Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.83 KB, 8 trang )

Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 1: Chọn phần cứng

Tự thiết lập một máy tính mới cho riêng mình cũng là một ý tưởng nhiều
người muốn thực hiện nhưng có lẽ vẫn còn đó những băn khoăn mà hầu
hết mọi người gặp phải đó chính là những gì cần thiết cho chiếc máy tính
của chính bạn.
Trong loạt bài dưới này chúng tôi sẽ giới thiệu các kiến thức cơ bản về
việc xây dựng một máy tính của riêng mỗi người như thế nào. Đây sẽ là
những điều cơ bản rất cần thiết cho những người muốn tự tạo cho mình
một máy tính mang tính cá nhân.
Mục đích chính với máy tính mới mà chúng tôi giới thiệu trong bài
sẽ có bộ vi xử lý quad core, đi kèm với nó là nhiều bộ nhớ và hai cổng DVI để có thể
chạy cùng một lúc hai màn hình. Với ý thức không hoang phí về chi phí, chúng tôi sẽ
giúp bạn chọn ra cấu hình nào tốt nhất cho túi tiền của mình.

Tại sao bạn cần phải tự xây dựng?
Chắc chắn rằng việc tự xây dựng cho mình một máy tính là một cách giúp bạn học hỏi
thêm được nhiều điều… tuy nhiên đó không phải là lý do đủ cần thiết để xây dựng một
máy tính cho riêng bạn. Đây là một vài lý do cho điều đó:

Có thể dễ dàng nâng cấp máy tính của mình hơn.

Có thể tự chọn các thành phần, với mục đích cuối cùng có một máy tính chạy
nhanh hơn việc đi mua một máy tính cấu hình sẵn (các máy tính này thường
được cấu hình làm sao để giảm thiểu giá thành một cách thấp nhất có thể).

Có thể overclock máy tính để đạt được tốc độ cao hơn mà các thành phần của
bạn có khả năng.
Nếu nghĩ rằng tự mình xây dựng có thể rẻ hơn đi mua một máy tính bộ thì điều đó là
hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn chỉ đủ ở mức độ vừa phải, hãy mua một máy tính được
dựng sẵn tại các đại lý.


Chọn mức giá cả phù hợp
Thứ đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định xem khoảng chi phí của mình dành cho máy
tính là bao nhiêu, có thể chỉ khoảng 500$ nhưng cũng có thể lên đến 5000$.
Bạn có thể xây dựng một máy tính khá nhanh với chi phí không đến 1000$, chỉ cần lưu
ý rằng các thành phần mới nhất sẽ tiêu tốn kinh phí nhiều hơn. Nếu bạn chọn phiên
bản trước đó một chút thì có thế sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền.
Những thành phần nào cần thiết
Xây dựng một máy tính cho riêngminhf cho phép bạn có thể chọn các thành phần mong
muốn,… có thể là ba ổ đĩa cứng? Không vấn đề! Tuy nhiên những gì bạn cần quan tâm
là các thành phần tối thiểu phải có cho một máy tính là gì?

Case với nguồn cấp - Power Supply

Motherboard – Lưu ý: Một số bo mạch chủ có tích hợp card đồ họa và card
audio cũng như card mạng .

Processor

Memory (RAM)

Hard Drive

Video Card
Các thành phần khác

DVD/CD drive - Cần thiết cho việc cài đặt hệ điều hành mới.

LCD Monitor- Nếu chưa có màn hình.

Keyboard/Mouse - Nếu chưa có.


Speakers - Nếu không có hoặc muốn nghe âm thanh.

