Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu MITSIBISHI MOTORS – những nỗ lực phục hồi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.56 KB, 6 trang )

MITSIBISHI MOTORS – những
nỗ lực phục hồi



Công ty Mitsubishi Motors Corp., sa lầy trong tình trạng nợ nần sau khi
đồng ý bán nợ nhằm nâng cao doanh số bán ô tô ở Mỹ, đang cùng với
DaimlerChrysler AG (sở hữu 37% cổ phần của công ty này) tìm kiếm một kế
hoạch phục hồi.

Theo một nguồn tin từ công ty thì kế hoạch kinh doanh này sẽ được tiết lộ vào
ngày 30/4 tới, trông đợi chủ yếu vào khoản trợ giúp trọn góp 700 tỷ Yên ($6,6 tỷ).

Tuy nhiên Mitsubishi Motors – nhà chế tạo xe lớn thua lỗ duy nhất ở Nhật Bản
trong năm nay, từ chối không bình luận gì.

Sau đây là những biện pháp đang được một nhóm xây dựng chương trình phục
hồi do Andreas Renschler, trưởng phòng Smart của DaimlerChrysler, phụ trách.

Tài chính

Theo nguồn tin từ tập đoàn Mitsubishi và các phương tiện truyền thông,
DaimlerChrysler đang hy vọng có được một khoản 700 tỷ Yên cho quỹ cứu nguy của
Mitsubishi.

DaimlerChrysler định trợ giúp trong hai giai đoạn, và theo một số phương tiện
truyền thông của Nhật thì tổng số tiền trợ giúp sẽ vàp khoảng 100 tỷ Yên. Trong giai
đoạn hai, DaimlerChrysler sẽ tăng tiền đầu tư vào Mitsubishi từ 37% lên 50% trong
năm kinh doanh tiếp theo (bắt đầu nhất từ tháng 4/2005). Đây sẽ là lần đầu tiên một
nhà sản xuất ô tô nước ngoài nắm giữ phần lớn cổ phần trong một công ty sản xuất ô
tô lớn ở Nhật Bản.



Danh sách những người nắm giữ cổ phần và quy mô đầu tư của họ vào
Mitsubishi Motors gồm có: tập đoàn DaimlerChrysler 37%; tập đoàn Mitsubishi
Heavy Industries Ltd. 14,8%; công ty Mitsubishi Corp. 5,2%; Capital Guardian Trust
Co. 4,1%; Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi 2,9%; Ngân hàng Mitsubishi Trust & Banking
Corp. 3,1% (cả hai ngân hàng này đều thuộc Tập đoàn Tài chính Tokyo Mitsubishi).

Ba công ty nắm giữ nhiều cổ phần nhất trong tập đoàn Mitsubishi – Mitsubishi
Heavy Industries, Mitsubishi Corp. và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi - sẽ cung cấp
thêm 100 tỷ Yên nữa bằng cách mua các cổ phiếu ưu đãi nhằm tăng số vốn của công ty
này. Các công ty khác thuộc tập đoàn Mitsubishi, gồm có Mitsubishi Electric Corp.,
Nippon Yusen KK và Tokio Marine & Fire Insurance Co. - một đơn vị thuộc Millea
Holdings Inc. – cũng được yêu cầu hỗ trợ.

Ngoài ra, Mitsubishi Motors sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của chính phủ để thực hiện
kế hoạch tái cơ cấu này, chẳng hạn như giảm thuế bảo hiểm sổ phần. Công ty cũng hy
vọng được Ngân hàng Phát triển Nhật Bản thuộc nhà nước cho vay vốn.

Điều hành

Mitsubishi Motors đang có kế hoạch đại tu cơ cấu sản xuất toàn cầu của mình
nhằm tăng tính hiệu quả, đồng thời sẽ xem xét đến việc đóng cửa hoặc hợp nhất những
nhà máy có công suất hoạt động thấp..

Mitsubishi có thể sẽ đóng cửa một trong ba nhà máy sản xuất ô tô ở Nhật Bản
đang chế tạo mẫu xe thể thao Pajero, và chuyển sang sản xuất tại Trung Quốc hoặc
một nhà máy trong nước khác. Một số báo cáo của các phương tiện truyền thông còn
cho rằng hoạt động sản xuất Pajero sẽ bị ngừng lại.

Mitsubishi thì thông báo rằng trong tương lai trước mắt, công ty sẽ tiếp tục sản

xuất Pajero tại nhà máy hiện nay, và đang dự định sản xuất tiếp một sản phẩm kế cận
dưới cái tên Pajero. Công ty này phủ nhận thông tin rằng mẫu xe này sẽ không được
tiếp tục sản xuất và cho biết chiếc Pajero mới sẽ được sản xuất vào năm 2006.

Mitsubishi nhắc lại rằng sẽ xem xét việc ngừng sản xuất ở Australia, nơi doanh
số của hãng tụt xuống một nửa trong thời gian gần đây. Hiện nay, nhà máy cuả hãng ở
Adelaide đang thuê 3200 nhân công.

Công suất sản xuất của nhà máy duy nhất thuộc hãng ở Normal, Illinois, Mỹ sẽ
cắt giảm một phần tư, từ 240.000 xuống còn 180.000 chiếc vào cuối tháng này, bằng
cách giảm số nhân sự xuống 10%.

Đội quân kinh doanh của hãng sẽ được giảm xuống khoảng 650 người. Theo
một số phương tiện truyền thông, Mitsubishi có thể sẽ rút khỏi hoặc giảm bớt hoạt
động ở Hoa Kỳ, nhưng công ty thì tuyên bố rằng chưa có kế hoạch gì thêm ngoài
những điều đã được công bố.

Hãng Tin tức Kyodo của Nhật nói rằng Mitsubishi có thể sát nhập một nhà máy
sản xuất động cơ trong nước vào một hay hai nhà máy khác. Mitsubishi có thể sa thải
10% số nhân công người Nhật như một khâu trong công cuộc tái tổ chức các nhà máy
sản xuất của mình. Và số nhân công bị sa thải sẽ không chỉ hạn chế trong số người
Nhật.

Nhân sự

Tờ Kinh doanh hàng ngày Nihon Keizai Shimbun của Nhật nói rằng năm quan
chức cao cấp nhất, trong đó có CEO Rolf Eckrodt, sẽ từ chức vào cuối tháng Sáu này
vì phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động tồi của công ty trong thời gian vừa qua.

Phó giám đốc điều hành Steven Torok, người đã coi thường hoạt động

marketing và bán hàng quốc tế trong khi đương chức, cũng đã phải từ chức.

Mitsubishi phủ nhận tin cho rằng các giám đốc sẽ phải nhất loạt sa thải, nhưng
các nguồn tin cho biết rất có thể Eckrodt sẽ bị thay thế bởi Renschler, người sẽ được
cuộc họp thường niên của công ty thông qua vào 24/6 sắp tới.

Vào ngày 13/4 vừa qua, tờ Nihon Keizai cho biết Eckhard Cordes, trưởng
phòng bán hàng của DaimlerChrysler và được coi như người kế nhiệm cho CEO hiện

×