Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Các giải pháp TKNL cho công ty Việt Vương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.61 KB, 10 trang )

Các giải pháp TKNL cho công ty Việt Vương
Qua việc thực tế kiểm tra đo các thông số đầu vào và ra các thiết bị
chính hoạt động trong nhà máy,chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp
chính cho công ty,để từ đó lãnh đạo công ty đưa ra những lựa chọn
phương án đầu tư cho phù hợp nhằm mang lại lợi ích chính cho công
ty
A.Nhóm các giải pháp kỹ thuật
Trong công ty thiết bị chính tiêu thụ năng lượng điện là các loại máy nén
khí píttông có thông số định mức ban đầu 132 kw và một số hệ thống
bơm, trong quá trình hoạt động khi đo công suất thực tế của máy thì công
suất luôn thấp hơn một lượng so với thực tế,lý do chủ yếu của vấn đề
chính là do hệ số công suất của máy thấp
Các hệ số công suất (Cosφ) các máy nén và bơm khi đo được đều thấp
hơn 0,8 do vậy để nâng cao công suất các máy nén thì giải pháp tốt nhất
chính là việc nâng cao hệ số Cosφ. Hệ số công suất là tỷ số giữa công
suất hữu dụng (kW) và công suất toàn phần (kVA), hoặc là cosin của góc
giữa công suất hữu dụng và công suất toàn phần. Công suất phản kháng
cao,góc này sẽ tăng và hệ số công suất sẽ giảm xuống
1
-
Hình 1:Hệ số công suất của mạch điện
Cosφ = P/S
Hệ số công suất luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1. Về mặt lý thuyết, nếu tất cả
các phụ tải điện do công ty điện cung cấp đều có hệ số công suất bằng 1,
điện tối đa chuyển giao sẽ bằng công suất của hệ thống phân phối. Tuy
nhiên, vì phụ tải là cảm ứng và nếu hệ số công suất dao động trong
khoảng từ 0,2 tới 0,3, công suất của lưới phân phối điện sẽ bị quá tải. Vì
vậy,công suất phản kháng (kVAR) nên càng thấp càng tốt đối với sản
lượng kW tương tự để giảm thiểu công suất toàn phần (kVA).
- Có thể cải thiện hệ số công suất bằng cách lắp đặt tụ bù để điều
chỉnh hệ số công suất vào hệ thống phân phối điện của nhà máy.


Những tụ bù này hoạt động như là máy phát công suất phản kháng
và nhờ vậy giảm được lượng công suất phản kháng, và công suất
cosφ
Q phản kháng (KVAr)
S toàn phần (KVA)

P hữu ích(KW)
2
toàn phần được tạo ra bởi phía cung cấp điện.
Ví dụ cụ thể một nhà máy sử dụng tụ bù công suất phản kháng

Lợi ích của việc cải thiện Hệ số công suất nhờ lắp thêm tụ bù
là:
Đối với công ty:
- Cần đầu tư một lần để mua và lắp đặt tụ bù nhưng không tốn
chi phí vận hành.
- Giảm chi phí sử dụng điện của công ty vì (a) công suất phản
kháng (kVAR) không do công ty sử dụng tạo ra và nhờ vậy,
công suất toàn phần (kVA) giảm và (b) không bị phạt do vận
hành với hệ số công suất quá thấp.
- Giảm tổn thất phân phối (kWh) trong mạng lưới của nhà máy
- Mức độ điện áp ở cuối phụ tải tăng, giúp cải thiện hoạt động
của động cơ
Đối với nhà cung cấp điện
- Thành phần phản kháng trong mạng lưới và cường độ tổng
của dòng điện trong hệ thống từ cuối nguồn giảm
- Giảm tổn thất I
2
R trong hệ thống vì cường độ dòng điện
giảm

