Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Quản lý chất lượng thiết kế của gói thầu thiết kế thi công trong các dự án dân dụng công nghiệp tại việt nam bằng phương pháp AHP QFD (analytical hierarchi process quality function deployment)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 143 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN ĐÌNH ĐẠO

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA GĨI THẦU
THIẾT KẾ – THI CƠNG TRONG CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG
CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
AHP – QFD (ANALYTICAL HIERARCHY PROCESS –
QUALITY FUNCTION DEPLOYMENT)

Chuyên Ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã Số Ngành: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 12 Năm 2012


Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN ĐÌNH ĐẠO

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA GĨI THẦU
THIẾT KẾ – THI CƠNG TRONG CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG
CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
AHP – QFD (ANALYTICAL HIERARCHY PROCESS –
QUALITY FUNCTION DEPLOYMENT)



Chuyên Ngành :

CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã Số Ngành :

60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 12 Năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS.GVC. Lưu Trường Văn.
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Hoài Long

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:
1. ………………………………………………………………………..
2. ………………………………………………………………………..
3. ………………………………………………………………………..
4. ………………………………………………………………………..
5. ………………………………………………………………………..
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận Văn Bộ môn quản lý

chuyên ngành sau khi luận văn được sữa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn Quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HỊA X HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHỊNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

________________________________

________________________________

Tp. HCM, ngày..........tháng………..năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH ĐẠO
Năm sinh : 25-09-1984
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng

Phái
: Nam
Nơi sinh : Hà Tĩnh
MSHV : 11080261


I. TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA GÓI THẦU THIẾT KẾ –
THI CÔNG TRONG CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP – QFD (ANALYTICAL HIERARCHY
PROCESS – QUALITY FUNCTION DEPLOYMENT)
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xác định các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế của gói thầu thiết kế – thi công và
xác định những giải pháp đảm bảo yêu cầu chất lượng trong khâu thiết kế;
Ứng dụng phương pháp QFD - Quality Function Deployment và AHP - Analytical
Hierarchy Process xây dựng các giải pháp đảm bảo yêu cầu về chất lượng trong
khâu thiết kế;
Hình thành quy trình quản lý chất lượng khâu thiết kế của gói thầu thiết kế – thi
cơng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
02-07-2012
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

06-12-2012
PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH

PGS. TS. PHẠM HỒNG LUÂN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG


TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chun Ngành thơng
qua.
Ngày..........tháng..........năm 2013
TRƯỞNG PHỊNG ĐT-SĐH

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến thầy PGS.TS. Phạm Hồng Luân đã định hướng, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực
hiện luận văn.
Thứ đến, tác giả xin chân thành cám ơn tất cả các quý thầy cô Khoa Kỹ Thuật
Xây Dựng, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy thuộc chuyên ngành Công nghệ và
Quản lý Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. Tất cả những
kiến thức, kinh nghiệm các thầy cô đã truyền đạt trong suốt quá trình học cũng như
những góp ý q báu của các thầy cô về luận văn này sẽ là mộ hành trang vơ giá
giúp cho tác giả trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cám ơn tất cả những người bạn K2011, các bạn đã cùng tôi
trải qua những tháng ngày học tập thật vui, bổ ích và những buổi thảo luận sơi nổi
trong lớp đã giúp tơi tự hồn thiện mình và mở ra trong tôi những tư duy mới.
Tác giả xin cám ơn lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng số 1, trưởng phòng Tư
vấn – Thiết kế cùng những người bạn đồng nghiệp, đã tạo điều kiện hỗ trợ cho tơi
trong suốt q trình học tập và q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình, những người bạn
thân của tơi đã ln bên cạnh, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những

khó khăn, trở ngại để hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2012.


TÓM TẮT
“Thực hiện dự án theo phương thức thiết kế – thi cơng nhằm tích hợp q trình thiết
kế và thi công vào trong cùng một hợp đồng và được chịu trách nhiệm bởi một nhà thầu
duy nhất. Điểm nổi bật của phương thức trên là đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án, chi
phí thực hiện dự án được kiểm soát ngay từ giai đoạn ban đầu trong quá trình thiết kế, tận
dụng các giải pháp dễ thi cơng (constructability) vào trong hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên, để
đảm bảo được các lợi ích trên, việc quản lý chất lượng thiết kế được xem là vấn đề quan
trọng nhất trong quá trình triển khai dự án. Dựa vào kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu,
nghiên cứu đã trình bày được 30 u cầu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quá trình
thiết kế trong hợp đồng thiết kế – thi cơng; từ đó, thơng qua phỏng vấn các chuyên gia
kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu đã hình thành nên 23 giải pháp kỹ thuật đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng nêu trên. Với sự tích hợp của hai phương pháp AHP – Analytic
Hierarchy Process (xác định mức độ ưu tiên trong các nhóm yêu cầu về chất lượng) và
phương pháp QFD – quality Function Deployment (xác định mối quan hệ giữa các giải
pháp các yêu cầu về chất lượng), nghiên cứu đã xây dựng được ma trận tương quan giữa
các yếu tố từ đó đã làm nổi bật lên được các giải pháp kỹ thuật góp phần quản lý và đảm
bảo chất lượng trong khâu thiết kế của gói thầu thiết kế – thi công”


ABSTRACTS
“Implementation of the project based on Design – Build (BD) method to
integrating the process of design and construction into one single contract with an only
contractor who is responsible for both processes. The prominent point of this method is
fast expedite the executing of projects, project costs to be well-control from the initial
stage of the design project, to take the advantage of easy - construction solutions
(constructability) on the design stage. However to ensure these benefits, design quality

management should be considered as the most important step in the project
implementation process. Based on the survey results and data analysis, the research
presented 30 requests influential to the quality of the design process in DB contract;
through interviews experts in the field of research that formed 23 technical solutions to
ensure the quality requirements mentioned above. The integration of two research
methods of AHP - Analytic Hierarchy Process (determine the level of priority groups for
quality requirements) and QFD - Quality Function Deployment (determine the
relationship between the requirements of the solutions for quality) has built the
correlation matrix between these factors that contributed to highlight those technical
solutions in managing and ensuring the quality of design in DB contract.”


