Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Dậu Dương trồng bưởi Diễn thành công ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.23 KB, 7 trang )

Dậu Dương trồng bưởi Diễn thành công

Cũng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn là loại bưởi quý đã thành thương hiệu
nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hóa: Nhiều năm gần đây đất đai vùng
bưởi Diễn bao gồm nhiều xã quanh khu vực xã Phú Diễn huyện Từ Liêm (Hà Nội) bị
thu hẹp do nhu cầu đô thị hóa thì bưởi Diễn càng có giá trị cao và được nhân rộng ra
nhiều nơi.

Người đầu tiên đưa giống bưởi Diễn về trồng tại xã Dậu Dương (Tam Nông) là
ông Phan Ngọc Châm - ông nguyên là cán bộ công tác trong ngành ngoại giao nên có
điều kiện đi nhiều nơi nên biết rất rõ về giá trị của giống bưởi quý này. Từ năm 2001,
ông đã đưa về trồng tại vườn nhà trên đất đồi có tầng đất sỏi, khô hạn. Nhưng do tính
thích ứng rộng nên bưởi Diễn trồng vườn gia đình ông sinh trưởng tốt và cho sai quả,
chất lượng quả không thua kém nơi xuất sứ.
Gần với gia đình nhà ông Châm là gia đình nhà ông Phan Quốc Trị, sau khi tìm
hiểu và trồng thử đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp đầu tư trồng gần 100 cây bưởi đã cho
thu hoạch quả.
Từ những hộ nông dân ban đầu trồng bưởi Diễn có kết quả, đến nay toàn xã
Dậu Dương đã có tới gần 50 hộ cải tạo vườn tạp thu nhập thấp chuyển sang trồng bưởi
Diễn. Trong đó gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, anh Trần Văn Tuấn đã trồng từ 100
cây bưởi Diễn trở lên, riêng anh Trần Văn Tuấn đã đi tham khảo tại trại bưởi Diễn
hiện nay anh đã trồng trên 200 cây.
Với các gia đình trồng bưởi Diễn chuyên canh trên đất vườn thì sau 2 năm đã
bắt đầu cho thu hoạch. Đến năm thứ 3 mỗi cây bưởi chỉ cần để lại từ 20 đến 25 quả với
giá bán 15.000 đồng đến 20.000 đồng/1 quả, thì 1 sào thu hoạch 15 đến 20 triệu đồng,
kể cả thu từ cây rau đậu trồng xen khi bưởi chưa khép tán. Riêng anh Trần Văn Tuấn
đã được một chủ trang trại trồng bưởi Diễn ở Hà Nội tư vấn trồng bưởi Diễn tạo thế
dáng thành bưởi cảnh đưa lên chậu để tiêu thụ vào dịp tết Nguyên đán tại Hà Nội.
Theo kinh nghiệm của ông Châm, ông Trị và chị Thanh là những người trồng
bưởi Diễn thành công thì bưởi Diễn dễ trồng không kén đất, chỉ cần chú trọng bón đủ
phân chuồng và phân N.P.K cân đối, cây sẽ sinh trưởng tốt, quả đẹp ăn ngon. Cũng


theo ông Châm đã công tác ở Hà Nội lâu thì bưởi Diễn đúng tiêu chuẩn hợp với khách
hàng Hà Nội đường kính quả từ 12-15cm là thích hợp nhất. Vì thế trên 1 cây bưởi
không cần tỉa quả nhiều, bưởi Diễn có thời gian thu hoạch dài từ tháng 10 đến Tết
Nguyên đán nên rất dễ tiêu thụ. Việc bảo quản quả không khó chỉ cần cắt quả vào
ngày nắng ráo, bôi vôi vào cuống quả xếp trong nhà, có thể để được 2-3 tháng. Nếu
xếp bưởi vào nền cát; để hở cuống có thể bảo quản được đến đầu mùa hè mà bưởi vẫn
tươi ngon như lúc mới lấy vào.
Được biết tỉnh Phú Thọ đã giao cho Sở Khoa học công nghệ khảo sát tình hình
trồng giống bưởi quý này trên địa bàn tỉnh để khuyến khích nông dân mở rộng diện
tích trồng bưởi Diễn. Từ những kết quả ban đầu có triển vọng, nông dân nên mạnh dạn
mở rộng diện tích với quy mô hợp lý để đem lại thu nhập cao.
Trồng bưởi Diễn, hái... vàng ròng


1 cây thu bạc triệu
Được biết ông Nguyễn Hữu Xạ, thôn Đông, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà
- Bắc Giang là một trong những hộ đưa cây bưởi Diễn về trồng sớm nhất tỉnh. Một
ngày cuối tháng 10 chúng tôi đến thăm khu vườn trồng bưởi Diễn nhà ông.
Trước mắt chúng tôi là một vườn bưởi dài tít tắp, bát ngát hương thơm. Cây to
cao hơn 4 mét, cây nhỏ hơn 2 mét, cây nào cũng trĩu quả. Nhiều cành tới 6-7 quả trĩu
sát mặt đất. Cúi sát đất nhìn lên, tôi thật sự thích thú khi chỉ thấy quả và quả, chúng
như được túm lại treo vào cành, trọng lượng mỗi quả từ 1-1,2 kg. Bắt đầu thời kỳ chín,
một số quả đang chuyển mầu vàng. Đếm tại cây ở vị trí đang đứng, số quả lên tới 113.
- Năm nay mất mùa nên số quả chỉ có thế, năm ngoái, cây bưởi này cho thu tới
170 quả. Ông Nguyễn Hữu Xạ giới thiệu. Tôi thật sự bất ngờ về mức độ sai quả của
loại bưởi này.
- 113 quả mà nhiều cành đã phải dùng cọc chống, vậy 170 quả có lẽ cành nào
cũng phải làm giá đỡ à? - Tôi băn khoăn.
- Không chỉ làm cọc chống, tôi còn phải lấy dây thừng kéo các cành lên - ông
Xạ giải thích, rồi cho biết thêm: - “Lúc đầu tôi cũng ngạc nhiên như anh đấy, loại bưởi

này rất nhiều quả. Mấy năm trước do không biết làm giá đỡ, nên mỗi năm có hàng
chục cành bị gẫy, hàng trăm quả rụng, tiếc lắm anh ạ. Nhưng bây giờ quen rồi, nhiều
quả thế nào tôi cũng có cách đỡ, không để gẫy cành và không để quả rụng”. Lúc này
tôi mới để ý rất nhiều cây bưởi được chống cẩn thận. Riêng những cành nhiều quả ông
lấy dây thừng níu vào thân cây, cành bưởi được nâng đỡ phía trên rất an toàn. Ông nói
tiếp:
- Đã có khách ở Hà Nội lên đặt mua quả rồi. Họ trả 14 nghìn đồng/quả, bằng
giá năm trước, nhưng tôi chưa đồng ý và hẹn đến tuần sau mới trả lời. Tôi nghĩ năm
nay bưởi mất mùa, lượng quả ít nên giá sẽ cao hơn năm trước. Mấy hôm nay họ liên
tục điện thoại hỏi, tôi cũng phân vân. Chỗ quen biết, giá đó bán cũng được rồi. Cũng
lạ, trong khi nhiều loại nông sản khác khó tiêu thụ, giá cả lúc cao, lúc thấp thì người
trồng bưởi Diễn chúng tôi chẳng phải lo gì. Đến vụ, thương nhân lùng mua, chỉ việc ra
giá và đếm tiền.

×