Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích cấu trúc tài chính công ty bánh kẹo Hải Hà (phân tích hoạt động kinh doanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.91 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
-----------

PHAN KHẮC NAM

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CƠNG TY: Cơng ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
(HHC)

Nghệ An, Tháng 8 Năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------------

TIỂU LUẬN
CƠNG TY: Cơng ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
(HHC)

Học viên thực hiện: Phan Khắc Nam
Lớp học phần:

Phân tích hoạt động kinh doanh (220)_10

Mã số sinh viên:

18573401010035



Nghệ An, Tháng 8 Năm 2021


MỤC LỤC:
I. GIỚI THIÊỤ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO
HẢI HÀ
1. Phân tích cơ cấu tài sản
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
III. THIẾT KẾ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ VỀ QUY
MÔ VÀ MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
NĂM 2019, 2020
1. Phân tích tình hình tiêu thụ năm 2019
2. Phân tích tình hình tiêu hụ năm 2020
3. Đánh giá kết quả tiêu thụ 2020 so với 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTCP


Cơng ty cổ phần

TS

tài sản

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

HĐQT

Hội đông quản trị

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 1: Tình hình tài sản của Cơng ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (trang 2)
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Cơng ty Cổ phần Bánh kẹp Hải Hà (trang 4)
Bảng 3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn (trang 6)
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ 2019 (trang 6)
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ 2020 (trang 7)


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay cơng tác phân tích cấu trúc tài chính cũng như
phân tích hoạt đơng tiêu thụ của các doanh nghiệp đang ngày càng được

chú trọng bởi nó đem lại cho nhà quản trị những cái nhìn xác thực về tình
hình sử dụng tài sản nguồn vốn, tình hình tiêu thụ mặt hàng của doanh
nghiệp. Đồng thời nó cịn đóng vai trị dự báo tương lai. Khơng chỉ là công
cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị, cổ đông hay các nhà đầu tư đánh giá
hiệu quả sử dụng nguồn tài chính và kết quả hoạt động tiêu thụ mà còn
giúp doanh nghiệp dự báo những rủi ro sắp xảy ra để có biện pháp khắc
phục.
Nhận thức được tầm quann trọng của cơng tác phân tích tài chính và hoạt
động tiêu thụ của doanh nghiệp, kết hợp với những kiến thức thu nhận
được trong trường và kiến thức thực tế về CTCP Bánh keo Hải Hà. Em xin
phép trình bày bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng, cấu trúc tài chính của CTCP BÁnh kẹo Hải Hà năm
2019,2012. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
- Phân tích kết quả tiêu thụ về quy mơ và mặt hàng của công ty năm 2019,
2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các thơng tin tài chính và phân tích thực trạng cấu trúc tài chính,
tự thiết kế số liệu phân tích kết quả tiêu thụ CTCP Bánh kẹo Hải Hà. Cùng
với hệ thống sơ đồ bảng biểu cùng với các phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê đưa ra các giải pháp, nhận định cho công ty.


I. GIỚI THIÊỤ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một công ty cổ phần, chuyên sản xuất các
sản phẩm bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
Trụ sở chính tại: 25 – Trương định – Hà Nội.
Tên giao dịch là: Hai Ha cofectionery company Viết tắt là: HAIHACO.
Lĩnh vực hoạt động: - Sản xuất kinh doanh trong và ngoiaf nước bao gồm các
lĩnh vực bánh kẹo và chế biến thực phẩm.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy
móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các loại sản phẩm
hàng hóa khác.
- Đầu tư xậy dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm
thương mại.
- Chức năng: trong thời kì đổi mới, Cơng ty có chức năng là sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng bánh kẹo. Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo
nên Công ty giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý cả đầu ra, đầu vào của dây
truyền sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bánh
kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần dành cho xuất khẩu.
- Nhiệm vụ: Thực hiện nghị quết hội nghị 7 khoá VI của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về CNH-HĐH đất nước: phát triển nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm. Hiện nay, công ty là một công
ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà Nước. Hơn 40 năm qua ban lãnh đạo và
tồn thể cơng nhân viên trong công ty đã không ngừng cố gắng để đưa công ty
trở thành một công ty ngày càng lớn mạnh hơn.

