Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tuan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.73 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 4. Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2013 Học vần Tiết 29,30 : n, m. I/. Mục tiêu : - Đọc được: n, m, nơ, me từ ngữ và câu ứng dụng. - Viết được: n, m, nơ, me - Luyện núi từ 2-3 câu theo chủ đề :bố mẹ, ba má. II/. Chuẩn bị : Cái nơ, trái me. III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học bài gì ? I, a - Gọi học sinh phát âm lại : ba, lá, cà,và, bi, li, vi - Học sinh còn lại viết vào bảng con chữ i, a - Nhận xét ghi điểm. 3/. Bài mới : n, m Tiết 1 Hoạt động 1: dạy âm n - Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (cái nơ) - Chúng ta sẽ học kỹ tiếng nơ, gv ghi bảng : nơ - Trong tiếng nơ có âm gì đã học rồi ? (ơ), còn lại âm n là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ơ. - Khi viết âm n viết bằng chữ viết thường, GV ghi n viết thường xuống phía dưới bảng - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm n gọi HS đọc 100% - Muốn viết tiếng nơ viết như thế nào? (n trước ơ sau). - Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn. * HS lấy cài: - GV gọi HS cài âm n, tiếng nơ, HS đọc phân tích, đọc trơn. - Tìm tiếng có âm n ( no, nô, nơ) Hoạt động 2: Day âm m * GV giới thiệu “me” - Chúng ta sẽ học kỹ tiếng me, gv ghi bảng : me - Trong tiếng me có âm gì đã học rồi ? ( e), còn lại âm m là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm e. - Khi viết âm m GV viết chữ viết thường, GV ghi chữ m viết thường xuống dưới bảng - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.GVgọi HS viết bảng âm m gọi HS đọc 100% - Muốn viết tiếng me viết như thế nào? (m trước e sau m). - Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn. * HS lấy cài:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV gọi HS cài âm m, tiếng me, HS đọc phân tích, đọc trơn. - Tìm tiếng có âm m ( me, mo, mô, mơ…) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con * Muốn viết âm n viết như thế nào ? - GV viết mẫu n HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm n, gọi HS đọc. - Gọi HS tìm tiếng có âm n viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng. - Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. * Muốn viết âm m viết như thế nào ? - GV viết mẫu m HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm m, gọi HS đọc. - Gọi HS tìm tiếng có âm m viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng. - HS đọc những tiếng vừa tìm( no, nô, nơ; mo, mô, mơ). GV ghi từ mới. GV giảng từ. - GV gọi HS đọc lại bài. Tiết 2 Hoạt động 4: Giới thiệu bài * GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ? - Dê đang làm gì ? - Hôm nay chúng ta học : dê bê có cỏ, dê bê no nê. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (no, nê) - Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên. Hoạt động 5: Đọc SGK - Gọi HS mở SGK trang 29 - Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu) - GV nhận xét. Hoạt động 6: Luyện nói * GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “bố mẹ”, “ba má”. - Tranh vẽ gì? - Em bé đang làm gì?(đang tập nói “bố mẹ”, “ba má”.) - Bố mẹ là người như thế nào đối với các em?. Hoạt động 7: Hướng dẫn HS viết bảng con - GV đọc : n, n HS viết, gọi HS đọc lại. - GV đọc tiếng : nơ - GV đọc lại n-ơ-nơ, HS viết theo GV, GV đọc lại nơ, HS viết xong đọc nhẩm - Gọi HS đọc lại. - GV đọc tiếng : me.