Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP tìm HIỂU PHÂN môn tập LÀM văn TRONG SÁCH GIÁO KHOA lớp 4 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.99 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...........................

KHÓA LUẬN TỚT NGHIỆP

TÌM HIỂU PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN TRONG SÁCH
GIÁO KHOA LỚP 4 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 2018

Sinh viên:.......................................
Hướng dẫn khoa học:................................

Năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa
Tiểu học trưởng Đại học sư phạm Thái nguyên đã trang bị cho em những kiến
thức trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành đề tài nay.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu häc Kim X¸ 2, tập thể giáo viên
trường Tiểu học Kim X¸ 2 - hun VÜnh Têng - tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình điều tra và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm
của bản thân còn nhiều hạn chế nên nội dung bài tập này không tránh khỏi
những thiếu sót. Em trân trọng kính mong sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy, cô
giáo cũng như bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1



Phần 1
MỘT SỚ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài :
TLV ở Tiểu học là mơn học có tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và
sáng tạo. Mang tính chất thực hành, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là hình thành
cho học sinh hệ thống kỹ năng nói và viết văn bản. Mang tính tồn diện, tổng
hợp vì TLV xây dựng trên thành tựu của nhiều mơn khoa học khác nhau, trong
đó nổi bật là lí thuyết hoạt động lời nói, các hiểu biết về ngữ pháp văn bản, ... vì
TLV địi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ các hiểu biết về cuộc
sống tri thức văn học, khoa học thường thức, .. vì TLC địi hỏi học sinh khơng
chỉ vận dụng các hiểu biết lí luận mà cịn cả cảm xúc, tình cảm, .. khi làm bài. Vì
TLC sử dụng nhiều loại kỹ năng dựng đoạn, viết bài... các kỹ năng này do nhiều
phân môn của môn Tiếng Việt rèn luyện.
Tuy nhiên, trong những năm trước, việc học TLV chưa thực sự đem lại
hiệu quả như mong muốn. Các giờ làm văn nói học sinh gặp rất nhiều khó khăn
như : sự e thẹn, rụt rè làm các em rối trí quên cả nội dung cần nói. Học sinh
khơng dám nói hoặc nói theo bài đọc thực chất là đọc bài viết đã chuẩn bị. Bài
TLV chỉ có một hình thức độc thoại trước lớp. Mà suốt bậc Tiểu học khơng có
tiết nào, bài học nào hướng dẫn trình bày độc thoại trước mọi người. Người dạy
và người học tự giải quyết vấn đề này bằng kinh nghiệm của bản thân. Còn
trong giờ TLV viết do thời lượng bài viết dài, thời gian phân tích đề ít nên học
sinh lúng túng nhiều khi khơng biết viết gì.
Nhận thấy những hạn chế trên, chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới đã
có nhiều thay đổi để phù hợp với việc dạy và học hiện nay. Chương trình có rất
nhiều điểm mới, đặc biệt phân mơn TLV có sự thay đổi rõ rệt. Nó là phân môn
thể hiện rõ nhất quan điểm dạy học theo hướng tích cực. Là một giáo sinh sư
phạm, là một cô giáo Tiểu học tương lai, việc làm sao để giảng dạy phân môn
này đạt hiệu quả cao là điều mà chúng tơi ln mong muốn. Vì vậy chúng tơi


2


muốn đi sâu vào tìm hiểu phân mơn TLV trong chương trình Tiểu học mới. Vì
thời gian có hạn nên chúng tơi chỉ tập trung “Tìm hiểu phân mơn tập làm văn
trong sách giáo khoa lớp 4 chương trình giáo dục 2018”
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này chúng tơi nhằm mục đích sau :
1- Nắm kỹ hơn những điểm mới về kiến thức, kỹ năng của phân môn TLV
trong SGK Tiếng Việt lớp 4.
2- Trên cơ sở hiểu được cấu trúc, cách biên soạn các bài TLV ta có thể vận
dụng những phương pháp dạy linh hoạt chuẩn bị cho công tác giảng dạy sau này.
3- Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ nhận thức
của bản thân..
3. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các bài TLV, các thể loại TLV
trong chương trình TLV sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, khố luận cần thực hiện những
nhiệm vụ sau :
- Tìm hiểu về cấu trúc, nội dung các bài TLV trong chương trình lớp 4.
- So sánh để thấy được những điểm mới của chương trình, đặc biệt là
quan điểm dạy giao tiếp trong dạy TLV.
- Nêu một vài suy nghĩ của bản thân khi nghiên cứu chương trình.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp :
1- Phương pháp thống kê phân loại tài liệu :
Chúng tôi tiến hành thống kê về quy mô, số lượng phân loại các dạng bài
TLV lớp 4.
2- Phương pháp so sánh đối chiếu :


