Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tài liệu Vi tảo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 30 trang )

Vi tảo (Microalgae)
Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Hoài Hà 16/07/2006
Chương trình Vi sinh vật học

Vi tảo (Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn
quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo
trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3.
Năm 1969 R.H. Whitake đưa ra hệ thống phân loại 5 giới, trong đó
toàn bộ Tảo được xếp trong giới Nguyên sinh. Sau khi đề xuất việc phân chia
sinh giới thành 3 lĩnh giới (domain) Carl R. Woese đề xuất hệ thống phân loại
6 giới ( Vi khuẩn, Cổ khuẩn, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật) thì toàn
bộ Tảo vẫn được xếp trong giới Nguyên sinh.
Gần đây , theo P.H. Raven và G.B. Johnson (2002) còn có hệ thống
phân loại chia lĩnh giới Sinh vật nhân thật (Eukarya hay Eukaryotic
Kingdoms) ra thành 6 giới, gồm có:
-Giới Archezoa: gồm các Nguyên sinh chưa có ty thể, bao gồm
Pelomyxa, Giardia.
-Giới Protozoa (Động vật nguyên sinh): bao gồm 14 ngành Nguyên
sinh- trong đó có Hypermastigotes, Euglenoides, Slime molds (Nấm nhầy),
Choanoflagellates, Dinoglagellates, Ciliates, Apicomplexans, Rhizopods,
Heliozoans, Foraminiferans, và Radiolarians.
-Giới Chromista: gồm 10 ngành Nguyên sinh, trong đó có Tảo nâu
(Phaeophyta) và Tảo silic (Diatoms )
-Giới Fungi (Nấm): Bao gồm nấm và 1 ngành Nguyên sinh sống hoại
sinh là ngành Chytridiomycota.
-Giới Plantae (Thực vật) : bao gồm Thực vật và 5 ngành Nguyên sinh
(nhiều Tảo lục như Volvox, Ulva, Spirogyra và Tảo đỏ (Rhodophyta).
-Giới Animalia (Động vật) .
Như vậy chứng tỏ việc gộp rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau rất xa
vào giới Nguyên sinh là chưa hợp lý.


Có nhiều hệ thống phân loại tảo rất khác nhau. Chúng tôi giới thiệu hệ
thống các ngành Tảo (bao gồm cả Vi khuẩn lam- Cyanophyta) và các lớp ,
bộ chủ yếu theo Peter Pancik ( ) như sau:
Cyanophyta - Vi khuẩn lam
1.1 Chroococcales
© http://vietsciences. org và và
- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Hoài Hà

Vi tảo (Microalgae)
Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Hoài Hà 07/08/2006
Chương trình Vi sinh vật học
Ngành Tảo lông roi lệch (Heterokontophyta
hay Chromophyta)
Đây là một ngành lớn bao gồm nhiều nhóm trước đây gọi là ngành như Tảo vàng ánh, Tảo
vàng lục, Tảo slic, Tảo nâu. Các lớp trong ngành là lớp Chrysophyceae, lớp Xanthophyceae, lớp
Bacillariophyceae, lớp Phaeophyceae
1) Lớp Tảo vàng ánh (Chrysophyceae):
Lớp này gồm nhiều loài có hình thái đa dạng (các hình amíp, monad, hạt, tập đoàn
palmella, sợi, bản, cây...). Dạng chuyển động thường có 1 hay 2 lông roi ( không đều nhau). Sắc
tố trong tế bào là chlorophyl a và c, carotenoid và xantophin. Màu tảo thay đổi từ vàng kim, vàng
xanh hay nâu xanh. Sản phẩm tạo thành không phải là tinh bột mà là leucosin . Một số không có
thành tế bào. Nhiều loài có thành tế bào và vỏ giáp. Thành tế bào và vỏ giáp là cellulose và pectin,
có thể có thấm hay không thấm silic. Phần lớn phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt chưa bị ô
nhiễm có mức dinh dưỡng trung bình hay nghèo, có khí hậu lạnh hay mát. Phần lớn có đời sống tự
dưỡng, phù du, một số loài dị dưỡng. Ít gặp các loài sống trong đất ẩm hay ở đáy nước . Sinh sản
băng cách phân chia tế bào, sinh sản vô tính bằng động bào tử. Chỉ rất ít loài có sinh sản hữu tính
đẳng giao. Hợp tử hình thành thường có dạng túi, thành túi nhiễm silic vững chãi nên có thể giúp
chúng vượt được qua các điều kiện bất lợi.
Nhiều loài tảo vàng ánh là thức ăn cho các động vật phù du. Khi nước nhiều chất hữu cơ hay
giàu đạm tảo vàng ánh có thể gây ra hiện tượng “ nước nở hoa” (algal bloom), gây mùi tanh thối.

