Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn Thạc sĩ Thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.24 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN LINH CHI

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN – TỪ THỰC TIỄN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN LINH CHI

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN – TỪ THỰC TIỄN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH


Mã số: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, kết quả nghiên cứu Luận văn “Thủ tục hành chính về
cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận, từ thực tiễn quận Long Biên – Thành
phố Hà Nội” là kết quả nghiên cứu trung thực của tôi, đƣợc vận dụng các kiến
thực lý luận và thực tiễn, kết hợp với các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác
nhau và đƣợc trích dẫn ở nguồn tài liệu tham khảo.
Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Quốc Sửu và nhận đƣợc sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp, ngƣời thân, bạn bè. Tôi
xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

NGUYỄN LINH CHI


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CẤP
GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Ở ĐỊA BÀN QUẬN ................................................ 8
1.1.Quan niệm về thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn
quận ...................................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính ............................................................... 8

1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng. ................ 10
1.2. Sự cần thiết của điều chỉnh pháp luật trong cấp giấy phép xây dựng ở địa
bàn quận ............................................................................................................. 14
1.3. Nội dung thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn
quận .................................................................................................................... 16
1.3.1. Các loại thủ tục hành chính trong cơng tác cấp giấy phép xây dựng trên
địa bàn quận ........................................................................................................ 16
1.3.2.Quy định về hồ sơ cho thủ tục cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận 20
1.3.3.Quy trình cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận ............................... 22
1.3.4. Quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng ................................... 23
1.3.5. Quy định về thời hạn cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận ............ 25
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây
dựng ..................................................................................................................... 26
1.4.1. Yếu tố pháp luật ....................................................................................... 26
1.4.2. Yếu tố văn hóa .......................................................................................... 27
1.4.3. Yếu tố kinh tế ........................................................................................... 28
1.4.4. Yếu tố con ngƣời ...................................................................................... 29
1.4.5. Yếu tố ứng dụng công nghệ thông tin ...................................................... 30
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CẤP GIẤY
PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................. 32


2.1.Tổng quan về quận Long Biên và tình hình quản lý nhà nƣớc về xây dựng ở
quận những năm qua .......................................................................................... 32
2.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận
Long Biên ........................................................................................................... 38
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về thủ tục hành chính trong cấp
giấy phép xây dựng trên địa bàn quận ............................................................... 38

2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về thủ tục hành chính trong cấp
giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Long Biên ............................................. 40
2.3.Thực hiện pháp luật về thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng trên địa
bàn quận Long Biên ........................................................................................... 42
2.3.1.Quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Long
Biên ..................................................................................................................... 42
2.3.2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng trên
địa bàn quận Long Biên ..................................................................................... 44
2.3.3. Quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Long
Biên. ................................................................................................................... 48
2.4. Đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng và
những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực hiện thủ tục hành chính về cấp phép xây
dựng trên địa bàn quận Long Biên ..................................................................... 51
2.4.1. Kết quả thực hiện cấp GPXD trên địa bàn quận Long Biên. ................... 51
2.4.2. Nguyên nhân thành công .......................................................................... 53
2.4.3. Những hạn chế ......................................................................................... 55
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế. ............................................................ 58
Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 60
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .............................................................................................................. 61
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng thực hiện thủ tục hành chính về cấp
giấy phép xây dựng. ........................................................................................... 61


3.2. Giải pháp chung nhằm nâng cao chất lƣợng thực hiện thủ tục hành chính về
cấp phép xây dựng trên địa bàn quận ................................................................. 63
3.3. Giải pháp riêng nhằm nâng cao chất lƣợng thực hiện thủ tục hành chính về
cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Long Biên ............................................... 67

3.3.1. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về cấp GPXD trên địa bàn quận. ... 67
3.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ .......................... 68
3.3.3. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các phƣờng trên địa bàn quận .................. 70
3.3.4. Vận dụng ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin vào công tác cấp
GPXD trên địa bàn quận Long Biên .................................................................. 71
Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................. 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 76
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 81


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thành phần hồ sơ cấp GPXD ............................................................... 21
Bảng 2: Quy trình về cấp GPXD của cơ quan nhà nƣớc ................................... 23
Bảng 3: Thành phần và số lƣợng hồ sơ cấp giấy phép xây dựng ..................... 42
Bảng 4: Quy trình giải quyết TTHC trong cấp GPXD ...................................... 47
Bảng 5: Kết quả thực hiện cấp giấy phép xây dựng từ năm 2014 đến năm 2018
............................................................................................................................. 51
Bảng 6: Kết quả giấy phép xây dựng mới và giấy phép xây dựng tạm từ năm
2014 đến năm 2018 ............................................................................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cho tới nay khơng phải là vấn đề mới
nhƣng lại luôn là vấn đề nóng bỏng và phức tạp trong triển khai thực hiện. Nghị
quyết Trung ƣơng 5 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc đã nêu “tập trung đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trƣờng thuận lợi, minh bạch