1


II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BÁNH
KẸO HẢI HÀ
1. Phân tích cơ cấu tài sản
TS là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Giá
trị và cơ cấu TS thể hiện năng lực và trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Thơng qua việc phân tích tình hình TS, nhà phân tích có thể đánh giá được quy
mơ TS, năng lực và trình độ sử dụng TS của doanh nghiệp. Người được phân
công nhiệm vụ thực hiện phân tích là kế tốn phụ trách phần hành kế toán vốn
bằng tiền và tài sản đã thu thập số liệu và lập bảng như sau.

Quy mô TS của Tổng công ty năm 2020 so với cuối năm 2019 đã tăng lên 38,59
tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 3,35%,chứng tỏ quy mơ hoạt động của Tổng
cơng ty đang có xu hướng mở rộng. Điều này cho thấy, Tổng công ty đã có kế
hoạch và chính sách hoạt động phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế, làm ăn
hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Tài sản của Công ty
tăng do TSNH tăng mạnh trong khi TSDH giảm ít hơn.
Bảng 1: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (nghìn
đồng)
Chỉ tiêu

2019

2020
Chênh lệch
Quy mơ Tỷ trọng Quy mơ
Tỷ lệ Tỷ trọng
903,231,692 76.00 51,195,016 6.01
1.90

Quy mô
852,036,676

Tỷ trọng
74.10

94,752,486

8.24

11,576,656


0.97

-83,175,830 -87.78

-7.27

130,000,000

11.31

107,000,000

9.00

-23,000,000 -17.69

-2.30

III Các khoản phải thu ngắn hạn 538,485,783

46.83

685,011,501

57.64

146,525,718 27.21

10.81


IV
Hàng tồn kho
85,657,897
V
Tài sản ngắn hạn khác
3,140,511
B
Tài sản dài hạn
297,758,982
I Các khoản phải thu dài hạn
209,447
II
Tài sản cố định
222,163,079
III Tài sản dở dang dài hạn
25,518,356
Iv
Tài sản dài hạn khác
49,868,100
Tổng tài sản
1,149,795,658

7.45
0.27
25.90
0.02
19.32
2.22
4.34


95,727,799
3,915,736
285,154,299
2,609,447
200,838,521
33,649,995
48,056,336
1,188,385,991

8.06
0.33
24.00
0.22
16.90
2.83
4.04

10,069,902 11.76
775,225
24.68
-12,604,683 -4.23
2,400,000 1145.87
-21,324,558 -9.60
8,131,639 31.87
-1,811,764 -3.63
38,590,333

0.61
0.06

-1.90
0.20
-2.42
0.61
-0.29

A
I
II

Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Đầu tư tai chính ngắn hạn

2


Trong đó, TSNH tăng 51,198 tỷ đồng tương ứng. Tiền và các khoản tương
đương tiền cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 tăng giảm mạnh 83,17 tỷ đồng,
giảm 87,78%. tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng TS
giảm 7,27%. Cùng với đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 146,52 tỷ
đồng, tăng 27.21%. Điều này là do công ty đang huy động vốn để đầu tư các
dự án mở rộng doanh nghiệp và khách hàng. Cho thấy HĐQT và Ban điều hành
đã có chính sách sử dụng vốn hợp lý hơn, thay vì để tiền dự trữ tại Tổng công ty
không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế thấp.
Đầu tư tài chính ngắn hạn là khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn năm 2020 so với năm 2019
giảm 23 tỷ đồng, tương ứng giảm 17,69% tỷ trọng trong tổng TS giảm 2,30%.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2020 so với 2019 tăng nhẹ 10,06 tỷ đồng,
tăng 0.61%. Hải Hà là công ty sản xuất bánh kẹo, hầu hết hàng hóa chỉ có giá trị

sử dụng trong khoảng 1 năm nên đây là một trong những nguyên do ảnh hưởng
lớn tới doanh thu của công ty.
Tài sản ngắn hạn khác của Cơng ty ln được duy trì ở một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu
tài sản hầu hết dưới 1%. Vì vậy, sự biến động của khoản mục này ảnh hưởng
khơng đáng kể đến kết quả phân tích.
Phải thu dài hạn năm 2020 tăng 2,40 tỷ đồng tăng 0.2% so với cuối năm 2019
hầu như khơng đổi.
Giá trị cịn lại của TSCĐ năm 2020 so với năm 2019 giảm 21,32 tỷ đồng tương
ứng tốc độ giảm 9,6%, tỷ trọng giảm trong tổng TS giảm 2,42%. Tính đến thời
điểm cuối năm 2020, nguyên giá của TSCĐ hữu hình bao gồm các TSCĐ đã
khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng là rất lớn. Điều này khá thuận lợi
cho doanh nghiệp. Công tác thanh lý tài sản trong quý 2/2020 ( hơn 8 tỷ đồng)
cũng góp phần lớn trong việc giảm tài sản cố định.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2020 so với năm 2019 tăng 8,13 tỷ đồng
tương tăng 31,87%, tỷ trọng tăng 0,61%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng
chủ yếu là do nâng cấp, mở rộng công ty.
TSDH khác năm 2020 so với cuối năm 2019 giảm 1,81 tỷ đồng tương ứng tốc độ
3


