Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Bồi thường thiệt hại trong tình trạng sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM


CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Bồi thường thiệt hại trong tình trạng sức
khỏe và tính mạng bị xâm phạm, một số vần đề lý luận
và thực tiễn.

GVHD: THS NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SVTH: TRƯƠNG THỊ SIM
LỚP:
K309 LDV

Kon tum, năm 2013


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
…….………………………………………………………………………................... 7
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành Tòa án nhân dân Huyện
Đăkglei - Tỉnh Kon Tum……………………………………………………………… 7
1.1.1. Chức năng hoạt động của tòa án nhân dân huyện Đăkglei…………..…………. 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân huyện Đăkglei ……..……………………..8
1.2. Vấn đề nghiên cứu của đề tài: ……………………………………………………..8
1.2.1. Vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập …………………………...…………….. 9
1.2.2.Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ...……………………………………………... 9
1.2.3. Mục đích của việc nghiên cứu vấn đề…………………………………………... 9
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM:
……………………………………………………………………………………….. 10
2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng …………….…….. 10
2.2. Ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ……………………... 11
2.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm ..................................................................................................................... 12
2.3.1. Phải có thiệt hại xảy ra...………………………………………………………..12
2.3.2. Phải có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật ..………………………. 15
2.3.2.1. Hành vi vi phạm pháp luật ………………………………………………….. 15
2.3.2.2. Hành vi trái pháp luật ……………………………………………………….. 15

2.3.3. Có lỗi của người gây ra thiệt hại ……………………………………………... 15
2.3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật ……… 16


2.4. Các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại:………………………………….18
2.4.1. Pháp nhân - chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại………………………..18
2.4.2. Cá nhân - chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại…………………………..18
2.5. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại…………………………………………………..19
2.5.1.Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời……………………………………...20
2.5.2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà
gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình…………21
2.5.3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người gây thiệt hại,
người bị thiệt hại có quyền u cầu tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi
mức bồi thường………………………………………………………………………..22
2.6. Xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm………..23
2.6.1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm…………………………………………… 23
2.6.2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm………………………………………….. 27
2.7. Hình thức bồi thường và mức bồi thường………………………………………...30
2.7.1. Hình thức bồi thường thiệt hại………………………………………………… 30

2.7.2. Mức bồi thường thiệt hại…………………………………………………….…30
2.8. Thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm tại
Tịa án nhân dân huyện Đăkglei – Kon Tum………………………………………….30
2.8.1. Đánh giá tổng quan tình hình…………………………………………………..31
2.8.2. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm qua một số
vụ án điển hình tại Tịa án nhân dân huyện Đăkglei – Kon Tum……………………..27
2.8.2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại………………………….. 27
2.8.2.2. Năng lực chủ thể trong bồi thường thiệt hại………………………………… 31
2.8.2.3. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện
hành. ………………………………………………………………………………….32
2.8.2.4. Hình thức bồi thường và mức bồi thường……………………………………32
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VIỆC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
VÈ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐĂKGLEI – KON TUM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:…………………. 34


3.1. Thực trạng giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính
mạng bị xâm phạm…………………………………………………………………….34
3.1.1 Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi thường
thiệt hại về vật chất……………………………………………………………………34
3.1.2. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi thường
thiệt hại về tinh thần…………………………………………………………………..37
3.2. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe, tính mạng…………………………………………………………….41
3.2.1. Kiến nghị………………………………………………………………………..41
3.2.2. Một số giải pháp hồn thiện pháp luật cũng như những giải pháp khác để nâng
cao chất lượng xét xử về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.42


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định được quy định tại Bộ luật Dân
sự năm 2005 với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm
hại trong trường hợp các bên không xác lập hợp đồng, xác định thiệt hại là cơ sở để
tính mức bồi thường trên thực tế
Bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần được phát
sinh do lỗi cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; vấn đề này đã
được các nhà làm luật coi đó là một nguyên tắc và cụ thể hóa trong văn bản pháp
luật. Xét về nguồn gốc lịch sử thì chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ra đời từ rất sớm. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi quốc gia đều có
những qui định chung về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, bên cạnh đó cịn có
những qui định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
từng trường hợp cụ thể bởi sự đa dạng về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng, hoàn cảnh
bị thiệt hại.
Bộ luật dân sự năm 1995 được áp dụng để giải quyết cho các tranh chấp
dân sự nói chung, tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
nói riêng kể từ ngày 1/7/1996. Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã
phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao
lưu dân sự, góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội. Bên cạnh những thành công đã
đạt được, Bộ luật dân sự 1995 còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bộ luật dân sự 2005 ra đời thay thế cho Bộ luật
dân sự 1995 với nhiều sự sửa đổi, bổ sung nhất định, trong đó có chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ luật dân sự 2005 qui định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng từ Điều 604 đến Điều 630 bổ sung qui định về bồi thường thiệt

hại do xâm phạm thi thể, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, hài cốt và rất
nhiều sự sửa đổi khác trong từng qui định cụ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều
tranh cãi về căn cứ phát sinh, mức bồi thường. hơn nữa qui định của pháp luật về
vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các qui định mang tính "định tính" mà khơng "định
lượng" nên gây khó khăn rất nhiều cho các cán bộ áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó,
án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các án kiện về bồi thường, sự đối lập về tâm lý
của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại hoặc gia đình của người bị thiệt hại
làm cho các án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe,
tính mạng bị kháng cáo, khiếu nại từ phía đương sự.

Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những vấn
đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc.
SVTH: Trương Thị Sim

5

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được nhiều nhà khoa

học nghiên cứu pháp luật quan tâm. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trong đó
có đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng như các bài viết: TS. Phùng Trung Tập: "Lỗi và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng", Đinh Văn Quế: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người", Tưởng Duy Lượng Nguyễn Văn Cường: "Cách tính bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm", Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tháng 5-2004); Lê Mai Anh:
"Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Bộ luật dân sự", Luận văn thạc sĩ luật học; Lê Thị Bích Lan: "Một số
vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín"…
Nhìn chung, các bài viết đã nêu và phân tích những vấn đề chung về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự; đưa ra các yêu cầu cơ bản
trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các quy định của pháp
luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, các hình thức và mức bồi thường, những trường hợp miễn
hoặc giảm trách nhiệm bồi thường...
Tuy nhiên, các bài viết đề cập ở dạng khái quát về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng hoặc có đề cập chi tiết cụ thể hơn
nhưng vào thời điểm của Bộ luật dân sự 1995 đang tồn tại hiệu lực pháp lý. Tìm
hiểu một cách có hệ thống, chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe, tính mạng theo Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản hướng
dẫn mới thì chưa có một cơng trình khoa học nào cho đến thời điểm hiện tại.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc tìm hiểu các qui định của Bộ luật dân sự 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn hồn
chỉnh dưới lăng kính pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, qua đó phục vụ tốt hơn cho cơng việc thực tế của bản thân. Ngoài ra,
qua việc nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm

phạm sức khỏe, tính mạng cũng như việc áp dụng vào thực tiễn sẽ có những
kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực thi, sửa đổi
và tuyên truyền pháp luật. Để đạt được mục đính này, nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài là tìm hiểu các qui định của các văn bản pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng; tìm hiểu
thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe,
SVTH: Trương Thị Sim