cho mọi hoạt động của ngƣời dân và doanh nghiệp, phải tiến hành rà sốt các
thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định
sai trái, không phù hợp và nguyên nhân cụ thể để kiên quyết sửa đổi. Đây là
khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, phải tập trung
chỉ đạo tạo sự chuyển biến nhanh trong lĩnh vực này”. Cải cách thủ tục hành
chính gắn với cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đã có những bƣớc thay
đổi tinh giản, gọn nhẹ, từ đó quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung và quản lý
hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đạt hiệu quả cao.
Cấp giấy phép xây dựng (GPXD) là một trong những hoạt động thƣờng
xuyên và liên tục của quản lý nhà nƣớc về xây dựng. Để đảm bảo cho hoạt động
cấp GPXD đƣợc diễn ra có trình tự, thuận lợi cho các bên tham gia, pháp luật
đƣa ra quy định về thủ tục hành chính trong cấp GPXD. Đó là cách thức, trình tự
thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính nhà nƣớc về xây dựng của cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền và sự tham gia thực hiện của cá nhân, tổ chức khi
muốn cấp GPXD theo quy định của pháp luật; hay nói cách khác là thơng qua
thủ tục hành chính về cấp GPXD mà nhà nƣớc có thể quản lý các hoạt động diễn
ra trong lĩnh vực này. Khơng chỉ dừng ở đó, các chủ trƣơng, chính sách của
nƣớc ta đang hƣớng tới tận dụng các điều kiện sẵn có của cấp địa phƣơng và
giảm tình trạng ùn việc cho cơ quan nhà nƣớc cấp trung ƣơng, cơ chế phân cấp
đƣợc áp dụng và quy định cụ thể trong Luật tổ chức địa phƣơng có hiệu lực năm
2015. Việc phân cấp trong lĩnh vực xây dựng, cấp GPXD không phải là vấn đề
1


mới, nhƣng những quy định cụ thể hóa cơ chế này sao cho đồng bộ cho tới nay
vẫn còn những vƣớng mắc. Nhìn chung, việc phân cấp trong cấp GPXD khơng
tạo ra sự khác biệt về thủ tục hành chính về trình tự, thủ tục vì đã đƣợc quy định
thống nhất trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng ban
hành nhƣng có sự phân định trong thẩm quyền cấp phép. Thẩm quyền cấp
GPXD trên địa bàn quận sẽ có sự khác biệt so với thẩm quyền cấp GPXD trên

địa bàn huyện và khác với thành phố mà quận trực thuộc. Cụ thể là ở địa bàn
quận có sự chặt chẽ hơn so với địa bàn huyện và bị thu hẹp hơn so với thành phố
mà quận trực thuộc về thẩm quyền. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, các
văn bản pháp luật chƣa chi tiết đƣợc các điểm này dƣới góc độ thực thi, mà chỉ
dừng lại ở mức độ đƣa quy định mặc dù trên thực tế đã phát sinh các trƣờng hợp
cụ thể.
Quận Long Biên là quận ngoại thành của Thành phố Hà Nội đang ngày càng
vƣơn lên phát triển về mọi mặt, nhất là việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
từ đất đai khi mật độ dân cƣ đang ngày càng tăng do sự di dời dân cƣ từ các
quận nội thành. Do vậy, công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn quận về các vấn
đề xây dựng, trong đó cấp GPXD là hoạt động trọng tâm, ngày càng đƣợc chú
trọng.Thủ tục hành chính trong cấp GXDP đƣợc thực thi theo hƣớng đơn giản,
thuận lợi và phù hợp sẽ góp phần khơng nhỏ cải thiện hiệu quả quản lý hành
chính nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng.
Trong thời gian qua, quận Long Biên đã tiến hành cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” trong cấp GPXD tuy đã đạt đƣợc nhiều kết quả
đáng khích lệ nhƣng vẫn cịn một số những hạn chế. Ví dụ nhƣ: vẫn cịn tình
trạng hồ sơ cấp GPXD chƣa đƣợc giải quyết đúng hẹn, việc tiếp cận của bộ phận
ngƣời dân với các dịch vụ công để thực hiện cấp GPXD còn hạn chế,... Mà
nguyên nhân cơ bản của thực trạng nêu trên không thể phủ nhận là do các thủ
tục hành chính về cấp phép xây dựng cịn phức tạp, chồng chéo và thiếu đồng
bộ; sự trì trệ, kém hiệu quả của một số cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, cịn có
biểu hiện của cơ chế “xin – cho”. Cùng với đó là sự hiểu biết hạn chế và ý thức
2


chấp hành pháp luật chƣa tốt của bộ phận công dân đã là rào cản cho hoạt động
cấp GPXD trên địa bàn quận Long Biên.
Từ những thực trạng nêu trên, em chọn đề tài “Thủ tục hành chính hành
chính về cấp GPXD trên địa bàn quận - từ thực tiễn Quận Long Biên, Thành phố

Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. Thơng qua việc nghiên cứu, đánh
giá các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục hành chính trong cấp GPXD cấp
quận và hiệu quả thực thi trên thực tế, luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải
pháp từ đó hồn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trên lĩnh vực này và tạo điều
kiện cơ sở để ngƣời dân nâng cao hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thủ tục hành chính nói chung đã đƣợc rất nhiều các tác giả nghiên
cứu trong các cơng trình khoa học. Tiêu biểu là:
- “Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” của GS Mai Hữu Khuê và
PGS.TS Bùi Văn Nhơn (Nxb . Chính trị Quốc gia 1996) đã giới thiệu tổng quát
sự tác động của thủ tục hành chính đối với hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nƣớc; những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc do thiếu thủ tục hành chính hữu
hiệu; một số những quan điểm, nguyên tắc và giải pháp trong nhiệm vụ cải cách
thủ tục hành chính.
- “Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn” do PGS.TSKH Nguyễn Văn
Thâm và TS Võ Kim Sơn biên soạn (Nxb . Chính trị Quốc gia 2002). Cuốn sách
đƣợc các tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thủ tục
hành chính, đƣợc chứng minh bằng thực tiễn khơng chỉ trong nƣớc mà cịn ở
một số nƣớc trên thế giới hiện nay.
- “Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tƣ, đất đai, xây dựng” –
sổ tay tham khảo về cải cách hành chính dành cho địa phƣơng (năm 2011) của
tập thể tác giả Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ƣơng và Tổ chức tài chính quốc tế. Cơng trình gồm ba
phần chính là tổng quan quy trình thủ tục hành chính về đầu tƣ, đất đai và xây
dựng; giới thiệu một số cơng cụ phân tích để các địa phƣơng tham khảo, sử dụng
3


vào việc đánh giá thực trạng và thiết kế giải pháp cải thiện; và các cơng cụ cải
cách hành chính. Nhiều mơ hình tốt trong cải cách quy trình thủ tục hành chính

về đầu tƣ, đất đai, xây dựng của các thành phố nhƣ Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải
Dƣơng, Thái Nguyên,…đã đƣợc phân tích cụ thể để địa phƣơng dễ dàng tham
khảo. Tuy nhiên nội dung về cấp phép xây dựng còn hạn chế, chƣa đề cập sâu
đến những giải pháp hoàn thiện thủ tục.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính cơng của Mai Thị
Thơm: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” về cấp phép xây
dựng (từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)” (Năm 2013). Tác giả xuất phát
từ những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và thủ tục hành chính theo cơ chế
“Một cửa” trong giai đoạn 2008 - 2012, từ đó đánh giá thực trạng cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” trong cấp GPXD ở Ủy ban nhân dân
Quận Hoàn Kiếm trong giai đoạn nghiên cứu để đề xuất ra giải pháp và kiến
nghị hồn thiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” trong cấp phép xây
dựng trên địa bàn. Luận văn nghiên cứu theo mã ngành Hành chính, do vậy chƣa
có đánh giá sâu sắc về mặt pháp luật, đặc biệt pháp luật về thủ tục hành chính.
Những cơng trình nghiên cứu trên đề cập tới nhiều khía cạnh, cả về lý luận
và thực tiễn, tuy nhiên chƣa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về pháp luật thủ
tục hành chính trong cấp GPXD.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Từ nhận thức chung về thủ tục hành chính và thủ tục hành chính trong cấp
GPXD, nghiên cứu thực trạng TTHC trong cấp GPXD, cùng với đánh giá thực
trạng thực thi TTHC trong lĩnh vực này trên địa bàn quận Long Biên để đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thực thi TTHC trong cấp GPXD ở địa
bàn quận nói chung, quận Long Biên nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về TTHC, TTHC về cấp GPXD;

4



- Nghiên cứu thực trạng thủ tục hành chính về cấp GPXD trên địa bàn
quận theo quy định pháp luật hiện hành;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện TTHC về cấp GPXD ở quận
Long Biên hiện nay;
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng TTHC về
cấp GPXD ở địa bàn quận nói chung, quận Long Biên nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thủ tục hành chính về cấp GPXD trên địa bàn quận theo quy định của pháp
luật hiện hành; thực trạng thực hiện TTHC về cấp GPXD ở quận Long Biên;
tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng TTHC về cấp GPXD ở
địa bàn quận nói chung, quận Long Biên nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các văn bản
pháp luật hiện hành về thủ tục hành chính trong cấp GPXD của cấp trung ƣơng
và của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và của ủy ban nhân dân quận Long
Biên. Để có thể nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề và đảm bảo yêu cầu về hình
thức do học viện quy định, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thủ tục hành chính
trong cấp GPXD đối với trƣờng hợp xây dựng mới mà không nghiên cứu về thủ
tục hành chính trong các trƣờng hợp khác nhƣ GPXD sửa chữa, cải tạo, di dời
cơng trình; trƣờng hợp cấp lại, gia hạn, thu hồi,…
Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn quận Long
Biên.
Về phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến năm 2018
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng những phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của triết học Mác – Lênin; vận dụng chủ trƣơng, chính sách, pháp luật

5



của Nhà nƣớc về cải cách thủ tục hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền, xây dựng nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể phân tích, diễn giải, bình
luận, đối chiếu, điều tra, thống kê, so sánh, đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và thủ tục
hành chính trong cấp GPXD; khái quát mang tính lý luận từ thực tiễn thực thi
pháp luật về cấp giấy phép xây dƣng trên địa bàn quận Long Biên.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo để các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền trong hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các quyết định
của pháp luật xây dựng liên quan tới lĩnh vực cải cách TTHC nói chung và thủ
tục cấp GPXD nói riêng.
- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ
trƣơng, giải pháp hồn thiện thủ tục hành chính trong cấp GPXD tại Quận Long
Biên cũng nhƣ ứng dụng cho các Quận, huyện khách trên phạm vi cả nƣớc.
- Luận văn là nguồn tài liệu và thơng tin bổ ích cho ngƣời dân trên địa bàn
quận Long Biên tra cứu và tìm hiểu các thủ tục cũng nhƣ quy trình để chuẩn bị
khi có nhu cầu đƣợc cấp GPXD.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn đƣợc cơ cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây
dựng ở địa bàn quận.
Chƣơng 2: Thực trạng thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng trên
địa bàn quận, từ thực tiễn thi hành ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội.


