Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận triết học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.93 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ HĨA HỌC

Chun ngành: Hóa học hữu cơ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC KHÁ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi tới các thầy PSG. TS. Nguyễn Ngọc Khá và thầy
TS. Nguyễn Chương Nhiếp lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Các thầy là
những người đã trực tiếp giao đề tài tiểu luận và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp
đỡ, truyền đạt kiến thức cho tơi trong q trình học bộ mơn Triết học trong chương
trình đào tạo Thạc sĩ của trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 2 năm 2016
Học viên

Phan Thành Khoa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................................4


1.1. SƠ LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ
NHIÊN.......................................................................................................................... 4
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC
TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN.............................................................................5
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
1.3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ
NHIÊN.......................................................................................................................... 5
Chương 2. NỘI DUNG................................................................................................7
2.1. VỊ TRÍ CỦA HÓA HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN............................7
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC TRONG HÓA HỌC.............7
2.3. MỘT SỐ PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG HÓA HỌC.......................................8
2.3.1. Phép biện chứng trong khái niệm nguyên tố hóa học.....................................8
2.3.2. Phép biện chứng trong khái niệm bản chất và hiện tượng...........................10
2.3.3. Phép biện chứng trong mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất
hóa học........................................................................................................................ 15
KẾT LUẬN................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................22



MỞ ĐẦU

1


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Do tính phổ biến, có thể áp dụng được cho nhiều vật thể và hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy nên các phạm trù của phép biện chứng được sử dụng trong mọi
ngành nhiên cứu khoa học. Kết quả của việc nghiên cứu phụ thuộc vào việc xét đến

tính đặc thù của các mặt và các mối liên hệ xác định, đặc trưng cho các tổ chức vật
chất xác định về chất và các q trình, thí dụ như các chất hóa học và những sự biến
hóa của chúng. Nhưng việc tìm ra những đặc điểm của sự thể hiện và tác dụng của nội
dung và hình thức của bản chất và hiện tượng, của tất nhiên và ngẫu nhiên, của khả
năng và hiện thực, … Ở các chất và các hiện tượng của dạng vận động hóa học thì chỉ
có thể thực hiện được với những phương tiện và phương pháp của chính mơn hóa học.
Do đó, để vận dụng những ngun tắc phương pháp luận tổng quát do triết học xây
dựng nên, trong đó có cả các phạm trù, và việc phân tích và giải thích các vấn đề và
các hiện tượng hóa học thì cần phải nhận thức rõ chất liệu cụ thể, các khái niệm, các
định luật và học thuyết của khoa học hóa học.
Những mối liên hệ và những mối quan hệ qua lại của các sự vật và hiện tượng,
những mặt nội tại của chúng được phản ánh bằng những phạm trù. Mỗi phạm trù chỉ
phản ánh một mặt riêng rẽ của chất, của quá trình, hiện tượng hóa học. Nhưng bởi vì
tất cả các mặt gắn liền với nhau, nên một biểu tượng chung về các chất và hiện tượng
hóa học chỉ hình thành khi nghiên cứu mối liên hệ qua lại của tất cả các phạm trù, do
đó, như V.I.Lê-nin đã nhận xét, chỉ có “Một tổng vô tận các khái niệm, các qui luật
chung, v.v…mới cho thấy đầy đủ cái cụ thể. Việc sử dụng những phạm trù khi nghiên
cứu một chất, một quá trình, hiện tượng hóa học cho ta những kiến thức đúng đắn, sâu
sắc và tồn diện. Thí dụ như việc xác định nội dung và hình thức tồn tại của chất và
hiện tượng, xác định cấu tạo của chúng và mối liên hệ giữa cấu tạo và các tính chất của
chúng; giải thích những mối liên hệ tất yếu ngẫu nhiên, … tất cả những điều đó giúp
cho ta nhận thức được bản chất của chất, hiện tượng hóa học.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận tổng quát do triết học xây dựng
nên, trong đó có cả các phạm trù, và việc phân tích và giải thích các vấn đề và các hiện
tượng hóa học.
2


MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Qua việc nghiên cứu các phạm trù của phép biện chứng duy vật, áp dụng vào
tìm hiểu các hiện tượng hóa học từ đó có thể thấy rằng chỉ có thể tiến hành việc nghiên
cứu khoa học có hệ thống với điều kiện theo đúng những nguyên tắc chung về mối
quan hệ qua lại giữa các mặt và hiện tượng, mối quan hệ này thể hiện ra ở các phạm
trù của phép biện chứng duy vật, và ta có thể giải thích được rất nhiều các hiện tượng
hóa học và tự nhiên khác.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Dựa vào các phạm trù của phép biện chứng, nghiên cứu các hiện tượng trong
lĩnh vực hóa học như :


Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên.



Mối quan hệ giữa Triết học và Hóa học.



Khái niệm nguyên tố hóa học.



Bản chất và hiện tượng.



Mối liên hệ giữa tính chất và các chất hóa học.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Nguyên tắc phương pháp luận tổng quát do triết học xây dựng



Các phạm trù của phép biện chứng



Các vấn đề và các hiện tượng hóa học

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3


Chỉ có thể tiến hành việc nghiên cứu khoa học có hệ thống với điều kiện theo
đúng những nguyên tắc chung về mối quan hệ qua lại giữa các mặt và hiện tượng, mối
quan hệ này thể hiện ra ở các phạm trù của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa phương
pháp luận quan trọng của các phạm trù là ở chỗ việc nghiên cứu các thuộc tính, những
sự kiện và những hiện tượng hóa học đơn nhất, riêng rẽ sẽ dẫn đến việc xác lập cái
tổng quát, khởi thảo ra khái niệm khoa học, tìm ra qui luật; việc tìm ra phép biện
chứng của bản chất và hiện tượng chỉ ra con đường đi tới nhận thức mới, quá trình vận
động tới việc phản ánh chân lý ngày càng đúng đắn và sâu sắc hơn; việc phân tích mối
quan hệ lẫn nhau giữa cấu trúc và các thuộc tính của một chất, mối liên quan lẫn nhau
giữa khả năng và hiện thực cho phép ta giải thích được tính qui luật và nhờ đó xác
định được những dạng và những giai đoạn pháp sinh và phát triển của các chất và các
phản ứng được nghiên cứu, những thuộc tính, những mối liên hệ và những sự chuyển

hóa lẫn nhau giữa chúng.