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV đọc lại m-e-me, HS viết theo GV, GV đọc lại me, HS viết xong đọc nhẩm - Gọi HS đọc lại. * GV nhận xét. Hoạt động 8: Hướng dẫn HS viết vở tập viết - GV yêu cầu HS lấy vở tập viết,hỏi nội dung bài viết hôm nay là gì? (n, m, nơ, me) - GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định (HS, khá giỏi viết hết bài) - Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. - GV đến từng bàn theo dõi kiễm tra HS - Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng. - GV hướng dẫn HS viết mẩu âm n, HS viết theo GV (một chữ mẫu) - GV hướng dẫn HS viết mẩu âm m, HS viết theo GV (một chữ mẫu) - Về nhà viết 1 dòng âm n, 1 dòng âm m, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : d, đ Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Thứ ba, ngày 10 tháng 09 năm 3 Toán Tiết 9 : BẰNG NHAU , DẤU = I/. Mục tiêu : - Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nĩ ( 3 = 3, 4 = 4) - Biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số. Làm bi tập 1,2,3 - Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. II/. Chuẩn bị : Bộ thực hành dạy toán. III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Luyện tập - Gọi học sinh lên bảng đọc và viết lại các số dấu > , dấu < và viết : 5 > 2; 1<3 - Học sinh còn lại viết vào bảng con - Nhận xét 3/. Bài mới : Bằng nhau, dấu = Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm bằng nhau Mục tiêu : Học sinh nhận biết quan hệ bằng nhau - Gắn tranh hỏi học sinh :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Có mấy con hươu cao cổ? + Có mấy bó cỏ ? + Nếu 1 con hươu ăn 1 bó cỏ thì số hươu và số cỏ thế nào ? + Có mấy chấm m tròn xanh ? + Có mấy chấm tròn trắng ? + Cứ 1 chấm tròn xanh lại có (duy nhất) 1 chấm tròn trắng (và ngược lại) nên số chấm tròn xanh bằng số chấm tròn trắng. Ta có : 3 = 3 - Giới thiệu cách viết 3 = 3 + Với tranh 4 ly và 4 thìa. Giáo viên cũng lần lượt tiến hành như trên để giới thiệu với học sinh 4 = 4 Hoạt động 2 : Học sinh tập viết dấu = Mục tiêu : Học sinh nhận biết dấu = . Viết được phép tính có dấu = - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con dấu = và phép tính 3= 3 , 4= 4. - Giáo viên đi xem xét uốn nắn những em còn chậm, yếu kém - Giáo viên gắn trên bìa cài 3= 3 , 4= 4 . - Cho học sinh nhận xét 2 số đứng 2 bên dấu = - Vậy 2 số giống nhau so với nhau thì thế nào ? Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập Bài 1 : Viết dấu = Bài 2 : Viết phép tính phù hợp với hình. - Cho học sinh làm miệng - Giáo viên giới thiệu hướng dẫn thêm rồi cho làm vào vở Bài tập Bài 3 : Điền dấu < , > , = vào chỗ chấm - Giáo viên hướng dẫn mẫu - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm và chữa bài Bài 4 : Viết theo mẫu - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : Luyện tập Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Học vần Tiết 31, 32 : d, đ I/. Mục tiêu : - Đọc được: d, đ, dê, đò; từ ngữ và câu ứng dụng: - Viết được: d, đ, dê, đò..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : dế, cá thỏ, bi ve, lá đa. II/. Chuẩn bị : Tranh con dê III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học bài gì ? n,m - Gọi học sinh phát âm lại : no, nô, nơ; mo, mô, mơ - Học sinh còn lại viết vào bảng con chữ n , m - Nhận xét ghi điểm. 3/. Bài mới : d, đ Hoạt động 1: Dạy âm d - Gv giới thiệu dê hỏi đây là con gì? (dê) - Chúng ta sẽ học kỹ tiếng dê, gv ghi bảng : dê - Trong tiếng dê có âm gì đã học rồi ?( ê ), còn lại âm d là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ê. - Khi viết âm d viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ d viết thường xuống dưới bảng. - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm d gọi HS đọc 100% - Muốn viết tiếng dê viết như thế nào? (d trước ê sau). - Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn. * HS lấy cài: - GV gọi HS cài âm d ,tiếng dê, HS đọc phân tích, đọc trơn. - Tìm tiếng có âm d ( dê, da, de, do…) Hoạt động 2: Dạy âm đ * GV giới thiệu - Chúng ta sẽ học kỹ tiếng đò, gv ghi bảng : đò - Trong tiếng đò có âm và dấu gì đã học rồi ?