6


Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện thủ
tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận, từ thực tiễn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Ở ĐỊA BÀN QUẬN
1.1. Quan niệm về thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng
trên địa bàn quận
1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính
Để tiến hành một hoạt động nói chung, ta đều cần phải thực hiện những
hành động nhất định. Các hành động đó đƣợc nối tiếp nhau theo trình tự thời
gian, đƣợc thực hiện theo cách thức và hình thức nhất định. Đặc biệt trong quản
lý nhà nƣớc, ba yếu tố kể trên trở nên quan trọng hơn khi đó là nhân tố quyết
định tới hiệu quả của hoạt động và do vậy cũng đƣợc pháp luật quy định rất chặt
chẽ. Nói cách khác, việc quy định số lƣợng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục
đích, nội dung, cách thức tiến hành các hoạt động trong một chuỗi hoạt động
thống nhất, tức là các thủ tục tiến hành đóng vai trò lớn trong điều hành bộ máy
nhà nƣớc cũng nhƣ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Chính vì
vậy thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý nhà nƣớc đƣợc quan tâm ở cả góc
độ xây dựng pháp luật và thực thi trên thực tế.
Với nghĩa chung nhất, thủ tục (procedure) là phƣơng thức, cách thức giải
quyết cơng việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất gồm một loạt

nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt đƣợc kết quả đề ra. Khái niệm
“thủ tục” đã bao hàm khái niệm “trình tự” các hành động và “cách thức” thực
hiện các hành động đó. Trong mỗi hoạt động khác nhau thì trình tự và cách thức
thực hiện cũng khác nhau, cũng có nghĩa là thủ tục khơng giống nhau ở mỗi lĩnh
vực hoạt động khác nhhau. Tƣơng ứng nhƣ vậy, ba lĩnh vực hoạt động lập pháp,
hành pháp và tƣ pháp sẽ có thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tƣ
pháp. Trong đó thủ tục hành chính đƣợc xem là thủ tục phong phú và diễn ra
thƣờng xuyên, liên tục

8


Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp, pháp luật, do các chủ thể sử
dụng quyền hành pháp sử dụng quyền lập pháp tiến hành. Thủ tục tƣ pháp là thủ
tục giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế do các
chủ thể sử dụng quyền tƣ pháp tiến hành. Còn thủ tục hành chính là thủ tục tiến
hành bởi các hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, đƣợc thực hiện bởi các
chủ thể sử dụng quyền hành pháp.
Nghiên cứu về thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm về phạm vi cụ thể
của thủ tục hành chính.
Quan niệm thứ nhất: thủ tục hành chính là trình tự và cách thức mà luật
hành chính quy định, theo đó các cơ quan hành chính nhà nƣớc giải quyết các
tranh chấp về quyền và xử lý vi phạm pháp luật [tr5,6; 42]
Quan niệm thứ hai cho rằng thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ
một vụ việc cụ thể, cá biệt nào trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc [17].
Với quan niệm này, khái niệm thủ tục hành chính đã đƣợc mở rộng hơn so với
quan niệm một nhƣng vẫn chƣa đƣợc đầy đủ vì ngồi xử lý các vụ việc cá biệt,
trình tự ban hành các quyết định chủ đạo và quy phạm pháp luật cũng cần tn
theo trình tự đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý.
Theo tinh thần, nội dung các văn kiện của Đảng (Nghị quyết đại hội Đảng

VII, Nghị quyết trung ƣơng lần 8 khóa VII, Nghị quyết đại hội Đảng VIII, IX,
X) và các văn bản pháp luật (Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994
về cải cách một bƣớc thủ tục hành chính trong việc giải quyết cơng việc của
cơng dân và tổ chức, Quyết định số 225/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành ngày 04/02/2016 về phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc giai
đoạn 2016 - 2020) thì thủ tục hành chính có nội dung bao gồm:
- Số lƣợng các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tiến hành những hoạt
động quản lý nhất định;
- Trình tự của các hoạt động cụ thể, mối liên hệ giữa các hoạt động đó;
- Nội dung, mục đích của các hoạt động;
- Cách thức tiến hành, thời hạn tiến hành các hoạt động cụ thể.
9