3


Chúng tơi so sánh chương trình lớp 4 cũ và mới về quy mô số lượng, cấu
trúc nội dung bài học, kỹ năng làm văn để thấy được điểm khác biệt giữa hai
chương trình.
3- Phương pháp phân tích tổng hợp :
Phân tích từng thể loại văn, phân tích từng đặc điểm của các bài TLV, trên
cơ sở đó rút ra đặc điểm của chương trình TLV mới.
6. Giới hạn của đề tài :
Vì thời gian có hạn, chúng tơi chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu các bài tập,
các loại bài học của phân môn TLV trong SGK Tiếng Việt lớp 4 chương trình
mới của Nhà xuất bản giáo dục năm 2005.
7- Lịch sử của đề tài :
TLV là một phân môn được rất nhiều tác giả quan tâm :
Trong cuốn “Dạy TLV ở Tiểu học” xuất bản năm 2001, tác giả Nguyễn
Trí đã phân tích mối quan hệ giữa TLV với các loại bài học khác trong môn
Tiếng Việt, giới thiệu ngắn gọn chương trình, các mức độ yêu cầu và các dạng
bài TLV ở Tiểu học. Bên cạnh đó tác giả cịn giới thiệu một số nét khái quát về
quan niệm dùng là cơ sở cho chương trình TLV sau năm 2000. Sách cũng trình
bày phương pháp dạy TLV theo chương trình hiện hành trên hai phương diện :
theo kỹ năng cần rèn luyện ở các tiết dạy trong quy trình dạy một đề bài và theo
các kiểu bài TLV. Tác giả cũng nêu những kiến thức cơ sở cần vận dụng vào
TLV và dạy TLV. Tuy nhiên do phạm vi hạn hẹp, cuốn sách chưa thể giới thiệu
hết các kiến thức cơ sở và cũng chưa thể đi sâu vào từng vấn đề.
“Dạy văn cho học sinh Tiểu học” của các giả Hồng Hồ Bình đã đề cập
đến việc dạy tích hợp văn với TLV, đưa ra quy trình dạy TLV miêu tả và kể
chuyện ở lớp 4 và lớp 5. Song do phạm vi nội dung cuốn sách, tác giả chỉ giành
một phần cho TLV nên không thể đề cập sâu đến từng vấn đề cụ thể.

Trong cuốn “Dạy TLV 4” tác giả Đặng Mạnh Thường lại nêu mục tiêu của
môn Tiếng Việt, quan điểm đổi mới thể hiện ở SGK Tiếng Việt 4, cấu trúc của

4


SGK Tiếng Việt 4, nội dung dạy các kiểu bài tập, các biện pháp dạy học chủ yếu
trong phân môn TLV.
Ngồi ra, có một số sinh viên khoa Đào tạo Giáo viên Tiểu học đã nghiên
cứu về chương trình TLV như đề tài khố luận tốt nghiệp : Tìm hiểu về văn
miêu tả trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 2000” của sinh viên Tạ Thị
Thu Hương K37. Trong đề tài này tác giả đã so sánh chương trình cũ với
chương trình mới, tổng hợp các dạng bài TLV và nêu việc dạy tích hợp trong
TLV. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề trên tác giả mới chỉ khảo sát ở một dạng
văn - đó là văn miêu tả ở Tiểu học mà chủ yếu là ở lớp 4; lớp 5.
Một đề tài nữa của sinh viên Thạch Thị Thu Hiền K38 “Thiết kế các
dạng bài cung cấp kiến thức làm văn cho học sinh lớp 4 theo hướng dạy học
tích cực”, tác giả chủ yếu đi sâu vào thiết kế một số tiết TLV theo hướng dạy
học tích cực. Cịn các kiểu bài TLV trong chương trình TLV 4, quan điểm giao
tiếp của nó như thế nào chưa có tác giả nào đề cấp đến. Nhằm góp phần cho việc
nghiên cứu các dạng bài Tập làm văn và đáp ứng cho việc giảng dạy Tiếng Việt
4 và quan điểm dạy học theo hướng tích cực trong phân mơn TLV.
8. Cấu trúc đề tài :
Phần 1 :

Một số vấn đề chung.

Phần 2 :

Nội dung nghiên cứu.


Chương 1 : Cơ sở lí luận chung.
Chương 2 : Các dạng bài TLV trong Tiếng Việt lớp 4.
Chương 3 : Những điểm mới của chương trình TLV lớp 4.
Phần 3 :

Kết luận chung.

5


Phần 2
NỢI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 : Cơ sở lí luận chung
1.1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học trong chương trình mới:
Theo tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Minh Thuyết, Hồng Hồ Bình,
Nguyễn Thị Hạnh trong tài liệu “Bồi dưỡng giảng viên sư phạm và cán bộ chỉ
đạo sở Giáo dục và đào tạo về chương trình SGK Tiểu học 2000” mục tiêu của
chương trình mơn Tiếng Việt Tiểu học 2000 được xác định như sau :
1- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Thơng qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư
duy.
2- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học của người Việt
Nam và nước ngồi.
3- Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Ở lớp 4, mục tiêu nói trên được cụ thể hố thành những

yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với học sinh như sau :
* Nghe :
- Nghe, hiểu nội dung trao đổi trong hội thoại, nhận ra thái độ chủ đích
của người nói qua nội dung và giọng điệu.
- Nghe - hiểu nội dung các tin tức, bình luận bài giảng, văn bản hướng dẫn
phù hợp với trình độ học sinh lớp 4, nắm được thái độ chủ đích của văn bản.
- Nghe hiểu các tác phẩm hoặc đoạn trích, văn học dân gian, thơ, truyện,
kịch, ... nhớ được nội dung nhân vật, chi tiết có giá trị nghệ thuật, biết nhận xét
về nhân vật, sự kiện trong tác phẩm tự sự.
- Ghi được ý chính của các văn bản đã nghe.

