Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích hàm lượng Ure có trong nước mắm_word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.13 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ HĨA HỌC
------

MƠN : HĨA PHÂN TÍCH DỤNG CỤ
SEMINAR
PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG URÊ TRONG NƯỚC MẮM
GVHD: Phùng Võ Cẩm Hồng
Sinh viên thực hiện - Nhóm 4
1. Nguyễn Hồng Phương Trúc 18139210
2. Huỳnh Thị Thanh Tuyền
18139220
3. Thái Thị Ngọc Yến
18139233
4. Nguyễn Bích Thùy
18139191
5. Trần Thị Thủy Tiên
18139195
6. Phùng Thị Mỹ Trinh
18139207
7. Nguyễn Thị Cẩm Phương
18139155
8. Chế Thị Kiều Phương
18139153
9. Bùi Thị Thu Thảo
18139178

MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ URÊ..........................................................................................1
1.1 CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA URÊ.................................................................1



1.2 TÍNH CHẤT CHUNG CỦA URÊ......................................................................1
1.3 ỨNG DỤNG..........................................................................................................1
1.3.1 Trong cơng nghiệp........................................................................................1
1.3.2 Trong phịng thí nghiệm..............................................................................2
1.3.3 Sử dụng trong y học.....................................................................................2
1.3.4 Chẩn đoán sinh lý học..................................................................................2
1.3.5 Sử dụng trong chẩn đoán khác...................................................................2
1.4 TÁC HẠI...............................................................................................................3
1.5 NGUYÊN NHÂN NƯỚC MẮM CHỨA URÊ...................................................3
2. KHỬ URÊ TRONG NƯỚC MẮM:.......................................................................5
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG URÊ TRONG NƯỚC MẮM...5
3.1 NGUYÊN TẮC.....................................................................................................6
3.2 THUỐC THỬ.......................................................................................................6
3.3 THIẾT BỊ DỤNG CỤ...........................................................................................7
3.4 CÁCH TIẾN HÀNH............................................................................................8
3.4.1 Chuẩn bị mẫu thử.......................................................................................8
3.4.2 Tạo dẫn xuất................................................................................................8
3.4.3 Cách tiến hành............................................................................................8
3.5 TÍNH KẾT QUẢ................................................................................................10
4. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP.....................................10
4.1 ƯU ĐIỂM............................................................................................................10
4.2 NHƯỢC ĐIỂM...................................................................................................10
5. KẾT LUẬN............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................11

LỜI NÓI ĐẦU
Nước mắm là sản phẩm truyền thống của người dân Việt Nam từ bao đời
nay, đây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của một gia đình. Bên cạnh việc
mang lại giá trị dinh dưỡng cao, nước mắm còn tạo hương vị hấp dẫn, làm bữa ăn



trở nên đậm đà, không những nổi tiếng ở trong nước mà còn được biết đến ở nhiều
nước trên thế giới.
Hiện nay, nhờ việc cải tiến công nghệ và chủ động nguồn nguyên liệu sản
xuất mà sản lượng nước mắm được duy trì ổn định. Trên thị trường có rất nhiều loại
nước mắm khác nhau và tiêu chí để đánh giá chất lượng của nước mắm thì độ đạm
là yếu tố quan trọng hàng đầu. Và đây chính là sơ hở dẫn đến gian lận trong việc
sản xuất. Người dùng có tâm lý độ đạm càng cao thì nước mắm càng ngon nhưng
có mấy ai biết rằng khi sản xuất nước mắm truyền thống thì độ đạm chỉ nằm trong
khoảng từ 10 đến 30 độ N . Từ đó làm tâm lý người tiêu dùng hoang mang vì khơng
biết sản phẩm mình chọn liệu có bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trước đây việc kiểm tra chất lượng nước mắm tiêu thụ nội địa hầu như bị
lãng qn nên khơng có gì đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, việc kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nước mắm đã được kiểm tra chặt chẽ hơn.
Nhưng kết quả giám sát chất lượng nước mắm của các cơ quan chức năng gần đây
khiến người dân không yên tâm khi sử dụng các sản phẩm này vì hàm lượng urê cao
quá mức cho phép theo tiêu chuẩn bộ y tế Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xử lý, thu
hồi sản phẩm có hàm lượng urê chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều lô hàng vẫn trôi nổi
trên thị trường không thể kiểm sốt được.
Trong khi đó những phương pháp xét nghiệm urê trong nước mắm ở Việt
Nam hiện nay đều khơng xác định được đâu là urê hình thành trong quá trình thủy
phân đạm để sản xuất nước mắm và đâu là urê cho thêm vào đồng thời cũng chưa
có nghiên cứu khoa học nào về hàm lượng urê cao nhất và thấp nhất trong quá trình
chế biến nước mắm trong thời gian qua.
Hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp xác định thành phần urê trong
nước mắm, chỉ có phương pháp xác định urê trong các mẫu nền khác với các
phương pháp như so màu, phương pháp urê, phương pháp sắc ký khí với đầu dị
khối phổ, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Trong bài báo cáo dưới đây, nhóm chúng em sẽ trình bày phương pháp phân