4


5


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
Triết học và khoa học tự nhiên nói chung cũng như ngành hóa học nói riêng đều
là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới.
Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở của những điều kiện kinh tế
– xã hội và nhận thức. Trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển đó, chúng chịu
sự chi phối của những quy luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau để cùng phát triển.
Khoa học tự nhiên đã cung cấp những tài liệu, những tri thức khoa học về tự
nhiên để vừa chứng minh cho những nguyên lý, quy luật chung nhất của Triết học, vừa
giúp cho Triết học điều chỉnh đúng đắn và hoàn thiện những phạm trù, những quy luật
mới. Nhờ đó mà Triết học ngày càng phản ánh chính xác hơn bản chất của thế giới.
K.Mark và F.Engels đã từng nhận xét rằng: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại,
ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật khơng tránh khỏi sự
thay đổi hình thức của nó”. Những thành tựu của khoa học tự nhiên khơng chỉ giúp
cho sự hồn thiện những tri thức Triết học mà nó cịn giúp cho trình độ tư duy biện
chứng logic phát triển, hoàn thiện thế giới qua và phương pháp luận cho con người
trong việc nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực; nâng cao khả năng trừu tượng và
khái quát đúng đắn trong việc xem xét, tìm hiểu và đánh giá các sự vật, hiện tượng.

6



Mặt khác, Triết học lại cung cấp cho các nhà khoa học tự nhiên một thế giới
quan đúng đắn và phương pháp luận khoa học trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo
tính định hướng chính xác trong q trình vận động và phát triển của các ngành khoa
học tự nhiên nói chung cũng như ngành hóa học nói riêng. Ngồi ra, Triết học cịn tạo
ra những cơng cụ nhận thức để cho các ngành khoa học tự nhiên khắc phục những trở
ngại gặp phải trên con đường đi của mình. Trong lịch sử phát triển của tư tưởng Triết
học và nhận thức khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn luôn là “người bạn
đồng minh”, là chỗ dựa tin cậy cho sự phát triển của khoa học tự nhiên trong cuộc đấu
tranh chống lại sự áp đặt của chủ nghĩa duy tâm, của những lý luật tôn giáo thần bí, và
sự trới buộc khắt khe của những tư tưởng tư sản, phản khoa học. V.I.Lenin đã từng
viết: “Không có cơ sở Triết học vững chắc thì khơng có ngành khoa học tự nhiên nào,
khơng có chủ nghĩa duy vật nào có thể chiến đấu chống lại sức tấn công của những tư
tưởng tư sản và sự phục hồi của thế giới qua tư sản. Muốn chiến đấu và chiến đấu đến
cùng, đến thắng lợi hoàn toàn, nhà khoa học tự nhiên phải là nhà duy vật hiện đại,
người tự giác theo chủ nghĩa duy vật mà đại diện là Mark, nghĩa là họ phải là nhà duy
vật biện chứng”.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC
TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Triết học trong khoa học tự nhiên là một môn khoa học đọc lập. Nó có đối tượng và
phương pháp nghiên cứu riêng, không đồng nhất với đối tượng của Triết học và cũng
không đồng nhất với đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
Đối tượng của Triết học trong khoa học tự nhiên là nghiên cứu những phạm trù, những
quy luật Triết học được thể hiện trong khoa học tự nhiên như thế nào? Từ đó tìm ra
quy luật về sự tác động qua lại giữa Triết học và khoa học tự nhiên diễn ra trong lịch
sử nhận thức khoa học.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu


7


Phương pháp nghiên cứu của Triết học trong khoa học tự nhiên không chỉ đơn
thuần là phương pháp của Triết học và lại càng không phải đơn thuần là phương pháp
của một bộ môn khoa học tự nhiên cụ thể nào mà là sự vận dụng tổng hợp một cách
linh hoạt và sáng tạo tất cả các phương pháp của khoa học tự nhiên cụ thể dưới sự chỉ
đạo chung của phương pháp biện chứng duy vật. Nghĩa là phải có sự thống nhất, tổng
hợp tất cả các yếu tố trong các phương pháp khoa học tự nhiên với các yếu tốt của
phương pháp biện chứng duy vật.
1.3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
Việc nghiên cứu Triết học trong tự nhiên làm cho con người ý thức được một
cách rõ rệt về sự hình thành của một ngành khoa học mới, đó là “Triết học trong khoa
học tự nhiên” . Đây là một khoa học liên ngành, là kết quả của sự tương tác giữa Triết
học và khoa học tự nhiên.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Triết học trong khoa học tự nhiên chẳng những giúp
cho các nhà Triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự nhiên mà còn làm
cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khác quan để Triết học dựa vào đó khát
quát thành những nguyên lý, quy luật và những phạm trù triết học. Đồng thời, nó cịn
giúp các nhà khoa học tự nhiên nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo
thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên
cứu khoa học tự nhiên.
Nghiên cứu Triết học trong khoa học tự nhiên sẽ trang bị cho con người những
tri thức vừa rộng hơn, toàn diện hơn và sâu sắc hơn để từ đó nâng cao hiẹu quả trong
quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, làm cho con người tin tưởng sâu sắc hơn
vào những tri thức Triết học Mark – Lenin, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
nâng bước cho con người vững tin tiến lên phía trước trong cuộc xây dựng vào bảo vệ
xã hội chủ nghĩa.


