Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cơ thể con người cũng cần có "nhớt"! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.03 KB, 4 trang )

Cơ thể con người cũng cần có "nhớt"!

Ai cũng biết khi một cỗ xe vận hành, đặc biệt ở tốc độ cao, bên cạnh nhiên liệu
còn rất cần dầu nhớt bôi trơn, nhưng đa số chúng ta lại quên "bơm nhớt" cho chính bản
thân mình nên đôi khi khó tránh khỏi "Lột dên" giữa chừng!
Giảm khí thải trong hoạt động của tế bào
Ai cũng biết khi một cỗ xe vận hành, đặc biệt ở tốc độ cao, bên cạnh nhiên liệu
còn rất cần dầu nhớt bôi trơn, nhưng đa số chúng ta lại quên "bơm nhớt" cho chính bản
thân mình nên đôi khi khó tránh khỏi "Lột dên" giữa chừng!
Nhìn trên góc độ tế bào, quá trình vận hành của cơ thể có nhiều nét tương đồng
với quá trình vận hành một động cơ. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh (Tổng Thư ký
Hội Y học thể thao, TP.HCM): mọi
hoạt động sống đều cần năng lượng. Nếu các
động cơ cần xăng, dầu để tạo năng lượng thì, cơ thể của chúng ta cần các chất dinh
dưỡng như, đạm, đường, chất béo để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Bên cạnh đó,
trong quá trình vận hành, động cơ cần những yếu tố phụ trợ để bôi trơn nhằm tăng
hiệu suất hoạt động, giảm chất thải thì, các chuỗi phản ứng sinh hóa của cơ thể con
người cũng hoạt động theo nguyên tắc đó. Ví dụ, trong phản ứng sinh năng lượng từ
glucose, nếu được cung cấp đầy đủ lượng oxy, thì 1 phân tử glucose sẽ tạo ra được 40
ATP.
Trong khi đó, nếu lượng oxy cung cấp bị thiếu hụt thì phản ứng trên chỉ tạo ra
được 1/10 năng lượng cần thiết (4 ATP), đồng thời còn sinh thêm 2 phân tử chất thải
là acid lactic. Đây chính là thủ phạm gây hiện tượng mệt mỏi cơ bắp khi
hoạt động
với cường độ cao hoặc kéo dài. Để kiểm chứng điều này, người ta đã thực hiện một thí
nghiệm trên các vận động viên, bằng cách bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của những
người này một kết hợp bao gồm các vitamin, khoáng chất và G115. Sau một
thời gian
sử dụng chế độ dinh dưỡng có bổ sung như thế, người ta ghi nhận được rằng: khả năng
hoạt động thể lực tốt hơn và lượng chất thải (acid lactic) khi vận động cũng giảm rõ
rệt so với trước đó. Điều này chứng tỏ các vi chất trên đóng vai trò như một loại nhớt,


giúp bộ máy của chúng ta vận hành tốt hơn và bền hơn
Đừng quên "bảo dưỡng" cơ thể
Bác sĩ Nguyễn Trọng Anh cho biết: kết quả một cuộc thăm dò gần đây tại
TP.HCM và Hà Nội cho thấy, 84% người được hỏi đều tán đồng việc tập luyện
thể
thao là cách tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe, và trong số người được khảo
sát này, có đến 82% thường xuyên tập luyện ít nhất một lần trong tuần. Đây là một kết
quả rất đáng mừng, đặc biệt đối với những người
hoạt động trong lĩnh vực y học thể
dục thể thao. Tuy nhiên, cũng trong cuộc thăm dò trên, chỉ có 28% - 56% người được
hỏi là
quan tâm đến vai trò đế chế độ dinh dưỡng và vai trò của các vitamin, các vi
chất dinh dưỡng.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Anh nói: "Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng không
nhất thiết chỉ thông qua việc sử dụng các chế phẩm thuốc bổ tổng hợp, mặc dù khía
cạnh tiện lợi là các
sản phẩm này đã được tính toán để cùng một lúc có thể bổ sung
nhiều loại vi chất khác nhau, với hàm lượng thích hợp, mà có thể bổ sung qua chế độ
ăn uống cân bằng, đa dạng, nhiều rau củ quả tươi, đồng thời chú ý đến cách chế biến
để bảo tồn hàm lượng vi chất vẫn là một cách thường được các
chuyên gia dinh
dưỡng khuyến cáo".
Với
cuộc sống hiện đại, công việc bộn bề, tất bật như hiện nay, thì không chỉ
những người tập luyện thể thao, mà phần lớn mọi người luôn
hoạt động cường độ
cao, căng thẳng. Nếu chúng ta chỉ chú ý tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể
thông qua luyện tập mà không
quan tâm đến việc chăm sóc, "bảo dưỡng" cơ thể bằng
việc nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bồi bổ cho cơ thể thì đến một lúc nào đó,

cơ thể của chúng ta cũng sẽ gặp tình trạng "lột dên" (lột dên là từ chỉ hiện tượng động
cơ ô tô,
xe máy ngưng hoạt động do vận hành quá tải, kèm với tình trạng thiếu nhớt
bôi trơn).

×