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:  ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 
1.1. 

Giới thiệu chung: .............................................................................................. 1 

1.2. 

Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2 

1.3. 

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4 

1.4. 

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 


1.4.1.  Góc độ phân tích: ......................................................................................... 4 
1.4.2.  Khơng gian nghiên cứu: .............................................................................. 4 
1.4.3.  Đối tượng khảo sát: ..................................................................................... 4 
CHƯƠNG 2:  TỔNG QUAN ....................................................................................... 5 
2.1. 

Tóm tắt chương ................................................................................................ 5 

2.2. 

Các thuật ngữ trong nghiên cứu ....................................................................... 6 

2.2.1.  Chất lượng cơng trình xây dựng: ................................................................. 6 
2.2.2.  Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng: .................................................... 6 
2.2.3.  Quản lý chất lượng thiết kế cơng trình: ....................................................... 7 
2.2.4.  Tổng quan về hai phương thức Thiết kế – đấu thầu – thi công và Thiết kế –
thi công ..................................................................................................................... 7 
2.2.5.  Phân loại cơng trình xây dựng: (Nghị định 209/2004/NĐ-CP) ................. 10 
2.2.6.  Giới thiệu về phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process)................ 10 
2.2.7.  Giới thiệu về phương pháp QFD (Quality Function Deployment) ........... 13 
2.3. 

Khảo lược một số nghiên cứu trước liên quan tới đề tài ................................ 17 

2.3.1.  Các nghiên cứu trước đây về chất lượng thiết kế: ..................................... 17 
2.3.2.  Các nghiên cứu trước đây về QFD: ........................................................... 19 
2.3.3.  Các nghiên cứu trước đây về AHP: ........................................................... 21 
2.3.4.  Các nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế
trong gói thầu Thiết kế – thi cơng:.......................................................................... 22 
2.4. 


Kết luận .......................................................................................................... 24 

CHƯƠNG 3:  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 25 
3.1. 

Tóm tắt chương .............................................................................................. 25 

3.2. 

Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 26 

3.3. 

Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 27 

3.3.1.  Quy trình thu thập dữ liệu: ........................................................................ 27 
3.3.2.  Giới thiệu cách thức lập bảng câu hỏi ....................................................... 28 


3.3.3.  Xác định kích thước mẫu ........................................................................... 30 
3.3.4.  Kiểm định thang đo ................................................................................... 31 
3.4. 

Công cụ nghiên cứu........................................................................................ 32 

3.4.1.  Phương pháp định lượng AHP .................................................................. 32 
3.4.2.  Phương pháp QFD ..................................................................................... 42 
3.5. 


Kết luận: ......................................................................................................... 46 

CHƯƠNG 4:  THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU......................................... 47 
4.1. 

Xác định các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế của gói thầu thiết kế – thi

cơng ........................................................................................................................ 47 
4.1.1.  Nhận dạng các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế của dự án thực hiện theo
phương thức thiết kế – thi công .............................................................................. 47 
4.1.2.  Thiết kế bảng câu hỏi................................................................................. 49 
4.1.3.  Kích thước mẫu khảo sát chính thức ......................................................... 54 
4.1.4.  Phân tích số liệu khảo sát và kiểm định thang đo ...................................... 55 
4.1.5.  Phân tích kết quả khảo sát ......................................................................... 61 
4.2. 

Xây dựng các nhóm giải pháp đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thiết kế .. 66 

4.3. 

Kết luận .......................................................................................................... 69 

CHƯƠNG 5:  ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP VÀ QFD XÂY DỰNG CÁC
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ TRONG GÓI
THẦU THIẾT KẾ – THI CƠNG (DESIGN – BUILD) ........................................................ 70 
5.1. 

Quy trình phân tích dữ liệu: ........................................................................... 70 

5.2. 


Xác định mức độ ưu tiên bằng phương pháp AHP: ....................................... 70 

5.2.1.  Xây dựng cấu trúc thứ bậc: ........................................................................ 72 
5.2.2.  Xây dựng ma trận so sánh cặp về mức độ quan trọng và xác định véc tơ độ
ưu tiên (trọng số của các yêu cầu) .......................................................................... 72 
5.3. 

Xây dựng mối quan hệ giữa các yêu cầu về chất lượng thiết kế và các giải

pháp đảm bảo chất lượng dựa vào ma trận ngôi nhà chất lượng ............................ 80 
5.4. 

Kết luận và phân tích các giải pháp đảm bảo yêu cầu chất lượng trong khâu

thiết kế .................................................................................................................... 83 
5.5. 

Quy trình quản lý chất lượng thiết kế............................................................. 88 

CHƯƠNG 6:  KẾT LUẬN ......................................................................................... 97 
6.1. 

Kết luận .......................................................................................................... 97 

6.2. 