6

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

tính mạng tại địa phương qua đó chỉ ra những bất cập trong các qui định của
pháp luật và phương hướng hoàn thiện qui định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại nói chung, pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe,
tính mạng nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài, nghiên cứu những vấn đề
lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng, đưa ra những giải pháp nhằm
tháo gỡ những vướng mắc trong giải quyết bồi thường thiệt hại sức khỏe và
tính mạng khi áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VIỆC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ
SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
ĐĂKGLEI – TỈNH KON TUM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ;

SVTH: Trương Thị Sim

7

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành Tòa án nhân
dân Huyện Đăkglei - Tỉnh Kon Tum.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với
đất nước, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng tháng 8 đã
xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến và lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Nhà
nước ta đã khẩn trương xây dựng bộ máy Nhà nước cách mạng, trong đó Tịa án là
cơng cụ quan trọng để bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số: 33C thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời

của ngành Tịa án Việt Nam. Để hồn thiện và nâng cao hiệu lực của ngành Tòa án,
ngày 24/01/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số:13 về tổ chức các
Tòa án và ngạch thẩm phán. Ngày 22/05/1950 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành
Sắc lệnh số:85-SL cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng. Tháng 4/1958 Quốc hội
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao, với
hiến pháp1959 và Luật tổ chức tòa án năm 1960 đánh dấu một bước tiến quan trọng có
tầm vóc lịch sử về Pháp quyền và Pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính chất dân
chủ trong hoạt động của Tịa án nhân dân và cơng tác xét xử từng bước được nâng lên
đã tạo niềm tin vững chắc đối với nhân dân, nhân dân thực sự được thực hiện quyền
làm chủ của mình. với sự ra đời, phát triển và trưởng thành của ngành Tòa án nói
chung.
Được sự quan tâm của các cấp, các ban, ngành của Tỉnh nói chung, huyện
Đăkglei nói riêng. Tịa án nhân dân huyện Đăkglei được thành lập theo Quyết định
số:62/QĐ-UB ngày 01 tháng 11 năm 1975 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Gia lai – Kông
Tum, ngay sau ngày được thành lập tòa án nhân dân huyện đã nỗ lực khắc phục mọi
khó khăn vừa tiến hành xây dựng cơ sở vật chất vừa hồn thành tốt nhiệm vụ chun
mơn, với chức năng là công cụ trong hệ thống các cơ quan chun chính vơ sản, tịa án
nhân dân huyện đã khơng ngừng phát huy vai trị, chức trách của mình, kịp thời xét xử
nghiêm minh các loại án nhằm kịp thời phục vụ nhiệm vụ, ổn định tình hình an ninh
trật tự trên địa bàn huyện, tích cực tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong những
năm qua, tòa án nhân dân huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân
dân giao phó, cơng tác xét xử ln cơng tâm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
khơng có án oan sai, mọi bản án đều thể hiện rõ tính nghiêm minh của pháp luật. Để
đảm bảo công tác xét xử, thi hành án chuẩn mức, tòa án nhân dân huyện Đăkglei luôn
chú trọng công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên, cán bộ có phẩm
chất đạo đức, vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ.
1.1.1. Chức năng hoạt động của Tòa án nhân dân Huyện Đăkglei:
Với chức năng là cơ quan xét xử trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tòa án
xét xử các loại án và giải quyết những vụ việc khác theo quy định pháp luật, có nhiệm

vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản
của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân. Bằng hoạt động của mình, tịa án góp phần giáo dục công dân trung thành
với Tổ Quốc. chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc
sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
SVTH: Trương Thị Sim

8

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của TAND huyện Đăkglei: Chánh án, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân và thư ký Tòa án. Tịa án nhân dân huyện Đăkglei có 5 phịng làm việc
và 1 hội trường với 8 cán bộ công nhân viên chức ( Trong đó có 01 chánh án, 01 thẩm
phán ). Hoạt động theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, tòa án nhân dân
huyện là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ở địa
phương, có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng, có
nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức công tác xét xử và công tác khác theo quy định của pháp
luật và báo cáo cơng tác của Tịa án nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và
với Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Đăkglei.

Chánh án

Phó chánh án


Thẩm phán
Thư ký

Ban giúp việc

1.2. Vấn đề nghiên cứu của đề tài:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu pháp luật quan tâm. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trong đó có đề cập đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng như các bài viết: TS.
Phùng Trung Tập: "Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", Đinh Văn
Quế: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
con người", Tưởng Duy Lượng - Nguyễn Văn Cường: "Cách tính bồi thường thiệt hại
tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm", Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tháng 5-2004). Lê
Mai Anh: "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Bộ luật dân sự", Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thị Bích Lan: "Một số vấn đề
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm và uy tín".
SVTH: Trương Thị Sim

9

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương


Các bài viết trên đã nêu và phân tích những vấn đề chung về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong luật dân sự và đưa ra những yêu cầu cơ bản trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các quy định của pháp luật dân sự trong việc bồi
thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín,
cơ sở để xác định trách nhiệm, các hình thức và mức bồi thường, những trường hợp
miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự
được áp dụng đối với người phạm lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
xâm phạm uy tín, danh dự, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt
hại. Cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của
pháp luật dân sự “ Quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của các chủ thể
”, khơng có sự thỏa thuận trước của các bên và phát sinh trên cơ sở hành vi bất hợp
pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý.
Trong những năm gần đây, theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, các tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói riêng ngày một gia tăng, Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã tạo thuận
lợi cho các cấp tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và các
tranh chấp về bồi thường thiệt hại nói riêng. Tuy nhiên bên canh việc áp dụng các văn
bản hướng dẫn của các cấp, các ngành tối cao thì việc áp dụng giải quyết trong thực
tiễn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc do tính đa dạng, phức tạp. Bên cạnh đó việc áp
dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp chưa có sự thống nhất vì cùng một quy
định nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cần thiết và
cấp bách trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay.
1.2.1. Vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập.
Qua thực tế và trong phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài, nghiên cứu những
vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng, đưa ra những giải pháp nhằm tháo
gỡ những vướng mắc trong giải quyết bồi thường thiệt hại sức khỏe và tính mạng

khi áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.
1.2.2.Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp thu thập
thơng tin, phân tích, tổng hợp, thống kê để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
1.2.3. Mục đích của việc nghiên cứu vấn đề.
Thơng qua việc tìm hiểu các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn
bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng để làm rõ những quy định cụ thể của pháp
luật về vấn đề bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức
khỏe, tính mạng tại địa phương thông qua các vụ việc, vụ án cụ thể đã được giải quyết
tại TAND huyện Đăkglei để nhận diện được sự phù hợp hay không phù hợp của những
quy định của pháp luật được áp dụng trong thực tiễn, lấy đó làm cơ sở để đề xuất các
kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này.