Đây là cách hiểu có thể nói là đầy đủ và chính xác nhất về thủ tục hành
chính, đánh giá đúng ý nghĩa, vai trị của thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nƣớc và tạo thuận lợi cho những định hƣớng cải cách thủ tục hành chính trong
điều kiện hiện nay.
Có rất nhiều loại thủ tục hành chính khác nhau để nhằm phù hợp với từng
hoạt động cụ thể. Đó là thủ tục hành chính trong tổ chức, điều hành các hoạt
động nội bộ hay để giải quyết công việc lên quan đến quyền, lợi ích của cơng
dân nên thủ tục hành chính khơng những đƣa ra trình tự tiến hành mà còn định
ra thẩm quyền giải quyết, chỉ ra quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Mục
tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội pháp luật, đảm bảo hài hịa các lợi ích,
bảo vệ chính đáng quyền của mỗi cá nhân và góp phần thúc đẩy đất nƣớc.
Nhƣ vậy, thủ tục hành chính là trình tự và cách thức tổ chức thực hiện các
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, theo đó các cơ quan, cán bộ, công
chức thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tổ chức, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy
định pháp luật trong q trình giải quyết các cơng việc quản lý hành chính nhà
nước.

1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng
Hiến pháp 2013 chỉ ra các quyền của cơng dân trong đó khơng thể khơng
nhắc tới “quyền có nơi ở hợp pháp” (Điều 22, Hiến pháp 2013) và “mọi ngƣời
có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”
(Điều 33, Hiến pháp 2013). Trƣớc các quyền hợp pháp của cơng dân quy định
trong Hiến pháp, nhà nƣớc có nghĩa vụ tạo ra điều kiện thuận lợi cho công dân
trong đảm bảo quyền có nơi ở và quyền xây dựng trong kinh doanh thông qua
hoạt động cấp GPXD. Nhƣ vậy GPXD đƣợc coi là một công cụ pháp lý quan
trọng để nhà nƣớc vừa đảm bảo quyền công dân vừa thực hiện quản lý các hoạt
động xây dựng để bảo vệ cảnh quan mơi trƣờng, bảo tồn di tích văn hóa lịch sử
danh lam thắng cảnh và sử dụng hiệu quả quỹ đất.

10


Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng hiện hành quy định: “Giấy phép xây dựng
là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để
xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời cơng trình”
Với quy định trên, GPXD đƣợc xem nhƣ một “chứng thƣ pháp lý” để xác
nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nƣớc và công dân trong hoạt động xây
dựng. Giấy này chỉ có thể đƣợc cấp bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyển, theo
quy định của pháp luật mà không phải bất kỳ cơ quan thẩm quyền nào cũng có
chức năng này.Việc đƣợc nhà nƣớc cấp GPXD cho một cơng trình nào đó đồng
nghĩa với việc cơng trình đƣợc xây dựng là hợp pháp và đƣợc nhà nƣớc bảo vệ
quyền và lợi ích trong q trình xây dựng. GPXD gồm các loại: xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo và di dời cơng trình.
Nhƣ vậy GPXD có những đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, GPXD là một loại giấy do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣợc
pháp luật chỉ định chịu trách nhiệm phát hành thống nhất trong phạm vi cả nƣớc
đó là Bộ Xây dựng. GPXD đƣợc nhà nƣớc cấp cho các chủ đầu tƣ một cách hợp

pháp khi cơng trình của họ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, GPXD là một trong những công cụ để Nhà nƣớc quản lý hiệu quả
quỹ đất và hoạt động xây dựng trên các quỹ đất, từ đó tạo sự phát triển bền vững
của đất nƣớc, của vùng, của địa phƣơng; đồng thời tạo điều kiện pháp lý cho các
cá nhân, tổ chức đảm bảo quyền xây dựng nhà ở, cơng trình đầu tƣ, kinh
doanh,… Bên cạnh đó, GPXD là căn cứ kiểm tra, giám sát thi công và xử lý các
vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công.
Thứ ba, GPXD là cơ sở pháp lý quan trọng để xác nhận của nhà nƣớc trong
tính hợp pháp xây dựng các cơng trình. Có nghĩa là các cơng trình có đủ điều
kiện đƣợc xây dựng; do vậy sẽ đƣợc nhà nƣớc bảo hộ trƣớc những lấn chiếm sai
phạm, tạo sự yên tâm cho chủ đầu tƣ trong suốt quá trình thi cơng.
Cũng nhƣ bất kỳ một lĩnh vực quản lý nào khác, quản lý xây dựng cần
đƣợc tiến hành theo thủ tục. Với tính đa dạng và phức tạp của hoạt động quản lý
xây dựng, việc thiết lập nên một trình tự thủ tục hành chính sẽ là điều kiện đảm
11


bảo cho tiến trình quản lý đƣợc thơng suốt và có hiệu quả, đảm bảo cho hoạt
động xây dựng đƣợc tiến hành trong khung pháp luật và có một trật tự ổn định.
Và GPXD là kết quả của hoạt động cấp phép xây dựng thơng qua các thủ tục
hành chính
Với ý nghĩa đó, thủ tục hành chính trong cấp GPXD là tổng hợp các quy
phạm pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành nhằm xác lập
trình tự, cách thức thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc về quản lý
xây dựng.
Thủ tục hành chính trong cấp GPXD bao gồm các quy định về thẩm quyền,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền. Cùng với đó là hệ thống quy phạm pháp luật hƣớng tới
việc chỉ dẫn, định hƣớng cho chủ đầu tƣ về điều kiện cần và đủ để cơ quan có
thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ. Những điều kiện đó có thể là thủ tục hồ