Hướng phát triển đề tài ................................................................................... 99 



DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1: Ngơi nhà chất lượng ........................................................................... 15
Hình 3. 1: Các tiêu chuẩn lựa chọn căn nhà ........................................................ 35 
Hình 3. 2: Mối quan hệ giữa yêu cầu về chất lượng ............................................ 45
Hình 5. 1: Cấu trúc thứ bậc về các yêu cầu đối với chất lượng của khâu thiết kế
trong dự án thiết kế – thi công ............................................................................. 71 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
 

Bảng 3. 1: Thang đánh giá các mức so sánh của phương pháp AHP .................. 37
Bảng 3. 2: Chỉ số ngẫu nhiên RI ......................................................................... 41
Bảng 4.1: Các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế của dự án dân dụng công
nghiệp thực hiện theo phương thức thiết kế – thi công ....................................... 49 
Bảng 4. 2: Kết quả khảo sát thử nghiệm các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế
của dự án dân dụng công nghiệp thực hiện theo phương thức thiết kế – thi cơng
.............................................................................................................................. 52 
Bảng 4. 3: Các yếu tố có mức độ quan trọng thấp dựa theo kết quả khảo sát thử
nghiệm (Pilot test) ................................................................................................ 53 
Bảng 4. 4: Thành phần đối tượng tham gia khảo sát ........................................... 56 
Bảng 4. 5: Bảng phân tích kết quả khảo sát các yêu cầu đối với chất lượng trong
khâu thiết kế ......................................................................................................... 57 
Bảng 4. 6: Thời gian công tác của các cá nhân tham gia khảo sát ...................... 57 
Bảng 4. 7: Vị trí, chức danh hiện tại của các cá nhân tham gia khảo sát ............ 58 
Bảng 4. 8: Loại cơng trình thiết kế – thi công các các nhân đã tham gia ........... 58 
Bảng 4. 9: Quy mô các dự án thực hiện theo phương thức thiết kế – thi công mà
người khảo sát tham gia ....................................................................................... 59 
Bảng 4. 10: Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi từng mục hỏi ............................ 61 
Bảng 4. 11: Tốp 10 yêu cầu có mức độ quan trọng cao nhất .............................. 62 



Bảng 4. 12: Các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế của gói thầu thiết kế – thi
cơng có ảnh hưởng lớn......................................................................................... 67 
Bảng 4. 13: Danh sách các chuyên gia tham gia lấy ý kiến ................................ 68 
Bảng 4. 14: Các giải pháp kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thiết kế 69
Bảng 5. 1: Tổng hợp vec tơ trọng số của các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế
.............................................................................................................................. 79 
Bảng 5. 2: Mối quan hệ trong ma trận “Ngôi nhà chất lượng” với các ký hiệu
tương quan ........................................................................................................... 81 
Bảng 5. 3: Mối quan hệ trong ma trận “Ngôi nhà chất lượng” với các chỉ số
tương quan ........................................................................................................... 82 
Bảng 5. 4: Bảng kết quả phần trăm trọng số tương quan .................................... 84 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Lược đồ cấu trúc chương 2................................................................ 25 
Sơ đồ 3. 1: Lược đồ cấu trúc chương 3................................................................ 25 
Sơ đồ 3. 2: Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 26 
Sơ đồ 3. 3: Quy trình thu thập dữ liệu ................................................................. 27 
Sơ đồ 3. 4: Các bước thực hiện theo phương pháp AHP..................................... 42 
Sơ đồ 3. 5: Các bước thực hiện theo phương pháp QFD..................................... 43
Sơ đồ 4. 1: Lược đồ cấu trúc chương 4................................................................ 47
Sơ đồ 5. 1: Quy trình phân tích dữ liệu ............................................................... 70 


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

1

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung:
Nghành công nghiệp xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây đã và
đang ghi nhận thêm một phương thức thực hiện hợp đồng mới đó là phương thức
thiết kế – thi cơng (Design – Build). Phương thức này được hiểu là trong cùng một
gói thầu, một hợp đồng; nhà thầu được giao thực hiện cả 2 nội dung công việc:
thiết kế hồ sơ bản vẽ và thi cơng xây dựng cơng trình; khác với phương thức thực
hiện truyền thống đó là thiết kế hoàn thành xong mới lựa chọn nhà thầu thi cơng.
Tính chất khả thi cơng “constructability” trong đó nhấn mạnh sự tích hợp của thiết
kế và q trình thi cơng để cải thiện cơ hội đạt được dự án có chất lượng tốt hơn,
hoàn thành một cách an toàn, đúng tiến độ, và chi phí ít nhất (J. Constr, 1991).
Theo Peace và Bennett (2005), các dự án thiết kế - thi cơng được hồn thành
nhanh hơn 25% so với các dự án sử dụng theo phương thức hợp đồng truyền
thống. Ngồi ra, các dự án thiết kế – thi cơng có nhiều khả năng được hồn thành
đúng tiến độ và có báo cáo rẻ hơn 15% so với các dự án tương đương truyền thống
(43). Thực tế tại Việt Nam trong thời gian này cho thấy, phương thức thiết kế – thi
cơng đang áp dụng rất có hiệu quả cho các dự án cơng nghiệp có quy mơ lớn, u
cầu công nghệ đa dạng và phức tạp, hay là các dự án dân dụng địi hỏi tiến độ
hồn thành gấp.
Bảng 1.1: Một số dự án thực hiện theo hình thức thiết kế – thi công
(Nguồn: Tổng công ty xây dựng số 1 – TNHH MTV)
Số tt
01
02
03
04
05
06


Tên dự án
Nhà máy nhiệt điện Nhơn
Trạch 1
Nhà máy nhiệt điện Duyên
Hải 1
Nhà kho hàng rời cảng
Hiệp Phước
Ký túc xá đại học QG
Thành phố Hồ Chí Minh
Ký túc xá đại học Cần Thơ
Ký túc xá đại học Lâm
Đồng

Quy mô

Vốn đầu tư
(tỷ VNđ)