giảm 3,63%. Sự biến động của TSDH khác là do Chi phí trả trước dài hạn tăng
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Tương ứng với sự biến động và quy mô của TS là sự biến động và quy mô của
nguồn vốn hình thành nên những TS đó, người phân tích đã tập hợp số liệu và
lập bảng như sau.
Qua số liệu ở trên cho thấy Tổng nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019 tăng
38,59 tỷ đồng tương ứng tăng 3,35%. Quy mô vốn huy động của Tổng công ty
đã tăng lên là do cả Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Trong đó, Nợ
phải trả năm 2020 so với năm 2019 tăng lên 1,52 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng
0,21%, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm 1,90% và Vốn chủ sở hữu tăng

37,06 tỷ đồng tương ứng tăng 8,59%, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn tăng 1,90%.
Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong đó tỉ
trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chiếm khoảng gần 40%.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Cơng ty Cổ phần Bánh kẹp Hải Hà
(Nghìn đồng)
Chỉ tiêu
A. Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn

1. Phải trả người bán ngắn hạn
2. Người mua trả trước tiền ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn
6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
7. Phải trả ngắn hạn khác
8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II.Nợ dài hạn

1. Phải trả dài hạn khác
2. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Quỹ đầu tư phát triển
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tổng nguồn vốn


Năm 2019
Quy mô
Tỷ trọng

718,352,139
479,532,716
122,110,003
3,812,583
19,043,949
27,815,816
30,904,588
949,046
45,432,236
225,723,565
3,740,929
238,819,423
1,319,423
237,500,000
431,443,519
164,250,000
33,502,910
3,656,202
186,381,678
43,652,728
1,149,795,658

62.48
41.71
10.62
0.33

1.66
2.42
2.69
0.08
3.95
19.63
0.33
20.77
0.11
20.66
37.52
14.29
2.91
0.32
16.21
3.80

Năm 2020
Quy mô
Tỷ trọng
60.58
719,877,080
546,932,783
46.02
14.55
172,951,311
0.23
2,705,164
1.82
21,617,325

2.69
32,010,286
1.67
19,861,398
0.08
949,200
1.57
18,639,315
23.09
274,440,246
0.32
3,758,539
14.55
172,944,297
0.12
1,416,023
14.43
171,528,274
39.42
468,508,911
13.82
164,250,000
2.82
33,502,910
0.31
3,656,202
18.95
225,232,621
3.52
41,867,178

1,188,385,991

Quy mô
1,524,941
67,400,067
50,841,308
(1,107,419)
2,573,376
4,194,470
(11,043,190)
154
(26,792,921)
48,716,681
17,610
(65,875,126)
96,600
(65,971,726)
37,065,392
0
0
0
38,850,943
(1,785,550)

Chênh lệch
Tỷ lệ
0.21
14.06
41.64
-29.05

13.51
15.08
-35.73
0.02
-58.97
21.58
0.47
-27.58
7.32
-27.78
8.59
0.00
0.00
0.00
20.84
-4.09

