Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bai du thi ve Dien Bien Phu duoc giai DB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 1: Anh, chị hãy cho biết chủ trương của ta trong Đông - Xuân</b>
<b>1953-1954 và các cuộc tiến công lớn của quân ta trên các chiến trường phối</b>
<b>hợp trước chiến dịch Điện Biên Phủ? </b>


<i><b>Trả lời:</b></i>


<i><b>1.Chủ trương của ta trong Đông Xuân 1953-1954:</b></i>


Mùa hè năm 1953, cục diện chiến trường Việt Nam có những biến đổi
quan trọng. Về phía ta thì từ chiến dịch Biên Giới trở đi, quân ta đã lớn mạnh
vượt bậc, liên tiếp chiến thắng trong nhiều chiến dịch tiến công, giữ vững thế
chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Về phía địch thì địch đã bị thất bại liên tiếp,
sinh lực bị tiêu diệt, phạm vi chiếm đóng bị thu hẹp; chúng không thể không
dùng những phương sách mới như mở rộng quân ngụy, tăng cường lực lượng cơ
động để hòng cứu vãn tình thế. Vì lực lượng của ta trên chiến trường miền Bắc
mạnh hơn trên chiến trường khác khá nhiều, vì tầm quan trọng về chính trị cũng
như về chiến lược của đồng bằng Bắc Bộ nên địch càng ngày càng có xu thế tập
trung lực lượng phịng giữ vùng châu thổ sơng Hồng, coi đó là “vị trí then chốt
của Đông Nam Á”.


Tháng 1 năm 1953, Ban chấp hành Trung ương đã họp hội nghị lần thứ
IV. Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc một bản báo cáo quan trọng về lãnh
đạo quân sự và chính sách ruộng đất. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thảo
luận và nhất trí với bản báo cáo của Hồ Chủ tịch. Trung ương Đảng ta đã phân
tích một cách sâu sắc và khoa học hình thái chiến sự trên chiến trường Việt Nam
và nói chung trên chiến trường tồn Đơng Dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn chủ trương chiến lược trong </b></i>
<i><b>Đông Xuân 1953-1954</b></i>


<i><b>Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953-1954</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sự vững chắc – đánh công kiên. Tuy nhiên, trên chiến trường đồng bằng, như
kinh nghiệm các chiến dịch Trung Du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà
– Nam – Ninh năm 1951 đã chứng tỏ, với một mức độ tập trung binh lực nhất
định, ta chỉ thực hiện được ưu thế tuyệt đối trong một thời gian ngắn. Đến khi
địch lợi dụng khả năng tiếp viện nhanh chóng của chúng để đưa thêm lực lượng
cơ động thì ta lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục phát triển cuộc tiến
công của ta. Trên chiến trường rừng núi thì rõ ràng qn ta có nhiều điều kiện
thuận lợi hơn để tiêu diệt quân địch. Ở đây thế bố trí của địch cịn tương đối
phân tán, qn địch bị hạn chế trong việc sử dụng và phát huy tác dụng của pháo
binh, không quân, vv. Việc tiếp tế và tăng viện của chúng cũng chỉ có thể thực
hiện và giữ vững ưu thế binh lực trong suốt cả chiến dịch tiến công hoặc trên
những hướng nhất định của chiến dịch, do đó có thể thu được thắng lợi lớn.


Trên cơ sở sự phân tích nói trên, nắm vững tư tưởng tiêu diệt sinh lực địch
là chính. Trung ương Đảng ta đã đề ra phương hướng chiến lược hết sức đúng
đắn là “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan
trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phần sinh lực
của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực
lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng ta không thể bỏ;
do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lới mới để tiêu
diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. Nói một cách cụ thể hơn trên chiến
trường đồng bằng Bắc Bộ, trước mắt việc chính là tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh
du kích sau lưng địch, cũng có thể dùng một bộ phận chủ lực để đánh những
trận nhỏ. Cịn các chiến trường lớn thì nên mở vào những hướng khác, làm như
vậy cũng tức là dần dần tạo điều kiện để tiến tới giải phóng đồng bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>chắc thắng thì kiên quyết khơng đánh”. Chỉ được đánh thắng, không được đánh</i>
không thắng.