SVTH: Trương Thị Sim

10

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG BỊ
XÂM PHẠM

2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long đều chưa có sự phân biệt rõ nét về trách
nhiệm bồi thường dân sự. Sự phân biệt rạch ròi giữa trách nhiệm hình sự và trách
nhiệm dân sự chỉ ra đời trên cơ sở ba bộ luật đầu tiên (Bộ luật Nam Kỳ ban hành ngày
10/3/1883, bộ Dân luật Bắc Kỳ ban hành ngày 01/4/1931, bộ Dân luật Trung Kỳ ban
hành ngày 31/10/1936) và các nguyên lý chung về trách nhiệm bồi thường dân sự lần
đầu được ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 712 đến Điều 716 (Bộ Dân luật Bắc Kỳ),
Điều 761 đến Điều 767 (Bộ Dân luật Trung Kỳ) và cho đến năm 1972 chính quyền
Sài Gịn có ban hành bộ Dân luật Sài Gịn từ Điều 729 đến Điều 739 đề cập về trách
nhiệm bồi thường dân sự. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, đã đánh dấu một
bước ngoặt mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này chúng ta chưa thể
ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã
hội diễn ra hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt ký Sắc lệnh số: 90/SL
ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh số: 97/SL ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên
tinh thần khơng trái với ngun tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của Nhà
nước ta. Những quy định trong Sắc lệnh số: 97/SL ngày 22/5/1950 đã đặt nền móng
vững chắc cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự. Lần đầu tiên những
nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân dân sâu sắc được pháp điển hóa.
Như nguyên tắc: "Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử
nó đúng với quyền lợi của nhân dân" hay "người ta chỉ được hướng dụng và sử dụng
các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và khơng gây thiệt hại đến
quyền lợi của nhân dân".
Việc giải quyết các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở tổng
kết kinh nghiệm của ngành tòa án. Qua thực tiễn xét xử, vận dụng và kế thừa những
quy định pháp luật đã có, Tịa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số:173/UBTP ngày
23/3/1972 hướng dẫn cơng tác xét xử, trong đó nói rõ điều kiện phát sinh, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, nguyên tắc, cách xác định thiệt hại.
Thông tư số: 03 ngày 5/4/1983 bổ sung giải quyết bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông... đều là văn bản dưới luật, lại ban hành trong điều kiện nền
kinh tế tập trung bao cấp, tuy đề cập đến nhiều vấn đề xong chỉ mang tính định

hướng, chưa cụ thể... Bên cạnh đó, xu hướng phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, địi hỏi phải có bộ luật dân sự điều chỉnh một
lĩnh vực quan hệ xã hội rộng lớn. Bộ luật Dân sự ra đời pháp triển hóa một bước
quan trọng tạo ra một văn bản pháp luật thống nhất nhằm khắc phục những tình
trạng tản mạn, trùng lặp, mâu thuẫn của pháp luật dân sự trước đó.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những trách
nhiệm dân sự, được áp dụng với những người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
cho người khác. Chế định "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng’’
được hệ thống ở chương XXI với các qui định từ Điều 604 đến Điều 630 của Bộ
luật dân sự 2005 làm cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp, đồng thời giải quyết khách quan, nhanh chóng, cơng bằng theo
quy định của pháp luật.
SVTH: Trương Thị Sim

11

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

Theo khoản 5 Điều 281 Bộ luật dân sự 2005 thì một trong những căn cứ làm phát
sinh nghĩa vụ dân sự đó là: "Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật".
Theo qui định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 thì sự kiện "gây thiệt hại do hành
vi trái pháp luật" là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa "trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng" với "nghĩa vụ bồi thường do hành vi trái pháp luật". Điều 604 Bộ

luật dân sự 2005 đã xác nhận sự đồng nghĩa này. Pháp luật nhà nước ta sử dụng
nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ
chức khi bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Khi một người có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại đối với người khác làm phát sinh các quan hệ pháp luật
về bồi thường thiệt hại. Vì vậy, bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,
tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là hình thức
trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù
những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện để phát sinh
trách nhiệm này là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có lỗi của người gây thiệt hại.
Qua những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
pháp lý, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước theo đó người gây thiệt hại phải
bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi hành vi đó được thực hiện
với lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm hại tới tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, và các quyền nhân thân khác của cá nhân, tài sản, danh dự, uy tín
của pháp nhân hoặc của chủ thể khác.
2.2. Ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm khắc phục những hậu
quả về tài sản, phục hồi tình trạng của người bị thiệt hại trong phạm vi, khả năng nhất
định đảm bảo lợi ích của người bị thiệt hại. Giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là áp dụng một biện pháp trách nhiệm dân sự, được thể hiện theo một bản án
dân sự hay một quyết định dân sự, trong một bản án dân sự về nguyên tắc thì thiệt hại
phải được bồi thường một cách tồn bộ và kịp thời “Điều 605 BLDS 2005”. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của cá nhân bị xâm hại.
Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với nạn nhân trong
việc cứu chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Ngồi ra trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngồi hợp đồng khơng chỉ nhằm đảm bảo việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn
giáo dục cho mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,
tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện
trên một số phương diện sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là chế định góp phần
đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là chế định góp phần
răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, gây thiệt
SVTH: Trương Thị Sim

12

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

hại trái pháp luật nói riêng.
Ngồi mục đích buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi
phạm của mình gây ra, nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự, chế định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại còn thể hiện ý nghĩa nhân đạo, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Thơng qua chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cùng với việc vận dụng
chế định này để giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng cịn có ý nghĩa răn đe, giáo dục và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp

luật nói chung, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Ngồi người vi
phạm, những người khác cũng sẽ thấy rằng nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì
cũng sẽ chịu sự xử lý của pháp luật. Chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
cịn có ý nghĩa trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật thơng qua những biện
pháp chế tài nghiêm khắc. Ngồi ra, ý thức pháp luật của người dân cũng ngày một
được nâng cao hơn

2.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm.
Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh
khi thỏa mãn các căn cứ do pháp luật qui định. Việc xác định căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý nghĩa hết sức quan trọng: là cơ sở để xác
định trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được đề cập tại Điều 307 (Trách nhiệm bồi thường thiệt hại) và
Điều 604 (Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại) của Bộ luật dân sự
năm 2005. Như vậy, trên cơ sở qui định tại hai điều luật này, căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định gồm 4 điều kiện:
- Phải có thiệt hại xảy ra.
- Phải có hành vi gây thiệt hại.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.
- Người gây thiệt hại phải có lỗi.
2.3.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
Đây là điều kiện tiên quyết, điều kiện quan trọng nhất của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng, bởi nếu khơng có thiệt hại thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khơng bao giờ phát sinh. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại là khôi phục, bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại, do đó phải có thiệt hại
thì mục đích đó mới đạt được.
Nếu thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì việc xác định "có thiệt hại" là vấn
đề khơng mấy khó khăn, tuy nhiên trường hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm thì
thiệt hại sẽ khó xác định, bởi chúng ta khơng thể "lượng hóa" được thiệt hại trong

trường hợp này. Vậy có thể hiểu thiệt hại là gì? Thiệt hại có thể được hiểu theo hai
khía cạnh: Xã hội và pháp lý.
Theo ý nghĩa xã hội, mỗi hành vi trái pháp luật đều gây thiệt hại, bởi nó làm
ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội nhất định.
Theo luật dân sự Việt Nam thì thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính
thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản... của
cá nhân và các chủ thể khác. Tổn thất thực tế được đề cập ở đây là sự giảm sút, mất
mát về lợi ích vật chất, tinh thần, hay những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục
thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu. Những thiệt hại thực tế xảy ra có thể là thiệt
SVTH: Trương Thị Sim

13

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

hại vật chất hoặc tinh thần. Thiệt hại vật chất là thiệt hại được biểu hiện cụ thể như
tài sản đã mất mát, những chi phí cần thiết để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế
tài sản bị hư hỏng, những khoản thu nhập thực tế bị mất.
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây ra những thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe... của người khác thì thiệt hại được xác định như thế nào? Tính mạng, sức
khỏe của con người là vơ giá khơng thể tính thành tiền, do vậy bồi thường thiệt hại ở
đây không phải là bồi thường về tính mạng, sức khỏe mà nó là những bồi thường thiệt
hại vật chất. Những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho bên bị thiệt hại hoặc những chi phí cần thiết khác.
Theo thơng tư 173/UBTP-TANDTC của Tịa án nhân dân tối cao ngày