( o, dấu huyền), còn lại âm đ là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm o dấu huyền. - Khi viết âm đ, viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ đ viết thường xuống dưới bảng - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm đ gọi HS đọc 100% - Muốn viết tiếng đò viết như thế nào? (đ trước o sau dấu huyền trên o). - Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn. * HS lấy cài: - GV gọi HS cài âm đ ,tiếng đò, HS đọc phân tích, đọc trơn. - Tìm tiếng có âm đ (đò, đa, đe, đo…) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con * Muốn viết âm d viết như thế nào ? - GV viết mẫu d HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm d, gọi HS đọc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gọi HS tìm tiếng có âm d viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng. - Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. * Muốn viết âm đ viết như thế nào ? - GV viết mẫu đ HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm đ, gọi HS đọc. - HS tìm tiếng có âm đ, viết bảng con, HS đọc GV ghi những tiếng có nghĩa lên bảng. - Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm(da, de, do; đa, đe, đo). GV ghi từ mới, giảng từ - GV gọi HS đọc lại bài. Tiết 2 Hoạt động 4: Giới thiệu bài * GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ? - Dì na đang làm gì ? Bé và mẹ đang làm gì? - Hôm nay chúng ta học : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? - Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên. Hoạt động 5: Đọc SGK - Gọi HS mở SGK trang 31 - Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu) - GV nhận xét. Hoạt động 6: Luyện nói * GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói : dế, cá thỏ, bi ve, lá đa. - Trong tranh em thấy gì? HS trả lời - Tại sao trẻ em lại thích những vật và con vãt này ? - Dề thường sống ở đâu ? Hoạt động 7: Hướng dẫn HS viết bảng con - GV đọc : d, đ HS viết, gọi HS đọc lại. - GV đọc tiếng : dê - GV đọc lại d-ê-dê, HS viết theo GV, GV đọc lại dê, HS viết xong đọc nhẩm - Gọi HS đọc lại. - GV đọc tiếng : đò - GV đọc lại đ-o-đo-đò, HS viết theo GV, GV đọc lại cỏ, HS viết xong đọc nhẩm - Gọi HS đọc lại.GV nhận xét. Hoạt động 8: Hướng dẫn HS viết vở tập viết - GV yêu cầu HS lấy vở tập viết,hỏi nội dung bài viết hôm nay là gì?(d, đ, dê, đò).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó hướng dẫn HS viết từng hàng đến hết bài, GV đến từng bàn theo dõi kiểm tra HS - Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng . - GV Hướng dẫn HS viết mẩu âm d, HS viết theo GV (một chữ mẫu) - GV hướng dẫn HS viết mẩu âm d, HS viết theo GV (một chữ mẫu) - Về nhà viết 1 dòng âm d, 1 dòng âm đ, bỏ một dòng kẽ viết 1chữ Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : t, th Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Thứ tư, ngày 11 tháng 09 năm 2013 Toán Tiết 10 : LUYỆN TẬP I/. Mục tiêu : - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, < ,>. So sánh các số trong phạm vi 5. Làm bài tập 1,2,3 - Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. II/. Chuẩn bị : Bộ thực hành dạy toán. III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Bằng nhau, dấu = - Gọi học sinh lên bảng đọc và viết lại các dấu = ; 3= 3 , 4= 4 - Học sinh còn lại viết vào bảng con dấu = ; 3= 3 , 4= 4 - Nhận xét 3/. Bài mới : Luyện tập Hoạt động 1 : Củng cố về khái niệm = Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài học - GV hỏi lại học sinh về khái niệm lớn hơn, bé hơn, bằng để giới thiệu đầu bài học - Giáo viên ghi bảng Hoạt động 2 : Thực hành Mục tiêu : Củng cố khái niệm bằng nhau, so sánh các số trong phạm vi 5 . - Giáo viên cho học sinh mở số giáo khoa , vở Bài tập toán Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm - Giáo viên hướng dẫn làm bài - Cho học sinh làm vào vở Bài tập toán - Giáo viên nhận xét, quan sát học sinh Bài 2 : Viết phép tính phù hợp với tranh vẽ - Giáo viên hướng dẫn mẫu.