8


Chương 2. NỘI DUNG
2.1. VỊ TRÍ CỦA HĨA HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học tự nhiên, những tri thức về Hóa
học cũng xuất hiện từ rất sớm. Nhưng lúc ban đầu, những tri thức đó cũng chỉ là một
bộ phận thuộc Triết học tự nhiên. Đến khoảng thế kỉ XVI – XVII, Hóa học tách ra khỏi
Triết học tự nhiên để trở thành một ngành khoa học độc lập, chúng nghiên cứu q
trình phân giải và hóa hợp của các chất.
Từ khi ra đời, Hóa học có một vị trí rất quan trọng trong nhận thức nói chung
và trong các ngành khoa học nói riêng. Điều đó được thể hiện ở chỗ, sự ra đời của Hóa
học làm phong phú thêm những tri thức của con người trong việc nhận thức về thế
giới; giúp con người lý giải những hiện tượng xảy ra trong đời sống mà các bộ môn
khoa học các khơng thể lý giải được. Ví dụ, Hóa học đã giải thích được sự biến đổi từ
chất này sang chất khác diễn ra trong đời sống.
Sự xuất hiện của Hóa học cịn là cơ sở giúp cho các bộ môn khoa học khái quát
để xây dựng nên những nguyên lý, quy luật một cách đúng đắn. Ví dụ, luận điểm “vật
chất không tự sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang
dạng khác”, được hình thành từ sự khái quát quá trình khách quan trong tự nhiên và
được lý giải bằng một phản ứng hóa học đơn giản:

9


o

t
2Na  Cl 2 ��
� 2NaCl


và bằng phương pháp điện phân nóng chảy NaCl, ta lại được hai nguyên tố ban đầu:

pnc
2NaCl ���
� 2Na  Cl 2

Hóa học có vị trí và vai trị quan trọng trong hoạt động thực tiễn. Điều đó được thể
hiện ở chỗ, nhờ có các tri thức hóa học mới định hường cho sự phát triển các ngành
cơng nghiệp hóa học, điều chế được các chất phục vụ cho quá trình sản xuất và cho
cuộc sống của con người.
Việc nghiên cứu Hóa học giúp cho con người tin tưởng hơn vào những tri thức
đã được khái quá trong Triết học, nâng cao khả năng tính tốn một cách chính xác
những đại lượng trong q trình nguyên cứu.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC TRONG HÓA HỌC
Vấn đề cơ bản của Triết học trong Hóa học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trong Hóa học. Đó là vấn đề về mối quan hệ giữa hình thức
vận động hóa học của các sự vật trong thế giới hiện thực với các tri thức khoa học.
Mối quan hệ này được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:

Khi giải quyết mối quan hệ đó đã xuất hiện hai khuynh hướng đối lập nhau là
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong Hóa học.

10


Chủ nghĩa duy tâm trong Hóa học cho rằng, những tri thức hóa học là cái có trước, tức
là những tư tưởng khái niệm, quy luật hóa học là những cái có trước. Nó là sản phẩm
của sự sáng tạo thuần túy ở trong ý tưởng của con người. Trên cơ sở của những ý
tưởng đó mà nảy sinh ra những hiện tượng hóa học trong thế giới hiện thực, những

hợp chất, những phân tử hóa học là cái có sau và bị chi phối nảy sinh từ những ý tưởng
của con người. Đây là một quan niệm sai lầm.
Chủ nghĩa duy vật trong Hóa học cho rằng, những khái niệm, định luật, tri thức
của Hóa học là kết quả của sự phản ánh những thuộc tín hóa học vốn có ở trong thế
giới vật chất. Điều đó có nghĩa là, bản thân thế giới vật chất đã có đặc tính hóa hợp và
phân giải để chuyển hóa từ chất này sang chất khác. Nhiệm vụ của con nugời nói
chung và của Hóa học nói riêng chỉ là phản ánh những đặc tính của sự phân giải và
hóa hợp của các chất vốn có trong thế giới hiện thực.
2.3. MỘT SỐ PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG HÓA HỌC
2.3.1. Phép biện chứng trong khái niệm nguyên tố hóa học
Kế thừa quan niệm về nguyên tử của Leucippus và Démocrite, lần đầu tiên nhà
hóa học người Anh R.Boyle đã nêu ra khái niệm nguyên tố hóa học. Đó là những chất
đơn giản nhất, không thể phân chia ra thành những phần đơn giản hơn bằng phân tích
hóa học. Khái niệm này đã được M.V.Lomonosov và A.L.Lavoisier tán thành, ủng hộ
và phát triển.
Khái niệm ngun tố hóa học được hình thành và khẳng định một cách dứt
khốt, có tính phổ biến trong Hóa học vào những năm 60 của thế kỉ XIX. Khái niệm
này được phát triển lên một nước mới trong cơng trình của nhà Hóa học người Nga
D.I.Mendeleev. Ơng đã xác định mối liên hệ sản sinh trong quá trình tương hỗ giữa
các nguyên tố hóa học khác nhau. Nhờ đó mở ra khả năng mới cho phép nghiên cứu
những tính chất của các nguyên tố hóa học, thúc đẩy việc phát minh, khám phá ra
những nguyên tố hóa học mới mà trước đó con người chưa hề biết, đồng thời đạt ra cơ
sở cho việc giải quyết các vấn đề cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