Năm
xây dựng

450 Mw

6.400

2007

1245 Mw

26.000


2010

5.000m2

61

2010

60.000 chỗ

2.300

2010

5.000 chỗ

200

2009

8400m2

170

2009

HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng



Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

2

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa vào năm 2020, hàng loạt các cơ sở hạ tầng theo đó là một loạt các dự án có
quy mơ lớn, cơng nghệ phức tạp sẽ được triển khai trong thời gian tới như: dự án
tàu điện ngầm Metro, dự án đường trên cao, dự án điện hạt nhân, các dự án lọc
hóa dầu, và một loạt các dự án siêu cao tầng khác.... Vì vậy sử dụng phương thức
thiết kế – thi công đối với các dự án này sẽ trở thành một lựa chọn phù hợp nhằm
phối hợp, đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt cơng nghệ, tiết kiệm thời gian hồn
thành dự án và giảm chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên quản lý chất lượng của
gói thầu thiết kế – thi cơng nói chung và chất lượng của khâu thiết kế nói riêng
đang trở thành một trở ngại lớn khi thực hiện theo phương thức này. Một trong
những hạn chế lớn được báo cáo là chất lượng kém của thiết kế (Franks 1990;
NJJC 1995), lý do chính cho điều này là các kiến trúc sư dường như có quyền
kiểm sốt ít hơn trong q trình thiết kế so với trong phương pháp tiếp cận truyền
thống (Haroglu Vcs, 2009). Thực vậy, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết khi thực hiện
hợp đồng thiết kế – thi cơng rất ít các nhà thầu sở hữu riêng đội ngũ thiết kế của
đơn vị mình, vì vậy các nhà thầu thường phải kết hợp với các nhà thầu phụ thiết
kế. Từ đó dẫn đến sự phối hợp về trao đổi thông tin giữa thiết kế và đơn vị thi
công không được thống nhất, một vài chi tiết thiết kế vẫn gây khó khăn trong q
trình thi cơng, quy trình và thủ tục phê duyệt hồ sơ phức tạp, dẫn đến thời gian và
chi phí vẫn chưa tiết kiệm được tối đa, từ đó thấy rằng chất lượng của khâu thiết
kế vẫn chưa như mong đợi.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Chất lượng công trình xây dựng bắt nguồn từ chất lượng của khâu thiết kế.
Các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề chất lượng cơng trình xây dựng cũng cho

thấy rằng sự những sai sót khiếm khuyết hoặc suy giảm chất lượng cơng trình có
tần suất xảy ra ở giai đoạn thiết kế nhiều hơn là trong giai đoạn thi công (Anh,
2011). Burati và cộng sự (1992) thu thập dữ liệu từ 9 dự án công nghiệp. Mục tiêu
của nghiên cứu là xác định nguyên nhân và mức độ của vấn đề chất lượng trong cả
hai giai đoạn thiết kế và thi cơng. Theo Burati (1992) độ lệch chất lượng có thể lên

HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

3

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Ln

tới 12.4% chi phí của dự án; trong đó, 79% của độ lệch chi phí được gây ra trong
giai đoạn thiết kế, so với 17% trong thi công.
Thực hiện dự án theo hình thức thiết kế – thi cơng giúp cho nhà thầu chủ
động được trong khâu thiết kế, các giải pháp thiết kế và cơng nghệ thi cơng có sự
liền mạch với nhau; nhà thầu phải chịu trách nhiệm trong khâu thiết kế cũng như
chất lượng của cả công trình. Vì vậy, để phát huy vài trị và hiệu quả của hình thức
thiết kế – thi cơng thì vấn đề quản lý chất lượng của khâu thiết kế phải được đặt
lên hàng đầu. Quá trình thiết kế phải kết hợp được yêu cầu từ phía chủ đầu tư, yêu
cầu về cơng nghệ và kỹ thuật , hài hịa với biện pháp thi công của nhà thầu, phù
hợp với khả năng cung cấp vật liệu tại địa phương, nhằm tiết kiệm chi phí và thời
gian thực hiện dự án. Vậy giải pháp hay quy trình nào được áp dụng để quản lý
chất lượng của khâu thiết kế trong gói thầu thiết kế – thi cơng đang là một câu hỏi
khó đối với các nhà quản lý!
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến quản lý chất
lượng của gói thầu thiết kế – thi cơng nhưng các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại

ở mức phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mà chưa đi sâu vào các
giải pháp để quản lý chất lượng khi thực hiện gói thầu này. Điển hình như: nghiên
cứu của Yanez (2011) chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồn thành
cơng tác thiết kế khi so sánh giữa nhóm nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu phụ
thiết kế của các dự án thiết kế – thi công; Haroglu, Vcs (2009) đã tìm ra các tác
động của nhà thầu thi cơng lên tiến trình thiết kế (chi phí, biện pháp thi cơng,…)
trong các dự án thực hiện theo phương thức thiết kế – thi công; luận văn thạc sỹ
của tác giả Châu (2011) đưa ra các yếu tố thành công của dự án thực hiện theo
phương thức thiết kế – thi công ở khu vực phía Nam - Việt Nam; Granberg Vcs
(2004) tìm hiểu và phân loại các giải pháp hiện tại của chủ đầu tư để đánh giá chất
lượng quá trình thực hiện gói thầu thiết kế – thi cơng;... Trong điều kiện hiện nay
của ngành xây dựng ở Việt Nam, việc đưa ra phương pháp kết hợp các yêu cầu về
chất lượng với các giải pháp để quản lý chất lượng của gói thầu thiết kế – thi cơng
là rất cần thiết, đặc biệt là ở lĩnh vực thiết kế ban đầu. Vì các lý do trên tác giả đã
hình thành đề tài: “Quản lý chất lượng thiết kế của gói thầu thiết kế – thi
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Công nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

4

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

côngtrong các dự án dân dụng công nghiệp tại Việt Nam bằng phương pháp
AHP - QFD (Analytical Hierarchy Process – Quality Function Deployment)”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng được các yêu cầu về chất lượng trong giai đoạn thiết kế và các
giải pháp kỹ thuật đảm bảo chất lượng thiết kế của gói thầu thiết kế – thi cơng;
- Cung cấp phương pháp có hệ thống dựa trên ma trận QFD – Quality