sơ, giấy tờ và những căn cứ pháp lý khác về nhu cầu xây dựng, là điều kiện tài
chính mà chủ đầu tƣ có trách nhiệm phải nộp, là những quy định cần biết khi
tiếp cận với cơ quan công quyền khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhƣ
vậy, có thể hiểu thủ tục hành chính trong cấp GPXD nhƣ sau:
Thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng là cách thức, trình tự
thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước về xây dựng và cách thức
tham gia thực hiện các thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức khi muốn cấp
giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Hoạt động cấp GPXD là quyền và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm
quyền về cấp phép xây dựng từ trung ƣơng đến địa phƣơng (Bộ xây dựng, ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quyền và nghĩa vụ
cho hoạt động cung ứng dịch vụ công cho nhà nƣớc trong thực thi và tổ chức
cấp phép xây dựng. Luật Xây dựng 2014 và nghị định 59/2016 đƣợc ban hành
thay thế cho Luật Xây dựng 2003 và nghị định 64 đã quy định lại thẩm quyền
cấp GPXD ở cấp địa phƣơng có ủy ban nhân dân cấp huyện (ủy ban nhân dân
huyện, ủy ban nhân dân quận), và là cơ quan nhà nƣớc cấp thấp nhất có trách
12


nhiệm triển khai pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động cấp GPXD cho chủ đầu
tƣ. Sở dĩ vậy vì trình độ chun mơn cho hoạt động này địi hỏi đội ngũ thực thi
phải có trình độ và học vấn cao, đồng thời đƣợc đầu tƣ áp dụng các khoa học
cơng nghệ tân tiến. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, không phải tất cả các
ủy ban nhân dân cấp xã đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên, do vậy cấp GPXD sẽ
thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp quận/huyện trở lên. Nghiên cứu về
cấp GPXD của ủy ban nhân dân quận và so sánh với ủy ban nhân dân huyện, ủy
ban nhân dân tỉnh, rõ ràng ta thấy về mặt thủ tục hành chính khơng có sự khác
biệt (do đƣợc quy định chung trong luật), nhƣng trên thực tế hoạt động cấp phép
có một vài điểm khác biệt.Về phạm vi, ủy ban nhân dân tỉnh có quyền cấp
GPXD cho các cơng trình lớn, trừ cơng trình đặc biệt, theo điều 103 của Luật

Xây dựng 2014; trong khi phạm vi cấp phép xây dựng của ủy ban nhân dân cấp
huyện chỉ trong phạm vi khu vực quận, huyện quản lý cho các cơng trình, nhà ở
riêng lẻ. Ngoài ra ủy ban nhân dân huyện là cơ quan nhà nƣớc quản lý ở khu vực
nông thôn, nên trong hoạt động cấp phép xây dựng sẽ có những đặc thù riêng.
Đó là việc cấp phép xây dựng đối với các thửa đất thuộc thị trấn, thị xã; các khu
đất đấu giá có bản đồ quy hoạch chi tiết là bắt buộc; còn lại các trƣờng hợp xây
dựng nhỏ lẻ sẽ đƣợc phép xây dựng mà không cần xin cấp phép. Bên cạnh đó,
các cơng trình xin cấp phép đƣợc phép xây dựng trên 100% diện tích thửa đất
thuộc quyền sở hữu. Trong khi đó, đối với khu vực nội thành, việc đề nghị cấp
GPXD là bắt buộc đối với mọi cơng trình. Hoạt động cấp GPXD cịn đƣợc phê
duyệt khắt khe hơn khi các cơng trình nội thành chỉ đƣợc xây dựng trên 80%
diện tích đất hợp pháp sử dụng và còn phụ thuộc vào quy hoạch chi tiết của
quạn, phù hợp vói quy hoạch chi tiết về chiều cao, số tầng, màu sắc, hình
dáng,… cơng trình. Do có sự khác biệt về mặt thực tế nhƣ vậy nên quan hệ giữa
các bên tham gia vào mối quan hệ hành chính trong cấp GPXD cũng có sự khác
nhau.
Từ những điểm nêu trên và định nghĩa chung về thủ tục hành chính trong
cấp GPXD, ta có định nghĩa về thủ tục hành chính trong cấp GPXD trên địa bàn
13


quận là cách thức, trình tự thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước
về xây dựng của ủy ban nhân dân quận và cách thức tham gia thực hiện các thủ
tục hành chính của cá nhân, tổ chức có cơng trình trên địa bàn quận khi muốn
cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
1.2. Sự cần thiết của điều chỉnh pháp luật trong cấp giấy phép xây
dựng ở địa bàn quận
Quản lý nhà nƣớc là công việc phức tạp và lại càng phức tạp hơn trong
quản lý hành chính. Do sự tƣơng tác thƣờng xuyên và liên tục giữa các cá nhân,
tổ chức và cơ quan nhà nƣớc trong hành chính nên nhu cầu tất yếu địi hỏi cần