11


Ở thời kì Cổ đại, các nhà Triết học cũng như các nhà Hóa học đã sử dụng hai
khái niệm là nguyên thể vật chất và nguyên thể phi vật chất để diễn đạt về thế giới.
Khi khái niệm nguyên tố hóa học xuất hiện, người ta đã dùng nó để thay thế cho cả hai

khái niệm trên.
Tuy nhiên, sự ra đời của khái niệm của nguyên tố hóa học lại làm nảy sinh ra
mâu thuẫn giữa hai khái niệm mới là đơn chất và hợp chất. Khái niệm đơn chất có thể
được định nghĩa là nó được hình thành từ một nguyên tố hóa học nhưng có thể ở nhiều
dạng khác nhau. Ví dụ, ngun tố hóa học cabon chỉ có một nhưng đơn chất của nó thì
lại có thể là than gỗ, than chì, kim cương. Cịn khái niệm hợp chất được hiểu là sự kết
hợp của các đơn chất lại với nhau. Ví dụ, trong nước khơng có tồn tại hiđro và oxi ở
thể khí mà chỉ có các thành phần đó kết hợp lại với nhau để tạo thành nước ở thể lỏng.
Trong quá trình hợp thành hợp chất hóa học, dường như các nguyên tố hóa học
tự phủ định với tính cách là những dạng đơn giản nhất của vật chất. Nhưng ý nghĩa
cũng như nội dung chủ yếu của khái niệm nguyên tố hóa học chính là sự phủ định nó.
Hay nói một cách khác theo ngơn ngữ của Hóa học, chính là ở khả năng thực hiện
những q trình hóa học khác nhau của các nguyên tố để hình thành nên các hợp chất
phức tạp, đa dạng khác. Nguyên nhân dẫn tới sự phủ định và biến đổi đó chính là kết
quả của việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập đơn chất và hợp chất vốn đã
tồn tại trong nguyên tố hóa học.
2.3.2. Phép biện chứng trong khái niệm bản chất và hiện tượng
Tất cả các sự vật và hiện tượng đều có những thuộc tính những dấu hiệu, những mặt,
những mối liên hệ và những mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Chúng đặc trưng cho
sự vật và hiện tượng, đồng thời chúng cũng khác nhau về ý nghĩa. Có những thuộc
tính, những mối liên hệ, quan hệ là căn bản, sâu sắc, tương đối ổn định. Chúng là cơ sở
của các sự vật và hiện tượng, quy định bản chất, sự tồn tại và phát triển của sự vật và
hiện tượng; chúng là tất nhiên về mặt nội tại của sự vật hiện tượng. Có những thuộc
tính, những mối liên hệ và quan hệ khác lại ở bên ngồi , khơng ổn định, phụ thuộc
vào các thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ căn bản dễ dàng thay đổi khi thay
đổi các điều kiện. Những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ ổn định bên trong

12



quy định nên sự phát triển của các sự vật và hiện tượng thì tạo nên bản chất của chúng.
Sự biểu hiện bản chất ra ngồi, hình thức thể hiện bên ngồi của nó là hiện tượng.
Bản chất của sự vật và q trình thường là tiềm tàng, khơng trực tiếp quan sát,
nhận biết được ngay. Tuy nhiên nó bộc lộ ra ngồi thơng qua hiện tượng, và có thể
nhận thấy được bằng giác quan và bằng cách dùng các dụng cụ. Ví dụ, bản chất của
dịng điện là sự chuyển động của các electron, những mối quan hệ sâu sắc giữa các
hiện tượng điện và các hiện tượng khác (thí dụ như mối liên hệ giữa hiện tượng điện
và các hiện tượng hóa học biểu hiện bằng các định luật Faraday, định luật Joule –
Lenz) đã được tìm ra bằng cách nghiên cứu lâu dài nhiều hiện tượng cụ thể đơn lẻ,
nhận thấy được bằng quan sát và thí nghiệm, chẳng hạn như việc đốt nóng các dây
dẫn, sự điện phân, sự phóng điện giữa các vật thể tích điện để gần nhau, sự phát quang
của các chất khí khi có dịng điện phóng qua, … Việc quan sát và nghiên cứu chuyển
động Brown, áp suất của các chất khí lên thành bình, các hiện tượng trao đổi nhiệt, và
những sự chuyển hóa của các chất từ trạng thái tập hợp này sang trạng thái tập hợp
khác gắn liền với những sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới việc tìm ra bản chất của sự
động phân tử . Từ những điều trên ta thấy rằng bản chất là cơ sở duy nhất cho một loạt
những hiện tượng liên hệ dẫn nhau. Trong những điều kiện khác nhau, bản chất bộc lộ
ra khác nhau, biểu hiện ra ở hiện tượng này hoặc hiện tượng khác.
Việc nhận thức một chất hóa học , những tính chất và cấu tạo của chúng thường
bắt đầu bằng việc nghiên cứu qua quan sát và thí nghiệm những thuộc tính, những mặt,
những mối liên hệ đơn giản, bên ngoài, nhận thấy được bằng các giác quan như: màu,
vị, mùi, độ tan trong nước, tính axit hoặc tính bazơ xác định, tiến hành những phản
ứng đơn giản, từng phần với các chất khác và mô tả kết quả. Việc quan sát thường đi
trước các suy luận lý thuyết . Do đó việc nghiên cứu các hiện tượng là điểm xuất phát
nhận thức các chất và các q trình hóa học.
Tuy nhiên, khi bắt đầu nghiên cứu một chất hóa học từ hiện tượng, nhà hóa học
ngay từ đầu cũng đã đặt ra giả thuyết về bản chất của nó. Dựa vào giả thuyết này, và
trên cơ sở giả thuyết, nhà hóa học đã tiến hành quan sát và thu nhập các dữ kiện thí
nghiệm theo một hướng nhất định. Như vậy, nhiêm vụ của nhà hóa học – nghiên cứu
là ở chỗ làm thế nào xuất phát từ các hiện tượng và thông qua hiện tượng, đi sâu vào