Function Deployment kết hợp lý thuyết AHP – Analytical HierarchyProcess để
xây dựng các giải pháp đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong khâu thiết kế;
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng thiết kế trong gói thầu thiết kế – thi
cơng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Góc độ phân tích:
Nghiên cứu dựa trên quan điểm đánh giá của chủ đầu tư và các chuyên gia
kinh nghiệm nhằm tìm ra phương pháp quản lý tốt chất lượng của khâu thiết kế
trong gói thầu thiết kế – thi công.
1.4.2. Không gian nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, phạm vi khảo sát là các dự án dân dụng công nghiệp
thực hiện theo phương thức thiết kế – thi công đã và đang được triển khai tại Việt
Nam từ 2007 đến 2012.
1.4.3. Đối tượng khảo sát:
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thơng qua việc khảo sát các chun gia
có kinh nghiệm và các chủ đầu tư trong các gói thầu thiết kế – thi cơng.

HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Công nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

5

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Ln

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Tóm tắt chương
Chất lượng cơng trình xây dựng
Quản lý chất lượng cơng trình

xây dựng
Quản lý chất lượng thiết kế
cơng trình
Định nghĩa một số thuật ngữ
trong nghiên cứu

Thiết kế – đấu thầu – thi công

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Thiết kế – thi cơng
Phân loại cơng trình xây dựng
Giới thiệu phương pháp AHP
Giới thiệu phương pháp QFD

Các nghiên cứu trước đây về
chất lượng trong khâu thiết kế
Các nghiên cứu trước đây về
QFD
Tổng quan các nghiên cứu
trước đây

Các nghiên cứu trước đây về
AHP
Các nghiên cứu trước đây về
các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng thiết kế của
gói thầu thiết kế-thi công

Sơ đồ 2. 1: Lược đồ cấu trúc chương 2


HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

6

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

2.2. Các thuật ngữ trong nghiên cứu
2.2.1. Chất lượng công trình xây dựng:
- Chất lượng là mức độ đáp ứng từng thuộc tính vốn có của tất cả các u
cầu đặt ra (PMBok, 4th edition)
- Chất lượng thi công xây dựng: Là tổng hợp tất cả các đặc tính phản ánh
cơng trình xây dựng đã được thi cơng đáp ứng được các yêu cầu trong thiết kế, các
qui định của tiêu chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn
liên quan và các điều giao ước trong hợp đồng về các mặt mỹ thuật, độ bền vững,
công năng sử dụng và bảo vệ môi trường, được thể hiện ra bên ngồi hoặc được
dấu kín bên trong từng kết cấu hay bộ phận cơng trình. ( Theo TCXDVN 3712006)
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động
quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng
cơng trình và nghiệm thu cơng trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của
nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình. (Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP)
2.2.2. Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng:
- Quản lý chất lượng dự án là tồn bộ q trình và hoạt động của tổ chức
điều hành xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm để dự án thỏa
mãn các yêu cầu đặt ra. Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện thơng qua các
chính sách và thủ tục với các hoạt động được cải tiến liên tục, xuyên suốt và phù
hợp (PMBok, 4th edition).

- Đổi mới quy trình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là một cuộc cách
mạng, nhằm từ bỏ phương pháp quản lý cũ cứng nhắc thiếu linh hoạt, không
hướng vào khách hàng, xem nặng hình thức hơn là kết quả công việc để sang một
phương pháp mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng (Bách,
2006)
- “Văn hóa chất lượng ở Việt Nam” mới chỉ dựa vào con người quản lý chất
lượng; đặc biệt trong các dự án xây dựng, hầu hết chỉ chú trọng xây dựng nguồn
nhân lực quản lý dự án hay năng lực của giám đốc dự án mà bỏ qua việc xây dựng
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

7

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Ln

quy trình quản lý dự án hồn chỉnh. Bản chất của quy trình quản lý chất lượng xây
dựng là sử dụng các nguồn lực sẵn có, các thơng số đầu vào thơng qua các cơng cụ
và kỹ thuật từ đó tạo ra sản phẩm đầu ra đảm bảo các ràng buộc ban đầu về thời
gian, chi phí, phạm vi và chất lượng công việc.
2.2.3. Quản lý chất lượng thiết kế cơng trình:
Quản lý chất lượng thiết kế cơng trình là quản lý về sự phù hợp các văn bản
pháp lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế; là quản lý sự phù hợp với quyết định
đầu tư, dự án đầu tư, các yêu cầu về kỹ thuật cũng như mỹ thuật của khách hàng;
và là quản lý chất lượng của tất cả các hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác thiết kế
(Anh, 2010).
2.2.4. Tổng quan về hai phương thức Thiết kế – đấu thầu – thi công và Thiết kế
– thi công
2.2.4.1.


Phương thức thiết kế – đấu thầu – thi công

Trong phương thức thiết kế – đấu thầu – thi công, nhà thầu tư vấn chịu
trách nhiệm phần việc thiết kế hồ sơ bản vẽ; sau khi bản vẽ thiết kế hoàn thành,
chủ đầu tư sẽ tiến hành thuê nhà thầu xây dựng thực hiện phần công việc thi cơng
xây lắp (Ling, 2004). Q trình thiết kế và thi công được tiến hành riêng biệt và
độc lập, nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng của hồ sơ thiết kế, nhà
thầu thi công chịu trách nhiệm phần việc xây lắp tại công trường dưới sự giám sát
của chủ đầu tư hoặc một đơn vị tư vấn giám sát độc lập khác. Tuy nhiên, việc các
nhà thầu riêng biệt thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, lập dự tốn sau đó mới
triển khai thi cơng tại hiện trường làm kéo dài thời gian thực hiện dự án do các thủ
tục pháp lý phức tạp, hơn nữa đơn vị thi cơng mất nhiều thời gian để tìm hiểu về
bản vẽ thiết kế, các công tác phát sinh tại hiện trường cần sự phối hợp giữa chủ
đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn thiết kế phối hợp cùng nhau giải quyết nên
mất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện của dự án (Cường, 2011)
2.2.4.2.