có sự điều chỉnh mối quan hệ này. Pháp luật đã đứng ra và trở thành công cụ
hữu hiệu trong quản lý hành chính nhà nƣớc. Việc tn thủ và làm theo pháp
luật đảm bảo tính cơng bằng trong hoạt động, mỗi bên đều hiểu rõ trách nhiệm
và quyền lợi của mình trong cung ứng và đề nghị cung ứng dịch vụ. Do vậy các
hoạt động trong hành chính nhà nƣớc đƣợc diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên để các hoạt động trong lĩnh vực hành chính nói chung và trong
cấp GPXD nói riêng diễn ra có trình tự, kiểm soát đƣợc, nhà nƣớc xây dựng nên
các quy phạm pháp luật đối với thủ tục hành chính trong cấp GPXD.Về bản
chất, thủ tục hành chính trong cấp GPXD là một dạng dịch vụ cơng mà nhà nƣớc
có nghĩa vụ cung cấp. Việc cung cấp dịch vụ cơng chính là lý do nhà nƣớc tồn
tại do nhân dân đóng thuế để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, vì thế mọi
ngƣời dân đều có quyền u cầu nhà nƣớc cung cấp những dịch vụ tối thiểu.
Việc đặt ra các trình tự, thủ tục hành chính về cấp GPXD đƣợc quy định một
cách rõ ràng, cụ thể, thống nhất và chính thức trong văn bản pháp luật có hiệu
lực pháp lý cao là một sự cần thiết khách quan, bởi chúng có tác động trực tiếp
đến quyền lợi trong xây dựng hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Mặt khác pháp
luật về thủ tục hành chính trong cấp GPXD sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ của mình một cách cơng
bằng và thận trọng. Có thể thấy sự điều chỉnh của pháp luật trong cấp GPXD là
cần thiết qua những tác động cụ thể sau:
14


Thứ nhất: Các thủ tục hành chính về cấp GPXD đƣợc quy định cụ thể, rõ
ràng trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành
thì đó là cơ sở, điều kiện và phƣơng tiện cần thiết để các cơ quan và cán bộ có
thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Thứ hai: Hệ thống các quy phạm quy định về thủ tục hành chính trong cấp
GPXD sẽ tạo ra khung pháp lý, trật tự ổn định cho các cơ quan thực hiện chức

năng. Thông qua đó, hiệu quả quản lý sẽ tăng cƣờng. Thực tế cho thấy nếu các
quy phạm thủ tục đƣợc triển khai có hiệu quả thì quyền lợi của nhân dân đƣợc
đảm bảo và nhà nƣớc quản lý lĩnh vực xây dựng đƣợc chặt chẽ hơn
Thứ ba, các quy phạm về thủ tục hành chính trong cấp GPXD tác động trực
tiếp tới cải cách cơ cấu, tổ chức bộ máy của cơ quan có chức năng theo hƣớng
gọn nhẹ, quy về một mối, nâng cao trách nhiệm cho cán bộ quản lý lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn. Qua đó sẽ khắc phục đƣợc tình trạng bộ máy cồng kềnh,
nhiều tầng nấc, nhiều cấp trung gian vốn gây mất thời gian trong quy trình xử lý
cơng việc.
Thứ tƣ, các quy phạm thủ tục hành chính trong cấp GPXD đƣợc quy định
cụ thể, rõ ràng và đƣợc triển khai công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho chủ
đầu tƣ đƣợc thực hiện quyền và lợi ích của mình một cách thuận lợi, dễ dàng.
Bên cạnh đó, tệ nạn quan liêu, cửa quyền cũng đƣợc hạn chế.
Thứ năm: Các thủ tục hành chính trong cấp GPXD đƣợc quy định dể hiểu,
đơn giản, khi tổ chức lại có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cán bộ có thẩm
quyền và các cơ quan liên quan thì yêu cầu của ngƣời đầu tƣ trong xây dựng sẽ
nhanh chóng, kịp thời, cho phép tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của.
Thứ sáu: Các thủ tục hành chính trong cấp GPXD đƣợc thể hiện bằng
những quy phạm, đó là điều kiện bắt buộc các bên tham gia phải tn thủ.
Thơng qua đó sẽ tạo ra ý thức chấp hành pháp luật và nhằm tăng cƣờng pháp
chế xã hội chủ nghĩa nói chung.

15


Có thể khẳng định rằng hệ thống quy phạm về thủ tục hành chính trong
quản lý xây dựng và cấp GPXD càng rõ ràng, dễ tiếp cận sẽ cho phép tiết kiệm
thời gian và giảm chi phí cho các cơ quan công quyền cũng nhƣ ngƣời dân.
Trong hoạt động quản lý nói chung và xây dựng, cấp GPXD nói riêng nếu
khơng có các quy phạm thủ tục thì quy phạm nội dung sẽ trở thành vơ nghĩa.