Dưới đây là hình ảnh các chi Tảo vàng ánh thường gặp
(theo ):
1 Ochromonas fragilis, 2 Monas elongata, 3 Uroglena americana, 4 Ochromonas
ludibunda, 5 Chrysococcus rufescens, 6 Stenokalyx monilifera, 7 Chromulina rosanoffii, 8 Synura
uvella, 9 Mallomonas fastigata, 10 Dinobryon divergens, 11 Kephyrion ovum, 12 Pseudokephyrion
pulcherrimum,
13 Rhipidodendron splendinum, 14 Anthophysa vegetans
1 Rhizochrysis Scherffelii, 2 Chrysidiastrum catenatum
1 Hydrurus foetidus, 2 Bitrichia danubiensis, 3 Bitrichia longispina,
4 Lagynion Scherffelii
1 Chrysosphaera paludosa, 2 Stichogloea olivacea
1 Phaeodermatium rivulare, 2 Phaeothamnion confervicola

Dưới đây là ảnh chụp một số chi Tảo vàng ánh thường gặp:
Dinobryon Uroglena
Synura Uroglenopsis
Chrysostephanosphaera Chromulina
Ochromonas
Mallomonas Distephanus
Pleurasiga Pseudopedinella
Pedinella Proterospongia
Oikomonas Dendromonas Anthophysis
Chrysamoeba Chrysosphaerella Chrysidiastrum
Chrysocapsa Phaeoplaca


2) Lớp Tảo vàng lục (Xanthophyceae)

Tảo vàng lục khác với Tảo lục ở chỗ không có chlorophyll b và sản phẩm đồng hóa CO
2


không phải là tinh bột mà là leucosin và lipid. Tảo vàng lục khác với Tảo vàng ánh và Tảo silic ở
chỗ không có sắc tố Fucoxanthin và nhiều đặc điểm khác nữa. Hình thái tảo vàng lục rất đa dạng:
hình monad, hình amíp, hình hạt... Sống đơn độc hay thành tập đoàn. Một số có dạng sợi đơn hay
phân nhánh, dạng ống thông suốt chứa nhiều nhân. Thành tế bào cấu tạo bởi cellulose. Các dạng
monad và động bào tử của các dạng khác thường có 2 lông roi không đều nhau, cũng có khi có 1
hay nhiều lông roi (xếp thành từng đôi không đều, đính ở phía cực tế bào). Lông roi dài thường có
lông và dài gấp 4-6 lần lông roi ngắn . Lông roi dài hướng về phía trước còn lông roi ngắn trơn nhẵn
hướng xiên so với trục dọc hay hướng hẳn về phía sau. Thành tế bào nguyên vẹn, trừ chi Tribonema
thành tế bào gồm hai mảnh. Sắc lạp có từ 2 dến 6 trong mỗi tế bào, có hình khay. Thành phần sắc
tố gồm có chlorophyll a, c, carotenoid, xanthophyll. Tản thường có màu vàng lục.
Sinh sản sinh dưỡng theo cách phân đôi tế bào hay từ một phần của tập đoàn. Sinh sản vô
tính bằng động bào tử. Động bào tử có hai lông roi lệch nhau, có khi chỉ có 1 lông roi. Thường động
bào tử được sinh ra từ nang động bào tử (zoosporangium). Có loài sinh sản vô tính bằng bào tử bất
động. Có loài sinh sản vô tính bằng tự thân bào tử (autospore) hay bằng bào tử màng dầy. Sinh sản
hữu tính rất ít khi gặp ở Tảo vàng lục. Tribonema có hai loại giao tử- bất động và di động.
Botrydium có giao tử chuyển động, đẳng giao hay dị giao.
Sinh sản hữu tính (noãn giao) ở Vaucheria
Autheridium- Túi đực; Oogonium- Túi cái; Eggs- Các noãn cầu
Tảo vàng lục thường gặp trong các thủy vực nước ngọt có độ dinh dưỡng trung bình hay
nghèo. Chúng có đpời sống phù du hay sống bám. Một số loài sống trên đất hay trên thân cây ẩm
ướt. Tảo vàng lục có các chi phổ biến sau đây:

Vaucheria (noãn giao)
Tribonema Botrydium
Olisthodiscus Vacuolaria
Characiopsis Ophiocytium

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×