Chủ lực ta phải lấy đánh vận động làm chính. Dùng cách đánh vận động
cơ động linh hoạt để tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của địch. Dùng ưu thế binh
lực để tiêu diệt địch một cách giịn giã trong từng trận, khơng đánh tiêu hao,
không đánh tan. Quân ta lại cần kết hợp đánh cơng kiên với đánh vận động. Đó
là một điều cần thiết để đưa các chiến dịch tấn công của ta đến những thắng lợi
lớn.


Đồng thời với chủ trương về lãnh đạo quân sự, Trung ương Đảng ta đã
quyết định trong năm 1953 tiến hành phát động quần chúng, thực hiện chính
sách cải cách ruộng đất để kịp thời bồi dưỡng lực lượng nhân dân, trước hết và
chủ yếu là nông dân lao động, để đẩy mạnh kháng chiến.


Cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất tiến hành từ
tháng 4 năm 1953 được mở rộng và trở thành một cuộc cách mạng sâu sắc trên
toàn bộ các vùng nông thôn tự do miền Bắc, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nông thôn
trong vùng địch tạm chiếm. Khối công nông liên minh không ngừng được củng
cố. Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng và ngày càng củng cố. Chính
quyền dân chủ nhân dân được kiện tồn. Căn cứ địa nông thôn ngày càng vững
mạnh. Mọi mặt công tác kháng chiến đều có bước tiến mới. Phong trào thi đua
yêu nước với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” đã phát
triển mạnh mẽ chưa từng thấy.


Việc xây dựng và nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang
nhân dân được đặc biệt chú trọng.


Tháng 3 năm 1953, Tổng Quân ủy ra nghị quyết về chỉnh quân chính trị
nhằm nâng cao lên một bước mới tinh thần quyết chiến quyết thắng và trình độ
giác ngộ giai cấp của quân đội, làm cho quân đội ta càng vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, chặt chẽ về tổ chức, để làm tròn nhiệm vụ quân sự mới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đơn vị bộ đội chủ lực đã được huấn luyện đánh vận động, đánh công sự vững
chắc, đặc biệt chú trọng cách đánh tập đoàn cứ điểm.


Chúng ta cũng đồng thời nghiên cứu và giải quyết một loạt vấn đề về tổ
chức, biên chế, trang bị cho quân đội, kiên quyết rút một số đơn vị chủ lực về
tập trung để tăng cường hơn nữa lực lượng cơ động chiến lược. Các đơn vị
thuộc binh chủng kỹ thuật như pháo binh, công binh, thông tin liên lạc được
củng cố và phát triển.


Sức chiến đấu của quân đội ta thực sự được nâng cao lên một bước mới.
Như vậy là, ngay từ đầu năm 1953, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
đã nỗ lực chuẩn bị mọi điều kiện cho những bước phát triển mới của cuộc kháng
chiến.


Từ khi mặt trận Triều Tiên đình chiến, chúng ta đã dự đoán âm mưu mới
của Pháp – Mỹ là ra sức tăng cường lực lượng và mở rộng chiến tranh xâm lược
ở Đơng Dương. Tình hình qn sự vào mùa Hè năm 1953 đã trở lên khẩn trương
một cách rõ rệt, nhất là từ khi tướng Nava được cử làm tổng chỉ huy quân đội
viễn chinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nhân dân và quân đội ta không hề nao núng trước những âm mưu và thủ
đoạn mới của địch. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kiên quyết chiến đấu để phá
tan kế hoạch Nava, đánh bại kế hoạch đó. Nhưng chủ trương chiến lược nên như
thế nào, kế hoạch tác chiến nên như thế nào? Trước âm mưu mới của địch, cần
phải phân tích tình hình và định rõ phương châm hành động như thế nào cho
chính xác, cho bảo đảm thắng lợi?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ra vùng tự do của ta, như vậy ta nên tập trung binh lực đối phó với địch, hay
điều động lực lượng mở cuộc tấn công vào các hướng khác.