23/3/1972 hướng dẫn thì thiệt hại được xác định: "Đó là thiệt hại vật chất, biểu hiện
cụ thể là thiệt hại về tài sản hoặc những chi phí và những thu nhập bị mất, do có
sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đưa đến. Thiệt hại đó phải thực sự xảy ra và tính
tốn được".
Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 ghi nhận việc buộc
người gây thiệt hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần" cho
người bị thiệt hại, người thân của họ.
Pháp luật về dân sự nói chung, chế định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng là những vấn đề rất nhạy cảm và vơ cùng phức
tạp, bởi vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không thể có
cơng thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc giải quyết bồi
thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên
làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân. Đây là vấn đề rất khó, nhưng cho đến nay,
về căn bản các cơ quan có thẩm quyền chưa có ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
để áp dụng cho thống nhất, vì vậy khi vận dụng vào thực tiễn còn gây nhiều tranh cãi,
chưa thống nhất. Trên thế giới, thiệt hại về tinh thần đã được một số nước ghi nhận từ
lâu như Liên Xô, Cộng hóa Liên bang Đức... Trong cuốn "Trách nhiệm phát sinh do
gây thiệt hại" (Nhà xuất bản LGU, Lêningrat, 1973), tác giả Smirnốp T.V khẳng định:
"Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần của cơng dân Xơ viết, về việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ chỉ là thực hiện đầy đủ khi người bị thiệt
hại được bồi thường không những thiệt hại về vật chất mà cả thiệt hại về tinh thần".
Tại khoản 3, Điều 307 Bộ luật dân sự của nước ta quy định: "Người gây thiệt hại về
tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người đó thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải
chính cơng khai cịn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần
cho người bị thiệt hại". Như vậy, thiệt hại được hiểu là ngoài những thiệt hại vật
chất cịn có những thiệt hại về tinh thần.
Thiệt hại xảy ra được đánh giá một cách khách quan, trung thực, đảm bảo công
bằng xã hội. Trên thực tế, mọi thiệt hại đều mang tính khách quan, tuy nhiên, tiên
lượng và đánh giá tính khách quan của sự thiệt hại lại thông qua ý thức chủ quan

của con người. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện, hồn cảnh thực tế như vậy ai
cũng công nhận thiệt hại là có và mọi người đều chấp nhận việc đánh giá mức độ
thiệt hại. Nhưng nhìn chung thì người bị thiệt hại có thể phức tạp hóa vấn đề lên, như
khai tăng giá trị thiệt hại còn người gây thiệt hại có chiều hướng đơn giản hóa. Vì
vậy mà người có vai trị đánh giá thiệt hại, đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là rất quan trọng. Nhìn nhận và đánh giá thiệt hại dựa trên cơ sở pháp luật
quy định để xem xét có thiệt hại xảy ra hay không, mức độ thiệt hại như thế nào...
SVTH: Trương Thị Sim

14

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

Thiệt hại phải tính tốn được tương đương với một số lượng tiền xác định
mới đảm bảo đầy đủ cơ sở cho việc bồi thường. Tuy nhiên, đối với thiệt hại về mặt
tinh thần khơng thể tính tốn bằng tiền bởi "tinh thần" thì làm sao có thể cân, đo,
đong, đếm cụ thể để xác định thiệt hại, do vậy Tịa án chỉ có thể căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể xác định số tiền bù đắp tổn thất về mặt tinh thần, nhằm đảm bảo
quyền lợi của người bị nạn và gia đình họ, khắc phục phần nào hậu quả xảy ra. Tòa án
cũng chỉ chấp nhận những thiệt hại hợp lý mà thôi, những thiệt hại mang tính suy
diễn như: "Tơi là người khơng bao giờ bị xe tông, trong tuần này tôi lượm được 2
triệu đồng" hay "thu nhập của một người nông dân ở vùng quê nghèo là từ 1.000.000
đồng đến 1.500.000 đồng /tháng"...sẽ không được thừa nhận nếu khơng có căn cứ xác
đáng. Như vậy, thiệt hại về vật chất là những thiệt hại trị giá được bằng tiền, đó là
thiệt hại thơng thường trong các vụ kiện địi bồi thường thiệt hại. Đó là những thiệt

hại vật chất trong các thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân
phẩm…
Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, khơng thể có cơng thức
chung để quy thành tiền áp dụng cho mọi trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tùy vào từng trường hợp cụ thể nhằm mục
đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo điều kiện để có thể khắc phục khó khăn,
làm dịu đi nỗi đau cho chính người bị thiệt hại hay cho những người thân thích của
họ.
Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy
sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân. Hình thức biểu hiện thiệt hại về tinh thần rất đa
dạng như: Sự suy sụp tâm lý của người bị thiệt hại sau khi sức khỏe bị xâm phạm làm
cho bị tàn tật, bị biến dạng bề ngồi (ví dụ như bị sẹo ở mặt, bị gãy chân làm cho
người bị thiệt hại đi bị thọt...). Ngoài những thiệt hại về tinh thần mà bản thân người
bị thiệt hại phải gánh chịu thì có những trường hợp người thân thích của họ cũng
phải gánh chịu tổn thất về tinh thần này. Ví dụ, đó có thể là sự suy sụp, hoang
mang, lo lắng, sự đau thương của những người thân thích với cái chết của nạn nhân.
Khác với thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần khơng có tiêu chí chung để xác định
cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hồn cảnh của từng cá nhân là khơng giống nhau,
nhưng thiệt hại về tinh thần thường đi kèm với thiệt hại vật chất.Điều 710 Bộ luật
dân sự của Nhật Bản quy định: "Một người chịu trách nhiệm về thiệt hại theo quy
định của Điều 709 phải bồi thường cả về thiệt hại phi vật chất bất kể thiệt hại như
vậy xảy ra đối với quyền lợi, uy tín, hoặc tài sản của người khác". Ngoài ra, muốn bồi
thường, sự thiệt hại phải thỏa mãn các điều kiện: thiệt hại phải chắc chắn, nhất định,
thực tế và chưa được bồi thường. Nói đến sự thiệt hại chắc chắn, nhất định, thực tế là
nói đến một sự thiệt hại đã xảy ra, hoặc chưa xảy ra nhưng nhất định sẽ xảy ra và có
thể ước lượng được. Để chứng minh sự thiệt hại chắc chắn, người bị thiệt hại phải
đưa ra những chứng cứ cần thiết và tin cậy như: hóa đơn chứng từ thanh tốn những
chi phí hợp lý nhằm cứu chữa, phục hồi sức khỏe…Một sự thiệt hại không chắc
chắn xảy ra hoặc chỉ có tính chất giả định hoặc chỉ là mất đi một cơ may thì khơng
được bồi thường. (Theo Bộ luật dân sự Nhật Bản thì việc "mất đi một cơ may" được

coi là một yếu tố cấu thành thiệt hại).
Bồi thường thiệt hại chính là nhằm khơi phục lại tồn bộ hoặc một phần tình
trạng tài sản trước khi xảy ra thiệt hại hoặc bù đắp những tổn thất do tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, bị xâm phạm nên thiệt hại được coi là điều kiện có ý
nghĩa quan trọng. Khơng thể bồi thường thiệt hại khi khơng có thiệt hại xảy ra.
SVTH: Trương Thị Sim

