Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THCS KIEN AN DE THI LICH SU 7 HKI 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.36 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Kiến An Tổ: SỬ.GDCD. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2013-2014) Môn: Lịch sử 7 Thời gian: 45 phút ( không kể phát đề). I. Mục tiêu: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần LSTG Trung đại và LSVN từ thế kỉ X đến giữa XIX trong HK1 lớp 7 , so với yêu cầu của chương trình. Qua kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh việc học tập các nội dung tiếp theo. - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT - Đánh giá quá trình giảng dạy của GV, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 1. Về kiến thức: HS biết, hiểu và vận dụng, liên hệ các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới Trung đại và lịch sử VN từ thế kỉ X đến XIII 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng, trình bày, so sánh, nhận xét sự kiện nhân vật lịch sử và rút ra bài học trong quá trình dựng nước và giữ nước 3. Về thái độ: Thể hiện thái độ, tình cảm đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. II. Hình thức: Tự luận hoàn toàn III. Thiết lập ma trận: Tên chủ đề 1. Những nét chung về XHPK Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2. Cuộc kháng chiến chống Tống… Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4. Ba lần kháng chiến chống MN thế kỉ XIII Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Tỉ lệ %. Nhận biết Tự luận. Thông hiểu Tự luận. Vận dụng Tự luận. Phân biệt sự giống và khác nhau về cơ sở KT-XH của XHPK thời trung đại Số câu:1 Số điểm:3. Số câu: 1 Sốđiểm:3 = 30%. Thuật lại cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như nguyệt. Nhận xét được cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt. Số câu:2/3 Số điểm:2. Số câu: 1/3 Số điểm:1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghia lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên thế kỉ XIII Số câu: 3/4 Số điểm:3. Rút ra được bài học kinh nghiệm qua 3 lần kháng chiến ấy. Số câu: 2/3+ 3/4 Số điểm:5 = 50%. Số câu:1 Số điểm:3 = 30%. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HK 1:. Cộng. Số câu:1 Sốđiểm:3 = 30%. Số câu: 1/4 Số điểm: 1. Số câu:1 Sốđiểm:4 = 40%. Số câu:1/3 +1/4 Số điểm:2 = 20%. Số câu:3 Sốđiểm:10đ = 100%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD-ĐT CHỢ MỚI TRƯỜNG THCS KIẾN AN Họ tên:…………………………………SBD:……. Lớp: 7A…. ĐỀ THI HỌC KÌ I – Năm học: 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề). Câu 1: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau về cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội Phong kiến phương đông và phương tây ? (3đ) Câu 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt diễn ra như thế nào. kết quả? Nhận xét cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077 )? (3đ) Câu 3: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên thế kỉ XIII ? Thắng lợi đó để lại cho ta bài học gì? (4đ) ----------HẾT---------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- SỬ 7 – HKI – 2013-2014. Câu 1: (3,0 điểm) Phân biệt sự giống nhau và khác nhau về cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội Phong kiến phương đông và phương tây ? * Giống nhau: (1đ) - Cơ sở kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công - Xã hội đều có 2 giai cấp và bóc lột bằng địa tô * Khác nhau: (2đ) + Phương đông: Sản xuất đóng kín ở các công xã nông thôn + Phương tây: Sản xuất bó hẹp trong các lãnh địa - Xã hội : + Phương đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh + Phương tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô Từ thế kỉ XI, ở phương Tây công thương nghiệp phát triển Câu 2: (3,0 điểm) * Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt: (2đ) - Chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến ta, bị ta phản công trở lại - Quân Tống hoang mang, chán nản. Cuối 1077, quân ta bất ngờ phản công vào đồn giặc + Kết quả: - Quân Tống thiệt hại 5-6 phần. - Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa”, rút quân về nước * Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt: ( 1đ) - Chủ động tiến công để tự vệ - Lập phòng tuyến Như Nguyệt, chủ động “giảng hòa” Câu 3: (4,0 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông- Nguyên thế kỉ XIII: (1,5đ) - Khối đoàn kết toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước, - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo, quan tâm chăm sóc sức dân - Tinh thần hy sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội Trần. - Đường lối đúng đắn, sáng tạo của vua Trần và các vị tướng như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư. * Ý nghĩa lịch sử: (1,5đ) - Đập tan tham vọng và ý đồ xâm lược của đế chế Mông- Nguyên. Bảo vệ độc, toàn vẹn lãnh thổ - Khẳng định sức mạnh và truyền thống của dssn tộc - Ngăn chăn sự xâm lược đối với các nước khác; góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam * Bài học kinh nghiệm: (1đ) - Về khối đoàn kết - Sự quan tâm của Nhà nước đối với nhân dân, lấy dân làm gốc -------Hết--------.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×