tích hàm lượng urê trong nước mắm bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao.


1. Tổng quan về urê
1.1 Công thức cấu tạo của urê
Tên của urê theo IUPAC: Diaminomathanal
Urê có cơng thức hóa học là (NH2)2CO, cấu trúc phân tử biểu hiện dưới
dạng:
Hình 1

Hình 2
1.2

T

ính

chất

chung của
urê
Urê
có màu trắng, dễ hịa tan trong nước, ít tan trong este, ở trạng thái tinh khiết nhất
urê không mùi. Trong dung dịch, urê bị thủy phân thành (NH 4)2CO3 hoặc phân hủy
thành khí NH3 và CO2.
Phân tử khối : 60 g/mol
Khối lượng riêng : 1,335g/ml
Độ hòa tan trong nước : 108g/100ml (20oC)
Điểm nóng chảy : 133oC
1.3 Ứng dụng

1.3.1 Trong công nghiệp
Nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo, đặc biệt là nhựa urê-formalđêhít.
Như là một thành phần của phân hóa học và chất bổ sung vào thức ăn
cho động vật, nó cung cấp một nguồn đạm cố định tương đối rẻ tiền để giúp cho sự
tăng trưởng.
Như là chất thay thế cho muối (NaCl) trong việc loại bỏ băng hay sương
muối của lòng đường hay đường băng sân bay. Nó khơng gây ra hiện tượng ăn mịn
kim loại như muối.
Như là một thành phần bổ sung trong thuốc lá, nó được thêm vào để
tăng hương vị.
Đơi khi được sử dụng như là chất tạo màu nâu vàng trong các xí nghiệp sản
xuất bánh quy.
Như là một thành phần của một số dầu dưỡng tóc, sữa rửa mặt, dầu tắm và
nước thơm.
1


Nó cũng được sử dụng như là chất phản ứng trong một số gạc lạnh sử dụng
để sơ cứu, do phản ứng thu nhiệt tạo ra khi trộn nó với nước.
Thành phần hoạt hóa để xử lý khói thải từ động cơ diesel (AdBlue).
1.3.2 Trong phịng thí nghiệm
Urê là một chất biến tính protein mạnh. Thuộc tính này có thể khai thác để
làm tăng độ hòa tan của một số protein. Vì tính chất này, nó được sử dụng trong các
dung dịch đặc tới 10M.
1.3.3 Sử dụng trong y học
Thuốc: Urê được sử dụng trong các sản phẩm da liễu cục bộ để giúp cho
q trình tái hydrat hóa của da.
1.3.4 Chẩn đoán sinh lý học
Do urê được sản xuất và bài tiết khỏi cơ thể với một tốc độ gần như không
đổi, nồng độ urê cao trong máu chỉ ra vấn đề với sự bài tiết nó hoặc trong một số