Tỷ trọng
-1.90
4.32
3.93
-0.10
0.16
0.27
-1.02
0.00
-2.38
3.46
-0.01
-6.22

0.00
-6.22
1.90
-0.46
-0.09
-0.01
2.74
-0.27

4


Nhìn chung, nguồn vốn của Tổng cơng ty khá cao và có chiều hướng biến tích
cực. Để thấy rõ hơn điều này ta sẽ đi vào phân tích sâu hơn các bộ phận cấu
thành nguồn vốn.
Nợ phải trả Nhận thấy qua các năm giá trị khoản mục nợ phải trả của Cơng ty
vẫn có xu hướng tăng dần, từ 718,35 tỷ đồng ở năm 2019 và tới năm 2020 là
719,87 tỷ đồng tăng 1,52 tỷ dồng tức 0,21%. Với tỷ trọng nợ phải trả so với tổng
nguồn vốn qua 2 năm 2019 và 2020 lần lượt là 62,48% và 60,58% thì có thể
thấy khả năng tự chủ về tài chính của Tổng cơng ty đang có nhiều chuyển biến
tích cực , dần hạn chế lệ thuộc vào các khoản vay từ phía bên ngồi. Cơng ty có
cơ cấu Nợ ngắn hạn khá cao hơn so với nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2015 tăng 67,4 tỷ đồng tương ứng tăng 14,06%,
tỷ trọng của Nợ ngắn hạn trong Tổng nguồn vốn tăng 4,32%.
Nợ ngắn hạn của Công ty bao gồm: phải trả người bán, người mua trả tiền trước,
thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả,
doanh thu chưa thực hiện, phải trả ngắn hạn khác, vay và nợ thuê tài chính, quỹ
khen thưởng phúc lợi. Trong đó, các khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất và phần
lớn giá trị của Nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán (chiếm 31,62% trong
tổng Nợ phải trả ngắn hạn), tiếp đến là khoản vay và nợ thuê tài chính (chiếm

50% trong tổng Nợ phải trả ngắn hạn) còn các khoản chiếm dụng cịn lại khơng
đang kể. lý do 2 khoản mục này tiếp tục tăng trong năm 2020 do công ty đang
đầu tư các dự án mở rộng doanh nghiệp như đã phân tích trong phần tài sản.
Nợ dài hạn của Tổng công ty ngược lại với nợ ngắn hạn giảm mạnh 65,87tỷ
đồng tương ứng giảm 22,78%, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm 6,22%. Đây
là tín hiệu tích cựcđối với công ty. Nợ dài hạn của Công ty chủ yếu là vay và nợ
thuê tài chính dài hạn chiếm 99% tổng số nợ dài hạn.
Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2020 chiếm 39,42% tổng nguồn
vốn, trong khi năm 2019 là 37,52%, có thể thấy đây là xu hướng có lợi cho
doanh nghiệp. Nguồn vốn đang hướng về phía tự đảm bảo, giảm dần nguồn vốn
5


đi vay. Xem xét tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng có thể thấy, vốn chủ tăng
chủ yếu từ quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận tăng cao cho thấy tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp trong các năm gần đây đạt kết quả tốt và sẽ đem lại lợi
ích lớn cho cổ đơng và nhà đầu tư.
3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Hệ số nợ tài sản năm 2020 so với năm 2019 giảm 0.02 . tình trạng khá khả
quan . Mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ trong năm
2020 có hiệu quả.
Bảng 3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2019
2020
±
%
Hệ số nợ so với tài sản

0.62
0.61
-0.02 -3.04%
Hệ số nợ so với VCSH
1.66
1.54
-0.13 -7.72%

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu năm 2020 so với năm 2019 giảm 0,13.chỉ
tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng tài sản (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp năm 2020 tốt.
III. THIẾT KẾ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ VỀ QUY
MƠ VÀ MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
NĂM 2019, 2020
1. Phân tích tình hình tiêu thụ năm 2019
Giá bán kế hoạch của SP Bánh xốp: 150.000 đồng/sản phẩm ; SP Kẹo jely:
100.000 đồng/sản phẩm ; SP Bánh trứng: 50.000 đồng/sản phẩm.
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ 2019
Sản phẩm

Khối lượng sp tiêu thụ (Hộp)
KH

TT

Chênh lệch TT/KH
Số lượng

Tỷ lệ (%)


(Hộp)
6


Bánh xốp

4.200

4.300

100

2,4

Kẹo jely

4.100

4.750

650

15,9

Bánh trứng

6.750

5,400


-1.350

-20

Nhận xét: Cơng ty hồn thành kế hoạch tiêu thụ hai sản phẩm Bánh xốp và Kẹo
jely, cụ thể Bánh xốp tăng 2,4%, Kẹo jely tăng 15,9%, đánh giá tốt. Riêng sản
phẩm Bánh trứng chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, chỉ đạt 80% xí nghiệp cần
tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
* Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ tồn xí nghiệp, ta tính tỷ lệ
hồn thành kế hoạch tiêu thụ tồn xí nghiệp:
T=

4.300×150+4.750×100+5.400×50
4.200×150+4.100×100+6.750×50

× 100 = 100,9 (%)

Nhận xét: Cơng ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể sản lượng
sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch tăng 0,9 %, đánh giá tích cực.
* Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, ta tính tỷ
lệ hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng:
TM =

4.200×150+4.100×100+5.400×50
4.200×150+4.100×100+6.750×50

× 100 = 95 (%)

Nhận xét: Cơng ty khơng hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, chỉ
đạt 95%, đánh giá không tốt, cần tìm ngun nhân để có biện pháp khắc phục.