Phương sách thứ nhất là: địch tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ, uy
hiếp vùng tự do của ta; thế thì ta cần tập trung toàn bộ hay phần lớn chủ lực ta ở
đồng bằng, tranh thủ tiêu diệt một bộ phận quân địch, phối hợp đẩy mạnh chiến
tranh du kích, bảo vệ vùng tự do trong một thời gian. Sau khi địch bị tổn thất
đến một mức độ nhất định, vùng tự do của ta được củng cố, lúc đó ta sẽ tùy tình
hình mà để chủ lực hoạt động ở đồng bằng hay điều động đi hướng khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nước. Nếu địch đánh ra vùng tự do thì lực lượng chúng càng bị phân tán; chủ lực
ta thu được thắng lợi ở hướng địch sơ hở thì tự khắc chúng phải rút khỏi vùng tự
do của ta.


Lúc bấy giờ chúng ta đã thấy rõ những nét chính của kế hoạch quân sự
Nava, nhưng âm mưu của địch vẫn chưa bộc lộ một cách cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo bàn kế hoạch tác chiến</b></i>
<i><b>Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ</b></i>


Kế hoạch tác chiến đại thể là:


a) Sử dụng một bộ phận chủ lực mở cuộc tấn công lên hướng Tây Bắc,
tiêu diệt qn địch cịn chiếm đóng Lai Châu, giải phóng hồn tồn khu Tây
Bắc.


b) Đề nghị với Quân giải phóng Pathét Lào phối hợp với các đơn vị bộ
đội tình nguyện Việt Nam mở cuộc tấn cơng vào hướng Trung Lào, tiêu diệt
sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

d) Ở hướng đồng bằng thì đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch,
củng cố và phát triển các căn cứ du kích và khu du kích, phối hợp đắc lực với
các cuộc tấn cơng nói trên. Nếu địch đánh ra vùng tự do thì tiêu hao và tranh thủ


tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng.


Trên đây là kế hoạch tác chiến cho bộ đội ta trên chiến trường chính –
chiến trường miền Bắc.


Trung ương lại căn cứ vào tình hình địch, ta và tư tưởng chỉ đạo nói trên
mà định ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân cho chiến trường miền Nam, đại thể
như sau:


a) Ở miền Nam, ta có vùng tự do rộng lớn ở Liên khu 5, ở đó có lực lượng
vũ trang tương đối mạnh. Lúc bấy giờ ta đã nhận được nhiều tin tức tương đối
đích xác về sự chuẩn bị của địch để đánh chiếm vùng tự do của ta. Ở Liên khu 5
chúng ta cũng đứng trước một vấn đề nan giải tương tự như ở Bắc Bộ: địch sắp
mở cuộc tấn công vào vùng tự do của ta; ta nên sử dụng đại bộ phận chủ lực để
đối phó với âm mưu của địch, bảo vệ vùng tự do hay nên sử dụng chủ lực vào
một hướng khác, ở đó ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiêu diệt sinh lực
địch.


Chúng ta đi đến một quyết định mạnh bạo và chính xác là tập trung phần
lớn chủ lực của Liên khu 5 mở cuộc tấn công lên chiến trường miền núi Tây
Nguyên, ra sức tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất
đại. Nhân dân, bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng với một bộ phận nhỏ
chủ lực có nhiệm vụ tích cực chuẩn bị để đối phó với âm mưu của địch xâm
phạm vùng tự do của ta. Chúng ta phán đốn địch có thể tạm thời đánh chiếm
một bộ phận đất đai của vùng tự do, nhưng nếu cuộc tấn công của ta phát triển
thuận lợi trên chiến trường Tây Nguyên thì cuối cùng chúng cũng bị bắt buộc
phải rút quân và có khi phải rút khỏi nhiều địa phương khác nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nhỏ ăn chắc, tiêu hao và tiêu diệt từng bộ phận nhỏ sinh lực địch, đẩy mạnh
ngụy vận, mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích. Nhân dân và bộ đội ta ở


vùng tự do Khu 9 cũng ráo riết chuẩn bị để đối phó với cuộc tấn cơng có thể xảy
ra của địch.


Trên đây là chủ trương chiến lược và kế hoạch tác chiến của ta trong
Đông Xuân 1953-1954.


</div>

<!--links-->

×