trường hợp nào đó là sự sản xuất quá nhiều urê trong cơ thể.
Nồng độ urê cũng có thể tăng trong một số rối loạn máu ác tính (ví dụ bệnh
bạch cầu và bệnh Kahler).
Nồng độ cao của urê (urêmia) có thể sinh ra các rối loạn thần kinh ( bệnh
não). Thời gian dài bị urêmia có thể làm đổi màu da sang màu xám.
1.3.5 Sử dụng trong chẩn đoán khác
Các loại urê chứa cacbon 14 - đồng vị phóng xạ, hay cacbon 13 - đồng vị
ổn định) được sử dụng trong xét nghiệm thở urê, được sử dụng để phát hiện sự tồn
tại của Helicobacter pylori (H. pylori, một loại vi khuẩn) trong dạ dày và tá tràng
người. Xét nghiệm này phát hiện enzym urêase đặc trưng, được H. pylori sản xuất
ra theo phản ứng để tạo ra amôniắc từ urê để làm giảm độ pH của môi trường trong
dạ dày xung quanh vi khuẩn.
Các loài vi khuẩn tương tự như H. pylori cũng có thể được xác định bằng
cùng một phương pháp xét nghiệm đối với động vật (khỉ, chó, mèo - bao gồm cả
các loại "mèo lớn" như hổ, báo, sư tử v.v).
1.4 Tác hại
Trong cơ thể người, nếu lượng urê cao quá mức có thể gây giảm hoạt động
của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh… Ngồi ra, urê có thể chứa
các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau
bụng, nặng hơn sẽ là nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp sẽ gây tử

2


vong. Khi ăn phải các loại thịt cá, hải sải có chứa dư lượng phân urê cao tới một
mức nào đó, người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính.
Cịn nếu ăn thường xuyên, nay một ít, mai một ít, về lâu dài người ăn sẽ bị
ngộ độc mãn tính, với các dấu hiệu mất ngủ kéo dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể,
giảm trí nhớ …
1.4.1 Nguyên nhân nước mắm chứa urê

1.4.1.1 Nguyên nhân 1: Urê nội sinh trong nước mắm
Trong nước mắm, thành phần gồm chất đạm dưới dạng axít amin và
urê (gọi là urê nội sinh). Tuy nhiên, độ đạm nước mắm sản xuất theo phương
pháp cổ truyền thường khơng vượt q 30 độ, và khơng có chất 3MPCD (3 –
metylclopropanđiol là chất gây ung thư), và hàm lượng urê nội sinh cũng
nằm trong mức cho phép.
1.4.1.2 Nguyên nhân 2: Urê được thêm vào nước mắm
Để tăng độ đạm trong nước mắm, có người cho vào “phân urê”. Và
bởi vì phương pháp phân tích urê trong nước mắm không thể phân biệt được
đâu là urê nội sinh và đâu là urê “ngoại lai”, nên gây hại cho người tiêu
dùng. “Phân urê” là loại mà một vài nhà sản xuất cho vào nước mắm, cũng
như một số ngư dân dùng để ướp cá bởi lẽ urê nội sinh trong nước mắm
chính là nitơ, một chất tồn tại trong axít amin, nói nơm na là đạm cá.
Phân urê (hay cịn gọi là phân đạm), là amoni nitrat, có tác dụng làm
tăng độ đạm cho đất đai, được cấu tạo bởi cacbon, nitơ, oxy và hydro với
công thức CON2H4. Trong loại phân này, có 2 thành phần cực độc với cơ thể
người là amoni và nitrat. Nó tan trong nước, rượu etylic và amoniac nên vì
thế, khi cho phân urê vào nước mắm, nó hịa trộn rất dễ dàng.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, amoni ngăn cản quá trình vận chuyển
oxi trong máu, gây ra hiện tượng da và niêm mạc của người bị ngộ độc thâm
tím, gần như đen bầm. Hiện tượng này nhìn thấy rõ nhất ở mơi, mũi, tai cùng
các đầu ngón tay, ngón chân.
Riêng nitrat khi vào ruột nó chuyển hóa thành nitrit, gây nhiễm độc hệ
thần kinh khiến người bị ngộ độc nơn ói, choáng váng, chân tay bủn rủn.
Trường hợp nặng, nitrit gây trụy tim mạch dẫn đến chết người.
3


Riêng nước mắm, vì số lượng ăn vào hàng ngày không nhiều nên
không thể nhận ra hiện tượng ngộ độc amoni nitrat bởi lẽ liều gây độc của

urê với cơ thể người khá cao: 8,7g/kg thể trọng. Tuy nhiên, về lâu về dài, khi
amoni nitrat tích lũy trong gan, trong hệ thần kinh đến một mức độ nào đó,
nó mới gây ra nhiều bệnh nan y.
Ngoài ra cũng phải kể đến một trường hợp: nước mắm được làm từ cá
mà để bảo quản cá tươi trên biển, người ta ướp cá bằng urê thay cho nước đá
vì urê giúp làm lạnh môi trường dẫn đến urê ngấm vào cá. Nếu cá này được
dùng làm nước mắm thì lượng urê trong nước mắm sẽ tăng cao làm giảm
chất lượng nước mắm.