2. Phân tích tình hình tiêu hụ năm 2020
Giá bán kế hoạch của SP Bánh xốp: 150.000 đồng/sản phẩm ; SP Kẹo jely:
100.000 đồng/sản phẩm ; SP Bánh trứng: 50.000 đồng/sản phẩm.
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ 2020
Sản phẩm

Bánh xốp

Khối lượng sp tiêu thụ (Hộp)

Chênh lệch TT/KH

KH

TT

Số lượng (Hộp) Tỷ lệ (%)

4.300

4.200

-100

-2,4
7


Kẹo jely


4.400

4.700

300

6,8

Bánh trứng

5.800

6.100

300

5,2

Nhận xét: Cơng ty hồn thành kế hoạch tiêu thụ hai sản phẩm Bánh trứng và
Kẹo jely, cụ thể Bán trứng tăng 5,2%, Kẹo jely tăng 6,8%, đánh giá tốt. Riêng
sản phẩm Bánh xốp chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, chỉ đạt 97,6% xí nghiệp
cần tìm ngun nhân để có biện pháp khắc phục.
* Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ tồn xí nghiệp, ta tính tỷ lệ
hồn thành kế hoạch tiêu thụ tồn xí nghiệp:
T=

4.200×150+4.700×100+6.100×50
4.300×150+4.400×100+5.800×50

× 100 = 102,2 (%)


Nhận xét: Cơng ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể sản lượng
sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch tăng 2,2 %, đánh giá tích cực.
* Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, ta tính tỷ
lệ hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng:
TM =

4.200×150+4.400×100+5.800×50
4.300×150+4.400×100+5.800×50

× 100 = 98,9 (%)

Nhận xét: Cơng ty khơng hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, chỉ
đạt 98,9%, đánh giá không tốt, cần tìm ngun nhân để có biện pháp khắc phục.
3. Đánh giá kết quả tiêu thụ 2020 so với 2019
Chên lệch tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Bánh xốp năm 2020 so
với 2019 giảm 4,8%; của Kẹo jely giảm 9,1 nhình chung tỷ lệ chênh lệch vẫn có
xu hướng tăng, của Bánh trứng tăng mạnh 25,2%.
Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ tồn xí nghiệp năm 2020 là
102,2% so với năm 2019 là 100,9%.
Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng 2020 là
98,9% so với năm 2019 là 95%.
8


Từ kết quả của 2 đánh giá trên ta thấy sự đủng đắn trong điều hành của Giám
đốc và Ban HĐQT cơng ty. Cơng ty đã Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
một cách hợp lý, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp hiệu quả dù cho năm
2020 dịch bênh covit-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế cũng như các

doanh nghiệp.

9


KẾT LUẬN
Cùng vơi sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trị của phân tích hoạt động
kinh doanh trong doanh nghiệp cũng khơng ngừng phát triền và khẳng định
mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại việc phân tích hoạt động
kinh doanh đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mơ trong từng
doanh nghiệp phân tích doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
Qua phân tích cấu trúc tài chính và phân tích kết quả tiêu thụ của cơng ty thơng
qua một số cơng cụ ta thấy được vai trị phân tích từng hoạt động trong kinh
doanh . Nếu phân tích xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm
được chi phí đáng kể cho hoạt động quả lý.
Qua tồn bộ q trình phân tích về cấu trúc tài chính và kết quả tiêu thụ của
Cơng ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, nhìn chung Cơng ty đang phát triển khá tốt
trong thời điểm dịch bệnh đang ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Các năm tới
Công ty nên tiếp tục phát huy những điểm mạnh hiện tại và khắc phục những
yếu kém để nâng cao chất lượng, úy tín của Cơng ty, giúp Cơng ty đứng vững và
phát triển trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Anh Tú đã hướng dẫn, chỉ dạy em trong
suốt quá trình học tập, cảm ơn CTCP Bánh kẹo Hải Hà đã cung cấp tư liệu và
thông tin để giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.


Tài liệu tham khảo
/>
Phụ lục kèm theo
Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bành kẹo Hải hà

- (2019)
- (2020)



×