6


* Nói :
- Biết trình bày, trao đổi tranh luận về những vấn đề gần gũi với đời sống
và phù hợp với trình độ của học sinh lớp 4.
- Biết cách giới thiệu về lịch sử, hoạt động hoặc về các nhân vật tiêu biểu
của trường hay với trình độ của học sinh lớp 4.
- Biết kể lại một truyện đã học, đã nghe hoặc một việc đã làm, đã chứng
kiến.
* Đọc :
- Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, bái chí, văn học
phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm thái độ của tác
giả, giọng điệu nhân vật.
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3.
- Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa
các đồ vật, tình tiết trong bài, biết nhận xét về một số hình ảnh nhân vật trong
bài tập đọc có giá trị văn chương.
- Biết sử dụng từ điển học sinh, có thói quen biết cách ghi chép các thơng

tin.
* Viết :
- Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, viết hoa đúng quy định. Có khả
năng tự sửa lỗi chính tả. Có thói quen biết cách lập sổ tay chính tả, hệ thống hố
các quy tắc chính tả đã học.
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn, rút ra dàn ý từ đoạn văn đã cho sẵn,
chuyển dàn ý thành đoạn văn.
- Biết cách viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn, làm các bài văn kể chuyện,
miêu tả đồ vật, cây cối, con vật. Nắm vững cách viết mở bài, kết bài và đoạn
văn.
* Kiến thức Tiếng Việt và văn học (học thành tiết riêng)
- Về từ vựng :

7


+ Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ tục ngữ theo chủ điểm. Nắm được
nghĩa của một số yếu tố Hán - Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng. Nắm
được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học.
+ Nắm được cấu tạo 3 phần của văn bản.
- Về văn học :
+ Làm quen với một số tác phẩm văn học hoặc trích đoạn tác phẩm văn
học dân gian, truyện, thơ, kịch, văn miêu tả của các tác giả trong và ngoài nước.
+ Nắm được các khái niệm cốt truyện, đề tài, nhân vật, ...
1.2. Phân mơn TLV ở Tiểu học :
1.2.1. Vụ trí, nhiệm vụ của phân mơn TLV ở Tiểu học :
1.2.1.1. Vị trí :
TLV là phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng
Việt trên hai phương diện :
- Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết về kỹ năng Tiếng Việt do

các phân môn khác rèn luyện hoặc cấp đồng thời góp phần hồn thiện chúng. Để
làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hồn thiện cả 4 kỹ năng :
nói, nghe, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình
vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó được hồn thiện và nâng cao dần.
- Phân môn TLV rèn luyện cho học sinh các ký năng sản sinh văn bản (nói
và viết). Nhờ vậy, Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem từng
phần, từng mặt thông qua từng phân môn mà trở thành một cơng cụ sinh động
trong q trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác TLV đã góp phần hiện
thực hai mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học
sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh học, trong quá trình lĩnh hội các tri
thức khoa học.
1.2.1.2. Nhiệm vụ :
- Sản phẩm của phân môn TLV là các bài văn biết hoặc nói theo các kiểu
bài do chương trình quy định. Để sản sinh được các văn bản này, học sinh phải
có thêm nhiều kỹ năng nghe ngồi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dùng từ, đặt câu,

8


... đó là các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lựa chọn ý, lập dàn ý, viết đoạn, liên kết
đoạn, ... các kỹ năng này do phân môn TLV rèn luyện và phát triển cho nên có
thể nói nhiệm vụ chủ yếu của phân môn TLV là giúp học sinh sau một q trình
luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được các cách viết bài văn theo
nhiều phong cách khác nhau do chương trình quy định.
- Ở tiểu học phân mơn TLV cịn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ
óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được
tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng lên nhân
vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát
triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật.
1.2.2. Tính chất của phân mơn TLV :

- Tính tổng hợp.
+ Phân mơn TLV sử dụng tồn bộ các kỹ năng được hình thành và phát
triển do nhiều phân mơn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năng viết chữ,
đọc, nghe, nói, ..) khi sử dụng, phân mơn TLV cũng góp phần phát triển và hồn
thiện chúng.
+ Phân mơn TLV cịn sử dụng kiến thức và kỹ năng do nhiều môn học
khác trong nhà trường cung cấp (ví dụ : các hiểu biết do môn TNXH, do môn
đạo đức, môn hát, vẽ ,..... cung cấp).
+ Phân mơn TLV cịn huy động toàn bộ vốn sống hoặc những mảnh vốn
sống của học sinh có liên quan đến đề bài. Tả một cây đang ra hoa hoặc quả, tả
một con mèo bắt chuột hoặc một con gà đang kiếm mồi, ... học sinh đâu có thể
chỉ huy động vốn trí thức qua các bài học mà cịn huy động tất cả những tình
cảm, ấn tượng, cảm xúc, những ký ức còn lưu giữ được về các con vật hoặc cây
đó.
- Tính chất sáng tạp của phân môn TLV :
Khi làm bài văn, học sinh thực hiện một hoạt động giao tiếp. Mỗi bài văn
là sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước đề bài. Do đó có thể nói trong
việc học làm văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái “tơi” của mình một