Hình 3: Các loại nước mắm Hình 4: Sản xuất nước mắm truyền thống
2. Khử urê trong nước mắm:
Như chúng ta đã biết urê khi cho vào nước mắm sẽ dễ bị vơ cơ hóa thành
đạm vơ cơ (NH3) dễ khuếch tán hay bay hơi. Cho nên chúng ta có thể xây dựng quy
trình khử hết urê (nếu có) trong nước mắm một cách dễ dàng để có thể khử ln các
chất bảo quản mà nhà sản xuất cho vào nước mắm để làm chậm q trình hư thối.
Có 2 cách khử như sau:
Cách 1: Đổ nước mắm vào xoong (nồi), đun sơi 2 phút, để nguội, rót vào
chai như cũ.
Cách 2: Đổ nước mắm vào cái xoong (nồi) , nâng nhiệt độ lên 80oC trong 30
phút, mở vung, để nguội, rót vào chai như cũ.
Trong q trình đun nếu có bọt nổi lên thì vớt ra, vì đó là những tạp chất kết
tủa tạo thành trong q trình đun nóng.
3. Phương pháp phân tích hàm lượng urê trong nước mắm:
4


Có nhiều phương pháp được dùng để xác định hàm lượng urê trong nước
mắm, chẳng hạn như:
Phương pháp sắc kí khí với đầu dị khối phổ GCMS
Phương pháp so màu

Phương pháp urê
Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
Trong các phương pháp phân tích nói trên, mỗi phương pháp thể hiện tính ưu
việt và hạn chế riêng. Vì thế, tùy thuộc vào điều kiện tiến hành thí nghiệm, thời gian
và việc chuẩn bị hóa chất phục vụ cho phân tích mà có thể áp dụng các phương
pháp khác nhau. Độ chính xác của phương pháp phân tích cịn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: độ nhạy của thiết bị đo, dụng cụ, thao tác thực hiện, loại mẫu và phương
pháp xử lí mẫu phù hợp. Trong đề tài này, chúng tơi tiến hành phân tích hàm lượng
urê trong nước mắm dựa trên phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
3.1 Nguyên tắc
Phương pháp này áp dụng cho các loại nước mắm có hàm lượng urê0.01g/l.
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao cho phép urê ( hoặc hợp chất tạo dẫn
xuất của urê ) được tách trên cột thích hợp của sắc ký lỏng hiệu năng cao và được
đo bằng đầu dò UV, huỳnh quang, đầu dò + khúc xạ và đầu dò phổ.
Phương pháp này thường được ứng dụng để xác định urê trong nước tiểu,
rượu và phân bón.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao để phân tích hàm lượng urê có trong nước mắm sau khi tạo dẫn
xuất với xanthydrol.
3.2 Thuốc thử
Tất cả thuốc thử đều phải đạt chất lượng cho phân tích, dùng cho sắc kí lỏng
hiệu năng cao hoặc có chất lượng tương đương. Nước sử dụng phải là nước cất 2 lần
hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có các quy định
3.2.1 Urê, tinh khiết (≥ 99,6%)
5


3.2.2 Urê, dung dịch chuẩn
3.2.2.1 Dung dịch chuẩn gốc, 1000ppm
Cân 1g urê tinh khiết, chính xác đến 0,0001g, cho vào bình định mức 1l.