Thủ tục chính là phƣơng thức sống của đạo luật.
Với các ý nghĩa nêu trên về sự cần thiết của pháp luật trong điều chỉnh thủ
tục hành chính trong cấp GPXD, trong thời gian qua nhiều văn bản đã đƣợc ban
hành cũng nhƣ sửa đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với quy trình quản lý, khai
thác và sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Dù mỗi văn bản đƣợc ban hành về
cách thức tổ chức quản lý đối với mỗi cơng trình xây dựng khác nhau, theo đó,
các quy phạm về thủ tục hành chính trong cấp GPXD đƣợc quy định với những
điều kiện, nội dung và hình thức khơng giống nhau, song tựu chung lại, cơ cấu
pháp luật điều chỉnh về thủ tục hành chính trong cấp GPXD đều đề cập tới các
nội dung cơ bản về điều kiện, các bƣớc tiến hành thủ tục, các hồ sơ cần thiết,
thời gian giải quyết thủ tục và thẩm quyền giải quyết.
1.3. Nội dung thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng trên
địa bàn quận
1.3.1. Các loại thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy phép xây dựng
trên địa bàn quận
Khi nghiên cứu các loại thủ tục hành chính trong cấp GPXD (thủ tục cấp
mới GPXD cho cơng trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ; thủ tục cấp GPXD tạm;
thủ tục điều chỉnh GPXD; thủ tục gia hạn GPXD; thủ tục cấp lại GPXD) trƣớc
tiên là nghiên cứu về các điều kiện để đƣợc cấp. Đây là quy định đặt ra đối với
các cán bộ đảm trách nhiệm vụ triển khai hoạt động cấp GPXD phải xem xét
thận trọng, kỹ lƣỡng các điều kiện theo quy định của pháp luật để đối chiếu với
thực tiễn. Vì vậy đối với mỗi loại cơng trình khác nhau, pháp luật lại đƣa ra
những điều kiện khác nhau để đƣợc phép cấp GPXD. Các điều kiện cụ thể của

16


pháp luật là kim chỉ nam để cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và
giải quyết chính xác, khách quan.
Cùng với đó, các điều kiện đƣa ra trong cấp GPXD cũng là yêu cầu bắt

buộc đối với các chủ đầu tƣ cần phải đáp ứng. Để đƣợc cấp GPXD, chủ đầu tƣ
cũng phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan, đủ điều kiện để cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền có cơ sở pháp lý giải quyết đề nghị.
Mỗi thủ tục hành chính đƣợc giải quyết khi phải thỏa mãn các điều kiện
nhất định. Ngƣời sử dụng dịch vụ công cần nắm và hiểu rõ các điều kiện đặt ra
đối với mỗi loại thủ tục và chuẩn bị tốt hồ sơ trƣớc khi tiến hành sử dụng dịch
vụ.
Trong hoạt động cấp GPXD, các điều kiện để đƣợc cấp phép quy định rất
chặt chẽ và rõ ràng đối với các cơng trình trong mỗi khu vực khác nhau. Quy
định về điều kiện của cơng trình trong khu đơ thị khác với cơng trình khơng
trong tuyến đơ thị, khác với cơng trình trong khu vực có quy hoạch phân khu
xây dựng của cơ quan nhà nƣớc,.. Nhƣng nhìn chung, các điều kiện cần có là:
- Phải phù hợp với cảnh quan và quy hoạch xây dựng
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất
- Đảm bảo an tồn cho các cơng trình liên kề, bảo vệ mơi trƣờng, phịng
cháy nổ, an tồn kỹ thuật, an ninh- quốc phịng.
- Có thiết kế xây dựng chi tiết
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đầy đủ và đảm bảo tính chính xác.
Các điều kiện nhằm tạo ra sự dễ dàng cho quy trình quản lý trong đơ thị,
mơi trƣờng, kế hoạch đầu tƣ-phát triển cho vùng và lãnh thổ; sau đó đảm bảo
cho sự quản lý về hành chính thơng qua hồ sơ đề nghị. Nắm đƣợc các điều kiện
là chủ đầu tƣ nắm đƣợc 50% chu trình thủ tục hành chính trong cấp GPXD và
đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện cho mỗi loại cơng trình cũng là sự đảm bảo
sự thành công của thủ tục hành chính trong cấp GPXD. Trong khn khổ phạm
vi nghiên cứu, luận văn sẽ chỉ tập trung vào thủ tục chính cấp mới trong xây
dựng trên địa bàn quận.
17


1.3.1.1. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các loại cơng trình xây

dựng và nhà ở riêng lẻ đơ thị
GPXD cơng trình: là giấy phép đƣợc cấp để xây dựng cơng trình dân dụng,
cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật [7]
GPXD nhà ở riêng lẻ đô thị là giấy phép đƣợc cấp để xây dựng nhà ở riêng
lẻ tại đơ thị [7].
Các cơng trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ đô thị đƣợc cấp GPXD khi:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đâu tƣ
- Tùy thuộc vào quy mơ, tính chất, địa điểm xây dựng, cơng trình đƣợc cấp
giấy phép xây dựng phải: Tn thủ các quy định về chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới
xây dựng; đảm bảo an tồn cơng trình và cơng trình lân cận và các yêu cầu
về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ mơi
trƣờng theo quy định của pháp luật, phịng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ
tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nƣớc, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình
thuỷ lợi, đê điều, năng lƣợng, giao thơng, khu di sản văn hố, di tích lịch sử văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại, các
cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Hồ sơ thiết kế xây dựng phải đƣợc tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng
lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải đƣợc thẩm định, phê duyệt theo quy
định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dƣới 3 tầng
và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tƣ đƣợc
tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an tồn của cơng trình và
các cơng trình lân cận [7].
Ngồi các điều kiện chung, các cơng trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ có
những điều kiện riêng để đƣợc cấp GPXD, đó là:
+ Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
phê duyệt;
18



×