Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nu cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.83 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN KHOÁI CHÂU PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC. Số: 83/GD&ĐT-CĐGD. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Khoái Châu, ngày 12 tháng 3 năm 2015. KẾ HOẠCH Tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, giai đoạn 2010-2015. Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động năm 1989 đã được Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu, chỉ đạo và cụ thể hóa thành phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Hai mươi sáu năm qua, phong trào đã được triển khai sâu rộng, hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong ngành Giáo dục. Căn cứ Kế hoạch số 96/KH-BGDĐ-CĐGDVN ngày 26/02/2015 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Kế hoạch số 21/KH-SGDĐT-CĐN ngày 04/3/2015 của Ban Thường vụ Công đoàn ngành về việc Tổng kết 5 năm phong trào thi đua ‘Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, giai đoạn 2010-2015; nhằm tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ ngành Giáo dục trong các lĩnh vực công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng gia đình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Công đoàn Giáo dục xây dựng kế hoạch tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, giai đoạn 2010-2015 cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, giai đoạn 2010-2015 gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nữ CBGVNV; đánh giá công tác tổ chức của Công đoàn đối với phong trào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để tổ chức, triển khai trong giai đoạn tiếp theo. 2. Xác định mục tiêu, nội dung, giải pháp đẩy mạnh phong trào giai đoạn 20152020 nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác vận động nữ CBGVNV và hoạt động nữ công của Công đoàn Giáo dục các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới ngành Giáo dục. góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ XI và nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay. 3. Tổ chức tổng kết đảm bảo khoa học, thiết thực, hiệu quả và phù hợp, đồng thời tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong 5 năm thực hiện phong trào. II. NỘI DUNG TỔNG KẾT: Phần A: Đánh giá công tác chỉ đạo, triển khai, kết quả thực hiện phong trào: 1. Công tác chỉ đạo, triển khai phong trào:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, tổ chức thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, lồng ghép với việc thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, kế hoạch Bình đẳng giới, xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam theo 4 phẩm chất; “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” và xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, đáp ứng yêu cầu mới. - Đánh giá về sự linh hoạt, đa dạng của các hình thức tuyên truyền, tổ chức vận động nữ CBGVNV. 2. Kết quả thực hiện phong trào: Bám sát 5 nội dung của Hướng dẫn số 530/CĐGD ngày 07/10/2010 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ CBGVNV giai đoạn 2010-2015 để tống kết, kiểm điểm, đánh giá theo từng nội dung chỉ đạo, có số liệu minh họa về kết quả đạt được, so sánh với thời điểm cuối năm 2009-2010, đồng thời giới thiệu được những tập thể, cá nhân làm tốt, điển hình tiên tiến, gương nữ CBGVNV tiêu biểu. Cụ thể là: 2.1. Kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua trong giảng dạy, công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với nỡ CBGVNV. 2.2. Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học… đáp ứng yêu cầu mới; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kết quả nổi bật trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; huy động học sinh ra lớp, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém; đổi mới trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội…. 2.3. Tham gia công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, công tác đoàn thể, công tác xã hội hóa giáo dục, các cuộc vận động và phong trào thi đua, xây dựng nhà trường, đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa. 2.4. Tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan, học giỏi; việc thực hiện Pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình; xây dựng tiêu chí gia đình nghèo theo tiêu chí thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới theo 4 phẩm chất đạo đức: “Tự tin – Tự trọng –Trung hậu – Đảm đang”; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS. 2.5. Tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. 