13


bản chất của chất (hoặc q trình) hóa học được nghiên cứu, tức là chứng minh tính
đúng đắn của giả thuyết của mình. Trên ngun tắc, điều này có thể thực hiện được.
Bởi vì, như Triết học khoa học đã xác nhận, bản chất và hiện tượng là không tách rời
nhau, chúng gắn bó với nhau một cách hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau. Hiện
tượng có bản chất làm cơ sở của nó, và bản chất bộc lộ ra ở hiện tượng. Theo cách
phát biểu của V.I.Lenin thì “bản chất hiện ra, hiện tượng có tính bản chất”.
Khó khăn trong việc phát hiện ra bản chất của một đối tượng hóa học là ở chỗ
nếu chỉ quan sát trực tiếp một hiện tượng thơi thì khơng đủ. Thực vậy, khi xác định
bản chất của một chất lỏng nào đó thì nhà hóa học phải thực hiện một loạt phản ứng
với chất đó, đặc biệt là phải cho chất đó tác dụng với những kim loại như nhơm và
kẽm. Khi đó sẽ quan sát thấy hiện tượng hịa tan kim loại. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ
vào đó mà kết luận rằng chất lỏng được nghiên cứu là một axit thì là khơng có căn cứ,
vì những kim loại này cũng tan được cả trong chất kiềm. Do đó hiện tượng là phong
phú hơn, là mn hình mn vẻ với ý nghĩa là nó thường phản ánh thuộc tính đặc
trưng không những cho bản chất của mốt chất nhất định, mà đặc trưng cho những hợp
chất có bản chất hóa học khác nhau. Do đó, từng hiện tượng đơn nhất thì có những
mối liên hệ phụ, thứ yếu so vối một bản chất nhất định. Hiện tượng không bộc lộ toàn
bộ bản chất, mà chỉ bộc lộ một nhân tố nào đó của bản chất thơi.
Hiện tượng và bản chất khơng trùng nhau cịn do ở chỗ đến lượt nó, bản chất
với tư cách là cái chung cũng khơng bao hàm hoàn toàn các hiện tượng riêng rẽ. Bản
chất khơng biểu thị nhiều đặc tính và thuộc tính của các đối tượng cụ thể. Ta biết rằng
mỗi một phản ứng hóa học đều có kèm theo sự thu hoặc phát ra nhiệt, sự kết tủa nhiều
cấu trúc tinh thể, sự tạo thành tướng lỏng hoặc giải phóng ra hợp phần khí, thay đổi
màu sắc, thường có mùi đặc biệt, v.v…Tuy nhiên, tính nhiều vẻ của những đặc điểm
kèm theo mỗi một phản ứng hóa học này khơng cịn nữa khi chúng ta nói đến bản chất.
Bản chất của phản ứng hóa học là ở sự phá vỡ và tạo thành những mối liên kết giữa
các nguyên tử và nhóm nguyên tử, và trên cơ sở đó có sự biến đổi thành phần, cấu tạo

và các thuộc tính của các chất phản ứng.
Như vậy, mặc dù bộc lộ ra bên ngồi trong các hiện tượng riêng rẽ, bản chất
cũng khơng ở ngay trên mặt các hiện tượng đó. Do đó Mark viết rằng : “… Nếu hình
14


thức bộc lộ và bản chất của các sự vật sáp nhập với nhau thì mọi ngành khoa học sẽ
hóa ra thừa”. Tư duy lý thuyết có vai trị quyết định ở đây; dựa trên những giác quan
nhất định, dựa vào những quan sát thì nghiệm do tính nhiều vẻ của các hiện tượng mà
tư duy lý thuyết phát hiện ra những mối liên hệ sâu sắt bên trong, tức là bản chất. Chỉ
như vậy mới có thể giải thích khoa học những hiện tượng đó.
Việc con người nhận thức bản chất của sự vật và hiện tượng là một q trình
đào sâu vơ tận “Từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất bậc một đến bản chất bậc hai,
… vô tận”. Lịch sử phát sinh và phát triển của một trong những khái niệm quan trọng
nhất của hóa học – khái niệm về hóa trị, phản ánh quá trình nhận thức và sự phát hiện
ra cấu tạo của các hợp chất hóa học và bản chất của mối liên kết hóa học là một thí dụ
minh họa rất rõ rang cho mối quan hệ này.
Như ta đã biết, E.Frankland (1853) lần đầu tiên đã thiết lập bằng thí nghiệm
thuộc tính nguyên tử số, sau này gọi bằng thuật ngữ “hóa trị”. Ngày nay, thuật ngữ đó
có nghĩa là tính chất của một nguyên tử của một nguyên tố nhất định có thể hóa hợp
hoặc đổi chỗ cho một số nguyên tử nhất định của nguyên tố khác. Trong nhận thức về
cấu tạo của một hợp chất hóa học sự việc đó là sự phát hiện ra bản chất bậc một, thể
hiện ra ở sự hình thành khái niệm hóa trị. Được xây dựng trên cơ sở những quan niệm
về nguyên tử, khái niệm này cho phép ta giải thích nhiều sự kiện thực nghiệm có liên
quan đến thành phần và cấu tạo củ những hợp chất, hiểu sâu hơn bản chất của định
luật tỷ lệ bội, tiên đoán một loạt những hiện tượng khác, sau này sẽ được xác nhận.
Cùng với việc quy định rõ thêm và đưa vào các nguyên tử lượng, người ta đã xác định
hóa trị của hầu hết các nguyên tố.
Khái niệm hóa trị có vai trị to lớn trong việc xây dựng thuyết cấu tạo hóa học.
A.M.Butlerop đã kí hiệu các mối liên kết hóa học, trật tự liên kết giữa các nguyên tử

trong phân tử bằng các vạch nhỏ. Số vạch chỉ hóa trị của nguyên tử của nguyên tố đã
cho. Việc vận dụng các khái niệm về cấu tạo hóa học đã đánh dấu một bước tiến lớn
trong nhận thức bản chất của các chất hóa học, và như ta đã biết, điều đó đã dẫn tới
một sự phát triển chưa từng có thời đó về hóa học hữu cơ. Người ta khơng cịn nghi
ngờ gì nữa về sự tồn tại của hóa trị. Tuy nhiên việc xác nhận khái niệm này vẫn cịn
một phần nào mang tính chất hình thức, vì thời đó hãy cịn chưa phát hiện ra tính chất
15


