều thành phần có mối liên hệ lẫn nhau”.
Qua các nghiên cứu tiêu biểu trên cho thấy vẫn chưa có sự nhất trí về định
nghĩa c ủa sự phức tạp, nhưng dù sao đi nữa thì việc xác định các nhân tố tạo nên sự
phức tạp của dự án cũng giúp cho người quản lý dự án có được một cái nhìn đầy đủ
hơn trong cơng tác quản lý dự án, góp phần làm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
2.3.
Nhà máy nhiệt điện:
“Nhà máy nhiệt điện là một nhà máy điện, trong đó có năng lượng nguồn
bằng hơi nước. Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua
bin hơi nước và tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi
nước được ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hồn lại đến nơi mà nó đã đư ợc làm
nóng, q trình này được gọi là chu trình Rankine” (Wikipedia, 2013). Nhiên liệu
chính để sản xuất điện là than, dầu, và khí (Cục TĐ&ĐGTĐMT, 2009).
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
13
GVHD: TS. Lê Hồi long
Hình 2-2: Sơ đồ công nghệ của Dự án nhà máy Nhiệt điện
Nguồn: Cục TĐ&ĐGTĐMT (2009)
Một sơ đồ nhà máy Nhiệt điện than, tham khảo Wikipedia (2013).
Hình 2-3: Một sơ đồ nhà máy Nhiệt điện than
Nguồn: Wikipedia (2013)
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
14
GVHD: TS. Lê Hồi long
Trong đó:
1.Tháp làm mát; 2.Bơm nước làm mát; 3.Đường dây tải điện (3 pha); 4.Đơn vị
biến áp 3 pha; 5.Máy phát điện (3 pha); 6.Tua bin áp lực thấp; 7.Máy bơm hút;
8.Bình ngưng; 9. Tua bin áp lực trung bình; 10.Van điều khiển hơi nước; 11.Tua bin
áp lực cao; 12.Bình khử khí; 13.Bộ làm nóng dịng cấp; 14.Băng chuyền than;
15.Phễu than; 16.Máy nghiền nhiên liệu; 17. Thân lò hơi; 18.Phễu xỉ tro; 19.Bộ quá
nhiệt treo; 20. Quạt hút cưỡng bức; 21.Thiết bị nung lại; 22.Cửa dẫn khơng khí vào;
23.Bộ phận tiết kiệm; 24.Bộ tiền gia nhiệt khí; 25.Bộ lọc tĩnh đi ện; 26.Máy hút gió;
27.Ống khói.
Than được chuyển đến (14) từ một kho chứa than bằng hệ thống băng chuyền và
sau đó rơi xuống và được nghiền thành bột rất mịn bằng quả cầu kim loại lớn trong
máy nghiền nhiên liệu (16). Sau đó được trộn với khí đã đ ốt nóng trước (24) được
thổi vào bởi quạt hút cưỡng bức (20). Hỗn hợp khí – nhiên liệu nóng bị cưỡng bức
bằng áp lực cao đưa vào trong lị hơi và ở đó bị bốc cháy một cách nhanh chóng.
Nước có độ tinh khiết cao chảy theo phương thẳng đứng lên trên theo thành của lị
hơi, ở đó nước bị chuyển thành hơi nước, và được đưa qua thân nồi hơi, ở đó hơi
nước bị tách ra khỏi lượng nước còn lại. Hơi nước qua một đường ống phân phối
nằm trên mái của thân lò hơi di chuyển vào trong bộ quá nhiệt treo (19) ở đó nhiệt
độ và áp suất bị tăng lên một cách nhanh chóng vào khoảng 200 bar và 570°C, đủ
để làm thành ống rực lên màu đỏ xám. Hơi nước được dẫn bằng đường ống tới tua
bin áp suất cao (11), tua bin đầu tiên trong chu trình tua bin ba giai đoạn. Van điều
khiển hơi nước (10) cho phép cả điều chỉnh bằng tay cho tua bin và tự động. Hơi
nước thoát khỏi từ tua bin áp suất cao, và bị giảm áp suất và nhiệt độ, và được đưa
trở lại thiết bị nung lại (21). Hơi nước được nung lại sau đó được dẫn vào tua bin áp
lực trung bình (9), và từ đó được dẫn trực tiếp sang tua bin áp lực thấp (6). Hơi
nước khi đó, sẽ trên điểm sơi một chút, được mang đi trao đổi nhiệt với nước làm
mát (được bơm từ tháp nước làm mát) trong bình ngưng (8), ở đó hơi nước được
ngưng tụ một cách nhanh chóng trở lại thành nước, tạo nên một môi trường gần
chân không ở bên trong. Nước được ngưng tụ sau đó được dẫn đi bằng máy bơm
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
15
GVHD: TS. Lê Hoài long
hút, đi qua bình khử khí (12), và được làm ấm trở lại, đầu tiên trong một bộ làm
nóng dịng cấp (13) được cấp nguồn bằng hơi nước lấy từ tua bin áp lực cao, và sau
đó trong bộ phận tiết kiệm (23), trước khi trở lại thân nồi hơi. Nước làm mát từ bình
ngưng được bơm vào trong tháp nước làm mát (1), trước khi bị bơm trở lại vào bình
ngưng (8) trong một chu trình nư ớc làm mát.