15

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

Thiệt hại được hiểu là: bị tổn thất, hư hao về người và tài sản và được xác
định bằng một khoản tiền cụ thể. Thiệt hại gây ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế - xã
hội được pháp luật bảo vệ, đồng thời cũng phản ánh hậu quả của hành vi trái pháp
luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, pháp nhân cũng
như của Nhà nước.
Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận có thiệt hại về tinh thần, tuy nhiên có
quan điểm cho rằng thiệt hại về tinh thần chỉ là khái niệm xã hội và ở phạm vi tình
cảm. Nhưng có quan điểm cho rằng, bồi thường bằng tiền có thể khắc phục phần nào
thiệt hại về tinh thần, không thể dùng tiền bù đắp được. Tuy nhiên, pháp luật dân sự
Việt Nam quy định mức tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần tại khoản 2 Điều 609 và
khoản 2 Điều 610. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số qui định
của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cũng đã có sự
hướng dẫn cụ thể về bồi thường tổn thất tinh thần. Buộc người xâm phạm đến sức

khỏe người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về mặt tinh thần
cho người bị thiệt hại và cho những người thân thích của người bị thiệt hại trong vụ
bị xâm phạm tính mạng là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, phù hợp với phong tục
tập quán, truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.
2.3.2. Phải có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
2.3.2.1. Hành vi vi phạm pháp luật: Là hành vi của chủ thể có năng lực pháp
luật trái với các quy định của pháp luật và có lỗi.
2.3.2.2. Hành vi trái pháp luật: là những xử sự cụ thể của con người được thể
hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
Vì vậy, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một
quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tơn trọng những quyền
đó của chủ thể khác, khơng được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các
quyền đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức
khoẻ bị xâm phạm. Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp
luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...
2.3.3. Có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Lỗi thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vơ ý. Khoản 2 Điều 309 Bộ luật
dân sự 2005 quy định:
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người khơng thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ
xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng
thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi trái pháp luật của mình và
đối với thiệt hại do hành vi gây nên, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì
phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi vi phạm của mình gây ra khi họ có lỗi. Lỗi
được cấu thành bởi hai yếu tố đó là lý trí và ý chí. Lý trí là sự thể hiện năng lực nhận

thức thực tại khách quan, cịn ý chí là yếu tố biểu hiện năng lực điều khiển hành vi trên
cơ sở nhận thức thực tại khách quan. Có thể xem xét hành vi của người gây thiệt hại
SVTH: Trương Thị Sim

16

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

trên các mặt sau:
- Nhận thức của người gây thiệt hại.
- Hành vi gây thiệt hại có đúng pháp luật hay trái pháp luật.
- Hành vi cụ thể của người gây thiệt hại.
Nếu xét lỗi dưới góc độ quan hệ của cá nhân thì lỗi của người gây thiệt hại là
sự biểu hiện quan hệ giữa bản thân người gây thiệt hại và xã hội mà nội dung của nó là
sự phủ định chủ quan những quy tắc ứng xử chung của xã hội, địi hỏi cá nhân phải tơn
trọng được thể hiện bằng các quy định của pháp luật.
Để bảo vệ triệt để lợi ích của người bị thiệt hại trong quan hệ giữa các công
dân với nhau và đặc biệt là trong quan hệ giữa công dân với Nhà nước, xuất phát từ
ngun tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác, pháp luật dân sự quy định lỗi có thể được suy đốn từ ba điều
kiện trên. Như vậy, có thể nói rằng: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự hay bất
cứ trách nhiệm pháp lý nào khác nào đều phải dựa trên cơ sở lỗi. Một người gây thiệt
hại mà khơng có lỗi thì dù thiệt hại tới mức nào cũng không phải bồi thường, đó là
ngun tắc. (trường hợp phịng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, lỗi
hồn tồn do người bị thiệt hại gây ra).

Lỗi cố ý biểu hiện trạng thái tâm lý của một người biết hành vi của mình là
sai, thấy rõ hậu quả của hành vi đó, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc khơng
mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả của hành vi đó xảy ra. Lỗi vơ ý là
biểu hiện trạng thái tâm lý của người gây thiệt hại, thấy trước được hành vi của mình
có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại đó khơng thể xảy ra hoặc có thể xảy
ra nhưng ngăn ngừa được. Lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ bồi
thường thiệt hại. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
thì người gây thiệt hại khơng có trách nhiệm phải bồi thường. Mức độ bồi thường
phụ thuộc vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Khi nghiên cứu về lỗi vơ ý có thể
chia lỗi vơ ý ra làm hai loại:
- Vơ ý vì cẩu thả.
- Vơ ý vì q tự tin.
Vơ ý cẩu thả là trường hợp người có hành vi vi phạm mặc dù có thể thấy trước
và phải thấy trước thiệt hại có thể xảy ra.
Vơ ý vì q tự tin là trường hợp người có hành vi vi phạm thấy trước khả
năng hành vi của mình có thể gây thiệt hại và khơng mong muốn thiệt hại xảy ra
nhưng lại tin là có thể ngăn chặn được.
Sự khác nhau giữa vơ ý vì cẩu thả và vơ ý vì q tự tin ở chỗ: người có hành vi
vi phạm với lỗi vơ ý vì quá tự tin là họ nhận thấy trước được hành vi của họ có thể
gây thiệt hại, cịn người có hành vi vi phạm với lỗi cẩu thả không nhận thức được
thiệt hại có thể xảy ra, trong cả hai trường hợp thì người có hành vi vi phạm khơng
mong muốn thiệt hại xảy ra. Trong dân sự thì dù lỗi cố ý hay lỗi vô ý đều phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
2.3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Mối quan hệ nhân quả là sự liên hệ giữa hai hiện tượng trong đó có chứa
đựng nguyên nhân và kết quả. Phải có sự vận động của hiện tượng là nguyên nhân trong
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể mới nảy sinh hiện tượng là kết quả. Hành vi vi
phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là hậu quả. Xét về nguyên tắc, nguyên
nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định và hành vi trái pháp
SVTH: Trương Thị Sim


17

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

luật là nguyên nhân trực tiếp (nguyên nhân quyết định đối với thiệt hại xảy ra). Có
nghĩa là thiệt hại đã có sẵn cơ sở trong hành vi. Một hành vi vi phạm nhất định trong
một điều kiện xác định thì chỉ làm nảy sinh ra hậu quả này chứ không phải là hậu quả
nào khác. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược
lại, nếu khơng có hành vi thì thiệt hại sẽ không xảy đến. Nếu không xác định được mối
quan hệ này sẽ không xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có
hành vi vi phạm và không buộc được người gây thiệt hại phải bồi thường cho người
bị thiệt hại. Nếu chúng ta làm rõ được mối quan hệ nhân quả, sẽ trả lời được hai câu
hỏi được đặt ra
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh khơng?
- Mức bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào nếu nhiều người gây thiệt
hại cho một người hoặc cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi?
Trong thực tế mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra biểu
hiện rất phức tạp. Một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây nhiều thiệt hại vừa về vật
chất, vừa về tinh thần. Có trường hợp thiệt hại xảy ra do một hành vi trái pháp luật
khác xen vào gây ra chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm
phát sinh thiệt hại.
Ví dụ: A gây thương tích cho B, B được mọi người đưa vào cơ sở y tế cấp
cứu. Với tình trạng vết thương như vậy thì hồn tồn có thể cứu chữa được người bị
hại. Tuy nhiên, do tắc trách trong quá trình cứu chữa (bác sĩ đã không vô trùng dụng

