Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tài liệu giao trinh kinh te dai cuong pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.44 KB, 10 trang )

Tỷ lệ thất nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm:
Vì sao vẫn cao?
+ So với năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể nhưng lại tăng cao ở những vùng kinh tế trọng
điểm. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2001 tới nay cho thấy, lực lượng lao
động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng
hơn 1 triệu lao động.
Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu
vực thành thị trong cả nước từ 15 tuổi trở lên là 5,1% và trong độ tuổi lao động là 5,3%, giảm
0,3% so với năm 2004; trong độ tuổi từ 15-24 là 13,4%, giảm 0,5%.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lại cao ở Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Hồng (5,6%) tiếp đến là Đông Bắc và duyên hải miền Trung (5,1%-5,5%); các
vùng khác tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động ở khu vực thành thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 5,7%; hai vùng còn lại ở mức
5,6%.
Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công
nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao.
Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến
lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Điều này có thể giải thích vì sao ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng
trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24
cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát
triển.
+ Như vậy có đáng lo ngại trước tình trạng số lượng lao động tăng không song hành với chất
lượng lao động, thưa ông?
So với năm 2004, lực lượng lao động nước ta được bổ sung 1,143 triệu người, hầu hết là lao động
trẻ, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không cao. Chất lượng lao động và số lượng lao động
tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở nước ta.
Theo kết quả từ cuộc điều tra, bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2005, số lao động đã qua đào
tạo tăng 12,9%, như vậy mỗi năm có 983.000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao
động. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao


động, chưa đạt chỉ tiêu 30% được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX.
Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường
lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung.
Khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa
được lấp đầy, mặc dù trong lực lượng lao động vẫn đang có một số lượng không nhỏ lao động đã
qua đào tạo, kể cả bậc cao đẳng, đại học thiếu việc làm.
Bên cạnh đó, sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị
và nông thôn còn lớn, điều này sẽ gây bất lợi cho khu vực nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động ngày càng mạnh của kinh tế thị trường và xu thế hội
nhập, toàn cầu hoá về kinh tế.
+ Vậy sức ép việc làm không chỉ đối với lao động nông thôn mà với lực lực lao động trẻ ở khu vực
thành thị sẽ là rất lớn và đây sẽ là một khó khăn lớn khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào hội nhập
kinh tế quốc tế, thưa ông?
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ (15 -24 tuổi) tại khu vực thành thị là 13,4%, cao hơn
8% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động khu vực này.
Điều này xảy ra phổ biến tại các khu đô thị tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, vì khoảng cách
giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn đang có độ dãn lớn. Đây là bất cập đáng lo ngại, đặc
biệt khi Việt Nam hội nhập sâu hơn và yêu cầu về đổi mới khoa học - công nghệ không ngừng
tăng.
Ví dụ ở một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, chủ doanh nghiệp này nhất
quyết đưa lao động sang nhà máy tại Việt Nam làm việc cho dù mức lương phải trả tới 5.000
USD/tháng chỉ vì không tuyển được lao động địa phương có đủ trình độ. Nếu tuyển lao động nước
ta tại vị trí đó, doanh nghiệp chỉ phải trả 200- 500 USD/tháng.
Điều này cho thấy sự hạn chế về trình độ đào tạo của người lao động đang làm giảm khả năng tiếp
cận với khoa học - công nghệ, đồng thời tiếp tục tăng sức ép việc làm lên chính những lao động đã
qua đào tạo.
+ Để cải thiện dần tình trạng trên, theo ông cần phải có những cơ chế và giải pháp gì?
Cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Song hành là
những giải pháp tăng đào tạo cho lực lượng lao động, bao gồm cả đào tạo lực lượng lao động chất
xám.

Một trong những chính sách quan trọng nhất là tiền lương, thu nhập của người lao động. Chính
sách tiền lương cần được mở theo xu hướng không quy định mức lương khung đồng đều cho từng
vị trí ở các thành phần doanh nghiệp khác nhau, mà điều này phải để cho thị trường lao động điều
tiết.
Với độ thoáng của tiền lương, ở đâu có chất lượng lao động tốt, ở đó tiền lương, thu nhập của
người lao động sẽ cao.
Một số giải pháp hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam:
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất
của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng
thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
- Hạn chế tăng dân số.
Trên là một vài ý kiến của mình bạn xem thao khảo nha
Trích:
Nước ta còn nghèo, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ còn phải đi mua. Để
sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải bỏ ra nhiều ngoại tệ để nhập nguyên-phụ liệu,
có loại phải nhập đến 80-90%... Nhưng ta lại có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Đây
là những vấn đề cần được phân tích, trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát huy thế
mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng thời góp phần bình ổn
xã hội. Thực tế đang thu hút và yêu cầu sự quan tâm từ phía Nhà nước, các ngành kinh tế
cũng như mỗi người lao động.
Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và thất
nghiệp là 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp,
thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh toán có số dư). Thất nghiệp không chỉ là sự
lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc “gọi” các nhà đầu tư nước ngoài.
Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Thất
nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề
bức bối mà nhiều gia đình cũng như cộng đồng phải tốn nhiều tiền của, công sức để khắc

