Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Phương pháp và kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.73 KB, 2 trang )

Phương pháp và kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt
Ngoại ngữ là 1 môn học quốc tế rất thông dụng ngày nay,mình thấy có nhiều
bạn thật sự học chưa được hiệu quả lắm nên hôm nay mình post bài này để
nói rõ với mọi người về kinh nghiệm học ngoại ngữ của mình và đúc kết
thêm 1 số kinh nghiệm hữu ích khác của các bạn khác.Hy vọng sẽ giúp bạn
học ngoại ngữ tốt hơn
*1.Đầu tiên là bạn phải học ngoại ngữ hàng ngày, và tập đọc hiểu thường
xuyên liên tục.Mỗi ngày tối thiểu chúng ta nên dành 30 phút để học ngoại
ngữ, học vào buổi sáng sớm là tốt nhất.
-Học ngoại ngữ phải đọc liên tục, đọc từ tin vắn trên báo, đọc những mẩu
chuyện vặt trên tạp chí cho đến những bài dài, nghĩa là tập đọc từ thượng
vàng hạ cám, sau mới đọc chọn lọc được khi đã có khoảng 2000 từ trở lên.
-Phải thường xuyên tập đọc:
+ Đúng chữ cái, đúng vần, đúng từ.
+ Đúng các âm biến thể trong vần, trong từ và cụm từ, đúng trọng âm của
+ Đúng ngữ điệu, đúng tiết tấu của câu.
-Ngoài ra bạn còn phải:
+Tập đọc ngắt câu, ngắt đoạn, đúng trọng tâm lôgic, đúng ngữ điệu.
+Tập đọc đoán hiểu từ mới dựa theo mô hình cấu tạo từ, dựa theo ngữ cảnh.
+Tập đọc phân tích cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
+Tập đọc diễn cảm một đoạn văn xuôi đã phân tích.
*2.Bạn phải học một cách sáng tạo, sinh động không gò ép.Đừng có lao vào
học liền một kiểu và cũng đừng học một mạch 3, 4 tiếng liền. Dễ bị bão hoà
và chóng chán lắm. Nếu hứng thú học tập giảm sút quá nhanh thì đừng
“cưỡng ép” nhưng cũng chớ bỏ học. Hãy nghĩ ra một hình thức sinh động
hơn như: nghe đài(BBC chẳng hạn,hay xem tivi (vtvnews hay kênh
BBCWorld,...), xem hoạ báo, đọc từ điển có minh hoạ bằng tranh..miễn là
bằng bất cứ cách nào tiếp xúc với tiếng nước ngoài mà mình đang học. Học
bất cứ môn nào phải có hứng thú say mê thì mới có hiệu quả, còn “bị đọc, bị
học, áp ép phải đọc” thì trước sau cũng quên sạch.
*3.Đừng bao giờ học những chữ riêng lẻ tách rời ngữ cảnh.


Tốt nhất là học thuộc lòng một số châm ngôn, tục ngữ của nước ngoài tuơng
đương với châm ngôn, tục ngữ của tiếng mẹ đẻ và so sánh cách nói của tiếng
nước mình thì mới nhớ lâu. Ví dụ người Pháp thường nói: “Câm như một
con cá chép” (Muet comme une carpe). Thế cá trắm, các trôi, cá quả không
câm ư? Trong khi đó thì người Việt Nam mình lại nói: “Câm như hến” hoặc
“Im như thóc” hay “Lặng như tờ”. Hoặc người Anh thì nói: “It rains cats and
dogs” mà lại dịch là “Trời mưa mèo và chó” thì quả là.. quá ngô nghê và ngớ
ngẩn hết chỗ nói,đúng ko các bác, trong khi câu đó có nghĩa là: “Trời mưa
tầm tã” mà người Pháp thường nói là : “ll pleut abondamment”.v.v..Có so
sánh cụ thể như vậy mới nhớ lâu và hiểu sâu sắc được. Học ngoại ngữ là
phải dày công như thế đấy! Không thể lơ mơ loáng thoáng được!
*4.Chép ra, không theo thứ tự và học thuộc “câu có sẵn” hoặc “mẫu câu”.
Những mẫu câu có sẵn có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp hơn cả,
nhất là những mẫu câu đó tương tự như mẫu câu Việt Nam. Chẳng hạn,
người Pháp nói: “Le temps est de l’or”, người Anh lại nói “Time is money”
(thời gian là tiền) thì Việt Nam cũng có câu tương tự “Thời gian là vàng”.
Học những câu đó thật là “dễ vào” vì ý nghĩa nó giống nhau, nên nhớ lâu.
Ngoài ra bạn cũng cần phải chú ý: đa số từ đều có nghĩa khác nhau tuỳ theo
ngữ cảnh. Cùng một từ ở trong mỗi ngữ cảnh mang một nghĩa khác nhau.
Chẳng hạn cũng một từ “porter” của Pháp nhưng có thể dịch theo nhiều
nghĩa khác nhau cho sát như: porter des chaussures = “đi” giầy; porter un
chapeau = “đội” mũ; porter une cravate = “đeo” cà vạt; porterune ceiture =
“thắt” dây lưng; porter une chemise = “mặc” áo sơ mi...
*5.Bạn cũng nên cố gắng dịch mọi cái đập vào mắt hoặc bất cứ dòng chữ
nào mà ta thoáng gặp.
Có người cho là “lẩm cẩm”! Không đâu, có tập dịch vo (dịch trực tiếp) như
thế mới thấy “bí”, vì không phải từ nào ta cũng biết hết. Thế là lại phải sử
dụng từ điển để tìm hiểu ngữ nghĩa, qua đó vốn từ của chúng ta sẽ phong
phú hơn. Đó là chưa kể khi tra từ điển, nếu thích thú ta có thể học thêm,
những “từ cùng dòng họ” (mots de même famille) hoặc cụm từ (groupe de

mots) Ví dụ học từ “báo chí” thì ta có thể nhớ đến: “báo tuần, báo ngày, báo
hình, báo nói, báo tường, báo viết tay, hoạ báo, báo ảnh..” Chưa kể đến các
từ liên quan như: “Tạp chí, nguyệt san, bán nguyệt san, kỉ yếu..”. Học một
cách tự giác và chịu tìm tòi như thế làm gì mà chẳng giỏi các bạn nhỉ!
Tương tự như thế nếu bất chợt trông thấy những từ mới bằng tiếng nước
ngoài ở bảng quảng cáo, ở dòng áp phích..thì hãy chịu khó dịch nhẩm trong
đầu đi, không lẩm cẩm đâu mà là một cách học (cần cù và sáng tạo đó)! Nếu
không dịch được, rất bực mình, ấm ức là về nhà phải tra từ điển, hiểu cho kì
được mới thôi.

×