9


cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn. Dạy TLV là dạy
các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình.
1.2.3. Các kỹ năng làm văn : Được rèn luyện thông qua bài tập thực hành.
- Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp :
+ Nhận diện đặc điểm loại văn bản.
+ Phân tích đề bài, xác định yêu cầu.
- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp.
+ Xác định dàn ý của bài văn đã cho.

+ Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện.
+ Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn miêu tả.
- Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp :
+ Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn).
+ Liên kết các đoạn thành bài văn.
- Kỹ năng kiểm tra đánh giá hoạt động giao tiếp :
+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu
cầu diễn đoạt.
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.

10


Chương 2 :
CÁC DẠNG BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 4

2.1. Nhận xét chung :
2.1.1. Cấu trúc chương trình Tập làm văn :
Dựa vào chương trình Tiểu học (ban hành kèm theo quyết định số
43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và đào tạo), SGK
Tiếng Việt 4 hai tập đã thiết kế chương trình TLV 4 như sau :
Loại văn bản

Học kỳ I
19

- Kể chuyện
- Miêu tả
+ Khái niệm miêu tả
+ Miêu tả đồ vật

+ Miêu tả cây cối
+ Miêu tả con vật
- Các loại văn bản khác
+ Viết thư
+ Trao đổi ý kiến
+ Giới thiệu hoạt động
+ Tóm tắt tin tức
+ Điền vào giấy tờ in sẵn
Tổng số

1
6

3
2
1
32 tiết

Số tiết dạy
Học kỳ II

cả năm
19

4
11
8

1
10

11
8

1
3
3
30 tiết

3
2
2
3
3
62 tiết

Số tiết trong bảng được thực hiện trong 31 tuần không kể 4 tuần (tuần 9,
tuần 18, tuần 27, tuần 35) là thời gian dành cho ôn tập giữa học kỳ và cuối học
kỳ.
- Như vậy mỗi tuần có 2 tiết TLV, mỗi tiết dạy một bài học.
- Các loại văn bản khác được bố trí dạy xen kẽ với văn kể chuyện và văn
miêu tả.
- Với số lượng tiết TLV đó, nó chiếm 20% tổng số tiết dạy của mơn Tiếng
Việt 4 chương trình mới.
2.1.2. u cầu của phân mơn Tập làm văn 4 :
Đối với học sinh lớp 4 đòi hỏi những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng như
sau :

11



- Khả năng đọc thầm, đọc lướt để xác định đề tài, ý chính và những từ ngữ
chi tiết chưa hiểu tốt hơn trước, bước đầu biết đọc một cách diễn cảm một cách
có ý thức, xác định được đề tài, nhận ra các đoạn văn, các tình tiết chính, mạnh
cảm xúc trong bài văn.
- Biết và tích cực hố vốn từ để dùng đúng từ (có thể là hay nữa) trong
nói, viết và hiểu nghĩa của câu văn được sử dụng ý nghệ thuật, hiểu ý nghĩa của
bài đọc được tác giả gửi trong tác phẩm.
- Biết nhận xét với óc phê phán nhân vật, sự việc về cảm xúc và nghệ
thuật của tác giả trong bài.
- Biết lập dàn bài sơ lược hay chi tiết, liên kết các câu thành đoạn văn,
chuyển câu văn ở dạng nói sang dạng viết hoặc ngược lại, biết kể hay tả bằng
một văn bản ngắn, trọn vẹn điều đã nghe, đã đọc, đã thấy, đã cảm, đã thích thú,
biết viết thư cho bạn bè và người thân, bước đầu biết tranh luận, bảo vệ ý kiến
cá nhân bằng chứng lý, biết tóm tắt thông tin.
2.1.3. Nội dung của các bài TLV 4 :
Nội dung của các bài tập làm văn ở lớp 4 thường gắn liền với các chủ
điểm đang học. Đó là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như
tính cách, đạo đức, sở thích, năng lực, ... cụ thể như sau :
Tập I gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần.
Tuần 1; 2; 3;

: Thương người như thể thương thân (nhân ái).

Tuần 4; 5; 6

: Măng mọc thăng (trung thực, tự trọng)

Tuần 7; 8; 9

: Trên đơi cách ước mơ (ước mơ).


Tuần 10

: Ơn tập giữa học kỳ I

Tuần 11; 12; 13

: Có chí thì nên (nghị lực)

Tuần 14; 15; 16; 17: Tiếng sáo diều (vui chơi)
Tuần 18

: Ôn tập cuối kỳ I

Tập II gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần.
Tuần 19; 20; 21

: Người là hoa đất (năng lực, tài trí).