3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm: 3.1. Đánh giá chung. 3.2. Hạn chế, nguyên nhân. 3.3. Bài học kinh nghiệm. 4. Kiến nghị, đề xuất: 4.1. Đối với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. 4.2. Đối với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo. 4.3. Đối với Công đoàn Giáo dục Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần B. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phong trào giai đoạn 2015-2020. Tình hình chung của đất nước, của ngành Giáo dục, đơn vị và của Công đoàn có tác động đến CBGVNV trong việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Căn cứ đặc điểm, tình hình, bài học kinh nghiệm qua việc tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” để xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phong trào giai đoạn 2015-2020, tập trung vào các nội dung sau: 1. Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. 2. Công tác chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CBGVNV. 3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, xây dựng các tiêu chí “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” phù hợp với yêu cầu thực tiễn của giai đoạn đổi mới giáo dục, đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập Quốc tế; chú trọng các giải pháp nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và ảnh hưởng của phong trào tới quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 4. Xây dựng gia đình CBGVNV theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. 5. Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, Ban Nữ công công đoàn Giáo dục các cấp. Căn cứ tình hình thực tiễn và xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, cơ quan, đơn vị xác định rõ một số giải pháp thực hiện như: Xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu thi đua gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và đơn vị; tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai với nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp; lồng ghép với các phong trào, các cuộc vận động; kiện toàn ban nữ công, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ nữ công; đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cho phù hợp. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị tổ chức tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cho phù hợp, hoàn thành trước ngày 10/5/2015. 2. Công đoàn Giáo dục Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết vào Quý III năm 2015; Ban Thường vụ Công đoàn ngành xét, đề nghị CĐGD Việt Nam khen thưởng, tặng Cờ thi đua, Bằng khen và Giấy chứng nhận “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2010-2015 cho tập thể và cá nhân, đề nghị các đơn vị đăng ký gửi kèm báo cáo tổng kết phong trào và hồ sơ khen thưởng. Lưu ý: Việc bình xét và đề nghị cấp Giấy chứng nhận “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, giai đoạn 2010-2015 của mỗi cơ quan, đơn vị không quá 0,15% tổng số nữ CBGVNV. Hồ sơ gửi về Công đoàn Giáo dục gồm: + Báo cáo tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, giai đoạn 2010-2015, có biểu thống kê số liệu (theo mẫu đính kèm)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + 01 Báo cáo tham luận điển hình về công tác chỉ đạo, tổ chức và thực hiện phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” (của tập thể hoặc cá nhân). + Hồ sơ đề nghị khen thưởng của tập thể hoặc cá nhân (theo quy định). Nhận được công văn này, các Công đoàn cơ sở căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức tổng kết đảm bảo hiệu quả; gửi báo cáo tổng kết, hồ sơ đề nghị khen thưởng của tập thể, cá nhân về Ban Thường vụ Công Đoàn Giáo dục trước ngày 20/5/2015. TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký). TM. BAN TV CÔNG ĐOÀN GD Chủ tịch (Đã ký). Lê Thị Lương. Nguyễn Phú Cường. Nơi nhận: - CĐ ngành GD tỉnh Hưng Yên; - LĐLĐ huyện; - Ban lãnh đạo PGD&ĐT; - Thường trực CĐGD; - Các CĐCS trực thuộc; - Lưu VT, CĐGD..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tham luận về phong trào thi đua Phụ nữ hai giỏi: "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà" Kính thưa Ban chấp hành công đoàn, kính thưa các quý vị đại biểu khách quý, thưa toàn thể Hội nghị! Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo và phương hướng của BCH công đoàn nhà trường năm học 2014-2015. Sau đây, xin thay mặt các nữ giáo viên, nữ lao động trẻ đang tích cực phấn đấu thi đua để Giỏi việc trường, đảm việc nhà bày tỏ một vài ý kiến về phong trào thi đua hai giỏi của nữ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường. "Giỏi việc trường - đảm việc nhà" là tên gọi cho phong trào thi đua 2 giỏi trong nữ cán bộ - giáo viên - công nhân viên ngành Giáo dục, được Bộ GD&ĐT CĐGD Việt Nam cụ thể hoá từ phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" do Tổng Liên đoàn Lao động Vịêt Nam phát động. Phong trào thi đua 2 giỏi là một trong những phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống của chị em, đã tạo điều kiện cho chị em phấn đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, dành thời gian để chăm sóc tốt mái ấm gia đình, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai. Cùng với phong trào thi đua chung của toàn ngành, nhiệm vụ và yêu cầu trọng tâm của phong trào "Giỏi việc trường" trong nữ cán bộ, giáo viên công nhân viên của trường TH Dạ Trạch là tổ chức các phong trào thi đua "Hai tốt" nhằm gây nhận thức giúp chị em phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ theo quan điểm và đường lối của Đảng. Hầu hết nữ cán bộ giáo viên công nhân viên của trường đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn dù ở bất kỳ lĩnh vực công tác nào. Cùng với việc thực hiện phong trào "Giỏi việc trường", phong trào "đảm việc nhà" đã thực hiện sâu rộng trong nữ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Với tấm lòng chịu thương, chịu khó, chị em trường TH Dạ Trạch đã làm tốt công việc của mình, lo tròn bổn phận của người vợ hiền, người dâu thảo, người mẹ đảm đang nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hoà thuận, êm ấm, đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn cũng đã chỉ ra những đóng góp đáng ghi nhận của nữ cán bộ công nhân viên nhà trường trong suốt 5 năm học vừa qua, trong đó có rất nhiều chị em đạt được thành tích xuất sắc trở thành các cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua và được các cấp khen thưởng như đ/c Đỗ Hồng Hà, đ/c An Thị Thắng, đ/c Nguyễn thị Hướng, đ/c Nguyễn Thị Hảo, đ/c Nguyễn Thị Quế, đ/c Lê Thị Ngọc, đ/c Lê Thị Vinh, đ/c Nguyễn Thị Hương,… Bản thân tôi là một trong số 23 nữ cán bộ giáo viên của trường cũng đã nỗ lực không ngừng để noi theo tấm gương của các đồng chí nêu trên, đóng góp sức mình trong công việc chung đồng thời hoàn thành tốt các công việc gia đình. Tuy nhiên, cá nhân tôi thiết nghĩ, các cô, các chị có được sự suy tôn như ngày hôm nay chắc hẳn đã phải trải qua biết bao khó khăn trong cuộc sống bởi đối với phụ nữ, càng bước vào thời kì đổi mới, càng nhiều cơ hội khẳng định vị trí càng có không kém những áp lực. Không ai dám khẳng định giỏi việc trường mà không có chút.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ảnh hưởng đối với việc chăm sóc gia đình. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều đóng góp nhưng qua một thời gian nỗ lực cũng có lúc tôi cảm thấy rất khó xử trong việc dung hòa giữa việc trường và việc nhà, thậm chí có những lúc không thể dung hòa được. Đặc biệt, làm hết sức mình mà không đòi hỏi quyền lợi, chỉ mong được cống hiến thì đôi khi lại có mâu thuẫn với quỹ thời gian dành cho gia đình, đặc biệt là với những chị em có con nhỏ như nhiều giáo viên trẻ trường ta. Vậy phải suy nghĩ thế nào? NhiÒu chÞ em vÉn nãi rằng thời bây giờ phụ nữ vất vả hơn thời xưa vì vừa làm việc xã hội vừa phải đảm nhiệm chức năng như các bà, các mẹ ngày xưa. Thật ra để dung hòa được việc trường và việc nhà đã khó, làm tốt cả hai việc lại còn khó khăn hơn. Tôi không dám đưa ra cách này hay cách kia để nói mạnh rằng làm thế này hay thế nọ sẽ đạt kết quả cao trong phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" bởi chính bản thân tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ biết cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, không dám kêu ca phàn nàn bởi thiết nghĩ điều quan trọng hơn hết với chúng ta, đặc biệt với những giáo viên trẻ là ý thức đối với công việc của chính mình và tôi cũng cảm thấy những gì mình cố gắng, mặc dù không nói với ai nhưng hình như các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo cũng hiểu nên đã cảm thông và chia sẻ rất nhiều. Đó cũng là nguồn động lực lớn trong công việc . Nhiều chị em trường ta còn nặng về chăm lo gia đình mà nhiều khi qua loa trong công việc vì nghĩ rằng mình không làm đã có người khác làm hoặc chỉ cần như thế là đủ, là phụ nữ, lại không cần thăng quan tiến chức làm nhiều chỉ thêm mệt. Tôi cũng đã từng có suy nghĩ như vậy, nhưng rồi khi lên