cụ cứu chữa) nên vết thương của B bị nhiễm trùng dẫn tới hậu quả là B bị chết.
Cần phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện: nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại, điều kiện khơng trực tiếp gây thiệt hại nhưng có tác động để cho thiệt hại xảy
ra nhanh hơn. Vậy trong mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân là yếu tố quyết định
còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả. Nguyên nhân và điều kiện trong
mối quan hệ nhân quả có thể là một hay nhiều hiện tượng, nhưng giữa chúng có một
điểm khác nhau ở chỗ quan hệ với hậu quả xảy ra. Nếu khơng có ngun nhân thì
khơng có hiện tượng, sự vật xảy ra và cũng không tồn tại một điều kiện. Nhưng
nhiều trường hợp có ngun nhân xảy ra nhưng khơng có kết quả nếu khơng có điều
kiện. Về ngun tắc thì khơng có việc hiện tượng này chỉ là ngun nhân cịn hiện
tượng kia chỉ là điều kiện. Mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
xác định thiệt hại.Về mặt lý luận cũng như thực tế để xác định mối quan hệ nhân
quả là một vấn đề tương đối khó khăn. Bởi vì sự thiệt hại thơng thường thì do nhiều
ngun nhân chứ khơng chỉ do một nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân này không
tồn tại độc lập mà phối hợp với nhau phát sinh ra kết quả, nếu thiếu một trong các
ngun nhân thì khơng có kết quả xảy ra. Tuy nhiên, mức độ tác động của từng
nguyên nhân đối với kết quả có thể là khác nhau, sự khác nhau này đã tạo ra vai trò
chủ yếu và thứ yếu của từng nguyên nhân. Trong thực tiễn thì thiệt hại có thể có
nhiều ngun nhân, vậy xác định nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu và trực
tiếp, nguyên nhân nào là nguyên nhân thứ yếu và gián tiếp, một thiệt hại có thể kéo
theo nhiều thiệt hại khác, thiệt hại đầu tiên có coi là nguyên nhân của thiệt hại sau
hay không. Chúng ta không thể căn cứ vào thứ tự trước sau của hành vi gây thiệt hại
để xác định nguyên nhân chủ yếu hay thứ yếu được, nhất là trong các vụ án có nhiều
người tham gia.
Vì vậy, mối quan hệ nhân quả là sự tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý
chí của con người, khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt
hại xảy ra phải bảo đảm tính khách quan, phải đặt trong mối liên hệ tất nhiên, nội tại
SVTH: Trương Thị Sim

18


Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

của các hiện tượng chứ không được chủ quan mà xác định quan hệ nhân quả.
2.4. Các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại:
2.4.1. Pháp nhân - chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại.
Khi chưa có Bộ luật dân sự 1995, trách nhiệm của pháp nhân và cá nhân được
quy định tại Thông tư 173/UBTP-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày
23/3/1972. Theo tinh thần của Thơng tư này thì cơng nhân viên chức hay một người
đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành nhiệm vụ, do hành vi
liên quan chặt chẽ đến cơng tác, được xí nghiệp, cơ quan phân công mà gây thiệt hại
theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồi sau đó có quyền địi hỏi họ hồn trả việc bồi
thường đó theo quan hệ lao động. Trong trường hợp công nhân viên chức hoặc đại
diện của xí nghiệp, cơ quan lợi dụng nhiệm vụ do hành vi không liên quan đến
công việc được phân công, để mưu lợi riêng mà gây thiệt hại cho người khác thì cá
nhân họ phải bồi thường.
Điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại
do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; Nếu
pháp nhân đã bồi thường thiệt hại, thì có quyền u cầu người có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị hại theo quy định của
pháp luật".
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân trong giao dịch dân
sự. Trong quan hệ dân sự pháp nhân có thể đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc được xác lập theo sự ủy quyền giữa

người đại diện và người được đại diện. Pháp nhân chỉ bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người của pháp nhân quản lý gây thiệt hại.
Ví dụ: A là lái xe của công ty B, trên đường đi công tác gây tai nạn. Trong
trường hợp này thì cơng ty B phải bồi thường tồn bộ thiệt hại.
Có trường hợp tuy người đó là người của pháp nhân quản lý gây thiệt hại
nhưng khơng phải bồi thường. Cũng như ví dụ nêu trên, nhưng sau khi hồn thành
cơng việc cơng ty giao cho, A đã lái xe tranh thủ về thăm quê và trên đường về quê đã
gây ra tai nạn, trong trường hợp này thì A phải có trách nhiệm bồi thường tồn bộ
thiệt hại, cơng ty B khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người của pháp nhân quản lý không phải chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Trong trường hợp người
của pháp nhân quản lý lợi dụng nhiệm vụ được cơ quan chủ quản giao nhưng lại
làm một việc vì mục đích cá nhân mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại xảy ra.
2.4.2. Cá nhân - chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại.
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự, Bộ
luật dân 2005 sự quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
phụ thuộc vào các mức độ năng lực hành vi dân sự, khả năng bồi thường và tình trạng
tài sản của cá nhân. Khoản 1 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Người từ đủ 18
tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường".
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có khả năng
bằng chính hành vi của mình xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ
luật dân sự 2005). Trên thực tế, khi xét xử đối với người gây thiệt hại từ đủ 18 tuổi trở
lên, chưa có việc làm, khơng có thu nhập, khơng có tài sản đáng kể và đang sống
chung với cha mẹ, thì Tịa án vẫn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
SVTH: Trương Thị Sim

19

Luật kinh doanh 2009 - 2013.



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

họ và trong quá trình giải quyết vẫn thừa nhận sự tự nguyện của cha mẹ người gây
thiệt hại bồi thường thay cho con, nhưng về mặt luật pháp thì không thể buộc họ
bồi thường. Thực tế xảy ra cho thấy có người đủ 18 tuổi gây thiệt hại nhưng đang học
ở một trường học nào đó, chưa có tài sản, khơng có thu nhập đang phải sống nhờ vào
cha, mẹ chu cấp tiền ăn học thì khi thụ lý cơ quan Tòa án nên hòa giải, động viên cha
mẹ người gây thiệt hại bồi thường.
"Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì
cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi
thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để
bồi thường phần cịn thiếu".
Trong cuộc sống phần lớn người dưới mười lăm tuổi khơng có tài sản và sự tự
lập về kinh tế. Điều đó khơng có nghĩa là tất cả những người này đều khơng có tài
sản riêng mà thực tế có nhiều trường hợp những người này đã có tài sản riêng do
được hưởng thừa kế, được tặng cho tài sản. Nhưng về mặt pháp lý thì khi những
người này gây thiệt hại thì cha, mẹ vẫn là những người phải bồi thường thay, chỉ trừ
khi việc bồi thường còn thiếu thì mới lấy tài sản riêng của con bồi thường cho đủ.
"Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình".
Theo luật Bộ luật lao động thì: Người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể được tham
gia vào quan hệ lao động để có thu nhập và có tài sản riêng có thể tự mình quản lý tài
sản riêng hoặc nhờ cha, mẹ quản lý và cha, mẹ hồn tồn có quyền định đoạt tài sản
đó vì lợi ích của con. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi này chưa đầy đủ về năng
lực hành vi dân sự nên phải có người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực

hiện các giao dịch dân sự; vì vậy, cha, mẹ của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi vẫn
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do con mình gây ra.
Xem xét hai trường hợp người dưới 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi gây thiệt hại với trường hợp người gây thiệt hại là người mất năng lực
hành vi dân sự thì nếu những người này có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân tổ
chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Khoản 3 Điều
606 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ
để bồi thường; nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để
bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người
giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy
tài sản của mình để bồi thường.
2.5. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
Khi giải quyết các vụ án liên quan đến sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm các
cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ nguyên tắc về bồi
thường thiệt hại. Dưới góc độ lý thuyết thì nguyên tắc là các tư tưởng pháp lý chỉ đạo có
ý nghĩa bao trùm, xuyên suốt trong quá trình ban hành văn bản pháp luật cũng như áp
dụng pháp luật các chủ thể phải tuân theo.
Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
SVTH: Trương Thị Sim

20

Luật kinh doanh 2009 - 2013.