phục.
Chúng ta có thể rất vui mừng khi thấy tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi
ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 6,9% năm 1998 xuống còn 5,6% năm 2004. Song,
tình trạng thất nghiệp hiện nay ở nước ta vẫn có một số vấn đề đáng lưu ý.
Nếu nhìn kỹ vào cơ cấu, tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị cũng còn nhiều
điều cần quan tâm. Theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi càng trẻ thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao:
nhóm 15-19 tuổi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 13,9%, nhóm 20-24 tuổi 13,8%, nhóm 25-29 tuổi
7,2%, nhóm 30-34 tuổi 5,2%, nhóm 35-39 tuổi 4%, nhóm 40-44 tuổi 3,9%... Theo trình độ
chuyên môn, thất nghiệp không chỉ có ở lực lượng lao động chưa qua đào tạo (8%), mà còn
ở các nhóm lao động đã qua đào tạo, như qua đào tạo nghề 1,8% đã tốt nghiệp trung học
chuyên nghiệp 4,4%, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học 3,8%. Thực tế trên là rất đáng lo ngại.
Trong tổng số lao động thất nghiệp ở thành thị, số người chưa tìm được việc làm sau khi thôi
học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chiếm tới 73,7%. Đó là sự đáng tiếc vì những người
này còn trẻ tuổi, có sức khỏe, có trình độ học vấn, tay nghề... Theo mức độ thất nghiệp, số
người thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm 56,7%, từ 6 đến dưới 12 tháng chiếm
21,4%, cộng hai loại này đã chiếm 78,1%; còn từ 1 đến dưới 6 tháng chiếm 18,2% và dưới
1 tháng chỉ chiếm 3,7%.
Một chuyển biến đáng vui mừng là tỉ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử
dụng đã giảm từ 28,9% năm 1998 xuống còn 21% năm 2004. Nhưng, do tỉ trọng lực lượng
lao động ở nông thôn lớn, nên nếu quy số thời gian chưa được sử dụng trên ra số người thất
nghiệp, thì tỉ lệ số người chưa có việc làm của cả nước lên đến khoảng 15%. Vấn đề đặt ra
là cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế, bởi chính khu vực ngoài Nhà nước
mới là khu vực thu hút được nhiều nhất số lao động tăng thêm (năm 2004 so với năm 1990
tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng gần 13 triệu người, khu vực
Nhà nước chỉ tăng 1 triệu người, chiếm 8,4% tổng số tăng, còn khu vực ngoài Nhà nước
tăng hơn 11,8 triệu người, chiếm tới 91,6% tổng số tăng. Nói một cách công bằng, sự gia
tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài trong
những năm qua đã trực tiếp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức
sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều

quốc gia và vùng lãnh thổ châu á đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo nghề, bồi
đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ
cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo điều
kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng. Thiết nghĩ, Việt Nam cần có quan điểm đào
tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như
quốc tế để đón cơ hội, nhất là đối với mục tiêu xuất khẩu lao động chất xám ra nước ngoài
hoặc tại chỗ. Quý 1 năm nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã xuất khẩu
được hơn 16 ngàn lao động, trong đó có cả việc đưa nhân công sang những thị trường “xịn”
như Canada, Anh... hay gõ cửa thị trường Nam Âu, Trung Đông bên cạnh một số thị trường
truyền thống như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc. Việc xuất khẩu lao động vẫn đã và đang
là hướng mở cho đáp ứng mục tiêu giải quyết một phần việc làm trong nước. Ngoài ra,
nguồn nhân lực trí thức, trước hết tại khu vực đô thị, cần được định hướng sớm và cụ thể về
nghề nghiệp chuyên môn, phải có tính chuyên nghiệp cao (như sáng tạo phần mềm, chuyên
gia máy tính) để tự tạo việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế.
.
Trong thời gian qua, một số cơ quan không có chức năng phát ngôn đã công bố những số
liệu không chính xác liên quan đến tình trạng lao động thất nghiệp của Việt Nam hiện nay.
Ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cơ quan phát ngôn chính thức
về số liệu thống kê của Chính phủ, đã có cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này.
Trước tiên, tôi phải nhấn mạnh rằng lâu nay chúng ta vẫn hiểu chưa đúng về vấn đề thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong những
năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ được tính cho khu
vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Người
thất nghiệp cần phải hiểu là những người tại thời điểm điều tra không đi làm, đang có nhu cầu tìm
việc làm và nếu có việc làm là phải đi làm ngay.
Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm
một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao
động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam,
tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu
việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị.

Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm
2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007.
Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là
2,3%.
Có một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt
giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả những lao động này bị
thất nghiệp vì phần lớn những người này đã trở về quê và tìm kiếm một công việc mới (có thể là
công việc không phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần
hết sức thận trọng khi nói về tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Với những diễn biến của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước hiện nay, xin ông dự
báo về tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009?
Mọi công bố bây giờ là quá sớm nhưng với kinh nghiệm của chúng tôi, tỷ lệ người lao động thiếu
việc làm của Việt Nam năm 2009 sẽ tăng từ mức 5,1% hiện nay lên 5,4%; trong đó riêng khu vực
nông thôn lên tới 6,4%.
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao như vậy là do diện tích đất nông nghiệp
đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích
nghi với sự biến đổi quá nhanh này.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã triển khai
nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tình hình suy giảm kinh tế nhưng
xem ra tỷ lệ thiếu việc làm đang tiếp tục tăng. Xin ông đánh giá về hiệu quả những giải pháp này?
Theo tôi, từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể, kịp thời như "Giải
pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội", giải pháp kích cầu
đầu tư, tiêu dùng… để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, các chính sách này triển khai vào thực tế thường có độ trễ. Bên cạnh đó, để các chính
sách này phát huy tác dụng, vấn đề quan trọng nhất cần được đặc biệt quan tâm chính là công tác
giám sát để các giải pháp này được triển khai trong thực tế đúng với mục tiêu đề ra ở tất cả các
cấp.
Với chính sách hỗ trợ tín dụng 4% để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho
người lao động đang triển khai hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành cần giám sát để số tiền vay
ưu đãi này được sử dụng đúng mục đích bởi trên thực tế, một số doanh nghiệp lại lợi dụng chính

sách này để lấy tiền trả cho các món nợ đến hạn phải thanh toán, chứ không mở rộng sản xuất. Do
vậy, chủ trương thì tốt nhưng hiệu quả thực tế sẽ không như ý muốn.
Theo tôi, các giải pháp, chủ trương của Chính phủ đã có là các giải pháp định hướng mang tầm vĩ
mô. Còn thực tế, các bộ, ngành, địa phương đang triển khai lại thực sự lúng túng.
Vậy theo ông đâu là những giải pháp cần thiết trong thời điểm này để giảm tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm?
Cùng với tăng cường giám sát việc thực hiện các giải pháp trong thực tế, Chính phủ cần chú trọng
hơn nữa đến chính sách đào tạo việc làm thích hợp cho người lao động, đặc biệt là lao động nông
thôn để họ có thể bắt kịp với sự biến đổi nhanh về nhu cầu lao động của nền kinh tế. Theo tôi, con
số 73% người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay là những người không qua đào tạo"
thực sự là điều đáng lưu tâm đối với các cơ quan có chức năng đào tạo nghề cho người lao động.
4 hạn chế, yếu kém của kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2009
Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 vẫn còn 4 hạn
chế, yếu kém, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và các năm tiếp
theo".
Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Hoà, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
tại Chương trình họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2009 và kết quả
điều tra mẫu trong tổng điều tra dân số - nhà ở ngày 1/4/2009, được tổ chức dưới hình thức hội
nghị truyền hình trực tuyến, vừa diễn ra sáng nay, 31/12/2009, tại Hà Nội.
Tăng trưởng chưa vững chắc
Theo ông Hoà thì đây là hạn chế đầu tiên của kinh tế - xã hội năm qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào phát
triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa
trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả, do đó, tăng trưởng chưa thật vững
chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%,
năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng GDP 2 năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng.
Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, sản phẩm còn thấp.
Vẫn duy trì cơ cấu kinh tế ngành truyền thống
Đây là hạn chế thứ hai của “bức tranh” kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2009. Ông Hoà nhận định:

Cơ cấu kinh tế của nước ta tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực,
nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản
xuất vật chất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009, cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực Nông – lâm
nghiệp - thuỷ sản, Công nghiệp – xây dựng, và Dịch vụ lần lượt là 20,66%, 40,24%, 39,10%.
“Những con số này không khác mấy so với năm 2008 và những năm gần đây. Bên cạnh đó, cơ cấu

×