Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.91 KB, 4 trang )
Cách phòng bệnh đốm rong hại bưởi
Bệnh đốm rong, do một loài rong có tên là Cephaleuros viresens gây ra.
Ngoài bưởi và những cây thuộc nhóm có múi khác như cam, quýt…, bệnh còn
xuất hiện rất phổ biến trên ổi, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, măng cụt, vú sữa...
Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên thân cây, cành già và lá già (hầu như
không thấy trên các lá bánh tẻ và lá non), thỉnh thoảng cũng bắt gặp trên vỏ trái.
Trên thân và cành già lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh, sau
đó lớn dần, có hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có một lớp lông tơ mịn, màu
xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch cua.
Nếu nặng, từ gốc thân chính, cành già, bệnh leo lên phía trên, làm cho vỏ cành
bị nứt, kém phát triển.
Trên lá, vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt
của phiến lá một chút.
Do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu nâu đỏ
gạch cua.
Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mặt dưới, nơi có vết bệnh ban đầu
vẫn bình thường, về sau chuyển dần sang màu nâu đen do rong tấn công vào tế bào
biểu bì làm hủy hoại mô lá.
Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém.
Bệnh đốm rong thường xuất hiện và gây hại cây bưởi vào mùa mưa.