Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tài liệu Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.64 KB, 23 trang )

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009
_______________
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Sự suy thoái ngày càng nặng nề của kinh tế thế giới đã thu hẹp thị
trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội của
nước ta.
Trước tình hình đó, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã đề ra Nghị quyết
về phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 với mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền
vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác
và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện
thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, ngày 11/12/2008 Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP và ngày 09/01/2009 ban hành Nghị quyết
số 01/NQ-CP và nhiều Nghị quyết, quyết định quan trọng khác chỉ đạo, điều
hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009. Ngày 6/4/2009,
Bộ Chính trị đã ra Kết luận về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2009 và các giải
pháp chủ yếu từ nay đến cuối năm 2009. Kết luận nêu rõ, mục tiêu hàng đầu từ
nay đến cuối năm là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khoá XII cũng đã ra Nghị quyết điều chỉnh mục tiêu tổng
quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009.
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng các doanh
nghiệp và của toàn dân nên kinh tế-xã hội nước ta đang từng bước vượt qua khó
khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng. Trên cơ sở số liệu thực
hiện 5 tháng và ước tính tháng 6, Tổng cục Thống kê khái quát kết quả phát
triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2009 trên ba mặt: (1) Ngăn ngừa suy giảm
kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; (2) Giữ ổn định
kinh tế vĩ mô, phòng ngừa tái lạm phát cao; (3) Bảo đảm an sinh xã hội.
1


KẾT QUẢ NGĂN NGỪA SUY GIẢM KINH TẾ, DUY TRÌ TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HỢP LÝ, BỀN VỮNG
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Quý I/2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của nước ta chỉ đạt
3,1%, bằng 41% tốc độ tăng của quý I/2008 và là quý có tốc độ tăng thấp nhất
trong những năm gần đây; nhưng ước tính quý II/2009 tổng sản phẩm trong
nước tăng 4,5%, bằng 79% tốc độ tăng của quý II/2008 và cao hơn tốc độ tăng
của quý I/2009 là 1,4 điểm phần trăm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, tổng
sản phẩm trong nước tăng 3,9% so với 6 tháng đầu năm 2008, trong đó khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 3,48%; khu vực dịch vụ tăng 5,5%.
Từ diễn biến và kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng vừa qua có thể đưa ra
một số nhận xét: Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay tuy
thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng các năm trước và vẫn còn thấp hơn mục tiêu đề ra
cho cả năm (tăng 5%) nhưng trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, nhiều
nước tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta chỉ giảm tốc độ tăng trưởng; đây là kết
quả của sự phấn đấu quyết liệt và là một thành công lớn; hai là, tốc độ tăng
trong quý I chỉ đạt 3,1% đã tăng lên đạt tốc độ tăng 4,5% trong quý II cho thấy
nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của sự suy giảm tốc độ
tăng trưởng, chứng tỏ nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế cùng với các chính
sách đề ra đã phát huy hiệu quả tích cực.
Những chuyển biến tích cực nêu trên thể hiện ở hầu hết các ngành, các lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế.
Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2009 theo giá so sánh
1994 chỉ đạt 44,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với quý I/2008; nhưng quý
II/2009 đã đạt 52,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với quý II/2008. Tính chung 6
tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so
sánh 1994 đạt 96,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao
2

