Kỹ thuật trồng đậu tương cao sản DT 2001
Giống đậu tương cao sản DT2001 là giống được Viện Di truyền Nông
nghiệp, Viện cây lương thực thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai DT84, DT83.
Giống đang được đưa vào sản xuất thử và bước đầu cho kết quả tốt.
Đặc điểm:
Hoa tím, lá hình tim nhọn, màu xanh đậm, lông nâu nhạt, cây cao 45-65cm,
thân có 12-15 đốt.
Cây sinh trưởng khoẻ, thời gian sinh trưởng tại các địa phương phía Bắc 88-97
ngày (dài hơn DT 84 khoảng 5 ngày, phía Nam ngắn hơn 5-7 ngày), phân cành vừa
phải, cây gọn, phù hợp trồng thuần, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây 35-
280 quả.
Hạt màu vàng rơm, rốn hạt xám nhạt, trọng lượng 1.000 hạt 165g.
Năng suất lý thuyết 35-50 tạ/ha, năng suất thực tế 20-40 tạ/ha, năng suất trung
bình đạt 18 tạ/ha vụ lạnh (xuân - đông), 25 tạ/ha vụ hè.
Chất lượng hạt tốt, tỷ lệ Protein cao: 43,1%, giàu béo: 18,4% và gluxit 26,9%.
Chống đổ khá, chống các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ.
Chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá.
Quy trình thâm canh
Mật độ, lượng giống:
Vụ xuân: 35-40 cây/m2
Vụ hè - hè thu: 20-30 cây/m2
Vụ đông: 40-45 cây/m2.
Lượng giống cần 60-70 kg/ha gieo đất khô (2-2,5kg/sào), 90 kg/ha gieo vãi đất
ướt sau lúa.
Chọn đất, làm đất, gieo hạt:
+ Trên đất màu:
Chọn đất chủ động tưới tiêu, cát pha, ít chua.
Có thể làm đất toàn diện, cày bừa kỹ đối với đất khô hoặc làm đất tối thiểu đối
với đất ướt nhưng phải cày lên đất thành luống để đảm bảo thoát nước tốt.
Bề mặt luống rộng 1,2-1,5m, rãnh rộng 30-40cm, sâu 20-25cm.
Rạch luống gieo hạt: Nếu mặt luống rộng 1,2m trên đất ướt rạch ngang sâu 2-
3cm (trên đất khô 5-7cm). Nếu để luống rộng 0,8m, rạch 3 hàng dọc. Rạch cách nhau
40cm.
Tra hạt: Theo mật độ trên số hạt thừa nên gieo thêm 0,5-1m2 mạ ở đầu bờ để
dặm sau 7 ngày khi cây con chưa có lá nhặm ở các chỗ khuyết mật độ.
+ Trên đất ướt sau lúa: Áp dụng biện pháp gieo thẳng bằng máy hoặc gieo vãi
bằng tay kết hợp phạt rạ phủ kín hạt (theo quy trình riêng).
Cách bón lót:
+ Trên đất khô:
Đối với phân rời, bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/2 phân đạm hoặc phân
NPK vào rạch, lấp nhẹ gieo hạt bên cạnh, cách phân 5cm lấp hạt sâu 1-2cm.
Bón thúc sử dụng số lượng đạm và kali hoặc NPK còn lại bón khi vun đợt 2 lúc
cây có 5-6 lá.
Nếu cây phát triển kém do úng, hạn cần pha nước phân chuồng ngâm phân lân
và đạm urê pha loãng tưới làm 2-3 lần.
+ Trên đất ướt làm đất tối thiểu: Toàn bộ phân chuồng ủ hoai mục thêm trấu
trộn với đất màu khô theo tỷ lệ 1:1 để lấp hạt với độ sâu 1-2cm.
+ Gieo vãi trên đất ướt: Bón lot phân chuồng + lân trước khi gieo, bón thúc lần
1: 1/2 lượng đạm khi có lá nhặm, lần 2 khi có 6-8 lá với lượng đạm và kali còn lại.
Chăm sóc: Xới xáo làm cỏ lúc cây có lá thật (lá nhặm 3 thuỳ), xới xáo kết hợp
bón thúc phân đợt 2 và vun gốc cao lúc cây có 5-6 lá.
Chống đổ rạp: Cần gieo thưa đúng mật độ. Vụ hè nếu gặp trời giông bão, cây
đổ cần dựng kịp thời hoặc dùng nilon bao quanh luống tạo chỗ dựa cho cây.
Phòng trừ sâu hại:
Phun Ofatox, Selecron 0,2% lúc cây có 2-3 lá thật, lúc cây ra hoa để trừ sâu hại
lá có thể phun kết hợp với các chế phẩm bón lá để tăng năng suất, sau khi tắt hoa có
qủa nhỏ đề phòng có sâu đục quả.
Dùng Lannate 40SP hoặc Bi58 0,1% trộn Dipterex hoặc Bassa... với nồng độ
0,2% phun phòng trừ bọ xít hạt quả lúc quả vào chắc.
Nếu qui mô từ 1ha trở lên có thể dùng biện pháp trừ sâu khoang bằng bả chua
ngọt rất hiệu quả, đỡ chi phí thuốc sâu và công phun thuốc.
Thu hoạch, để giống:
Lúc 1/2 số quả chuyển sang khô vỏ quả, chọn ngày nắng ráo, cắt gốc bỏ lại lá
già làm phân (có thể dùng nước muối pha 0,4kg vào bình 10lít nước, mỗi sào phun 2
bình trước 1 tuần vào sáng sớm để làm rụng lá), rải trên sân phơi tái 1 nắng, ngày thứ 3
đem phơi 1 nắng đập lấy hạt đợt 1 làm giống, ủ đống tiếp 2 ngày sau đó đem đập toàn
bộ hạt đợt cuối, phơi khô tới khi cắn không dính răng (thuỷ phần đạt 13-14%), để
nguội rồi mới đưa vào bảo quản.