lớp, đứng trên bục giảng thấy học sinh hình như kì vọng vào mình rất nhiều và hình như, nếu mình khẳng định mình trong công việc thì thuyết phục học sinh dễ hơn, nói học sinh nghe hơn và vì thế mình đỡ mệt mỏi hơn khi về nhà. Hơn nữa, nhìn tấm gương các cô đi trước, vừa là giáo viên dạy giỏi, vừa có con cái thành đạt, giỏi giang, tôi cảm thấy ao ước vô cùng. Dường như đó là cái đích mà phụ nữ ngày nay cần có, hạnh phúc thật giản đơn nhưng là quá trình phấn đấu cả đời và cố gắng không mệt mỏi của các cô. Và nếu mình cố gắng có lẽ mình cũng sẽ được hưởng cái hạnh phúc đáng mong đợi ấy. Có thể nói trong các năm qua, Ban nữ công dưới sự lãnh đạo của Ban thường vụ Công đoàn trường Tiểu học Dạ Trạch đã đề ra nhiều chương trình hoạt động và tổ chức chị em thực hiện nhiều phong trào thi đua đúng hướng và lành mạnh. Qua đó, thu hút nữ CBGVNV lao động đem hết nhiệt tình, trí tuệ, góp phần phát triển nền giáo dục của xã nhà nói riêng và nền GD của đất nước nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục, liên tục góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao; đời sống của CBGVNV được ổn định và từng bước được cải thiện, nhiều cá nhân nữ có thành tích nổi bật về các mặt đã được phát triển Đảng, được đề bạt. Để trở thành một phụ nữ "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc bản thân cố gắng, nỗ lực, chúng tôi rất cần có sự quan tâm của lãnh đạo trường và công đoàn nhà trường nhiều hơn nữa trong việc tạo điều kiện cũng như cơ hội để chúng tôi có thể đóng góp sức lực nhỏ bé của mình vào phong trào chung và cũng để khẳng định chúng tôi là lực lượng chiếm số đông nhưng là lực lượng vừa đông vế số vừa mạnh về chất. Công đoàn nhà trường cần đổi mới nhiều hơn nữa nội dung và hình thức hoạt động của phong trào.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cho phù hợp với tâm lý và năng lực của nữ nhà giáo và lao động trong nhà trường; gắn kết phong trào với các cuộc vận động lớn trong ngành, đặc biệt là cuộc vận động " Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và tự sáng tạo" và phong trào thi đua " dạy tốt- học tốt". Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về xây dựng gia đình văn hóa cũng cần sự sáng tạo và đa dạng hóa nhiều hơn nữa,… để chị em cảm thấy đến trường vừa để công tác hết mình vừa để cảm thấy vui vẻ hơn, hăng hái hơn. Phát huy vai trò, vị trí của công tác nữ trong các trường học đồng thời thường xuyên tổ chức, sơ kết, tổng kết phong trào để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến mà cũng để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục nghiên cứu và chỉ đạo phong trào ngày càng có hiệu quả hơn. Trên đây là một vài ý kiên đóng góp của cá nhân tôi đối với phong trào thi đua "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà". Xin trân trọng cảm ơn Hội nghị đã chú ý lắng nghe. Cuối cùng xin kính chúc các đồng chí tham dự Hội nghị sức khỏe và thành đạt, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn! Dạ Trạch, ngày 15 tháng 5 năm 2015. Người viết. Quách Thị Nhiên..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kính thưa quý vị đại biểu khách quý, kính thưa toàn thể Hội nghị!Trước hết, xin thay mặt nữ công nhân viên chức Bưu Điện TP.HCM rất vui mừng khi đến dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua 2 giỏi của Ngành và kính gởi lời chúc sức khoẻ đến toàn thể Hội nghị.Kính thưa Hội nghị,Với lực lượng nữ chiếm tỷ lệ 43% tổng số CBCNVC đơn vị, một lực lượng lao động quan trọng, được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chị em đã có mặt ở các khâu, các bộ phận sản xuất, khai thác, quản lý, điều hành. Phần lớn chị em là lao động trẻ, khỏe có trình độ văn hóa, kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên môn. Trong lao động sản xuất, chị em không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp của người phụ nữ là sự chăm chỉ, chịu khó, có ý thức tổ chức kỷ luật. Các chị thể hiện vai trò cán bộ quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự tin, quyết đoán trong công việc; Cùng với tập thể lãnh đạo đề ra những chủ trương, biện pháp để chỉ đạo, điều hành quản lý đạt hiệu quả cao. Trong 5 năm, nhiều chị nhận được bằng khen của Bộ, Tổng Công ty, UBNDTP và LĐLĐTP. Thông qua các chính sách và sự phấn đấu cao trong học tập nên trong 5 năm qua trình độ chị em ngày một nâng cao. Năm 2000 có 2.701 lượt chị được đào tạo trên các lĩnh vực chỉ chiếm tỉ lệ 28% trên tổng số CNVC được đào tạo thì đến năm 2004 có 4.032 lượt chị được đào tạo trên tổng số CNVC được