Tuần 22; 23; 24

: Vẻ đẹp mn màu (óc thẩm mỹ)

12


Tuần 25; 26; 27

: Những người quả cảm (dũng cảm).


Tuần 28

: Ôn tập giữa học kỳ II

Tuần 29; 30; 31

: Khám phá thế giới (du lịch, thám hiểm).

Tuần 32; 33; 34

: Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời).

Tuần 35

: Ôn tập cuối kỳ II.

Ở các lớp dưới, học sinh học tập làm văn chủ yếu là rèn luyện các nghi
thức lời nói, viết văn bản dưới dạng một đoạn văn.
Lên lớp 4 các em phải viết một bài văn hoàn chỉnh, đây là bước nhảy vọt
về chất từ viết đoạn lên viết bài. Chính vì vậy SGK đã chú ý trang bị cho học
sinh một số hiểu biết ban đầu về những đặc điểm chính cụ thể như sau :
- Với các bài văn củng cố kiến thức làm văn .
* Văn kể chuyện :
+ Thế nào là kể chuyện.
+ Nhận vật trong truyện (kể lại hoạt động của nhân vật, tả ngoại hình của
nhân vật trong bài văn kể chuyện; kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật).
+ Cốt truyện.
+ Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (mở bài, kết bài trong bài văn kể
chuyện).
* Văn miêu tả :

+ Thế nào là miêu tả.
+ Quan sát để miêu tả cho sinh động.
+ Trình tự miêu tả.
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả.
* Các loại văn bản khác :
+ Viết thư : Mục đích viết thư, cấu tạo một bức thư và cách viết thư.
+ Trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu hoạt động của địa phương,
tóm tắt tin tức, nắm được mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và cách thức
thực hiện giao tiếp.
+ Điền vào các giấy tờ in sẵn, nắm được mục đích và cách thức thực hiện.

13


- Với các kỹ năng làm văn.
Ở dạng bài này chủ yếu rèn cho học sinh các kỹ năng làm văn, giúp học
sinh luyện tập, củng cố các kiến thức Tập làm văn như :
+ Luyện tập tóm tắt tin tức.
+ Luyện tập phát triển câu.
+ Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối.
2.1.4. Các loại bài học :
Chương trình Tập làm văn 4 được cụ thể hố trong SGK Tiếng Việt 4 (2
tập) chủ yếu qua 2 loại bài học : Loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện
tập thực hành.
* Loại bài hình thành kiến thức được cấu trúc theo 3 phần :
(I) Nhận xét :
Phần này bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý học sinh khảo sát văn bản
để tự rút ra một số nhận xét về đặc điểm loại văn - kiến thức cần ghi nhớ.
(II) Ghi nhớ :
Gồm những kiến thức cơ bản được rút ra từ phần nhận xét.

(III) Luyện tập :
Gồm từ 1 đến 3 bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp học sinh củng cố
và vận dụng kiến thức tiếp nhận trong bài học.
* Loại bài luyện tập thực hành đơn giản nhằm mục đích rèn luyện các kỹ
năng làm văn, do vậy nội dung thường gồm 3, 4 bài tập nhỏ hoặc một đề TLV
kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo 2 hình thức : nói, viết.
Quy trình viết các loại bài đó như sau :
+ Đối với loại bài hình thành kiến thức :
a) Hướng dẫn học sinh nhận xét :
Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục I (Nhận xét) trong SGK giáo viên
hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm của loại văn thông qua việc khảo sát văn
bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tự tìm ra những đặc điểm cần ghi nhớ (được
diễn đạt ngắn gọn, xúc tích ở mục II trong SGK).

14


Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự :
- Yêu cầu học sinh đọc mục Nhận xét trong SGK, khảo sát ngữ liệu (văn
bản) để trả lời từng câu hỏi gợi ý.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận nhằm rút ra những nhận xét đặc
điểm loại văn (kiến thức cần ghi nhớ).
b) Hướng dẫn học sinh ghi nhớ :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung mục II (Ghi nhớ) trong
SGK sau đó nhắc lại (khơng nhìn sách) để học thuộc và nắm vững.
c) Hướng dẫn học sinh luyện tập :
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện từng bài tập ở mục III (Luyện
tập) trong SGK theo trình tự các thao tác :
- Đọc và nhân hiểu yêu cầu của bài tập (giáo viên có thể gợi ý thêm bằng
câu hỏi hoặc lời giải thích).

- Thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập (có thể làm thử một
phần bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó trao đổi, thảo luận theo
cặp hoặc nhóm, ...)
- Nêu kết quả trước lớp để giao viên nhận xét, đánh giá nhằm củng cố
kiến thức và hình thành kỹ năng theo yêu cầu của bài học.
+ Đối với loại bài luyện tập thực hành :
Đây là loại bài chủ yến nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng làm văn.
Nội dung thường gồm 3, 4 bài tập nhỏ hoặc một đề TLV.
Dựa vào mục đích, yêu cầu của bài dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự các thao tác đã nêu ở mục c) của
loại bài hình thành kiến thức, hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt từng
nội dung gợi ý trong SGK để luyện tập các kỹ năng TLV dưới hình thức nói, viết
theo đề bài cho trước, VD : Ở các bài luyện tập thực hành theo đề bài TLV, giáo
viên cần thực hiện các thao tác sau :
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.