Phương thức thiết kế – thi công

Đây là phương thức tích hợp hai q trình thiết kế và thi công vào cùng một
hợp đồng duy nhất; trong hợp đồng này, nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm cho cả q
trình thiết kế và thi cơng xây lắp (Palaneeswaran & Kumaraswamy, 2000). Nhà
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

8


GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Ln

thầu có thể đủ năng lực thực hiện cả cơng việc thiết kế lẫn thi cơng hoặc có thể
th thầu phụ thực hiện công tác thiết kế, hoặc thuê thầu phụ thực hiện công tác
thi công.
a.

Thuận lợi của phương thức thiết kế – thi công (theo AB 1402 - Design

build project guidline, 2002)
- Đơn giản hóa trong việc kí kết hợp đồng và quản lý hợp đồng: quá trình từ
thiết kế đến thi cơng chỉ gói gọn trong một hợp đồng duy nhất, tạo điều kiện rút
ngắn thủ tục, thời gian đàm phán, đơn giản hóa trong việc quản lý hợp đồng cho
nhà thầu và chủ đầu tư.
- Giới hạn chi phí: phương thức thiết kế thi cơng hồn thành toàn bộ dự án
bởi một nhà thầu duy nhất với chi phí giới hạn được yêu cầu trong hợp đồng kí kết
giữa hai bên.
- Giảm nhẹ các thay đổi và tranh chấp: các sai sót và thay đổi phát sinh trong
quá trình thiết kế đều thuộc trách nhiệm của nhà thầu thiết kế – thi công; sự phân
bổ rủi ro phù hợp của hợp đồng thiết kế – thi công đã làm giảm nguy cơ thay đổi
trong suốt dự án.
- Giảm các quan hệ đối kháng: bộ phận thiết kế và thi công làm việc cùng
nhau từ giai đoạn thiết kế ban đầu và chịu sự chi phối bởi một hợp đồng duy nhất;
điều này làm giảm các xung đột, và giảm việc đổ lỗi qua lại giữa bộ phận thiết kế
và thi công so với phương thức truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí: ưu tiên sự đổi mới, các giải pháp chi phí hiệu quả đáp
ứng các điều kiện kỹ thuật là một trong những tiêu chí của phương thức thiết kế –
thi công.
- Tiết kiệm thời gian: phương thức thiết kế – thi công cho phép đề xuất và
triển khai các biện pháp thi công hợp lý phù hợp với năng lực của nhà thầu, quá

trình triển khai thiết kế và thi công được triển khai bởi một nhà thầu đảm bảo hạn
chế được tối đa sự chậm trễ.
- Xác định được chi phí sớm: chi phí cho dự án thiết kế – thi công được xác
định sớm hơn so với phương thức truyền thống.
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Công nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

9

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

- Dịch chuyển và phân bố rủi ro hiệu quả hơn phương thức truyền thống: hợp
đồng thiết kế – thi cơng chỉ định những rủi ro thích hợp cho các bên có khả năng
quản lý chúng. Sự trao quyền thiết kế và chức năng thi công trong một nhà thầu
cho phép phân bổ các rủi ro tiềm ẩn một cách hiệu quả.
-

Theo Chia (1999), khả năng đưa giá trị vào trong q trình thiết kế là một

trong những thành cơng của gói thầu thiết kế – thi cơng. Đưa giá trị vào thiết kế là
một việc làm quan trọng bởi nó sẽ cung cấp các sản phẩm thiết kế mang tính sáng
tạo và đổi mới, gặp ít sự than phiền của chủ đầu tư, cung cấp nhiều chức năng tốt
hơn trong bố trí, và đảm bảo sự hài lịng của chủ đầu tư rất cao (Pheng và Yeap,
2001)
b.

Bất lợi của phương thức thiết kế – thi công (theo AB 1402 - Design build


project guidline, 2002)
- Nhận thức sai về phương thức thiết kế – thi cơng: nhiều người có quan
niệm rằng chỉ cần áp dụng phương thức thiết kế – thi cơng thì tự động sẽ tiết kiệm
chi phí, giảm nhẹ các thay đổi, giảm thời gian thi công; tuy nhiên, với bất kỳ
phương thức mới nào, có thể nhận thấy nhiều ưu điểm nhưng cũng phải phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, bao gồm từ phạm vi công việc, yêu cầu về chất lượng cũng
như trình độ của nhà thầu đảm nhận công việc.
- Thiếu kinh nghiệm về phương thức thiết kế – thi công: hầu hết các chủ đầu
tư và nhà thầu đã quen thuộc với phương thức thực hiện truyền thống; phương
thức thiết kế – thi công địi hỏi sự khác nhau trong q trình kí kết hợp đồng cho
đến quy trình quản lý dự án; việc thiếu các chuyên gia kinh nghiệm và đội ngũ
thực hiện cũng như các thủ tục pháp lý sẽ có thể đối mặt với những khó khăn đáng
kể cho nhà thầu và cả chủ đầu tư dự án.
- Khả năng kiểm sốt thấp: phương thức thiết kế – thi cơng có thể tiến hành
công tác thi công trong khi công tác triển khai chi tiết thiết kế mới chỉ hoàn thành
một phần hoặc một hạng mục; nhà thầu được quyền chủ động trong việc triển khai
công tác thiết kế và thi cơng nên q trình giám sát và kiểm sốt cơng việc sẽ rất
khó khăn cho chủ đầu tư dự án.
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

10

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Ln

- Có khả năng vượt chi phí: mặc dù phương thức thiết kế – thi công tỏ ra rất
hiệu quả, từ việc thiết kế linh hoạt, khả năng đổi mới để thuận tiện cho q trình
thi cơng dẫn đến chi phí giảm nhưng việc tăng sự phân bổ rủi ro dẫn đến chi phí

có thể bị vượt so dự kiến. Hơn nữa việc chọn thầu với giá thấp sẽ dẫn đến việc sử
dụng vật tư giá rẻ để bù đắp cho giá thầu ban đầu dẫn đến gia tăng chi phí về sau
cho cơng tác bảo trì và vận hành sử dụng.
2.2.5. Phân loại cơng trình xây dựng: (Nghị định 209/2004/NĐ-CP)
2.2.5.1.

