Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.93 KB, 2 trang )
Dân tộc Hoa
Tên gọi khác :Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang.. Nhóm
ngôn ngữ
Hoa
Dân số
900.000 người.
Cư trú
Sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn và thành thị
Đặc điểm kinh tế
Người Hoa làm nhiều nghề nghiệp khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công
nhân, viên chức, giáo viên, buôn bán, làm muối, đánh cá, v.v... Nông dân Hoa có truyền
thống trồng lúa lâu đời, có kinh nghiệm sản xuất, tạo ra được những nông cụ tốt: cày, bừa
dùng đôi trâu kéo, hái gặt lúa, cuốc, thuổng... Nhiều nghề gia truyền của người Hoa đã nổi
tiếng từ lâu.
Tổ chức cộng đồng
Người Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực
đông đúc và gắn bó với nhau. Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên
nhau.
Hôn nhân gia đình
Trong gia đình người Hoa, chồng (cha) là chủ hộ, chỉ con trai được thừa kế gia tài và
con trai cả luôn được phần hơn. Cách đây khoảng 40-50 năm vẫn còn những gia đình lớn
có tới 4-5 đời, đông tới vài chục người. Nay họ sống theo từng gia đình nhỏ.
Hôn nhân ở người Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường xảy ra. Khi tìm vợ
cho con, người Hoa chú trọng đến sự "mông đăng, hộ đối" giữa hai gia đình và sự tương
đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa vị xã hội.
Tục lệ ma chay
Việc ma chay theo phong tục Hoa phải trải lần lượt các bước: lễ báo tang, lễ phát tang,
lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi
"Tây thiên Phật quốc", lễ đoạn tang.
Văn hóa
Người Hoa thích hát "sơn ca" (san cưa), gồm các chủ đề khá phong phú: tình yêu trai