15


- Hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý SGK để thực hiện từng u cầu (theo
hình thức nói hay viết).
- Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả thực hành nhằm trau dồi các kỹ năng
làm bài văn cho học sinh.
2.2. Các dạng Tập làm văn :
2.2.1. Văn kể chuyện :
2.2.1.1. Số bài và thời lượng học:
Văn kể chuyện được học trong 19 tiết từ tuần 1 đến hết tuần 13 chiếm
khoảng 30% tổng số tiết làm văn, cụ thể gồm những tiết sau :
- Thế nào là văn kể chuyện


: 1 tiết.

- Đặc điểm của nhân vật (ngoại hình, hành động, lời nói, ý nghĩ) : 4 tiết.
- Cốt truyện

: 2 tiết.

- Đoạn văn

: 3 tiết

- Phát triển câu chuyện

: 4 tiết

- Mở bài trong bài văn kể chuyện

: 1 tiết

- Kết bài trong bài văn kể chuyện

: 1 tiết

- Kiểm tra viết

: 1 tiết

- Trả bài

: 1 tiết


- Ôn tập

: 1 tiết

2.2.1.2. Yêu cầu của văn kể chuyện :
- Văn kể chuyện địi hỏi phải có chuyện (cốt truyện). Mỗi câu chuyện viết
ra đâu chỉ đơn giản là kể lại mà thơng qua đó ta muốn kể về ý nghĩa của cuộc
sống xung quanh, về phẩm chất, tính cách con người. Từ đó thấy cái hay, cái dở
của cuộc sống để thêm tin yêu, hăng hái phấn đấu, tu dưỡng cho cuộc đời thêm
tốt đẹp. Do đó “sự việc có diễn biến” chỉ là phương tiện cịn “ý nghĩa, điều
muốn nói” mới là mục đích của truyện. Người kể chuyện có thể kể câu chuyện
thật cũng có thể bịa ra câu chuyện, nhân vật dựa trên kinh nghiệm sống của
mình nhưng khơng thể bịa ra ý nghĩa cuộc đời. Ý nghĩa đó phải rất thật, gắn bó,
thể hiện sâu sắc cách hiểu, niềm tin, lí tưởng đạo đức thiêng liêng của con

16


người. Tóm lại truyện có hay hay khơng chính là ở ý nghĩa cuộc sống của nó
mang lại cho người đọc.
- Khi kể chuyện cần đảm bảo các yếu tố : cách sắp xếp câu chuyện, cách
mở đầu kết thúc, cách thắt nút, cách lựa chọn ngôi kể, giọng kể, lựa chọn chi tiết
tình huống hay.
2.2.1.3. Các dạng bài Tập làm văn kể chuyện :
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã học :
Dạng bài này bên cạch nhiệm vụ chủ yếu là rèn cách viết văn, kể chuyện
cho học sinh, nó cịn có tác dụng củng cố và đi sâu hơn vào những tri thức mà
các em đã có.
VD : Kể lại một câu chuyện đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập

làm văn) trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Hay VD : Dựa theo nội dung trích đoạn kịch “Ở vương quốc tương lai”
(Bài tập đọc tuần 7) hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
(Bài 1/84-SGK T1)
Hệ thống ngữ liệu được sử dụng trong dạng văn này thường là các bài tập
đọc đã được học. Quá trình học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích để tìm ý,
viết đoạn là cơ hội giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm
đang học.
- Kể chuyện theo trí tưởng tượng :
Đặc điểm của dạng bài này là đề bài mở ra nhiều hướng để mỗi học sinh
có thể làm theo cảm nhận dựa vào những hiểu biết, vốn sống của bản thân. Nó
rèn trí tưởng tượng phong phú, phát huy tối đa sức sáng tại của trẻ.
VD : Cho tình huống sau :
Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau :
a) Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác.
b) Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác.
(Bài tập 2/14-SGK T1)

17


Hay VD : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân
vật : bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và bà tiên.
(Bài tập /45-SGK T1)
Giải quyết các bài tập trên, học sinh còn rút ra được những kinh nghiệm
giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường.
2.2.1.4. Các kiểu bài tập trong văn kể chuyện :
Do TLV 4 hướng vào rèn luyện kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn, quan sát, ....
cho nên ứng với mỗi tiết đều có kiểu bài tập khác nhau phục vụ cho việc luyện