Cơng trình dân dụng:

- Nhà ở gồm: nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
- Cơng trình cơng cộng gồm: cơng trình văn hóa; cơng trình giáo dục; cơng
trình y tế; cơng trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;
nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thơng tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát
thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; và cơng trình thể thao các loại.
2.2.5.2.

Cơng trình cơng nghiệp:

Cơng trình khai thác than, khai thác quặng; cơng trình khai thác dầu, khí;
cơng trình hố chất, hóa dầu; cơng trình kho xăng, dầu, khí hố lỏng và tuyến ống
phân phối khí, dầu; cơng trình luyện kim; cơng trình cơ khí, chế tạo; cơng trình
cơng nghiệp điện tử-tin học; cơng trình năng lượng; cơng trình cơng nghiệp nhẹ;
cơng trình cơng nghiệp thực phẩm; cơng trình cơng nghiệp vật liệu xây dựng; cơng
trình sản xuất, và kho chứa vật liệu nổ cơng nghiệp.
2.2.5.3.

Cơng trình giao thơng gồm:

Cơng trình đường bộ; cơng trình đường sắt; cơng trình đường thủy; cầu;
hầm; và sân bay.
2.2.5.4.


Cơng trình hạ tầng kỹ thuật gồm:

Cơng trình cấp nước, thốt nước; nhà máy xử lý nước thải; cơng trình xử lý
chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; và cơng trình chiếu
sáng đơ thị.
2.2.6. Giới thiệu về phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process)
2.2.6.1.

Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP:

HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

11

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

Phương pháp định lượng AHP được phát triển vào đầu những năm 70 để
đáp ứng việc lập các kế hoạch dự phòng trong quân đội, phân bổ các nguồn lực và
các nhu cầu chính trị trong việc tham gia hiệp ước giải trừ vũ khí (Saaty, 1994).
Phương pháp AHP liên quan đến việc phân nhỏ một vấn đề phức tạp và khơng có
cấu trúc thành một tập hợp các thành phần được tổ chức trong một hình thức đa
thứ bậc (Saaty, 1994). Một tính năng nổi bật của AHP là để định lượng đánh giá
chủ quan của người ra quyết định bằng cách gán giá trị tương ứng dựa trên tầm
quan trọng tương đối của các yếu tố được xem xét. Kết luận có thể đạt được bằng
cách tổng hợp các đánh giá để xác định mức ưu tiên tổng thể của các biến (Saaty,
1994)

Phương pháp AHP có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như: tiếp thị, tài chính, giáo dục, chính sách cơng, kinh tế, y học, thể thao và đặc
biệt là trong lĩnh vực xây dựng: hệ thống lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà quản lý,
lựa chọn thiết bị thi công, phân bổ chi phí, phân bố nhân lực...
Theo Partovi (1992), AHP là cơng cụ hỗ trợ ra quyết định cho các quyết
định phức tạp khơng cấu trúc và đa thuộc tính. Ny Dick và Hill (1992) miêu tả
AHP là một phương pháp xếp hạng các phương án dựa trên phán đoán của người
ra quyết định có liên quan đến tầm quan trọng các tiêu chuẩn và mở rộng chúng
(tiêu chuẩn) khi nó lập lại trong mỗi phương án.
Theo Bevilacqua (2004), AHP là công cụ ra quyết định linh hoạt và đủ sức
mạnh để giải quyết những vấn đề phức tạp mà cần xem xét cả khía cạnh định
lượng cũng như định tính. AHP giúp phân tích để tổ chức những tiêu chuẩn thành
một một thứ bậc giống như cấu trúc cây tre.
Tiếp tục phát triển những nghiên cứu của Belton (1986), Golden (1989),
Murahdar (1990); Taylor (2004) đã miêu tả AHP là một phương pháp ra quyết
định đa tiêu chuẩn dựa trên phân tích sử dụng cấu trúc thứ bậc cho các vấn đề .
Phương pháp giúp định lượng các nhân tố định tính để lựa chọn phương án tốt
nhất.
Một số lo ngại về AHP cho các thứ hạng tùy ý xảy ra khi hai hay nhiều lựa
chọn thay thế có đặc điểm tương tự hoặc gần như tương tự, hoặc đảo ngược thứ
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

12

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

hạng gây ra bởi việc bổ sung hoặc xóa các lựa chọn thay thế (Dyer, 1990; Perez

,1995 và Tversky & Simonson ,1993). Trong thực tế, hầu như tất cả các phương
pháp tập hợp thứ tự biểu hiện sự đảo ngược thứ hạng (Perez, 1995). Nó đã được
chỉ ra rằng sự đảo ngược thứ hạng sẽ không là một vấn đề trong các ứng dụng thực
tế vì nó rất hiếm gặp trường hợp hai lựa chọn thay thế với những đặc điểm rất
giống nhau, và biện pháp phòng ngừa đặc biệt (ví dụ, nhóm các lựa chọn thay thế
tương tự) có thể dễ dàng được thực hiện để tránh bất kỳ sự đảo ngược thứ hạng
(Saaty, 1990).
2.2.6.2.