của các lực hóa trị, bản chất của ái lực hóa học, tức là bí mật của vạch hóa trị còn chưa
được khám phá ra.
Giai đoạn mới trong việc nhận thức bậc sâu hơn nữa của bản chất của các chất
hóa học gắn liền với việc tìm ra định luật tuần hoàn. Điều này được phản ánh ở sự phát
triển sâu hơn nữa khái niệm hóa trị. Cho đến lúc ấy nhiều nhà bác học cho rằng hóa trị
của nguyên tố trong các hợp chất hóa học là khơng đổi. Ví dụ, Vuyecxo đã giả thiết lúc
đầu là clo ln ln chỉ có hóa trị I. nhưng D.I.Mendeleev đã chứng minh rằng hóa trị
của clo có thay đổi. Hóa trị này khác nhau về chất trong các hợp chất của nguyên tố
này với hidro và với oxi. Thí dụ, clo trong HCl có số oxi hóa là –1 cịn trong Cl 2O và
Cl2O7 thì lần lượt có số oxi hóa là +1 và +7.
Khi chứng minh rằng một tiểu phân hóa học (nguyên tử) có hóa trị là một sự
thống nhất các mặt đối lập, D.I.Mendeleev đã phát hiện ra sâu hơn bản chất của cấu
tạo các chất tạo nên từ các tiểu phân này. Thì ra khơng chỉ một nguyên tố có hóa trị
khác nhau tùy theo các điều kiện, mà hóa trị cũng như nhiều tính chất khác của ngun
tử cịn tn theo định luật tuần hồn, tức là sự biến đổi hóa trị khơng phải là ngẫu
nhiên, mà là gắn liền với vị trí của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.
Sự phát triển tiếp theo của khái niệm hóa trị gắn liền với cuộc cách mạng mới
nhất trong vật lý học, với những thành tựu thực nghiệm xuất sắc trong nhận thức về
cấu tạo nguyên tử. Năm 1913, N.Borh dựa trên những thí nghiệm đã làm, dựa trên
định luật tuần hoàn và mẫu hành tinh của nguyên tử đã giải thích sự phân phối các
điện tử theo các quỹ đạo, đưa ra khái niệm về vòng điện tử bão hịa và vịng điện tử

ngồi cùng, mà tính chất hóa học của các ngun tố cũng như hóa trị của chúng phụ
thuộc vào lớp điện tử ngồi cùng đó. Thực tế khái niệm về hóa trị đã được chuyển
thành học thuyết về hóa trị, trong đó có bao gồm giải thích nguyên nhân tạo thành các
hợp chất hóa học, tức là vạch ra bản chất của mối liên kết hóa học.
Koxen (1915) và G.N.Lewis (1916) đã sử dụng mẫu nguyên tử của Borh để giải
thích thuyết điện hóa trị và cộng hóa trị về liên kết hóa học. Vạch hóa trị tượng trưng
cho mối liên kết giữa các nguyên tử trong thuyết cấu tạo, nay chỉ đôi điện tử liên kết
chung. Như vậy là bản chất tĩnh điện của mối liên kết hóa học – nguyên nhân của số

16


oxi hóa âm và dương – đã được xác định. Tuy nhiên cơ chế của sự tạo thành đôi điện
tử hóa trị liên kết, bản chất của mối liên kết cộng hóa trị, cịn chưa được giải thích rõ.
Những vấn đề này được giải quyết trong quá trình đi sâu thêm vào bản chất của
cấu tạo nguyên tử, xác định bằng thực nghiệm bản chất hai mặt hạt và sóng thống nhất
của các hạt cơ bản, tìm ra spin (momen tự quay) của electron, với sự phát sinh và phát
triển trên cơ sở đó của thuyết cơ học lượng tử. Cơ sở của việc tạo thành liên kết ion
cũng như liên kết cộng hóa trị cùng là một hiện tượng : đó là sự cặp đơi các electron.
Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp các electron có spin kháng song song. Số các
electron chưa cặp đôi trong nguyên tử cho biết số liên kết hóa học có thể tạo thành, tức
là cho biết hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó.
Dựa trên những quy luật của cơ học lượng tử, người ta đã xác lập được rằng
những mối liên kết hóa học bền vững nhất được tạo thành về phía có sự xen phủ cực
đại giữa các đám mây điện tử liên kết. Như vậy là cơ sở vật lý của tính bão hịa và tính
định hướng của hóa trị đã được nêu lên; điều này vô cùng quan trọng trong việc phát
triển học thuyết về các dạng không gian của phân tử
Quá trình nhận thức bản chất của các chất hóa học là liên tục và theo nhiều mức
độ. Sự tạo thành và phát triển các khái niệm phản ánh các mức độ đi sâu vào bản chất
đó. Vì rằng bản chất là nhiều mặt, vơ tận, nên trong quá trình nhận thức việc hình

thành, phát triển và đào sâu những khái niệm khoa học là liên tục.
Phép biện chứng của mối quan hệ lẫn nhau giữa bản chất và hiện tượng khơng
chỉ có nội dung ở chỗ bản chất được nhận thức thông qua việc nghiên cứu thực nghiệm
và suy luận lý thuyết về các hiện tượng cụ thể mà cịn là ở chỗ chính việc hiểu biết về
bản chất các đối tượng và các quá trình vật chất được phản ánh trong các khái niệm và
định luật lại là một giai đoạn để nhận thức đầy đủ hơn về một hiện tượng cụ thể
2.3.3. Phép biện chứng trong mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất
hóa học
Ý nghĩa của cấu trúc các chất hóa học đối với sự nhận thức những tính chất và những
sự biến hóa của chúng có một vai trị cực kì quan trọng. Bản thân khái niệm “cấu trúc”
được thiết lập trong hóa học vào giữa thế kỉ XIX. Về mặt lịch sử, trước đó là việc xác
định khái niệm nguyên tố, việc đưa vào phương pháp nghiên cứu định lượng, việc tìm
17


