Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 4 trang )
Kỹ thuật gieo trồng đậu tương giống ĐVN6
ĐVN6 là giống đậu tương do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo từ tổ hợp lai hữu
tính AK03 và DT96. ĐVN6 thuộc nhóm trung bình sớm có thời gian sinh trưởng ở vụ
xuân là 90 - 92 ngày vụ hè và vụ đông là 80 - 84 ngày, có thể trồng được cả 3 vụ xuân,
hè và đông. Giống sinh trưởng khoẻ, cứng cây, chiều cao từ 40-60 cm, chống đổ và
chống bệnh tốt, khối lượng 1000 hạt 170 -180g, ĐVN6 nổi bật ở hàm lượng protein
trong hạt rất cao, đạt 41,69%. Năng suất của giống đạt từ 22-30 tạ/ha. Khi trồng cày
bừa kỹ, đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Ở vụ đông trên đất sau lúa có thể làm đất tối thiểu,
gieo vãi hoặc gieo máy. Khi gieo hạt nhất thiết phải đủ ẩm.
Thời vụ tốt nhất ở 3 vụ sau: Vụ xuân từ 15/2–10/3. Vụ hè từ 25/5 –10/6. Vụ
đông trước 5/10.
Tuỳ thuộc vào độ phì của đất mà xác định mật độ gieo thích hợp, đất tốt gieo
thưa hơn. Vụ xuân: 35 - 40 cây/m2, khoảng cách là 35 x 7- 8cm; vụ hè: 25 - 30
cây/m2, khoảng cách là 35 x 10–12cm (chân đất tốt có thể giữ mật độ 19/20
cây/m2, khoảng cách là 35 x 14–15cm;
- Vụ đông: 40- 45 cây/m2, khoảng cách là 35 x 6–7cm;
Lượng giống cần gieo cho 1 ha từ 55 – 60 kg/ ha (tùy theo thời vụ).
Trên đất có độ phì trung bình bón cho 1 ha: 500kg vôi bột, 6–7 tấn phân
chuồng, 100–110 kg phân đạm urê, 300–350 kg lân supe, 100 - 110 kg kali clorua.
Tương ứng cho 1 sào Bắc Bộ: 18–20 kg vôi bột; 2,2–2,5 tạ phân chuồng; 3,5 –
4 kg urê; 11–13 kg lân; 3,5 – 4kg kg kali.
Vụ hè ở những chân đất trung bình và tốt không cần bón phân đạm.
Cách bón: Đối với đất bãi và đất màu cao, bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi,
lân, 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng ka li. Phân chuồng và vôi có thể rải đều trên mặt ruộng
trước khi bừa lượt cuối. Lân, đạm, kali được bón theo hàng trước khi gieo. Lượng
phân còn lại bón khi cây có 2 – 3 lá thật.
Đối với đất 2 vụ lúa, bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi và lân bằng cách rải đều
trên mặt ruộng trước khi gieo.