Ưu điểm của phương pháp AHP

Theo lịch sử phát triển và áp dụng phương pháp AHP để giải quyết các bài
toán thực tế; các nhà khoa học đã không ngừng cải tiến và bổ sung những hệ số,
cơng thức tính tốn nhằm kiểm sốt tính chặc chẽ, tính logic của phương pháp và
tạo ra được những ưu điểm như sau:
- Tính đồng nhất: Phương pháp AHP cung cấp một mơ hình ra quyết định
duy nhất, dễ hiểu và rất uyển chuyển cho một khoảng rộng các vấn đề chưa định
hình.
- Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức
tiếp cận hệ thống trong việc giải quyết vấn đề.
- Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các
yếu tố trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý.
- Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của
con người trong việc lựa chọn những yếu tố của hệ thống thành những mức độ
khác nhau và các nhóm tương đồng.
- Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo định lượng và một
phương pháp thiết lập những thứ tự ưu tiên.
- Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ổn định hợp lý của
những sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên. Sự nhất quán đuợc thể
hiện thông qua hệ số nhất qn.


HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

13

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

- Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tổng quát của từng
mục đích thay thế.
- Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu
tiên của các yếu tố trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt
nhất trên mục tiêu của họ.
- Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP khơng phụ thuộc vào sự nhất trí
nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược nhau. Hệ số
nhất quán được dùng để kiểm sốt những kết luận mang tính trái ngược nhau.
- Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những
khái niệm của mình về một vấn đề và nâng cao nhận thức cũng như khả năng đánh
giá thơng qua việc lặp lại.
Ngồi ra, phương pháp AHP cịn có một số ưu điểm khác:
- Việc thu thập dữ liệu và so sánh cặp các nhân tố sẽ dể dàng và hiệu quả
bằng cách chia nhỏ các nhóm nhân tố thành các nhóm nhỏ hơn và ngang cấp.
- Khi thay đổi trọng số của một nhân tố nào đó, ta có thể thấy được ngay sự
thay đổi đáp án chọn lựa phương án trên các hỗ trợ ra quyết định hoặc thay đổi kết
quả đánh giá của của một phương án, vì thế có thể thấy ngay được mức độ ảnh
hưởng, tác động của tiêu chuẩn đó đối với việc lựa chọn các phương án. Mỗi tiêu
chuẩn sẽ có một độ nhạy khác nhau.
2.2.7. Giới thiệu về phương pháp QFD (Quality Function Deployment)

2.2.7.1.

Giới thiệu QFD:

QFD (Quality Function Deployment) là một kỹ thuật cải tiến chất lượng từ
giai đoạn bắt đầu thiết kế, giai đoạn phát triển sản phẩm và đảm bảo chuyển tải
chính xác yêu cầu của khách hàng vào trong từng đặc điểm kỹ thuật và các hoạt
động sản xuất (Low, 1998). Là một kỹ thuật với mục đích đặc biệt là xác định và
ưu tiên các nhu cầu của khách hàng rồi đưa chúng vào trong từng chi tiết của sản
phẩm; phương pháp này đã áp dụng thành công trong lĩnh vực sản xuất, nhưng lợi
ích của nó vẫn chưa được nhận ra đầy đủ trong lĩnh vực xây dựng (Joaquin, Vcs
2006). Theo Ahmed and Kangari (1996), QFD là một tập hợp các kế hoạch và thói
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ – Khóa 2011

14

GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân

quen giao tiếp thông tin để tập trung và phối hợp các kỹ năng trong một tổ chức để
thiết kế và xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Không giống các hệ thống chất lượng truyền thống là hạn chế thấp nhất các
sản phẩm có chất lượng kém, QFD tăng giá trị của sản phẩm bằng cách tối đa hóa
các sản phẩm chất lượng tốt. Nhấn mạnh nhu cầu của khách hàng, đưa các yêu cầu
của khách hàng thành các yêu cầu của sản phẩm, đặc tính kỹ thuật của từng bộ
phận, kế hoạch thực hiện, kế hoạch sản phẩm và chất lượng dựa trên một hệ thống
ma trận chức năng.
Ba mục đích chính của QFD là:

• Ưu tiên tiếng nói của khách hàng, chú trọng vào từng mong muốn và
nhu cầu của khách hàng.
• Chuyển tải từng yêu cầu của khách hàng vào trong từng đặc tính kỹ
thuật và quy cách của sản phẩm.
• Xây dựng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm bằng cách chú trọng và
thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
QFD đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: phát triển sản
phẩm mới, xây dựng các quy trình, kiểm sốt q trình sản xuất…
Trong lĩnh vực xây dựng, QFD dần dần được biết đến và được sử dụng như
một cơng cụ hữu ích. Một trong những nghiên cứu điển hình đó là: “ứng dụng
Fuzzy QFD trong việc tạo ra các thiết kế khả thi công” của tác giả Yang và cộng
sự (2003); nghiên cứu của Pheng và Yeap (2001) về QFD trong các dự án Thiết kế
– thi công; nghiên cứu của Abyaneh và cộng sự (2012) về QFD trong các dự án
EPC; Gargione (1999) nghiên cứu về việc “Ứng dụng QFD trong giai đoạn thiết
kế của dự án xây dựng căn hộ chung cư”…
2.2.7.2.

Lịch sử và cấu trúc QFD:

Mặc dù QFD được hình thành vào cuối thập niên 1960 bởi Giáo sư Shigeru
Mizuno và Yoji Akao, nhưng mãi đến năm 1972 nó mới được ứng dụng vào thiết
kế bồn chứa dầu tại xưởng đóng tàu Kobe của Mitsubishi Heavy Industry ở Nhật
(Martins and Aspinwall 2001). QFD được công ty Toyota Autobody sử dụng và
HVTH: Nguyễn Đình Đạo – Ngành Cơng nghệ và quản lý xây dựng


×