Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Tôm he Nhật bản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.98 KB, 3 trang )

Tên : Nguyễn Tài Năng
MSSV: 08116095
Lớp: DH08NT
TÔM HE NHẬT BẢN(Penaneus japonicus)
1. Giới thiệu:
Tôm he Nhật Bản (Penaneus japonicus
Bate,1881) là loài sinh trưởng nhanh, giá
trị dinh dưỡng cao, được thị trường trong
và ngoài nước chấp nhận với giá thành
cao. Loài tôm này có các ưu điểm là rất
phàm ăn, sinh trưởng và phát triển tốt ở
nhiệt độ thấp, khỏe mạnh. Vào cuối vụ
thu sang đông ở miền Bắc nước ta
thường có độ muối cao, nhiệt độ thấp
không thuận lợi cho sinh trưởng và phát
triển của đa số các loài tôm nuôi nhưng
tôm he Nhật Bản có thể sống và phát
triển tương đối tốt trong môi trường này.
2. Phân loại.
Tôm he Nhật Bản thuộc ngành :
Athropoda; Lớp : Malacostraca; Bộ mười
chân: Decapoda; Họ tôm he: Penaeidae; Giống tôm he : Penaeus; Loài tôm he
Nhật Bản: Penaeus japonicus Bate (1881)
3. Đặc điểm hình thái :
Chuỷ có hướng chúc xuống, đoạn nhọn cuối chuỷ hơi cong lên, bằng hoặc ngắn hơn râu I,
mép trên có 8 - 11 răng, phần nhọn không có răng, mép dưới có 1 - 2 răng. Gờ sau chuỷ dài
đến mép sau vỏ đầu ngực, có rãnh giữa rất sâu kéo dài tới cuối gờ. Gờ bên chuỷ song song
với gờ sau chuỷ, rãnh bên chuỷ hơi hẹp hơn gờ sau chuỷ trán. Gờ gan rõ ràng. Từ giữa đốt
bụng IV đến đốt VI có gờ lưng. Đốt đuôi hơi dài hơn đốt VI, mặt lưng có rãnh dọc sâu, hai
bên có 3 đôi gai lay động. 5 đôi chân bò đều có nhánh ngoài. Petasma : Phiến bên cong về
phía bụng, đỉnh phiến giữa hình thành u lồi lệch về phía bụng, vượt quá đỉnh phiến bên.


Thelycum ở giữa đôi chân bò IV và V. Túi nhận tinh dạng trụ tròn, miệng túi ở phía trước.
Khác với các loài trong giống này, trong túi nhận tinh là một túi rỗng, sau khi thụ tinh, có
thể thấy ở miệng túi nhận tinh có một phiến sừng hoá. Thân màu nâu sáng, mặt vỏ có hoa
vân ngang màu xanh lơ hoặc xám nhạt, vỏ đầu ngực có các vòng màu nâu tối, vàng nhạt và
cam xen kẽ. Chân bơi và chân bò màu vàng viền đỏ, giữa nhánh đuôi có màu nâu, phần sau
màu lục, viền lông màu hồng. Chân bò dày đặc các lông màu lam.
4.
4. Phân bố:
Từ Địa Trung Hải phía bờ đông Châu Phi đến quần đảo Fidgi. Ở nước
ta tôm phân bố từ Quảng Ninh đến Kiên Giang tập trung ở Quảng Ninh, Hải
Phòng và Hà Nam Ninh, phân bố ở độ sâu từ ven bờ - 40m (tập trung ở 0-25m) độ
muối từ 20-40%o và 24-37
0
C (thích hợp 26-30
o
C).
5. Dinh dưỡng:
Tôm trưởng thành ăn tạp (ĐVPD, TVFD và mùn bã), khi nhỏ ăn vi
tảo, ấu trùng phù du.
- Mùa sinh sản: ở Việt Nam mùa đẻ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau (rộ
tháng 1-3).
6. Cỡ tôm thành thục:
Tôm mẹ thành thục sinh dục ở 80-145g/con (20-22cm).
7. Đặc điểm giao vỹ và đẻ trứng.
Tôm giao vỹ ở con cái vỏ mền và tôm đực vỏ cứng, tôm chỉ giao vỹ vào ban đêm,. Tôm cái
đẻ trứng - phóng tinh, trứng thụ tinh ngoài. - Biến thái của ấu trùng tôm he Nhật Bản. Ở
27 - 29
0
C và S:30 - 32
0

/
00
trứng phát triển ngay sau khi đẻ. Trứng hình cầu hoặc hình bầu
dục, qua 3 lần phân cắt màng phôi xuất hiện bao quanh phôi (2 - 2,5h), phôi phát triển
thành ấu trùng và giai đoạn biến thái: Nauplius - Zoea - Mysis - Postlarvae. - Khả năng
sinh sản. Từ 15 tôm mẹ thành thục phân tích có số liệu: Lượng trứng giao động từ
350.000-1.000.000 (TB. 721.968 ± 84.177). Sức sinh sản tương đối là 6.383,1 ± 443,4.
8. Tài liệu tham khảo:
• Trần Văn Đan, 2002. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống tôm he Nhật Bản.
• Trần Văn Đan, 2003 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất nhân tạo giống tôm he Nhật
bản (P. japonicus) bằng nguồn tôm mẹ tự nhiên ở Hải Phòng
• Phạm Ngọc Đẳng - Vũ Như Phức, 1983. Phân loại tôm kinh tế tại vùng biển Việt Nam -
Viện nghiên cứu Hải Sản - Hải Phòng.
• Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Thống kê học trong nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Hà
Nội, tr 188 – 232
• Bộ Thuỷ sản, 2000. "Tiêu chuẩn ngành thuỷ sản Việt Nam". NXB Nông nghiệp.
• "Tiêu chuẩn ngành 28 TCN: 95, Giống tôm biển, Trại sản xuất", tiêu chuẩn Ngành Thuỷ
sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 1994
• Motosaku - Hudinaga, 1942. "Sự sinh sản, sinh trưởng và nuôi P.japonicus Bate" Bản dịch
lưu trữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hải sản

×