tập các kỹ năng đó.
Cụ thể như sau :
* Bài tập tìm hiểu đặc điểm của nhân vật :
- Điền tên nhân vật vào chỗ trống :
Đặc điểm : Dựa vào đặc điểm của nhân vật đã cho sẵn và những tình
huống trong truyện, học sinh phải điền tên nhân vật vào chỗ trống sao cho phù
hợp với nhân vật đó.
VD : Chim sẻ và chim Chính là đọi bạn thân nhưng tính tình khác nhau.
Chính xởi lởi, hay giúp bạn. Cịn Sẻ thì đơi khi bụng dạ hẹp hịi. Dưới đây là
hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện “Bài học quý”. Em hãy điều tên
nhân vật (Chích hoặc Sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành
động ấy thành một câu chuyện.
1. Một hôm ....... được bà gửi cho một hộp hạt kê.
2. Thế là hằng ngày ..... nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
3. .......... đi kiếm mời tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
4. Khi ăn hết ......... ben quẳng chiếc hộp đi.
5. .......... không muốn chia cho ........ cùng ăn.
6. ....... bèn gói cẩn thận những hạt kê cịn sót lại vào một chiếc lá rồi đi
tìm người bạn thân thiết của mình.
7. Gió đưa những hạt kê cịn sót trong hộp bay xa.
8. ....... vui vẻ đưa cho ....... một nửa.

18


9. .........ngượng nghịu nhận quà của ...... và tự nhủ “.......đã cho mình một
bài học quý về tình bạn”.
(Bài tập /21-SGK T1)
Mục đích : Kiểu bài này rèn cho học sinh nhận diện về hành động, tính
cách của nhân vật trong truyện và sắp xếp các hành động ấy theo một trình tự

hợp lí.
- Miêu tả ngoại hình nhân vật :
Đặc điểm : Cho đoạn văn, yêu cầu học sinh xác định những chi tiết miêu
tả ngoại hình của nhân vật.
VD : Cho đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ
đội trong kháng chiến. Tác giả đã chú ý đến miêu tả những chi tiết nào? Các chi
tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
Tơi nhìn em. Một em bí gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu
trễ xuống tận đùi như phải chịu nhiều thứ quá nặng. Quần của em chỉ ngắn tới
đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt
của em, đôi mắt sáng và xếch khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa
thơng minh vừa gan dạ.
(Bài 1/24-SGK T1)
Mục đích : Giúp học sinh biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định
tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyền, tìm hiểu truyện. Bước
đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để ta ngoại hình nhân vật trong bài văn kể
chuyện.
- Sự chuyển đổi giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp :
Đặc điểm : Cho những đoạn văn trong đó lời trong truyện có thể là lời của
người dẫn truyện cũng có thể là lời của người trực tiếp tham gia vào tình huống
truyện. Yêu cầu học sinh chuyển từ lời dẫn truyện trực tiếp sang lời dẫn truyện
gián tiếp và ngược lại.
VD 1: Chuyển lời dẫn truyện gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.

19


Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem
trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi bà lão đành nói
thật là con gái bà têm.

(Bà 2/33-SGK T1)
VD 2 : Chuyển dẫn lời gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp.
Bác thợ hỏi H :
- Cháu có thích làm thợ xây khơng?
H đáp :
- Cháu thích lắm.
(Bài 3/34-SGK T1)
Mục đích : Kiểu bài này giúp học sinh vận dụng ngơi kể trong khi kể
chuyện. Tuỳ vào từng tình huống hoặc ngữ cảnh giao tiếp mà có thể kể nguyên
văn (lời dẫn trực tiếp) hoặc kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp).
* Bài tập về xây dựng cốt truyện :
Gồm các loại bài :
- Sắp xếp các ý thành câu chuyện :
Đặc điểm L Chi các ý chính của câu chuyện trong đó chúng bị xáo trộn.
Yêu cầu học sinh sắp xếp theo một trình tự logic.
VD : Truyện “Cây khế” bao gồm các sự việc chính sau :
+ Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu
có.
+ Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được một cây khế.
+ Người anh biết chuyện đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng
lịng.
+ Cây khế có quả, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
+ Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi
quá to và lấy quá nhiều vàng.
+ Người anh bị rơi xuống biển và chết.
(Bài 1/43-SGK T1)

20



Mục đích : Giúp học sinh nắm được thế nào là một cốt truyện và ba phần
cơ bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc). Bước đầu biết vận dụng
kiến thức đã học để sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện.
- Kể lại vắn tắt một câu chuyện :
Đặc điểm : Đề bài thuộc dạng này chỉ yêu cầu học sinh kể một câu chuyện
trong đó làm nổi bật được những ý chính.
VD : Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm,
người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
(bài tập /45-SGK T1)
Mục đích : Giúp học sinh thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện
đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
* Bài tập xây dựng đoạn văn trong bài kể chuyện :
Gồm các loại bài :
- Viết tiếp đoạn văn còn thiếu :
Đặc điểm : Cho đoạn văn đã viết được phần mở đầu, diễn biến hoặc kết
thúc. Yêu cầu học sinh hoàn thành nốt những phần còn thiếu.
VD : Bạn Hà viết thử 4 đoạn của câu chuyện “Vào nghề” nhưng chưa viết
được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy :
a) Đoạn 1 :
+ Mở đầu ...........
+ Diễn biến :.........
+ Kết thúc : Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Valia cũng hiện lên
hình ảnh cơ diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng
được như cơ phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
b) Đoạn 2 :
+ Mở đầu : Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Valia xin bố
mẹ cho đi học nghề.
+ Diễn biến :..........