Và nhiều thành phần khác mà bạn muốn bổ sung, tuy nhiên chúng tôi sẽ không
liệt kê hết chúng ở đây.
Câu hỏi lớn: AMD hay Intel?
Sự lựa chọn lớn nhất mà bạn cần phải thực hiên khi xây dựng một máy tính đó là bộ vi
xử lý… bạn muốn sử dụng bộ vi xử lý của AMD hay Intel? Quả thực không có câu trả
lời xác đáng nào ở đây, nhưng lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến các bo mạch chủ
mà bạn sử dụng.
Nếu bạn không chắc chắn, hãy chọn một trong các CPU Core 2 của Intel là một giải
pháp khôn ngoan hơn cả.
Khi bạn đã chọn xong bộ vi xử lý, cần phải kiểm tra các chi tiết kỹ thuật về kiểu bo
mạch chủ mà bạn cần thiết. Cho ví dụ, nếu quan sát vào một bộ vi xử lý bạn sẽ thấy nó
có ghi kiểu socket 775 và chạy ở bus 1066MHz như hình bên dưới.

Sử dụng các thông tin này, hầu hết các site đều cho phép bạn thực hiện tìm kiếm bằng
cách đặc tính đó.

Điều đó sẽ giúp bạn bảo đảm được rằng bo mạch chủ của mình sẽ tương xứng với bộ
vi xử lý đã chọn. Trong quá trình chọn, bạn cần để ý đến một số thông số kỹ thuật khác
như bo mạch chủ đó có tích hợp video, RAID, hay không. (Lư
u ý rằng nếu bạn lên kế
hoạch mua một card video rời thì không nên chọn bo mạch chủ đã tích hợp card video
trên nó).
Ban cũng cần phải chọn bo mạch chủ hợp với case của mình. Cho ví dụ, nếu case của
ban là ATX thì bạn cần một bo mạch chủ ATX:

Graphics Card gì?
Việc chọn video card xoay quanh câu hỏi sau: Bạn có muốn chơi game cần hỗ trợ

nhiều đồ họa hay không?
Nếu bạn cần chơi game hỗ trợ đồ họa thì bạn phải chi phí thêm tiền cho một card đồ
họa tốt. Bằng không bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 50$ cho các loại card đồ họa ATI hoặc
NVIDIA DVI, chỉ cần vậy cũng quá đủ cho nhu cầu của bạn. Trong khi chọn, bạn cần
phải chắc chắc rằng bo mạch chủ có dúng khe cắm … nếu mua một PCI Express x16
card, bo mạch chủ của bạn cần phải có loạt slot đó.
Nếu bạn là một game thủ, hãy cân nhắc đến NVIDIA 8800 GTS card, đây sẽ là một
card đồ họa lý tưởng cho việc hỗ trợ các trò chơi yêu cầu nhiều về hỗ trợ đồ họa. Tuy
nhiên cần phải lưu ý rằng nhiều card video cần đến nhiêu giắc cắm nguồn hơn, chính vì
vậy bạn cần phải bảo đảm rằng nguồn của bạn có đủ kết nối.

Nếu không thường xuyên chơi các game nặng về đồ họa, bạn có thể sử dụng video
card NVIDIA 7600 GT thậm chí cả các card cũ hơn.

Lưu ý: Nếu không lo lắng về hiệu suất của card đồ họa, bạn có thể chọn một bo mạch
chủ có card đồ họa tích hợp, tuy nhiên trong xử lý đồ họa sẽ cho tốc độ chậm hơn
nhiều.
Bộ nhớ bao nhiêu là đủ?
Nếu sẽ chạy phiên bản Windows hoặc Linux 32-bit, bạn chỉ cần 3GB bộ nhớ vì hệ
thống sẽ không hỗ trợ được bộ nhớ lớn hơn 3GB. Còn nếu bạn muốn có thêm bộ nhớ,
khi đó nên chuyển sang hệ điều hành Windows Vista 64-bit.
Khi mua bộ nhớ, bạn cần phải bảo đảm rằng bộ nhớ phải phù hợp với chuẩn … nếu bo
mạch chủ chỉ chấp nhận DDR2 1066, bộ nhớ 4×240 chân thì bạn cũng cần tìm được bộ
nhớ tương xứng với nó.

Lưu ý rằng, đôi khi các thông s
ố kỹ thuật vắn tắt không nói lên được hết tất cả các vấn
đề… cho ví dụ, bo mạch chủ chúng tôi mua hỗ trợ DDR2 800 cũng như DDR2 1066, vì
vậy tôi chọn bộ nhớ rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.


×