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cho học sinh làm bài - Cho học sinh nhận xét các phép tính của bài tập - Giáo viên nhận xét bổ sung Bài 3 : Không làm Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : Luyện tập chung Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Học vần Tiết 33, 34 : t, th I/. Mục tiêu : - Đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng. - Viết được : t, th, tổ, thỏ - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ II/. Chuẩn bị : Tranh con thỏ, tổ chim. III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học bài gì ? d, đ - Gọi học sinh phát âm lại : da, de, do; đa, đe, đo - Học sinh còn lại viết vào bảng con chữ d, đ - Nhận xét ghi điểm. 3/. Bài mới : t, th Hoạt động 1: Dạy âm t - Gv giới thiệu tranh vẽ ai ? (tổ) - Chúng ta sẽ học kỹ tiếng tổ, gv ghi bảng : tổ - Trong tiếng tổ có âm gì, dấu gì đã học rồi ? (ô, dấu huyền), còn lại âm t là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, cô xóa âm ổ. - Khi viết âm t viết bằng chữ viết thường, GV ghi t viết thường xuống phía dưới bảng. - Cô đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. - GVgọi HS viết bảng âm t gọi HS đọc 100% - Muốn viết tiếng tổ viết như thế nào? (t trước ô sau, dấu hỏi trên ô). - Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn. * HS lấy cài: GV gọi HS cài âm t ,tiếng tổ, HS đọc phân tích, đọc trơn. Tìm tiếng có âm t ( to, tơ, ta…) Hoạt động 2: Dạy âm th * GV giới thiệu con thỏ - Chúng ta sẽ học kỹ tiếng thỏ, gv ghi bảng : thỏ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Trong tiếng thỏ có âm và dấu gì đã học rồi ?( o dấu hỏi), còn lại âm th là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, cô xóa âm o dấu hỏi. - Khi viết âm th, viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ th viết thường phía dưới bảng - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. - GVgọi HS viết bảng âm ơ gọi HS đọc 100% - Muốn viết tiếng thỏ viết như thế nào? (th trước o sau dấu hỏi trên o). Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn. * HS lấy bảng cài: GV gọi HS cài âm th ,tiếng GV, HS đọc phân tích, đọc trơn. Tìm tiếng có âm th ( tho, thơ,tha…) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con * Muốn viết âm t viết như thế nào ? - GV viết mẫu t HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm t, gọi HS đọc. - Gọi HS tìm tiếng có âm t viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng. - Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. * Muốn viết âm th viết như thế nào ? - GV viết mẫu th HS viết theo cô, HS đọc phân tích, đọc trơn - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm th, gọi HS đọc. - Gọi HS tìm tiếng có âm th viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng. - Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. - GV ghi từ mới : gọi HS đọc, tìm tiếng chứa vần âm vừa hoc? GV giảng từ - GV gọi HS đọc lại bài. Tiết 2 Hoạt động 4: Giới thiệu bài * GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ? - Bố và bé đang làm gì ? - Hôm nay chúng ta học : bố thả cá mè, bé thả cá cờ. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? ( thả ) - Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên. Hoạt động 5: Đọc SGK - Gọi HS mở SGK trang 33 - Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu) - GV nhận xét. Hoạt động 6: Luyện nói - GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “ổ, tổ” - Trong tranh em thấy những gì?