Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu PUBLIC REALATION pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.2 KB, 3 trang )

Họ là những nhân viên năng động với lịch làm việc dày đặc. Họ gặp
gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ
giới truyền thông, cơ quan chính quyền, công ty dịch vụ, đại lý công
ty và cả khách hàng ... Hầu hết các cuộc gặp bắt đầu bằng những cái
bắt tay thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết. Đó chính là hình ảnh
về các nhân viên quan hệ công chúng (Public Relation - PR).
Bản chất của PR là quan hệ con người với con người, tạo nên tình cảm một
cách tự nhiên. Yêu cầu đối với người làm về PR trước tiên phải yêu thích
hoạt động cộng đồng, thích giao lưu kết bạn.
Không có loại bằng cấp đặc biệt nào có thể giúp bạn làm ngay được
các công việc về PR. Một nhân viên PR có tiềm năng phải có kỹ năng
viết và giao tiếp tốt. Họ còn phải biết quan hệ ngoại giao và “cảm
thấy thoải mái trong các tình huống không thoải mái”.
Một vài kinh nghiệm về tiếp thị cũng rất quan trọng. Một nhân viên
PR cho biết: “Tìm ra những cơ hội trong những vị trí khác nhau là
điều cần thiết. Hãy học kinh nghiệm tiếp thị từ công việc của bạn, cho
dù bạn đang ở trong một cửa hàng tranh nghệ thuật hay là một
người phục vụ quán ăn”. Còn các chuyên gia PR thì khuyên những
sinh viên muốn bước chân vào lĩnh vực này là nên bắt đầu thiết lập
quan hệ ngay từ thời gian còn đi học.
Một nhân viên lý tưởng trong ngành PR phải có tính sáng tạo cao và
có nhiều sáng kiến. Họ còn phải có khả năng giao tiếp với một khách
hàng và bán bất kỳ thứ gì, bất kỳ ý tưởng, hình ảnh hay kế hoạch
nào. Ngoài ra, họ còn phải có khả năng làm việc như một thành viên
trong một nhóm.
Vị trí công việc khởi đầu trong ngành PR thường là làm cán bộ khách
hàng tập sự. Những công việc này yêu cầu bạn viết các thông cáo
báo chí, chuẩn bị các bài thuyết trình, nghiên cứu, tư vấn và làm việc
với khách hàng. Công việc tiếp theo là làm cán bộ khách hàng chính
thức. Lúc này, bạn sẽ có thêm trách nhiệm về một dự án hoặc khách
hàng cụ thể.


hoạt động PR giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và quảng
bá thương hiệu.
Sinh viên được chú trọng trang bị những kiến thức về truyền thông, giao
tiếp, học về tin và cách viết tin, viết bài PR và thông cáo báo chí, học về lý
luận và lịch sử báo chí... song song đó là các kiến thức về kinh tế học
như marketing, quản trị...; ngoài ra là các kỹ năng cần thiết cho hoạt động
báo chí, truyền thông hiện đại như Indesign, Photoshop...

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành những người làm công tác
truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, tổ
chức - cung cấp thông tin, nhân viên marketing, quảng cáo, thuyết trình viên,
tư vấn khách hàng... trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là những vị
trí phù hợp với các bạn trẻ năng động, tự tin.
“Là một nhân viên PR phụ trách mảng truyền thông, tôi luôn phải duy
trì tốt những mối quan hệ với báo giới, vì như thế, những bài PR của
tôi mới có “đất dụng võ”. Đây là một công việc rất tế nhị và phải thật
khéo để có thể đưa những bài viết lên được”, Hoàng Khanh tâm sự.
“PR không phải là một nghề dễ làm việc, cũng không phải là những
gì quá cao xa, tất cả những bạn trẻ yêu thích nghề PR đều có thể tự
tìm kiếm cho mình những kiến thức nhất định từ quanh ta. Với tôi
nghĩ đam mê, dám nghĩ và dám làm là một trong những yếu tố quan
trọng và cần thiết đầu tiên khi bước chân vào nghề
ĐĂNG KÍ HỌC
PR.
18 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội -- (04) 3942 8986
/>chung-pr-specialist-mait-education-institution

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×