21



+ Kết thúc : Bác giám đốc gật đầu cười và bảo em : Công việc của người
diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp nào cao cũng
phải xây lên từ mặt đất.
c) Đoạn 3 :
+ Mở đầu :............
+ Diễn biến : Những ngày đầu, Valia rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí.
Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cơ diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn hẳn
lên.
+ Kết thúc :........
d) Đoạn 4 :
+ Mở đầu :....
+ Diễn biến : Cứ mỗi lần Valia bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay lại
nồng nhiệt vang lên. Chỉ trong nháy mắt cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây
vĩ cầm. Rồng tiếng đàn cất lên, vẻ thán phục lộ rõ trên khuân mặt từng khán giả.
+ Kết thúc :......
(Bài tập /73-SGK T1)
Mục đích : Rèn cho học sinh viết đoạn văn hồn chỉnh có mở đầu, diễn
biến, kết thúc.
- Phát triển ý chính thành đoạn văn :
Đặc điểm : Cho một số bức tranh minh hoạ. Dưới mỗi bức tranh đều là
các ý chính. Dựa vào đó mỗi ý chính phát triển thành một đoạn văn.
VD : Bài tập 2/64-SGK T1 gồm 6 bức tranh nói về câu chuyện “Ba lưỡi
rìu”. Yêu cầu học sinh phát triển thành 6 đoạn văn.
Mục đích : Giúp các em biết phát triển ý thành một đoạn văn.
* Bài tập về phát triển câu chuyện.
Đặc điểm :Dạng bài tập này thường là những đề văn hoàn chỉnh.
VD : Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện
ca ba điều ước đó. hãy kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.

(Bài tập /75-SGK T1)

22


hoặc dựa theo nội dung trích đoạn kịch “Ở vương quốc tương lai” hãy kể
lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
(bài tập /84-SGK T1)
Mục đích : Giúp học sinh biết cách sắp xếp các đoạn văn kể chuyện
theo trình tự thời gian, trình tự khơng gian.
* Bài tập về cách viết mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện :
Gồm các loại bài :
- Nhận diện các cách mở bài, kết bài :
Đặc điểm : Cho một số cách mở bài, kết bài khác nhau của cùng một đề
bài. Yêu cầu học sinh xác định xem đó là cách mở bài, kết bài nào?
VD : Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?
a) Có một con rùa sống bên bờ sơng. Biết mình chậm chạp nên hơm nào cũng
vậy, vừa sáng sớm tinh mơ nó đã ra bờ sơng tập chạy.
b) Xưa nay người cậy tài giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc
gì. Ngược lại sức nó kem những quyết tâm nhận nại ắt thành cơng. Câu chuyện
“Rùa và Thỏ” chứng minh điều đó.
c) Đầu năm học vừa qua lớp em có mấy bạn vì chủ quan lười biếng nên kết quả
học tập sút hẳn so với hồi lớp 3. Cô giáo bèn kể chuyện “Rùa và Thỏ” khuyên
các bạn phải cố gắng chăm chỉ. Câu chuyện như sau :
d) Trong các loài thú mấy ai chạy nhanh bằng Thỏ chúng tơi. Thấy bóng chúng
tơi trên đường đua thì hươu nai cịn phải nể, chưa nói gì tới bác trâu hay lợn. Thế
mà có lần Thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thu anh chàng Rùa nổi tiếng lù
dù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế
này :
(Bài 1/113-SGK T1)

Hoặc VD :
Sau đây là một số kết bài của truyện “Rùa và Thỏ”. Em hãy cho biết đó là
cách cách kết bài nào?

23


a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thấy Rùa đã gần tới đích bèn vắt
chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
b) Câu chuyện “Rùa và Thỏ” là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỉ
vào sức mình mà chủ quan biếng nhác.
c) Đó là tồn bộ câu chuyện về chú Thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước
anh chàng Rùa có quyết tâm cao.
d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là
trong học tập và rèn luyện bản thân.
e) Cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với Rùa, tôi vẫn đỏ mặt
vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan hợm hĩnh như Thỏ tôi ngày
nào!
(Bài 1/123-SGK T1)
Mục đích : Giúp học sinh nhận diện được các cách mở bài, kết bài, hiểu
được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài
không mở rộng.
- Xác định mở bài, kết bài trong câu chuyện :
Đặc điểm : Cho một câu chuyện. Yêu cầu học sinh xác định phần mở bài,
kết bài.
VD : Tìm phần kết bài của các truyện sau và cho biết đó là những cách kết
nào theo cách nào?
a) Một người chính trực.
b) Nỗi dặn vặt của An - đrây - ca.
(Bài 1/123-SGK T1)

Mục đích : Giúp các em xác định được phần mở bài, kết bài trong một câu
chuyện.
- Viết mở bài, kết bài theo yêu cầu :
Đặc điểm : Đề bài thường yêu cầu học sinh kể theo nội dung đã cho sẵn.
VD1 : Kể lại phần mở đầu của câu chuyện “Hai bàn tay” theo cách mở bài
gián tiếp.

24


×