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Con gì có ổ ? - Con gì có tổ ? - Em có nên ổ, tổ của các con vật không ? Hoạt động 7: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV đọc : tổ, thỏ HS viết, gọi HS đọc lại. - GV đọc tiếng : tổ - GV đọc lại t-ô-tô-hỏi-tổ, HS viết theo GV, GV đọc lại, HS viết xong đọc nhẫm - Gọi HS đọc lại. - GV đọc tiếng : thỏ - GV đọc lại th-o-tho hỏi-thỏ, HS viết theo thỏ, GV đọc lại thỏ, viết xong đọc nhẩm - Gọi HS đọc lại. GV nhận xét. Hoạt động 8: Hướng dẫn HS viết vở tập viết - GV yêu cầu HS lấy vở tập viết,hỏi nội dung bài viết hôm nay là gì ?(t, th, tổ, thỏ) - GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó hướng dẫn HS viết từng hàng đến hết bài. GV đến từng bàn theo dõi kiểm tra HS - Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng . - GV hướng dẫn HS viết mẩu âm t, HS viết theo cô (một chữ mẫu) - GV hướng dẫn HS viết mẩu âm th, HS viết theo cô (một chữ mẫu) - Về nhà viết 1 dòng âm t, 1 dòng âm th, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ. Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : Ôn tập Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Thứ năm ngày 12 tháng 09 năm 2013 Toán Tiết 11 : LUYỆN TẬP CHUNG I/. Mục tiêu : - Biết sử dụng từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, <, > để so sánh các số trong phạm vi 5. Làm bài tập 1,2,3 - Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. II/. Chuẩn bị : Bộ thực hành dạy toán. III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Luyện tập - Gọi học sinh lên bảng đọc và viết lại các dấu <; > ; = ; 4 > 3 , 4= 4, 1 < 2 - Học sinh còn lại viết vào bảng con các dấu <; > ; = ; 4 > 3 , 4= 4, 1 < 2.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Nhận xét 3/. Bài mới : Luyện tập chung Hoạt động 1 : Củng cố khái niệm < ,> ,= Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài học - Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con các số bằng nhau, các số lớn hơn hoặc bé hơn ( Mỗi em viết 3 bài có đủ 3 dấu <, > , = đã học ) - Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh và giới thiệu ghi đầu bài Hoạt động 2 : Thực hành Mục tiêu : Củng cố các khái niệm “lớn hơn , bé hơn bằng nhau và so sánh các số trong phạm vi 5 . Bài 1 : Làm cho bằng nhau bằng hai cách vẽ thêm hoặc bỏ bớt a/ Vẽ thêm 1 hoa vào hình bên phải để số hoa 2 hình bằng nhau – Bài tập ở vở bài tập giống sách giáo khoa b/ Gạch bớt 1 con kiến ở nhóm hình bên trái để số kiến ở 2 nhóm bằng nhau c/ Học sinh tự làm bài trong vở Bài tập toán - Giáo viên cho sửa bài chung cho cả lớp Bài 2 : Nối  với số thích hợp - Giáo viên treo bảng phụ - Giáo viên hướng dẫn mẫu trên <2.  <3. 1. 2. <4. 3. Bài 3 : Nối  với số thích hợp - Giáo viên Hướng dẫn trên bảng lớp (Giống bài tập số 2 ) Hoạt động 3 : Trò chơi Mục tiêu : Rèn luyện sự nhanh nhạy và ủng cố kiến thức đã học --Giáo viên treo 3 bảng phụ có gắn các bài tập - Yêu cầu đại diện của 3 nhóm lên thi đua gắn số nhanh, đúng vào chỗ trống.Ai gắn nhanh gắn đúng, đẹp là thắng -Ví dụ : 3<… 2 > ... 3=… 5>… 4<… 5>… 4=… 2= … 1<… Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : Số 6 Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Học vần Tiết 35, 36 : Ôn tập.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> I/. Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể: - Đọc, viết một cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần i,a, n, m, d, đ, t, th - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. - Nghe, hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể "cò đi lò dò" II/. Chuẩn bị : Bảng ôn III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học bài gì ? t, th - Gọi học sinh phát âm lại : tổ, thỏ - Học sinh còn lại viết vào bảng con chữ t, th - Nhận xét ghi điểm. 3/. Bài mới : Ôn tập a/ Ôn các chữ và âm vừa học + Bảng trên : Ôn ghép chữ và âm