ra một loạt các nguyên tố hóa học và xác định thành phần của nhiều chất. Sự tích lũy
rất nhiều các tư liệu thực nghiệm đã dẫn tới việc phát minh ra định luật thành phần
không đổi, định luật tỷ lệ bội số xác định quan điểm về tính gián đoạn và xác lập khái
niệm phân tử. Việc tìm ra sự đồng phân của các hợp chất hữu cơ đã trực tiếp chỉ ra
rằng để giải thích được cần tìm hiểu cấu trúc của phân tử các chất đồng phân. Những
thuyết đầu tiên trong hóa học hữu cơ là những cố gắng giải thích khả năng phản ứng
và những tính chất khác của các chất hữu cơ xuất phát từ những đặc điểm cấu tạo.
Thuyết cấu tạo của Butlerop đã giải quyết có kết quả nhiệm vụ này. Đó là học
thuyết về cấu tạo hóa học của các hợp chất hữu cơ, xác định trật tự liên kết của các
nguyên tử và các nhóm nguyên tử trong các phân tử, về sự tồn tại một trật tự xác định
ở các mối liên kết giữa các nguyên tử và các nhóm nguyên tử và ảnh hưởng tương hỗ
giữa chúng với nhau.
Như vậy, quan điểm cơ bản của thuyết Butlerop cho rằng cấu trúc của một chất
hóa học trước hết là trật tự các mối liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Chính
đó là ngun nhân gây nên mọi tính chất vốn có của phân tử. Khi xác định mối liên

quan chặt chẽ giữa cấu trúc và tính chất của một hợp chất hóa học, thuyết Butlerop đã
mở ra con đường đẻ tìm hiểu cấu trúc bên trong của các phân tử, tiến hành tổng hợp
hóa học có mục đích. Về nguyên tắc ta đã có thể tác dụng vào những tính chất hóa học
của một chất bằng cách làm thay đổi cấu trúc của nó, và ngược lại, có thể xác định cấu
tạo của một chất xuất phát từ những tính chất của nó. Sự phát triển những quan niệm
về cấu trúc của các chất hóa học gắn liền với sự phát sinh hóa học lấp thể, với việc tìm
ra nhiều dạng đồng phân lập thể.
Vật lý học hiện đại đã xây dựng những phương pháp chính xác phân tích cấu
trúc của các phân tử; đó là phép chụp tia X và phương pháp nhiễu xạ electron. Dựa
vào những phương pháp này kết hợp với các phương pháp thuần tuý hóa học nghiên
cứu cấu trúc của các phân tử, ta vẽ được hình dạng các phân tử, xác địng kích thước và
hình dáng của chúng.
Thì ra “phân tử là một vật thể có hình dạng và kích thước hồn tồn xác định, ta
có thể và phải mơ tả nó bằng những hình vẽ hình học; khơng phải lúc nào nó cũng có
dạng hình cầu, hình dáng của nó liên quan chắt chẽ với cấu trúc hóa học”.
18


Cũng rõ ràng là dạng hình học của phân tử được xác định một cách đơn giá, nếu
như ta biết các đại lượng độ dài của liên kết và góc giữa các liên kết. Thí dụ phân tử
nước gồm 3 nguyên tử H-O-H có dạng tam giác, chiều dài của mỗi liên kết O-H bằng
o

0.96 A, góc hóa trị của mỗi liên kết là 104o27’.
o

Đường kính của các phân tử nước, tính bằng số Avogadro bằng 3 A . Tính quy định
như vậy sẵn có một cách khách quan ở phân tử của mọi chất. Có nghĩa là cấu trúc thể
hiện ra như là sự phân bố trong không gian của các tiểu phân trong phân tử. Cấu trúc
của một chất hố học ln ln được quy định một cách cụ thể và được đặc trưng bởi

những đại lượng được xác định một cách chính xác. Quan điểm của triết học khoa học,
coi không gian như một dạng tồn tại phổ biến của vật chất được xác nhận một phần ở
tính khác quan của cấu trúc phân tử của một chất hóa học, ở đặc điểm của sự sắp xếp
trong khơng gian của các ngun tử hoặc nhóm ngun tử tạo thành phân tử.
Khái niệm về cấu trúc của một chất hóa học, hoặc cấu tạo của nó cũng bao hàm
cả tính chất hoặc cách liên kết các tiểu phân trong phân tử. Bởi vì khơng những thứ tự
của các mối liên kết và sự phân bố trong không gian của các nguyên tử và nhóm
nguyên tử mà cà cách liên kết của chúng (ion, cộng hoá trị, hidro, kim loại) đảm bảo
cho sự tồn tại thất sự của một phân tử nhất định.
Do đó, tính chất của liên kết hóa học cũng là một yếu tố cần thiết của cấu trúc
của một chất hóa học.
Vật lý học và hóa học hiện đại đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng tính cấu
trúc của vật chất là một trong những thuộc tính phổ biến của nó. Cùng với khơng gian
và thời gian, cầu trúc là một dạng tồn tại tất yếu của vật chất sống và khơng sống.
Tương tự như tính quy định về lượng, cấu trúc của sự vật và hiện tượng gắn liền với
các đặc điểm về chất lượng. Khái niệm cấu trúc, được khởi thảo trước tiên trong tự
nhiên học và đặc biệt trong hóa học, được nghiên cứu hiện nay như là một phạm trù
triết học.
Triết học khoa học coi cấu trúc là mối liên hệ lẫn nhau ổn định, có tính quy luật,
là sự phân bố các tiểu phân, các nguyên tố đặc trưng cho một tổ chức vật chất nhất

19


định. Cấu trúc là khách quan bởi vì nó là một hệ thống các mối quan hệ của các
nguyên tố, các thành phần của một tổng thể tồn tại thực sự; cấu trúc là tuyệt đối vì nó
có ở mọi tổ chức vật chất khơng có một ngoại lệ nào; cấu trúc là có hạn, bởi vì nó bị
giới hạn trong khơng gian và nó chỉ bao gồm một số nguyên tố, một số thành phần có
hạn của một tổng thể; cấu trúc là đặc trưng bởi vì mỗi một đối tượng độc đáo về chất
lượng thì được đặc trưng bởi một cấu tạo, một cấu trúc đặc biệt, chỉ riêng nó có.