đào tạo chiếm tỉ lệ 41%; nhiều chị sau giờ làm việc tranh thủ học thêm văn hóa, ngoại ngữ, chính trị v.v… Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua hai giỏi vừa qua, chị Nguyễn thị Hương kế toán trưởng Bưu Điện Củ Chi, tuy có tuổi lại bận bịu gia đình song chị đã không ngại đường xa, mưa gió với những chặng đường khuya vắng vẻ từ Củ Chi về Sài gòn (trên 40 km) để theo học tại chức Đại học kinh tế, qua 4 năm nhẫn nại chuyên cần chị đã tốt nghiệp Đại học kinh tế đồng thời tốt nghiệp cả lớp cao cấp chính trị…Từ những phong trào học tập và rèn luyện, trong các năm qua các chị đã đóng góp trên 1.500 công trình, đề tài ,sáng kiến từ cấp cơ sở đến cấp Bưu Điện được áp dụng có hiệu quả góp phần tăng năng suất lao động. Hưởng ứng thi đua của chuyên môn, Công đoàn phát động, Ban nữ công dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ còn phát động những đợt thi đua liên tục như những đợt sóng hoạt động mà đỉnh cao là thi đua nước rút 90 ngày đêm nhằm hoàn.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> thành nhiệm vụ kế hoạch hàng năm. Đã tổ chức các hội thảo, hội thi, chuyên đề đạt kết quả tốt như: hội thảo “Nâng cao chất lượng nghiệp vụ và thái độ phục vụ”, thảo luận chuyên đề “Nữ trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập”, hội thảo chuyên đề “chăm sóc khách hàng”, v..v…nhân các ngày lễ Kỷ niệm 8/3 và 20/10 tổ chức các nội dung hình thức phong phú như hội thi nấu ăn, làm bánh, thời trang v..v…cuốn hút nam giới cũng tham gia sôi nổi. Ban nữ công chủ động thực hiện được gần 200 đợt chuyên đề về giới, về kiến thức gia đình, về nâng cao sức khỏe phụ nữ, đặc biệt từ lúc Chính phủ chọn ngày 28/6 là “Ngày gia đình Việt Nam”, Ban nữ công đã chủ động tuyên truyền những chuẩn mực của gia đình Việt Nam, kết hợp tổ chức họp mặt giao lưu với các gia đình cha mẹ cùng làm trong Ngành Bưu điện có con học giỏi liên tục nhiều năm….qua các buổi tọa đàm, hội thảo nầy cho thấy nhiều chị em với sự tận tụy, chịu khó đã phấn đấu cao trong học tập, trong chuyên môn, bên cạnh việc nhà các chị cũng thể hiện được đức tính cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong việc thủy chung và nuôi dạy con cái, điển hình cũng trong Hội nghị tổng kết 2 giỏi vừa qua có chị Trần thị Thu Hương đang là tạp vụ Công ty Điện thoại Đông TP, mặc dù mới học hết lớp 7, nhưng với suy nghỉ “Cố gắng làm việc để lo cho con cái học hành và mong đời con đỡ khổ hơn mình”, với mức lương tạp vụ, chị đã khéo léo nuôi dạy con và mẹ già, trong năm 2004 vừa qua con trai của chị đã đạt huy chương bạc kỳ thi Olympic Vật lý các Tỉnh phía Nam và cháu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi liên tục 11 năm học. Chị em tích cực hưởng ứng các hội thi do Tổng Liên đoàn và Ngành phát động. Có hai chị đạt giải nhất và giải ba toàn quốc hội thi “Tìm hiểu truyền thống giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam” nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; đạt giải ba toàn quốc hội thi “Tìm hiểu đường lối đổi mới và thành tựu đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”…. Qua việc kiểm tra hàng năm, 100% các đơn vị trực thuộc Bưu điện TPHCM đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ như: khám sức khỏe định kỳ, chế độ bảo hiểm y tế, BHXH, chế độ thai sản v.v…đặc biệt là Bưu điện TPHCM đã thực hiện tốt qui định Liên tịch 465/CT về việc nữ CB – CNVC khi sinh con đúng kế hoạch. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được các chị em tham gia sôi nỗi. Hàng năm Bưu Điện TP và các đơn vị trực thuộc tổ chức trên 50 cuộc Hội diễn văn nghệ với trên 500 nữ tham gia, các chị đã õ góp phần cho Đội văn nghệ Bưu Điện TP đạt Huy chương vàng, bạc và nhiều Giấy khen của Liên đoàn lao động TP. Thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với tấm lòng nhân ái của người phụ nữ, chị em đã hưởng ứng và luôn là nòng cốt của phong trào. Trong 5 năm qua, đã cùng đóng góp trên 10 tỉ đồng để thực hiện các chính sách xã hội như đã xây tặng 69 căn nhà tình nghĩa, 143 căn nhà tình thương, phụng dưỡng 42 Bà Mẹ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Việt Nam Anh Hùng. Ngoài ra, Ban nữ công các cấp còn tổ chức các đoàn đi thăm tặng quà bộ đội, giúp các gia đình hưu trí và CB-CNVC đương chức gặp khó khăn, thăm và tặng quà cho các trẻ em khuyết tật, người già neo đơn..Với những việc làm nầy đã thể hiện tấm lòng nhân ái và những tình cảm sâu sắc của chị em đối với xã hội, gia đình chính sách, góp phần tô thắm truyền thắm nghĩa tình của ngành Bưu