Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình Phần 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.76 KB, 14 trang )

Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình
Phần 3: Bắt đầu các thiết lập phần mềm

Cho đến phần này, các bạn đã được chúng tôi giới thiệu để chọn
ra những thành phần thích hợp cho chiếc máy tính của mình và
cách thức lắp ráp chúng lại với nhau để hình thành một chiếc
máy tính đúng cách. Giờ là lúc chúng ta có thể bật máy và thiết
lập các thành phần bên trong.




Trong phần ba này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách kiểm tra một số thiết lập BIOS và
thực hiện một số bài test.
Khi bật máy, bạn sẽ
bắt gặp một nhắc nhở thông báo cho bạn biết rằng bạn có thể nhấn một phím
nào đó để vào setup (thông thường ở các máy là phím Delete). Các thiết lập mà bạn thấy ở đây sẽ
khác nếu các bo mạch sử dụng khác nhau hay kể cả trường hợp bo mạch giống nhau nhưng khác
về phiên bản BIOS, chính vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu những gì chung nhất về các tùy chọn
bên trong.
Thiết lập các tùy chọn cho BIOS
Một số trong các bạn có thể muốn cài đặt hệ điều hành của mình với các thiết lập BIOS mặc
định, tuy nhiên theo chúng tôi, cách tốt nhất là bạn cần hiểu được các tùy chọn quan trọng và
thiết lập chúng một cách đúng cách trước khi thực hiện các công việc khác.
(Lưu ý: Nếu bạn cập nhật BIOS của mình sang một phiên bản mới hơn, các thiết lập sẽ thường bị
xóa và bạn s
ẽ phải thực hiện lại chúng)
Màn hình đầu tiên sẽ cho phép bạn thiết lập đồng hồ, cũng như vô hiệu hóa ổ đĩa mềm (lưu ý
Legacy Diskette A bị vô hiệu hóa ở hình bên dưới).

Màn hình thông tin hệ thống sẽ hiển thị cho bạn thấy phiên bản BIOS hiện hành và bạn có thể


thẩm định rằng CPU và bộ nhớ của bạn đã được nhận đúng. Nếu không thấy đúng các con số cần
thiết phải có ở đây, bạn cần phải thẩm định rằng bạn đã cài đặt bộ nhớ đúng. (kiểm tra hướng dẫn
sử dụng nếu cần thiết)

Màn hình cấu hình SATA Configuration có một tùy chọn rất quan trọng đó là: Bạn muốn SATA
hoạt động như IDE hay AHCI?

Đây là những gì bạn cần biết:

Chế độ AHCI cho phép máy tính sử dụng các chức năng SATA nâng cao và cho phép
bạn có hiệu suất cao hơn.

Windows XP không hỗ trợ một cách nguyên bản cho chế độ SATA do đó bạn cần phải
tạo một đĩa cài đặt hoặc sử dụng chế độ IDE ở đây để cài đặt.

Windows Vista hoặc các phiên bản hiện hành của Linux sẽ hoạt động hoàn hảo trong chế
độ AHCI.

Lưu ý: Nếu bạn cài đặt trong chế độ IDE và sau đó chuyển sang chế độ AHCI thì bạn cần
phải thực hiện theo một số hướng dẫn khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong
một bài nào sau.
Bạn cũng cần phải kiểm tra để bảo đảm rằng ổ đĩa cứng của mình và các ổ đĩa CD/DVD được
nhận đúng. Màn hình này cũng phụ thuộc vào BIOS. Màn hình đang thể hiện của chúng ở đây
nằm trong AHCI Settings. Nếu các ổ đĩa không được nhận diện đúng, bạn cần thẩm định rằng
mình đã cài đặt chúng đúng hay chưa.

Màn hình cấu hình USB Configuration cho phép bạn vô hiệu hóa/ hay kích hoạt USB. Một thiết
lập quan trọng nữa ở đây là chế độ USB cần được thiết lập là HiSpeed (480Mbps), dù sao đi
chăng nữa thì đây thường là thiết lập mặc định.


Cũng có một màn hình cho phép bạn thực hiện một số thứ quan trọng khác … cho ví dụ như vô
hiệu hóa các cổng nối tiếp hoặc IDE controller thông thường. Tuy nhiên chúng tôi khuyên các
bạn nên vô hiệu hóa các cổng không sử
dụng để Windows không load các driver không cần thiết
cho phần cứng mà bạn không sử dụng.

Màn hình Power Management cho phép bạn chọn các tùy chọn quản lý công suất. Nếu bạn đang
chạy Windows Vista thì bạn cần phải kích hoạt tùy chọn ACPI 2.0.

Trong màn hình cấu hình APM Configuration, bạn có thể thiết lập một số tùy chọn quan trọng
hơn ở đây:

×