gồm nông nghiệp đạt 70,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8%; lâm nghiệp đạt 3,3 nghìn
tỷ đồng, tăng 3,1%; thuỷ sản đạt 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3%.
Nông nghiệp
Diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm 2009 cả nước đạt 3059,7 nghìn ha,
tăng 46,6 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2008. Các địa phương phía Bắc
đạt 1150,4 nghìn ha, tăng 21 nghìn ha; các địa phương phía Nam đạt 1909,3
nghìn ha, tăng 25,6 nghìn ha.
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa đông xuân năm nay
ước tính đạt 60,9 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng
đạt 18,6 triệu tấn, tăng 31,3 vạn tấn. Các địa phương phía Bắc tuy năng suất
không tăng nhưng do diện tích gieo trồng tăng trên 2 vạn ha nên sản lượng đạt
6,8 triệu tấn, tăng 11,9 vạn tấn. Các địa phương phía Nam đạt 11,8 triệu tấn,
tăng 19,3 vạn tấn, chủ yếu do năng suất tăng 0,2 tạ/ha. Riêng vùng trọng điểm
lúa đồng bằng sông Cửu Long, tuy năng suất giảm 0,8 tạ/ha do chuyển đổi cơ
cấu giống lúa, nhưng diện tích đạt 1548,8 nghìn ha, tăng 22,3 nghìn ha so với
vụ đông xuân trước nên sản lượng đạt 9,9 triệu tấn, tăng 22,9 vạn tấn so với vụ
đông xuân năm trước.
Nét mới trong sản xuất lúa đông xuân năm nay là các địa phương vùng
trọng điểm lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thực hiện
thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng chuyển một phần diện tích trồng lúa năng
suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (IR 50404, OM 576.v.v)
sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt,
được giá, dễ xuất khẩu (VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v..), hoặc chuyển
sang trồng lúa đặc sản, lúa thơm phục vụ tiêu dùng nội địa (Hương thơm số 1,
Bắc thơm số 7 và các giống lúa nếp.v.v).
Các cây trồng khác của vụ đông xuân cơ bản đã thu hoạch xong. Do vào
đầu vụ các tỉnh trọng điểm cây vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng bị mưa trên
diện rộng nên sản lượng một số cây công nghiệp ngắn ngày giảm so với cùng
kỳ năm trước. Sản lượng ngô đạt 2,1 triệu tấn, giảm 11%; khoai lang 742,2
3

nghìn tấn, giảm 17%; đậu tương 73,8 nghìn tấn, giảm 40,8%; lạc 390,6 nghìn
tấn, giảm 5,5%.
Cùng với thu hoạch lúa đông xuân, tính đến trung tuần tháng 6/2009, các
địa phương phía Nam đã xuống giống được 1750,2 nghìn ha lúa hè thu, bằng
95,1% cùng kỳ năm trước. Tiến độ gieo cấy lúa hè thu tại các địa phương phía
Nam chậm hơn năm trước, chủ yếu do vụ đông xuân thu hoạch muộn và lịch
thời vụ xuống giống lúa hè thu được điều chỉnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của
sâu bệnh hại lúa.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định do khống chế được
dịch bệnh và nhu cầu sản phẩm chăn nuôi phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu
dùng trong nước đang có xu hướng tăng. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại
thời điểm 01/4/2009, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, tăng 3,6% so với cùng
kỳ năm 2008; đàn gia cầm có 256 triệu con, tăng 11,4%. Công tác phòng, chống
dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được các ngành chức năng và các địa
phương triển khai tích cực nên tính đến ngày 24/6/2009, cả nước chỉ còn Quảng
Ninh dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt
73,3 nghìn ha, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt
107,5 triệu cây, giảm 2,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1674,1 nghìn m
3
, tăng
7,5%; sản lượng củi khai thác 13,4 triệu ste, tăng 9,7%.
Công tác bảo vệ rừng mặc dù được các cấp, các ngành chức năng thường
xuyên quan tâm nhưng tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng vẫn xảy ra ở
nhiều địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng diện tích rừng bị thiệt hại
là 2606 ha, bao gồm bị cháy 1411,6 ha; bị chặt phá 1194,4 ha. Một số địa
phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 376,8 ha; Yên Bái 201,4
ha; Lạng Sơn 144,8 ha; Sơn La 133,6 ha; Bình Thuận 94 ha. Những địa phương
có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Bình Phước 390,6 ha; Lâm Đồng 323,2