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà
gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
Bộ luật dân sự 2005 đã bổ sung nguyên tắc "bồi thường một lần hoặc nhiều
lần". Việc bổ sung điều kiện này tạo cho người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
tự do thỏa thuận theo hoàn cảnh kinh tế và khả năng của mình. Các nguyên tắc bồi
thường thiệt hại được qui định tại Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 thể hiện sự công
bằng hợp lý của pháp luật dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, pháp nhân khi bị xâm phạm, đồng thời cũng thể hiện sự công bằng đối với
người gây thiệt hại, đó là người gây thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm về mức độ lỗi
mà mình gây ra.
2.5.1. Ngun tắc bồi thường tồn bộ và kịp thời.
Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là buộc người
gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do
đó người gây thiệt hại phải bồi thường tồn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Khoản 1 Điều 605 bộ luật dân sự 2005
quy định: "Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời…". Theo Từ điển
giải thích từ ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội năm 1999 thì cụm từ:
"Bồi thường thiệt hại" được hiểu là: "Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên
có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất
về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại".
Vậy hiểu thế nào là "tồn bộ" và "kịp thời"?. Theo tơi thì "tồn bộ" là tất cả
các phần, bộ phận của một chỉnh thể. Bồi thường tồn bộ thiệt hại là ngun tắc

cơng bằng hợp lý, phù hợp mục đích cũng như chức năng khơi phục. Điều này có ý
nghĩa quan trọng khi xác định bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe trong
việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại bởi các chi phí cứu chữa thường rất cao, trong một
số trường hợp vượt quá khả năng của người bị thiệt hại.
Bồi thường "kịp thời" là khơng chậm trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi
thường ngay mà không cần chờ quyết định của Tòa án. Ngành Tòa án cũng nên áp
dụng triệt để nguyên tắc này khi giải quyết các vụ việc liên quan đến tính mạng và
sức khỏe bị xâm phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích pháp của người bị thiệt hại một
cách nhanh nhất đồng thời ngăn chặn sự dây dưa, chây ỳ không chịu bồi thường của
người gây thiệt hại. Trong trường hợp người gây thiệt hại có khả năng về kinh tế
nhưng khơng chịu bồi thường ngay để chữa chạy cho người bị thiệt hại thì tùy từng
trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời buộc người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cho người bị thiệt hại.
Ví dụ: Một người bị thiệt hại đang được cứu chữa trong cơ sở y tế bởi hành vi
trái pháp luật của người gây thiệt hại và có thể phải điều trị thời gian dài, nhưng người bị
thiệt hại do hồn cảnh khó khăn không thể đáp ứng ngay được. Trong trường hợp này
nếu người gây thiệt hại không tự nguyện bồi thường do hành vi của mình gây ra thì Tịa án
có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người gây thiệt hại phải bồi thường
ngay một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại được xác định theo nguyên tắc: người gây thiệt hại bao
nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Thiệt hại xảy ra
SVTH: Trương Thị Sim

21

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

có thể là tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm (Điều 608; Điều 609; Điều 610 Bộ
luật dân sự 2005) tùy từng trường hợp có thể áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần
(khoản 2 Điều 609; khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự 2005); chúng ta khơng chấp nhận
những chi phí, thiệt hại khơng thực tế và thiệt hại được suy diễn chủ quan.
Nghị quyết số: 03/2006/NQ ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 605 Bộ luật
Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy đinh khác”. Bồi thường “tồn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được
thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc
này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ
thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả.
Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức
bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và
đạo đức xã hội.
Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý
mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Đây
là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để giảm mức
bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi
vơ ý và thiệt hại gây ra q lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Thứ ba: “Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt
hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước cơ thẩm
quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc
người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường khơng
cịn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất
lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao

làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự
thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng
không thể thay đổi từng giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội. Tuy nhiên,
để áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn xét xử phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, của toàn xã hội.
Nguyên tắc bồi thường tồn bộ và kịp thời khơng hạn chế sự tự nguyện thỏa
thuận việc bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Đồng thời nghiêm
cấm sự ép buộc thỏa thuận và việc thỏa thuận đó khơng trái luật, tùy theo sự thỏa
thuận của các bên có thể cao hơn mức thiệt hại hoặc thấp hơn mức thiệt hại xảy ra
trên thực tế. Đây cũng là đặc trưng cơ bản trong giao lưu dân sự trên cơ sở tự do ý chí,
tự do cam kết thỏa thuận.
2.5.2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi
vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
mình.
Với nguyên tắc này thì người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi
thường khi có đủ hai điều kiện sau:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại.
SVTH: Trương Thị Sim

22

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

Nếu người gây thiệt hại mà do lỗi cố ý gây thiệt hại thì khơng được áp dụng

ngun tắc này bởi vì người gây thiệt hại chủ ý gây ra thiệt hại mà theo lỗi cố ý gây
thiệt hại là người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình là gây thiệt hại, thấy
trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra hoặc tuy khơng mong
muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vì vậy người gây thiệt hại
phải hồn tồn chịu trách nhiệm do lỗi của mình về hành vi đó.
Thực tế ở vùng nơng thơn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.. các Tòa án đã tuyên mức án phù hợp nhưng người gây thiệt hại vẫn không
thể bồi thường do kinh tế khó khăn, nhưng vì pháp luật như vậy nên không thể áp
dụng khác. Nguyên tắc này đặt ra nhằm bảo đảm phán quyết của Tòa án đưa ra được
thi hành ngay và có hiệu quả, vì thực tế rất nhiều các vụ án các bản án, quyết định
của Tòa án ban hành nhưng cơ quan Thi hành án khơng thi hành được thì cũng khơng
có ý nghĩa.
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài.
Khi mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
của người gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt
hại. Tất nhiên, điều kiện này luôn đi cùng với điều kiện lỗi vô ý của người gây thiệt
hại.
Trong thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thường thiệt hại đến sức khỏe và tính
mạng bị xâm phạm, để xác định như thế nào là: "thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" là một vấn đề khá phức tạp. Theo tơi thì tùy
thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ từng trường hợp cụ thể của vụ án mà
quyết định cho thỏa đáng, tránh trường hợp giảm q ít thì khơng có ý nghĩ thiết thực,
và ngược lại, khơng nên giảm quá nhiều do lo ngại không thể thi hành án được.
Hay cụm từ "khả năng kinh tế" cũng là một vấn đề cần xác định rõ nhằm để
xem xét trường hợp nào thì được giảm mức bồi thường thiệt hại, trường hợp nào
thì khơng được giảm bồi thường, đồng thời cũng là để bảo vệ quyền lợi, bảo đảm
tính công bằng, tránh sự gian lận, lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm bồi thường của
người gây ra thiệt hại.
Ví dụ: A trong khi lau súng, do sơ ý không biết súng có đạn và bị cướp cị, đạn
nổ trúng B làm B chết và bị thương C (B là lao động chính, ni dưỡng mẹ già và 2

con con nhỏ). Qua xem xét thực tế hoàn cảnh của A khó khăn, gia đình khơng có tài
sản gì đáng giá, ngồi ra A cịn phải ni 1 mẹ già và 4 con còn nhỏ. Vậy trong
trường hợp này khi giải quyết, Tòa án phải coi sự thiệt hại mà A gây ra cho B,C là
quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài và cần thiết giảm mức bồi
thường cho A là thỏa đáng, còn giảm mức bao nhiêu thì cịn tùy thuộc vào từng
trường hợp, điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài hai điều kiện, lỗi của người bị thiệt hại cũng là một trong những yếu tố
quan trọng khi chúng ta xác định mức bồi thường. Nguyên tắc này cũng là để áp dụng
giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại trong trường hợp có lỗi của người bị
thiệt hại, cũng như phân tích ở trên, vấn đề xác định mức bồi thường trong trường hợp
người bị thiệt hại có lỗi rất phức tạp, xác định lỗi của người gây ra thiệt hại là bao
nhiêu? .
2.5.3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người gây
thiệt hại, người bị thiệt hại có quyền u cầu tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
Nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật dân sự 2005, theo nội
SVTH: Trương Thị Sim