Xuất phát từ quan điểm cuối cùng vừa nêu trên ta rút ra mối liên hệ giữa cấu
trúc và chất lượng, và do đó mối liên hệ giữa cấu trúc, chất lượng và tính chất; sự
thống nhất hữu cơ, tổ hợp của chúng biểu lộ chất lượng. Tính chất là kết quả, là một
hàm số xác định đặc trưng cho mọi vật thể và hiện tượng. Nhận thức đi từ tính chất
đến cấu tạo cũng như từ hiện tượng tới bản chất, cũng như từ kết quả đến nguyên
nhân. Trong quá trình nhận thức sự vật và hiện tượng sẽ đến một lúc mà tất cả tập hợp
các tính chất được phát hiện ra ở một sự thống nhất nào đó, đó là một cấu trúc ổn định,
xác định. Việc xác lập nên cấu trúc của các sự vật và hiện tượng do biết tính qui định
lẫn nhau với các tính chất, đến lượt nó, lại tạo điều kiện để nhận thức được cái cịn chư
biết.
Trong hóa học, định luật tuần hoàn phản ánh một cách sâu sắc nhất và nhiều
mặt nhất mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố. Dưới ánh
sáng của học thuyết hiện đại về cấu tạo chất, bản thân tính tuần hồn của sự biến đổi
các tính chất của nguyên tố được nghiên cứu với quan điểm cấu trúc điện tử và kích
thước các nguyên tử. Cách phát biểu hiện đại của định luật tuần hồn nói lên rằng tính
chất của các đơn chất, và những tính chất và dạng hợp chất của các nguyên tố phụ
thuộc tuần hồn vào điện tích hạt nhân ngun tử của các nguyên tố.
Như vậy, số thứ tự, điện tích hạt nhân, hoặc số các electron trong nguyên tử là
cơ sở để sắp xếp các nguyên tố trong bảng. Nói cách khác, số lượng và trật tự sắp xếp
các electron trong nguyên tử (theo các mức năng lượng chính và phụ – các obitan), tức
là cấu trúc của nó, là nguyên nhân thực sự của các tính chất hóa học và lý học của các
nguyên tố, là nguyên nhân hợp quy luật của sự lặp lại các tính chất, của vị trí xác định
của mọi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.

20


Trong hóa học hiện đại người ta tiếp tục cố gắng xác lập những sự phụ thuộc có
tính quy luật, cụ thể giữa cấu trúc và tính chất, đặc biết là sự phụ thuộc giữa cấu trúc
của mỗt chất với mùi của nó, một tính chất hồn tồn hóa học. Điều này có tầm quan

trọng rất lớn đối với việc sản xuất các chất thơm, nước hoa trong công nghiệp hương
phẩm.
Cơ sở của vấn đề này là một khối lượng rất lớn các tư liệu thực nghiệm, tư liệu
này cho thấy rõ ràng rằng “khơng nghi ngờ gì có sự phụ thuộc nhất định giữa mùi và
cấu trúc hóa học”
Người ta đã thiết lập được rằng sự có mặt của các nhóm gọi là sinh mùi : –OH,
–CHO, –COOR, –OR, –CN, =N–N, =N–H, –NO2 ....trong thành phần phân tử của chất
thơm là nguyên nhân gây ra mùi. Những nhóm này “là một trong những chức năng
quy định tính chất của mùi. Bộ xương cơ sở của hợp chất cũang có tầm quan trọng
khơng kém đối với tính chất của mùi.
Một tính chất quan trọng khác của chất đối với thực tiễn là màu sắc của nó cũng
có liên hệ với cấu trúc của nó. Ta biết rằng màu là do vật thể hấp thụ có chọn lọc một
số ánh sáng có độ dài sóng nhất định trong phần quang phổ nhìn thấy được. Do đó
màu sắc hiện ra khi vật thể được chiếu sáng, và màu của nó tương ứng với màu của
ánh sáng bị phản chiếu. Thí dụ, như vật thể hấp thụ mọi tia sáng, từ tia màu đỏ thì thể
hiện ra có màu đỏ. Ngược lại khi vật thể chỉ hấp thục phần đỏ của quang phổ thì tất cả
những tia cịn lại bị nó phản chiếu sẽ tạo ra cảm giác màu xanh.
Nguyên nhân của việc vật thể hấp thụ có chọn lọc ánh sáng có độ dài sóng xác
định là ở đâu? Theo quan điểm hóa học, màu sắc của một chất là do những đặc điểm
cấu tạo phân tử của nó. Theo một trong những thuyến về màu sắc (thuyết về nhóm
mang màu của nhà bác học Đức O.Vit 1876) màu sắc hiện ra (đối với những chất
không màu), và tăng thêm (đối với những chất có màu nhạt) khi đưa vào phân tử của
nó những nhóm nguyên tử xác định - gọi là nhóm mang màu, như là –NO2, –
CH=CH–, –N=N–, …
Sau này người ta xác định rằng đưa vào thành phần chất sinh màu (chất sinh ra
màu, chứa nhóm mang màu) một vài nhóm khác, gọi là nhóm trợ màu –OH, –NH2,…
thì làm cho, màu sẫm hơn nữa, và làm cho chất đó có tính chất nhuộm màu. Thuyết về
21



×