ha; Đắk Nông 112 ha; Sơn La 72,4 ha.
Thủy sản
4
Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng 6 tháng ước tính đạt 2287,6
nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 1785,9
nghìn tấn, tăng 4,7%; tôm 186,5 nghìn tấn, tăng 3,7%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1125,5
nghìn tấn, tăng 2,4% so cùng kỳ năm trước (cá 904,3 nghìn tấn, tăng 2%; tôm
128,5 nghìn tấn, tăng 2,2%). Riêng sản lượng cá tra thu hoạch ước tính đạt 470
nghìn tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008. Hiện nay các cơ sở nuôi cá tra
đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu
bị tồn đọng sản phẩm nên hạn chế thu mua cá tra nguyên liệu. Mặt khác, giá
thức ăn của thuỷ sản nuôi trồng vẫn ở mức cao và nhiều cơ sở nuôi cá tra khó
tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất nên diện tích nuôi thả cá tra chỉ còn 5,5
nghìn ha, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương có diện tích
nuôi thả cá tra giảm nhiều là: Đồng Tháp giảm 30%; An Giang giảm 20%; Cần
Thơ giảm 17%.
Nuôi trồng các loại thuỷ sản khác có xu hướng tăng nhanh, chủ yếu do các
địa phương tiếp tục thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ
sản theo hướng kết hợp đa canh, đa con, hướng vào thị trường nội địa nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình nuôi kết hợp
tôm-cá, tôm-cua, tôm-lúa đang trở thành phổ biến ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang và mô hình lúa-cá cũng bắt đầu phát triển mạnh ở Quảng Bình, Thanh
Hoá. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn phát triển nuôi cá lồng, cá bè. So với
cùng kỳ năm trước, số lồng nuôi cá của Hậu Giang hiện nay tăng 615 lồng
(53,8%), Tiền Giang tăng 274 lồng (21%), Phú Yên tăng 268 lồng (37%), Bình
Thuận tăng 143 lồng (18,2%), An Giang tăng 118 lồng (6%), Đồng Nai tăng
101 lồng (6,5%), ,
Sản lượng thuỷ sản khai thác 6 tháng ước tính đạt 1162,1 nghìn tấn, tăng
7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1076,7

nghìn tấn, tăng 8%. Sản lượng khai thác đạt khá do thời tiết ngư trường tương
đối thuận lợi, các loại cá xuất hiện nhiều trong thời gian dài, nhất là cá ngừ đại
dương. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Phú Yên đạt 4,2 nghìn tấn,
tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định 3,7 nghìn tấn, tăng 46%. Mặt
5
khác, chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước đã tạo điều kiện cho ngư dân mua
mới, đóng mới tàu và thay máy, chuyển sang sử dụng loại tiêu hao ít nhiên liệu
đã làm tăng số lượng tàu, thuyền cơ giới khai thác hải sản trong thời gian qua.
Kết quả sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp quý I/2009 rơi vào tình trạng trì trệ với tốc độ tăng
giá trị sản xuất chỉ đạt 2,5%. Những tháng gần đây đã có dấu hiệu phục hồi và
tăng cao hơn (tháng 4 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, tháng 5 tăng 7,2%,
ước tính tháng 6 tăng 8,2%). Do vậy, tính chung 6 tháng đầu năm 2009, giá trị
sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm
2008, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 1,5% (Trung ương quản lý tăng
3,1%; địa phương quản lý giảm 4%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,6%; khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,5% (dầu mỏ và khí đốt tăng 13,9%; các
sản phẩm khác tăng 3,3%). Trong các ngành công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản
xuất công nghiệp khai thác đạt mức tăng cao nhất với 8,6%, chủ yếu nhờ sản
lượng dầu thô khai thác tăng cao do một số mỏ mới được đưa vào khai thác từ
tháng 7/2008; công nghiệp chế biến tăng 4,4%; công nghiệp điện, ga và nước
tăng 8,1%.
Trong 6 tháng đầu năm, một số sản phẩm quan trọng tiếp tục giữ mức tăng
cao so với 6 tháng đầu năm 2008 như: Điều hòa nhiệt độ tăng 44,7%; xi măng
tăng 24,1%; dầu thô khai thác tăng 17,9%; tủ lạnh, tủ đá tăng 16,1%; giầy dép
giả da tăng 15,6%; thuốc lá điếu tăng 14,6%; thép tròn tăng 12,6%; nước máy
tăng 10,2%; điện sản xuất tăng 7,9%; xà phòng tăng 7,4%. Tuy nhiên, nhiều sản
phẩm quan trọng khác có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm sút so với cùng kỳ
năm trước như: Bia tăng 6,6%; ti vi lắp ráp tăng 4,8%; khí hóa lỏng tăng 4,5%;
khí đốt tăng 3,7%; máy giặt tăng 3,5%; xe máy tăng 2,1%; xe khách giảm