23

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

dung của nguyên tắc này thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, người đại diện
hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền u cầu Tịa án can thiệp nhằm thay đổi
mức bồi thường, khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế. Ngun tắc này

đã được các nhà làm luật dự đoán được tác động của thị trường đến cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày của con người, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự.
Ví dụ: Người gây thiệt hại cho rằng mức bồi thường tại thời điểm là quá cao so
với thời điểm xét xử nên yêu cầu cơ quan Tòa án giảm mức bồi thường hoặc ngược
lại người bị thiệt hại cho rằng mức tiền bồi thường hàng tháng quá thấp không bảo
đảm cho mức sinh hoạt hàng ngày nên yêu cầu cơ quan Tòa án tăng mức bồi thường.
Thay đổi mức bồi thường có thể hiểu là việc tăng mức bồi thường, có thể cao
hơn, có thể thấp hơn mức bồi thường thiệt hại. Hay thay đổi về thời hạn bồi thường
ngắn hơn hay dài hơn mức mà trước đây các bên đã thỏa thuận hoặc Tòa án quyết
định, đó là yêu cầu của người bị thiệt hại. Cịn người gây thiệt hại có thể thay đổi
mức bồi thường đối với người bị thiệt hại đó là trường hợp người gây ra thiệt hại vì
một lý do nào đó khơng tiếp tục thực hiện việc bồi thường hoặc vì một lý do khách
quan.
Ví dụ: Người bị thiệt hại đã bình phục hồn tồn sức khỏe, đã tham gia lao
động tích cực và thực tế đã có khoản thu nhập (việc thu nhập cao hay thấp chúng ta
không quan tâm).
Hoặc một trường hợp cụ thể khác: Một người bị người khác đánh vào vùng đầu
gây thiệt hại về sức khỏe 44%, ngồi trách nhiệm hình sự người gây thiệt hại phải
chịu, Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại tổng cộng
các khoản 4.000.000 đồng, sau một thời gian người bị thiệt hại bị tái phát vết thương, bị
liệt nên không tham gia học tập, cơng tác, lao động... và cần có một người chăm sóc.
Trong trường hợp này người bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện người gây thiệt hại
phải có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền về sức khỏe bị giảm sút, bị mất đi và
một khoản theo luật cho một người chăm sóc người bị thiệt hại. Ngược lại người gây
thiệt hại cũng có quyền này khi cho rằng thiệt hại mà Tòa án buộc họ phải bồi thường
cho người bị thiệt hại khơng cịn cần thiết và điều kiện của họ khơng có khả năng tiếp tục
bồi thường.
Dù thay đổi mức bồi thường theo hướng nào đi chăng nữa thì vấn đề mấu chốt
vẫn là bảo đảm cho sự công bằng, hợp lý cho những người yêu cầu. Khoản 1 Điều 605

Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần".
Vậy việc thay đổi mức bồi thường thì chúng ta chỉ áp dụng đối với phương thức
bồi thường nhiều lần cịn đối với phương thức bồi thường một lần thì không áp dụng,
bởi lẽ người gây thiệt hại đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và nghĩa vụ bồi
thường đã chấm dứt. Như vậy, nếu có u cầu địi bồi thường thiệt hại phát sinh đối
với phương thức bồi thường thiệt hại một lần thì Tịa án khơng chấp nhận yêu cầu này.
2.6. Xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.
2.6.1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:
a. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
b. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập
SVTH: Trương Thị Sim

24

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương

thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và khơng thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
c. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất
về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa khơng
q 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
* Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: "Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe..."
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người
thiệt hại đi cấp cứu, tiền vé tàu xe thậm chí cả vé máy bay (nếu cần thiết) đi lại cứu
chữa tại các cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế phục vụ cho việc cấp
cứu, chi phí chụp Xquang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý
trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tiền viện phí, tiền mua thuốc bổ, tiếp
đạm, tiền bồi dưỡng, tiền chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại (nếu
có) và các chi phí cho việc lắp chân, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng
chống, khắc phục thẩm mỹ, chi phí cho việc cấy ghép bộ phận cơ thể bị mất, chi
phí giải phẫu về mặt thẩm mỹ do bị bỏng biến dạng cơ thể để hỗ trợ thay thế một
phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Trong trường hợp, ở những địa phương vùng sâu vùng xa, do phương tiện đi lại khó
khăn, chủ yếu bằng xe máy, xe đạp, khi thuê các phương tiện này khơng thể có hóa
đơn, chứng từ, nhưng mặc nếu người bị hại đưa ra chứng cứ chứng minh yêu cầu này thì
đây phải được coi là chi phí hợp lý. Như hiện nay nước ta có nhiều cơ sở y tế tư nhân
hoạt động, khi người bị thiệt hại được đưa vào những cơ sở này cấp cứu, điều trị thì cũng
cần phải buộc người gây thiệt hại bồi thường những chi phí cần thiết cho việc cấp
cứu, điều trị của người bị thiệt hại tại các cơ sở đó. Ngược lại, có những chi phí mà cơ sở
y tế ở địa phương có đủ điều kiện cấp cứu, chữa trị không cần thiết phải đưa đi cấp
cứu, chữa trị ở những cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên nhưng người bị thiệt hại lại
yêu cầu, thì những chi phí này phải được coi là chi phí khơng hợp lý. Ngồi ra cịn có
những chi phí mà người bị thiệt hại yêu cầu vượt quá hoặc không liên quan đến việc chữa

trị thương tích thì cũng khơng được bồi thường.
Ví dụ một người bị gãy chân nếu chữa trị ở trong Tỉnh Kon Tum thì chỉ tốn
khoảng 4 – 5 triệu đồng, và tiền xe chỉ tốn 100.000đ nhưng người bị thiệt hại yêu cầu
phải được đưa vô Sài Gịn điều trị với chi phí lên đến 15.000.000đ và tiền xe tốn hết
1.000.000đ, thì những chi phí này khơng thể coi là hợp lý.
* Thu nhập thực tế bị giảm sút:
Là phần thu nhập tương ứng với thu nhập của người bị thiệt hại trước khi sức
khỏe bị xâm phạm mà người bị thiệt hại không thu nhập được. Phần thu nhập thực tế
bị giảm sút là phần chênh lệch giữa thu nhập trước và sau khi sức khỏe bị xâm phạm.
Nếu người bị thiệt hại có việc làm nhưng khơng ổn định thì có thể tính các khoản thu
nhập bị giảm sút như sau:
SVTH: Trương Thị Sim

25

Luật kinh doanh 2009 - 2013.


×