Điện. Kính. thưa. Hội. nghị. - Ban nữ công với sự lãnh đạo của Công đoàn đã đề ra được những chương trình công tác từ đầu năm, có sơ, tổng kết, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục nữ CNVC quán triệt đường lối, chủ trương pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển của Ngành, của Bưu điện TPHCM trong giai đoạn mới, tổ chức và tham gia được nhiều buổi Hội thảo chuyên đề từ đó tham gia nhiều giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ SXKD đồng thời thông qua các phong trào thi đua đã vận động nữ CNVC ra sức phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong các năm qua, từ đó đã thu hút được chị em tham gia đông đảo và tích cực. - Thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Ban nữ công đã phát động trong nữ CNVC phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc” và phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đã chủ động tổ chức nhiều Hội thảo, tọa đàm chuyên đề về giới về gia đình, tổ chức Ngày Hội dành cho các gia đình cha mẹ cùng làm trong Ngành có con là học sinh giỏi trên 10 năm.., từ đó đã giúp cho chị em nâng cao vai trò, thiên chức của mình trong việc chăm lo cho gia đình và tạo sự gắn bó trong gia đình truyền thống người Việt Nam. Hàng năm, có đúc kết và khen thưởng kịp thời, qua 5 năm đã có hàng ngàn chị đạt danh hiệu 2 giỏi các cấp, nhiều cháu là con nữ CBCNV đỗ vào Đại học và nhiều cháu là học sinh giỏi nhiều năm . Có thể nói trong các năm qua, Ban nữ công dưới sự lãnh đạo của Ban thường vụ Công đoàn Bưu điện TPHCM đã đề ra nhiều chương trình hoạt động và tổ chức chị em thực hiện nhiều phong trào thi đua đúng hướng và lành mạnh. Qua đó, thu hút nữ CNVC lao động đem hết nhiệt tình, trí tuệ, góp phần tiến trình phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ,liên tục góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, việc làm và đời sống người nữ lao động được ổn định và từng bước được cải thiện, nhiều cá nhân nữ có thành tích nổi bật về các mặt đã được phát triển Đảng, được đề bạt, được Nhà nước, Ngành khen thưởng, góp phần đưa phong trào Công nhân viên chức và hoạt động Công đoàn Bưu Điện TP Hồ Chí Minh 5 năm liền đạt cờ thi đua Tổng Liên đoàn lao Động Việt Nam. Đạt được những kết quả trên, ngoài sự chăm lo của tổ chức Đảng, Chuyên môn, và sự chỉ đạo của BCH Công đoàn các cấp hoạt động nữ công gắn liền với hoạt động tổ Công đoàn trong việc quản lý đoàn viên, phân công đoàn viên,thành lập.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> các tổ nữ công theo qui định, tổ nữ công hoạt động đi sâu về chế độ, chính sách về lao động nữ, hoạt động giới và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Qua Hội nghị nầy, trên tinh thần học hỏi cùng tiến bộ và vì sự phát triển bền vững của Bưu Điện TP Hồ Chí Minh trong cạnh tranh, hội nhập, chúng tôi xin hứa sẽ phát huy những kết quả đạt được, luôn không ngừng phấn đấu và đưa phong trào “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” đi vào chiều sâu và thiết thực hơn để góp phần xứng đáng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2005 và các năm kế tiếp. Xin chúc các đồng chí qúy vị đại biểu khách quý, lãnh đạo Ngành và tất cả các đồng chí đại biểu dự Hội nghị sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt! Xin cám ơn các đồng chí!. Đối với học sinh nổi bật, có tiến bộ: * Ghi điểm nổi bật về sự tiến bộ hoặc năng khiếu của học sinh trong học kì I ứng với môn học. Ví dụ: + Môn Tiếng Việt: - Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét. - Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/d…. - Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình. - Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát, diễn cảm ( đối với lớp 4,5 ) - Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ. - Đọc bài lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn. - Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần. - Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả. + Môn toán: - Có sáng tạo trong giải toán có lời văn và tính nhanh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -. -. - Thực hiện thành thạo các phép tính, có năng khiếu về tính nhanh. - Có năng khiếu về giải toán có yếu tố hình học. - Có tiến bộ hơn trong thực hiện phép tính chia. - Có tiến bộ hơn về đọc và viết số ( lớp 1 ) - Có tiến bộ nhiều trong thực hiện phép tính cộng, trừ. ( lớp 1,2 ) + Môn khoa học, Lịch sử và Địa lí: Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng cùng với bài kiểm tra để nhận xét. Ví dụ: - Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi. - Học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm. - Tích cực, chủ động tiếp thu bài học. - Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học. + Môn Đạo đức: Dựa vào mục tiểu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù hợp. - Biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - Ngoan ngoãn, yêu thương, chăm sóc ông bà. - Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học. - Biết áp dụng các nội dung bài học vào thực tiễn. - Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học. - Biết áp dụng các hành vi đạo đức vào thực tiễn. + Môn TNXH: Dựa vào mục tiểu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù hợp. - Hoàn thành nội dung các bài học ở HKI. - Biết giữ vệ sinh và phòng bệnh cho mình và người khác. + Môn Thủ công: - Biết gấp được các đồ vật, con vật theo mẫu. - Có năng khiếu về gấp giấy. - Rất khéo tay trong gấp giấy. + Môn Kĩ thuật: - Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học. - Vận dụng tốt các mũi thêu vào trong thực hành. - Biết vận dụng các mũi thêu làm được sản phẩm yêu thích. 2) Đối với học sinh còn hạn chế của môn học: * Giáo viên ghi những nội dung chưa hoàn thành của môn học cần được khắc phục. Cột điểm KTĐK: Ghi điểm KTĐK cuối HKI đối với những môn học đánh giá bằng điểm số. II. Các năng lực: Đánh dấu x vào ô Đạt hoặc Chưa đạt. Nếu đánh dấu x vào ô Đạt thì các năng lực Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề không có hạn chế. * Tự phục vụ, tự quản: Gợi ý Chấp hành nội qui lớp học, tự hoàn thành công việc được giao. Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ. Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn, mặc hợp vệ sinh. Bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà phù hợp. Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. * Giao tiếp, hợp tác: Gợi ý.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -. Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông. Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè. Biết chia sẻ với mọi người, ứng xử thân thiện. Trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi. * Tự học và giải quyết vấn đề: - Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp. - Biết phối hợp với bạn khi làm việc trong nhóm, lớp. - Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm. - Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô hoặc người khác. - Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống. - Biết tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên. III. Các phẩm chất: * Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: - Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn. - Chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; - Tích cực tham gia các hoạt động ở trường và ở địa phương. - Tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; * Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. - Nhận làm việc vừa sức mình. - Tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác. - Sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai. * Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc: - Không nói dối, không nói sai về người khác. - Tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa,nhường nhịn bạn. - Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập. - Không lấy những gì không phải của mình;biết bảo vệ của công. - Biết giúp đỡ, tôn trọng mọi người,quý trọng người lao động; * Yêu gia đình, bạn và những người khác: - Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em. - Kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn. - Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp. - Bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường. - Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương. Thành tích nổi bật/Những điều cần khắc phục, giúp đỡ: Ghi lại các thành tích nổi bật hoặc những điều lưu ý HS cần phải khắc phục về các mặt hoạt động giáo dục ở HKI. Đồng thời ghi rõ nhiệm vụ giáo dục của HS ở HKII. Ví dụ: - Có tiến bộ nhiều về kỹ năng đọc. Cần phát huy ở học kì II. - Cần phát âm và viết đúng chính tả những chữ có phụ âm r/d ở HK II. Khen thưởng: Ghi lại những thành tích mà học sinh đạt được ở HKI - Khen thưởng phong trào ghi: Đạt giải ....; phong trào gì .......; cấp .....;.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Khen thưởng về các môn học: - Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; + Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : - Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×