26,3%; giấy bìa giảm 23,5%; vải dệt từ sợi bông giảm 23,2%; quần áo người
lớn may sẵn giảm 20,4%; thủy hải sản chế biến giảm 8,5%; xe tải giảm 6,8%;
sơn hóa học giảm 5,4%; dầu thực vật tinh luyện giảm 1,8%.
Một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đạt tốc độ tăng giá
trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cao hơn mức tăng chung của cả nước là: Quảng
Ninh tăng 11,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,6%; Cần Thơ, Khánh Hòa tăng
6
7,5%; Đồng Nai tăng 7,1%; Hải Phòng tăng 6,9%; Thanh Hóa tăng 6,8%; Bình
Dương tăng 6,1%.
Một số tỉnh, thành phố có tốc độ tăng thấp hoặc giảm là: Vĩnh Phúc giảm
12,1% (chủ yếu do đầu tư nước ngoài về lắp ráp ô tô, xe máy giảm); Phú Thọ
giảm 5,3%; Hải Dương giảm 4,4%; Đà Nẵng giảm 3,7%. Hai thành phố lớn là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng chậm, trong đó Hà Nội tăng
3,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,8%.
Kết quả hoạt động thương mại
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Nhờ triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh khai thác thị
trường nội địa nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6
tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 547,5 nghìn tỷ đồng, tăng
20% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,8%.
Trong tổng số, kinh doanh thương nghiệp đạt 429,2 nghìn tỷ đồng, chiếm
78,4% và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn nhà hàng đạt 61,9
nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% và tăng 17,3%; dịch vụ đạt 50,9 nghìn tỷ đồng,
chiếm 9,3% và tăng 17,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng 6 tháng của hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ước
tính đạt 194,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng số cả nước, tăng 18,5% so với
6 tháng đầu năm 2008, bao gồm Hà Nội đạt 69,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5%;
thành phố Hồ Chí Minh đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%.
Kết quả hoạt động vận tải