Bộ ba tua bin được kết hợp như máy phát điện ba pha (5) tạo nên một điện áp
mức độ trung bình (điển hình 20-25 kV). Sau đó được nâng lên bằng máy biến thế
(4) đến một điện áp mà phù hợp hơn cho việc truyền tải (điển hình 250-500 kV) và
được truyền đi trên một hệ thống truyền tải ba pha (3).
Khí thốt ra từ lị hơi được thu bởi một máy hút gió (26) qua một bộ lọc tĩnh
điện và sau đó được thốt ra thơng qua ống khói (27).
2.4.
Các nghiên cứu về các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án :
Santana (1990) đã phân lo ại các dự án xây dựng dựa trên mức độ phức tạp, cụ
thể là phân thành ba nhóm: thơng thường, phức tạp, và duy nhất.
Nghiên cứu đề xuất các đặc trưng quan trọng nhất của dự án xây dựng. Để đưa
ra đánh giá định lượng cho từng dự án, một thang đo từ 0 (khơng tồn tại) đến 10
(hồn tồn quan trọng) được sử dụng để đánh giá từng đặc trưng.
10 nhóm biến được sử dụng để phân loại là:
o Chủ đầu tư hay nhà đầu tư.
o Chi phí và tài chính.
o Điều kiện khảo sát và thi cơng.
o Các giai đoạn của dự án.
o Khung hành chính và luật pháp.
o Tác động lên môi trường tự nhiên và xã hội.
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
16
GVHD: TS. Lê Hồi long
o Vị trí địa lý.
o Kỹ thuật.
o Các nguồn tài nguyên.
o Các công tác hậu cần.
Baccarini (1996) chỉ ra rằng: sự phức tạp của dự án thường tồn tại với 2 loại
chính, đó là: sự phức tạp về tổ chức và sự phức tạp về kỹ thuật:
Hình 2-4: Cấu trúc sự phức tạp dự án theo Baccarini (1996)
Williams (1999) lại phân loại sự phức tạp dự án thành: sự phức tạp về cấu trúc
và sự không chắc chắn:
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
17
GVHD: TS. Lê Hồi long
Hình 2-5: Cấu trúc sự phức tạp dự án theo Williams (1999)
Akintoye (2000) xác định được sáu thành phần chính tạo nên sự phức tạp dự án,
đó là:
o Tổ chức dự án được mong đợi.
o Loại kết cấu.
o Các ràng buộc công trường.
o Biện pháp và kỹ thuật xây dựng.
o Quy mô và phạm vi của dự án.
o Sự phức tạp của thiết kế và xây dựng.
Cicmil và Marshall (2005) đề xuất ba khía cạnh phức tạp của dự án xây dựng,
đó là:
o Các q trình phức tạp trong giao tiếp và quyền hạn của các bên liên quan;
o Sự mơ hồ và không chắc chắn liên quan đến các tiêu chí hiệu quả dự án.
o Hậu quả của sự thay đổi liên tục theo thời gian.
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005
Luận văn thạc sĩ
18
GVHD: TS. Lê Hoài long
Leung (2007) xác định mười biến tạo nên sự phức tạp dự án cao ốc, đó là:
o Thời gian dự án.
o Khơng gian làm việc.
o Tổng giá trị hợp đồng.
o Diện tích cơng trường.
o Loại kết cấu.
o Độ cao của cơng trình.
o Vị trí cơng trình.
o Khách hàng.
o Cơng năng sử dụng cơng trình.
o Tổng diện tích sàn.
Vidal và Marle (2008) đề xuất sự phức tạp của dự án được đặc trưng bởi các
nhân tố, và các nhân tố này được phân loại thành 4 nhóm, đó là: quy mơ của hệ
thống dự án, sự đa dạng của hệ thống dự án, sự phụ thuộc lẫn nhau bên trong hệ
thống dự án, và sự phụ thuộc vào hồn cảnh.
Để hình thành nên khung phức tạp của dự án, ngoài việc phân loại như trên hai
tác giả còn sử dụng cách phân chia của Baccarini (1996), đó là: sự phức tạp về kỹ
thuật và sự phức tạp về tổ chức. Từ đó, hình thành nên một khung sự phức tạp bao
gồm 8 phân nhóm.
Vidal và cộng sự (2010) đã sử dụng công cụ AHP để đo lường sự phức tạp của
dự án:
Dựa trên nghiên cứu các bài báo, các tài liệu liên quan và sự phân loại theo
Vidal và Marle (2008), nhóm tác giả đưa ra khung sự phức tạp của dự án với rất
nhiều nhân tố.
HVTH: Lê Hải Châu
MSHV: 11086005