thành tiếng + Bảng dưới : Ôn ghép tiếng và dấu thanh thành tiếng (6 thanh). (B2) + GV đọc âm, HS chỉ chữ. b/ Ghép chữ thành tiếng: + HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang (B1). + HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc thành tiếng (6 thanh). (B2). + GV chỉnh sửa phát âm cho HS. c/ Đọc từ ngữ ứng dụng: + Ghi bảng từ ứng dụng. Cho HS đọc từ ứng dụng + GV chỉnh sửa phát âm cho HS. d/ Tập viết từ ứng dụng: + HS viết bảng con : GV cò. + GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. Lưu ý vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết.. + HS viết vào vở : GV cò. Tiết 2 a/ Luyện đọc: * GV nhắc lại bài ôn ở tiết trước : + HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo : nhóm, bàn, cá nhân. + GV chỉnh sửa phát âm cho HS. * Đọc câu ứng dụng : + GV giới thiệu câu ứng dụng. + HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét của mình về cành cò bố, cò mẹ đang lao động miệt mài ở trong tranh minh họa. + GV giải thích thêm về đời sống các loài chim, đặc biệt là cò..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + HS đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá theo nhóm, bàn, cá nhân. + GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b/ Luyện viết: - Hướng dẫn HS tập viết các chữ còn lại trong vở tập viết - Giao việc. - GV kiểm tra và uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút,... giúp đỡ HS yếu - NX bài viết. c/ Kể chuyện: "cò đi lò dò" . Câu chuyện được lấy từ truyện “Anh nông dân và con cò” - Giới thiệu truyện (trực tiếp). GV kể mẫu = tranh. - Cho HS kể theo nhóm - Cho HS thi kể theo nhóm, HS nối nhau kể (mỗi HS kể một tranh) nhóm nào có cả 4 người kể đúng là nhóm chiến thắng. - GV theo dõi, cho HS nhận xét và sửa chữa. Tranh 1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng. Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà cửa. Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em. Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của anh. - Ý nghĩa câu chuyện : Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân. * HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh. - GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo - GV yêu cầu HS tìm chữ và tiếng vừa học. Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : u, ư Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Thứ sáu ngày 13 tháng 09 năm 2013 Toán Tiết 12 : Số 6 I/. Mục tiêu : - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6 - Đọc đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dy số từ 1 đến 6. Làm các bài tập1,2,3 - Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. II/. Chuẩn bị : Bộ thực hành dạy toán. III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Luyện tập chung - Gọi học sinh lên bảng đọc và viết lại các dấu <; > ; = ; 3 > 2 , 3= 3, 2 < 4 - Học sinh còn lại viết vào bảng con các dấu <; > ; = ; 3 > 2 , 3= 3, 2 < 4 - Nhận xét 3/. Bài mới : Số 6 Hoạt động 1 : Giới thiệu số 6 Mục tiêu : Học sinh có khái niệm ban đầu về số 6 - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh hỏi : * Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ? * 5 thêm 1 là mấy ? - Yêu cầu học sinh lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn - Cho học sinh nhìn tranh trong sách giáo khoa lặp lại - Các nhóm đều có số lượng là mấy ? - Giáo viên giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . Giáo viên viết lên bảng - Số 6 đứng liền sau số mấy ? - Cho học sinh đếm xuôi, ngược phạm vi 6 Hoạt động 2 : Viết số Mục tiêu : Học sinh nhận ra số 6, biết số 6 - Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp - Cho học sinh viết vào bảng con - Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu : vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực hành Bài 1 : Viết số 6 Bài 2 : Viết theo mẫu - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét. Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống - Cho học sinh quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài - Giáo viên hướng dẫn mẫu ,cho học sinh làm bài - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Bài 4 : Điền dấu >, <, = - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : Số 7 Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tập viết Tiết 3 : lễ, cọ, bờ, hổ … I/. Mục tiêu : - Học sinh nắm được và viết đúng kích thước, cỡ chữ, khoảng cách các con chữ: lễ, cọ, bờ, hổ … - Rèn luyện chữ viết cho học sinh đúng, đẹp, vở sạch sẽ. II/. Chuẩn bị : Chữ mẫu III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học tập viết bài gì ? e,b,bé - Chấm điểm 1 số tập học sinh - Học sinh viết vào bảng con e,b,bé - Nhận xét ghi điểm 3/. Bài mới : lễ, cọ, bờ, hổ Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV: Ghi đầu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn, quan sát, chữ viết mẫu trên bảng. * GV: Treo chữ mẫu trên bảng ? Những nét nào được viết với độ cao 2 li ? Những nét nào được viết với độ cao 5 li ? Em hẵy nêu cách viết chữ "lễ " ? Chữ " hổ " được viết như thế nào. ? Chữ " bờ " được viết như thế nào. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ. * GV:Viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết. - Chữ "lễ "gồm chữ "l" cao 5 li nối liền với chữ "ê" cao 2 li và dấu ngã trên ê - Chữ "cọ" gồm chữ "c" cao 2 li nối liền với chữ "o" cạo 2 li, dấu nặng dưới chữ "o" - GV nhận xét. - Chữ "bờ" gồm chữ "b" cao 5 li nối liền chữ "ơ"cao 2 li và dấu huyền trên chữ "ơ". - Chữ "hổ" gồm chữ "h" cao 5 li nối liền với chữ "ô" cao 2 li và đấu hỏi trên chữ "ô" - GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: Luyện viết: - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên thu vở, chấm một số bài. Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : mơ, do, ta, thơ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tập viết Tiết 4 : mơ, do, ta, thơ I/. Mục tiêu : - Học sinh nắm được và viết đúng kích thước, cỡ chữ, khoảng cách các con chữ: mơ, do, ta, thơ - Rèn luyện chữ viết cho học sinh đúng, đẹp, vở sạch sẽ. II/. Chuẩn bị : Chữ mẫu III/. Các hoạt động dạy học : 1/. Ổn định : Hát 2/. Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học tập viết bài gì ? lễ, cọ, bờ, hổ - Chấm điểm 1 số tập học sinh - Học sinh viết vào bảng con lễ, cọ, bờ, hổ - Nhận xét ghi điểm 3/. Bài mới : mơ, do, ta, thơ Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV: Ghi đầu bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn, quan sát, chữ viết mẫu trên bảng. * GV: Treo chữ mẫu trên bảng - ? Những nét nào được viết với độ cao 2 li - ? Những nét nào được viết với độ cao 5 li - ? Những chữ nào được viết với độ cao 3 li - ? Em hẵy nêu cách viết chữ "mơ " - ? Chữ " do " được viết như thế nào. - ? Chữ " thơ " được viết như thế nào. Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết chữ. * GV:Viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết. - Chữ "mơ" gồm chữ "m" cao 2 li nối liền với chữ "ơ"cao 2 li. - GV nhận xét, sửa sai. - Chữ "do" gồm chữ "d" cao 4 li nối liền chữ "o" cao 2 li. - GV nhận xét, sửa sai. - Chữ "ta" gồm chữ "t" cao 3 li nối liền chữ "a" cao 2 li. - GV nhận xét, sửa sai. - Chữ " thơ" gồm chữ "t" cao 3 li nối liền chữ "h" cao 5 li thành chữ "th" nối liền chữ "ơ" cao 2 li. - GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: Luyện viết: - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Giáo viên thu vở, chấm một số bài. Hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị : cử tạ, thợ xẻ Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×