Hịa tan và pha lỗng bằng nước đến vạch. Trộn đều.
3.2.2.2 Dung dịch chuẩn trung gian, 100 ppm
Dùng pipet lấy chính xác đến 0,0001g, cho vào bình định mức 100ml,
pha loãng bằng nước đến vạch
3.2.2.3 Dung dich chuẩn làm việc, 2ppm, 5ppm, 10ppm, 50ppm
Dùng pipet lấy chính xác 2ml, 5ml, 10ml, 20ml và 50ml dung dịch
chuẩn trung gian, lần lượt cho vào từng bình định mức 100ml. pha loãng bằng
nước đến vạch.
3.2.3 Axetonitril.
3.2.4 Etanol, 99,9%.
3.2.5 Propan-1-ol.
3.2.6 Xanthydrol, tinh khiết.
3.2.7 Dung dịch xanthydrol, 0,02 M.
Cân 0,3925g xanthyldrol cho vào bình định mức 100ml. Hịa tan và thêm
propan-1-ol đến vạch, dung dịch được bảo quản ở nhiệt độ từ 5-10 ℃, tránh
ánh sáng.
3.2.8 Dung dịch natri axetat (CH3COONa) 0,02 M
Cân 1,64 g natri axetat cho vào bình định mức 1000ml. hòa tan và thêm
nước đến vạch.
3.2.9 Dung dịch axit clohydrit (HCl) đậm đặc, d= 1,19.
3.2.10 Dung dịch axit clohydrit 1,5 M.
Dùng pipet lấy 12,4ml dung dịch HCl cho vào bình định mức 100ml và
thêm nước đến vạch.
3.3 Thiết bị dụng cụ:
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phịng thí nghiệm thông thường cụ thể như sau:
6


Hệ thống sắc kí lỏng hiệu năng cao, gồm bơm áp lực cao, dụng cụ bơm mẫu,
detector huỳnh quang có bước sóng kích hoạt 213nm và bước sóng phát xạ 308nm, bộ

tích hợp.
Cột phân tích HPLC, C18, 250mm x 4.6mm cỡ hạt trung bình cỡ 5 micromet.
Chú thích: chiều dài và đường kính của cột có thể được thay đổi theo kĩ thuật sử
dụng HPLC.
Bình định mức, dung tích 100ml và 1000ml.
Pipet, bình thủy tinh dung tích 1ml, 2ml, 5ml, 10ml, 20ml, 50ml.
Thiết bị siêu âm.
Cân phân tích, có độ chính xác đến 0.0001g.
Màng lọc, cỡ lỗ 0.45 micromet.
Ống nghiệm, dung tích 15ml có nắp đậy kín.
3.4 Cách tiến hành
3.4.1 Chuẩn bị mẫu thử
Lắc đều mẫu trước khi thử nghiệm. Tùy theo hàm lượng urê có trong mẫu mà
pha lỗng mẫu bằng nước cất với hệ số pha lỗng thích hợp (sao cho nồng độ urê có
trong mẫu pha lỗng nằm trong khoảng tuyến tính của đường chuẩn). Lọc mẫu trước
khi tiến hành tạo dẫn xuất. Mẫu đã pha loãng chỉ sử dụng trong ngày.
3.4.2 Tạo dẫn xuất
3.4.2.1 Tạo dẫn xuất với chuẩn
Dùng pipet lấy chính xác 1ml các dung dịch chuẩn làm việc cho vào từng ống
nghiệm có nút đậy kín. Thêm chính xác 3ml etanol vào mỗi ống, lắc đều và lần lượt
thêm 2ml dung dịch xanthydrol, 1ml dung dịch HCl. Đậy kín ống, lắc đều, sau đó để
yên ít nhất trong 5 phút.
Lần lượt bơm các chuẩn đã được tạo dẫn xuất vào thiết bị HPLC.
3.4.2.2 Tạo dẫn xuất với mẫu
Tương tự như phần tạo dẫn xuất với chuẩn, nhưng thay các dung dịch chuẩn
làm việc bằng mẫu đã pha lỗng thích hợp.
Q trình tạo dẫn xuất có thể thực hiện trên bộ tiền dẫn xuất mẫu tự động của
thiết bị.
3.4.3 Cách tiến hành
7



3.4.3.1 Điều kiện phân tích
Pha động:
Dung mơi A: Axetonitril.
Dung mơi B: Axetonitril và dung dịch natri axetat (pH = 7,2) với tỷ lệ 36 : 64
(% thể tích).
Lọc các dung mơi pha động qua màng lọc và loại bỏ khí hòa tan bằng cách để
trong thiết bị siêu âm khoảng 10 phút trước khi sử dụng.
Bước sóng kích hoạt 213nm, bước sóng phát xạ 308nm.
Thể tích mẫu bơm: 20ml.
Chương trình gradient pha động.