3
Một nhà máy hóa chất lắp đặt TBA
1500KVA.Công suất toàn phần ban đầu của
nhà máy là 1160kVA,hệ số công suất
0,7,phần trăm tải là khoảng
78%(1160/1500=77,33%).Để cải thiện công
suất nhà máy bù thêm 410 kvar vào tải động
cơ nhờ vậy hệ số công suất nâng lên 0,89 và
giảm mức KVA xuống 913 là vec tơ tổng
của kw và kvar
Máy biến áp tải 1500KVA hiện chỉ tải
60% công suất.Vậy tương lai có thể bổ
xung phụ tải cho nhà máy
- Tăng công suất đáp ứng của lưới điện, giảm nhu cầu lắp đặt
để tăng thêm công suất
Việc tính toán cụ thể từng giá trị cụ thể của tụ để bù và giá thành đầu tư
theo công thức
Q=α.P(tg φ1-tg φ2) và khi đó điện năng tiết kiệm được sau bù sẽ là
E = Q.(k1-k2/2)
Trong đó α = 0,8
k1 = 0,05
k2 = 0,0025
- Cụ thể đối với máy nén khí píttông số 1
P=132kW
cosφ1 = 0.75
Khi cần nâng Cosφ2 = 0.95 thì ta có thể tính công suất cảm
kháng
Q = 0,8.132(0,88-0,33)=58 (KVAr)
Vậy ta có thể chọn 2 tụ mỗi tụ bù 30 KVAr
Và điện năng tiết kiệm được

E = 2,83 (KW)
Nếu doanh nghiệp sản xuất hoạt động liên tục 3ca/ngày và kể cả chủ
nhật thời gian hoạt động trong năm là 340 ngày,tính theo giá điện sản
xuất hiện tại
Trong giờ cao điểm( từ 9h30-11h30, 17h-20h) có giá 2940 VNĐ
Giờ bình thường (4h00-9h30, 11h30-17h, 20h-22h, riêng ngày chủ
nhật 22h-4h) 1,650 VNĐ
Giờ thấp điểm 22h00-04h00 960 VNĐ
Làm phép tính
( 2,83.5.2940+2,83.13.1650+2,83.6.960)/24= 4 941, 8875 (VNĐ/h)
Số tiền tiết kiệm được là 4 941,8875 VNĐ/h
4
Do đó một ngày công ty sẽ thu về trung bình 1 giờ 118 605, 3 (VNĐ) và
một tháng công ty làm việc 30 ngày công ty sẽ tiết kiệm được số tiền
3,558,159 VNĐ và trong 1 năm số tiền tiết kiệm được 42 697 908 VNĐ
Với giá tụ bù trên thị trường của Công Ty cổ phẩn và Cơ Điện Tân Phong
tụ bù 3P-415V-30KVAr có giá 1,260,000 VNĐ
Cộng thêm chi phí lắp đặt bảo dưỡng việc lắp đặt tụ bù có giá vào cỡ 8
triệu đồng
So với số tiền thu được sau khi lắp tụ ta thấy chỉ 2,3 tháng là nhà máy bắt
đầu có lãi
-Máy nén khí số 2
khi cosφ1 = 0.76
ta tính ra Q = 54,912 (KVAr). Ta có thể chọn 2 tụ bù mỗi tụ bù 30 KVAr
E = 2,677 (KW)
Số tiền tiết kiệm được trung bình trong 1 giờ 4 674,7112 VNĐ/h
Số tiền tiết kiệm được trong 1 ngày 112 193,0688 VNĐ/ngày
Số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng 3 365 792,064 VNĐ/tháng
Số tiền tiết kiệm được trong 1 năm 40 389 504,77 VNĐ /năm
Số tiền đầu tư mua và lắp tụ ban đầu là 8 000 000 VNĐ

Thời gian công ty bắt đầu có lãi là sau 2,4 tháng
- Bơm nước cầp
P=22 kW
cosφ1 = 0.56
nâng Cosφ2 = 0.95 thì cần Q = 20,224 KVAr
Trong công ty có 2 máy vậy ta có thể chọn 2 tụ mỗi tụ bù 25 KVAr
Điện năng tiết kiệm E = 0,986 (KW)
Chi phí đầu tư và lắp đặt tụ vào cỡ 7,5 000 000 VNĐ
Số tiền tiết kiệm được trung bình trong 1 giờ 1 721,8025 VNĐ/h
Số tiền tiết kiệm được trong 1 ngày 41 323,26 VNĐ/ngày
5

×