Vận tải hành khách 6 tháng ước tính đạt 964,3 triệu lượt khách, tăng 7% và
41,8 tỷ lượt khách.km, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vận tải
trung ương đạt 14,8 triệu lượt khách, giảm 0,6% và 10,9 tỷ lượt khách.km, giảm
3,7%; vận tải địa phương đạt 949,5 triệu lượt khách, tăng 7,1% và 30,9 tỷ lượt
khách.km, tăng 7,1%. Vận tải hành khách đường bộ 6 tháng ước tính đạt 868,9
triệu lượt khách, tăng 7,6% và 29,8 tỷ lượt khách.km, tăng 7,1% so với cùng kỳ
7
năm trước; đường sông đạt 81,5 triệu lượt khách, tăng 2,3% và 1,6 tỷ lượt
khách.km, tăng 1,7%; đường biển đạt 3 triệu lượt khách, tăng 3,2% và 191,6
triệu lượt khách.km, tăng 4,9%. Riêng vận tải hành khách đường hàng không
tăng 0,3% về khối lượng vận chuyển nhưng giảm 1,9% về khối lượng luân
chuyển so với cùng kỳ năm 2008; đường sắt giảm 2,5% về vận chuyển và giảm
10,8% về luân chuyển.
Vận tải hàng hóa 6 tháng ước tính đạt 314,1 triệu tấn, tăng 0,3% và 84,2 tỷ
tấn.km, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt
303 triệu tấn, tăng 1,1% và 29,3 tỷ tấn.km, tăng 0,2%. Vận tải hàng hoá đường
bộ đạt 226 triệu tấn, tăng 2,8% và 11,4 tỷ tấn.km, tăng 2,1%; đường sông đạt
62,8 triệu tấn, giảm 2,2% và 10 tỷ tấn.km, giảm 6,5%; đường biển đạt 21,3 triệu
tấn, giảm 13% và 60,7 tỷ tấn.km, tăng 3,1%; đường sắt đạt 3,9 triệu tấn, giảm
13,6% và 1,9 tỷ tấn.km, giảm 17,8%.
Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới 6 tháng ước tính đạt 15,3 triệu thuê
bao, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm 1,6 triệu thuê bao cố định,
tăng 36,1%; 13,7 triệu thuê bao di động, tăng 56,6%. Số thuê bao điện thoại cả
nước tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 96,7 triệu thuê bao (riêng tập đoàn
Bưu chính, Viễn thông đạt 60,4 triệu thuê bao), bao gồm 15,7 triệu thuê bao cố
định, tăng 24,4% (bình quân 18 máy cố định/100 dân) và 81 triệu thuê bao di
động, tăng 64,6%.
Số thuê bao internet băng rộng cả nước tính đến cuối tháng 6/2009 ước
tính đạt 2,6 triệu thuê bao, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Tập

đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 1,7 triệu thuê bao, tăng 71,8%. Số người sử
dụng internet tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 22,5 triệu người, tăng
11,6% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 6
tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 36,7 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 27,5 nghìn tỷ đồng,
tăng 24,5%.
Kết quả hoạt động du lịch
8
Khách quốc tế đến nước ta 6 tháng ước tính đạt 1893,6 nghìn lượt người,
giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du
lịch, nghỉ dưỡng đạt 1142,1 nghìn lượt người, giảm 22,1%; đến vì công việc
347,3 nghìn lượt người, giảm 21,9%; thăm thân nhân đạt 280,7 nghìn lượt
người, tăng 1,7%. Khách quốc tế đến bằng đường hàng không đạt 1558,9 nghìn
lượt người, giảm 11,6%; đến bằng đường biển 41,3 nghìn lượt người, giảm
58,5%, đến bằng đường bộ 293,4 nghìn lượt người, giảm 38,4%.
Lượng khách đến nước ta 6 tháng từ hầu hết các quốc gia đều giảm so với
cùng kỳ năm 2008, trong đó khách đến từ Trung Quốc 228,6 nghìn lượt người,
giảm 39%; Hoa Kỳ 225,1 nghìn lượt người, giảm 4,2%; Hàn Quốc 203,7 nghìn
lượt người, giảm 19,9%; Nhật Bản 178 nghìn lượt người, giảm 9,7%; Đài Loan
138,4 nghìn lượt người, giảm 17,3%; Ôx-trây-li-a 114,2 nghìn lượt người, giảm
7,8%.
KẾT QUẢ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, PHÒNG NGỪA TÁI LẠM
PHÁT CAO
Kết quả đầu tư phát triển
Việc huy động vốn cho đầu tư phát triển gặp khó khăn do tác động của suy
thoái kinh tế thế giới, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp thực hiện các biện
pháp bảo toàn vốn hoặc phải tập trung nguồn lực tài chính để duy trì quy mô và
huy động năng lực sản xuất hiện có. Tuy nhiên do các cấp, các ngành tập trung
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong huy động và sử dụng vốn đầu tư; tích cực
triển khai các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng nên hoạt động đầu tư cho

sản xuất kinh doanh tiếp tục được mở rộng.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế
ước tính đạt 322,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 141,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng số và
tăng 33,4%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 110,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,1% và
tăng 37,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 71 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và
giảm 18,4%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà
9

×