Thời gian,

Tốc độ

Dung mơi A, Dung mơi B,

dịng,
min

%

%

ml/min
0

1,3


0

100

8,00

1,3

0

100

8,01

1,3

100

0

12,00

1,3

100

0

12,01


1,3

0

100

30,00

1,3

0

100

8


Chú thích: Các thơng số về tỉ lệ pha động, chương trình gradient pha động, thể
tích mẫu bơm có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thực tế của thiết bị
HPLC được sử dụng.
3.4.3.2 Dựng đường chuẩn
Sau khi thiết bị ổn định, tiến hành bơm lần lượt các chuẩn đã tạo dẫn xuất.
Xác định diện tích hoặc chiều cao peak của các chuẩn đã tạo dẫn xuất, dựng
đường chuẩn.
4.4.3.3 Bơm mẫu
Bơm mẫu đã tạo dẫn xuất với cùng điều kiện như bơm chuẩn.
Dựa vào đường chuẩn, xác định hàm lượng urê có trong mẫu.
Nếu diện tích peak hoặc chiều cao peak của dẫn xuất mẫu lớn hơn diện tích
peak hoặc chiều cao peak của dẫn xuất chuẩn cao nhất, thì phải tiến hành pha lỗng

mẫu với độ pha lỗng lớn hơn rồi lặp lại q trình tạo dẫn xuất mẫu và bơm mẫu.
3.5 Tính kết quả
Tính hàm lượng urê có trong mẫu nước mắm, X, biểu thị bằng gam trên lít, theo
cơng thức sau đây:
X = Cm × Kpl
Trong đó:
Cm là hàm lượng urê có trong mẫu đã pha lỗng được tính dựa vào đường
chuẩn, tính bằng gam trên lít;
Kpl là hệ số pha lỗng.
Lấy kết quả chính xác đến ba chữ số sau dấu phẩy.

4 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
4.1 Ưu điểm:
Loại được ảnh hưởng của chất nền và có độ tin cậy cao.
Có tính chọn lọc và có độ tin cậy cao.
Xác định được hàm lượng urê ở dạng vết.
4.2 Nhược điểm:
Giá thành cao.
Đầu tư lớn.
5 Kết luận
Ta thấy được rằng độ đạm của urê khá cao (>45%), tuy nó có giá trị dinh dưỡng
lớn nhưng tốt nhất chỉ phù hợp với nhóm ngành nơng - lâm nghiệp, nó vốn khơng phải
9


hóa chất bảo quản thực phẩm. Vì vậy, việc lạm dụng giá thành rẻ của urê mà đưa vào
quy trình sản xuất nước mắm là 1 việc làm đáng lên án và cần phải khai trừ ngay.
Người tiêu dùng cần được biết và hiểu rõ về những thành phần trong nước mắm - gia
vị mà mỗi gia đình tiêu thụ hằng ngày. Từ lượng chất đạm trong nước mắm truyền
thống hay nước mắm công nghiệp. Để khử được lượng urê đáng kể khỏi nước mắm,

các nhà máy sản xuất nhất thiết phải có 1 qui trình (phương pháp) sắc khí lỏng hiệu
năng cao (HPLC) với nhiều ưu điểm và chức năng tối ưu, an toàn nhất. Tuy phương
pháp này cần đầu tư lơn, giá thành hơi cao nhưng vì sức khỏe người tiêu dùng thì đây
vẫn là điều tất yếu. Mỗi thương hiệu sản xuất nước mắm có uy tín, chất lượng luôn
đưa sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu. Và để tránh tác hại của hóa chất trong
thực phẩm, bản thân người tiêu dùng nên chỉ mua những thực phẩm được kiểm chứng
an tồn, có xuất xứ rõ ràng. Mọi người cùng nhau nâng cao ý thức đẩy lùi ơ nhiễm hóa
chất ngành cơng nghiệp thực phẩm.

10


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Trân Châu (Chủ biên), Thực hành hoá sinh, Nhà xuất bản Giáo
dục (1987)
2. HouBenWeyl, Các phương pháp phân tích hóa học hữu cơ ( Tập 1,2), NXB
Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội (1979)
3. Khuyết danh (12/12/2014), Sự thật về độ đạm của nước mắm, tại
/>fbclid=IwAR1Nsdt9GyTCIrTl54weoFOeF8TsQyUP_DJC29tduhVLf5ZcxG
ANit9dkhs

11



×