Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHINH TA 3 REN KI NANG KHAC PHUC MOT SO LOI CHINH TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài 2.Lịch sử của đề tài 3.Mục đích nghiên cứu của đề tài 4.Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5.Phạm vi nghiên cứu 6.Điểm mới nhất trong đề tài nghiên cứu II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận 2.Các biện pháp giải quyết III.DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT VẦN KHÓ IV.DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT DẤU V.DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU VI.DẠNG BÀI TẬP PHÁT HIỆN SAI QUY TẮC VIẾT HOA VIIHIEEUJ QUẢ CỦA ĐỀ TÀI VI.KẾT LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO Để học tốt phân môn chính tả ở Tiểu học. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học. Sách giáo khoa – Sách giáo viên lớp 3.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………......... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> RÈN KĨ NĂNG KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ở ĐỊA PHƯƠNG Ở PHÂN MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 1. I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Vì ở giai đoạn này môn chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy phân môn chính tả có vai trò quan trọng trong cơ cấu chương trình môn tiếng việt. Ở bậc tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Vì nó có một vị trí đặc biệt. Từ vị trí ở bên, phân môn chính tả có nhiệm vụ là cung cấp cho học sinh các quy tắc viết chính tả và hình thành kĩ năng viết chính tả. Ngoài ra chính tả còn rèn luyện cho học sinh các phẩm chất như: cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu đối với tiếng Việt. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp ở địa phương ở phân môn chính tả cho học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Vạn khánh 1”. 2. Lịch sử của đề tài: Để chuẩn hóa ngôn ngữ một dân tộc, cần phải chuẩn hóa hai mặt: chính âm và chính tả. Chính âm giúp cho việc thống nhất cách đọc, chính tả giúp cho việc thống nhất cách viết. Chính tả có tính chất xã hội, nó là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ khi dùng mã chữ viết làm phương tiện giao tiếp. Vì vậy, để bảo đảm cho người phát và người nhận đều hiểu nội dung của văn bản một cách thống nhất, người ta phải đưa ra hệ thống quy tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nó là phương tiện thuận tiện cho việc giáo tiếp bằng chữ viết đảm nhiệm trược tình hình như vậy, việc nhìn nhận thực trạng về việc dạy chính tả tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này để giúp học sinh lớp ba khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp ở địa phương. - Điều tra lỗi cơ bản hay mắc phải của học sinh, nguyên nhân của các lỗi đó và biện pháp khắc phục. - Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học. - Soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy sát thực với việc rèn học sinh ở địa phương. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện còn phải quan tâm đến chữ viết của học sinh. Chữ viết đẹp, đúng chính tả thì mới thu hút được người đọc. Do đó dạy môn chính tả trong Trường Tiểu học là rất quan trọng mà người giáo viên cần phải quan tâm Để nghiên cứu đề tài này có hiệu quả. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra quan sát: ( Khảo sát nội dung sách giáo khoa, tìm hiểu thực tiễn ở lớp mình dạy, tìm hiểu về năng lực viết chính tả của học sinh. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tôi đã phân tích các ngữ liệu để thấy được bản chất của ngôn ngữ đó. Rồi tổng hợp các hiện tượng. - Phương pháp thực nghiệm: Tôi đưa ra các đề xuất trong đề tài của mình vào tổ chức dạy ở lớp ba dể đánh giá khả thi của phương pháp đó. - Phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện 5. Giới hạn ( phạm vi) nghiên cứu: Qua đề tài này tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh lớp ba các kĩ năng chính: - Viết đúng chữ Tiếng Việt. - Biết cách trình bày đẹp một đoạn văn, đoạn thơ. Đối tượng tôi nghiên cứu là học sinh lớp 3A. Trường Tiểu học Vạn Khánh 1. 6. Điểm mới trong đề tài nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu : Kết quả đưa lại, học sinh hứng thú, say mê với môn học, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo đem lại kết quả cao. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lí luận: Trong nhà trường tiểu học, chính tả được dạy với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt. Như vậy, chính tả có một vị trí quan trọng là hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả, tức là hình thành một trong những năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh. Chỉ có trong nhà trường tiểu học chính tả mới được dạy và học với một tư cách là một môn học. Vì vậy, nó có một vị trí đặc biệt. Từ vị trí ở bên, phân môn chính tả có nhiệm vụ là cung cấp cho học sinh các quy tắc viết chính tả và hình thành kĩ năng viết chính tả. Ngoài ra chính tả còn rèn luyện cho học sinh các phẩm chất như: cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu đối với tiếng Việt. Để hình thành cho học sinh thói quen và năng lực viết chính tả, trong thực tế dạy học cũng đã đi theo hai con đường, đó là: dạy học chính tả đi theo con đường máy móc, cơ giới tức là trong quá trình dạy học không cần biết đến sự.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tồn tại của các quy tắc chính tả. Con đường thứ hai là dạy học chính tả từ việc cung cấp các kiến thức chính tả cần thiết cho học sinh như các qui tắc chính tả, các mẹo luật, các cách ghi nhớ có ý thức. Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà chữ viết tiếng việt không tuân thủ theo nguyên tắc “một – một ”. Có nhiều âm được biểu thị bằng nhiều ký hiệu. Ngược lại có những ký hiệu lại được biểu thị bằng nhiều âm. Mặt khác, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó còn có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba “ giọng ” nói khác nhau tương ứng với ba vùng phương ngữ. Mỗi một phương ngữ có những đặc điểm phát âm tiếng việt khác nhau và khác với âm chuẩn nên dẫn đến tình trạng học sinh “ nói như thế nào viết như thế đấy ”. Bởi thế mà ở bậc Tiểu học, học sinh còn mắc phải nhiều lỗi chính tả trong khi viết, từ thực tiễn vấn đề trên, tôi mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ đóng góp phần giúp học sinh tiểu học khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp trên địa phương mình. 2. Thực trạng của vấn đề: a. Thực trạng về giáo viên: Qua dự giờ thăm lớp nhìn chung các tiết dạy chính tả chưa được đầu tư cao, một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền đang ở, chưa xác định được lỗi chính tả của học sinh, việc rèn chưa sát thực, khi dạy xong ít củng cố và khắc sâu học sinh không nắm được quy tắc, mẹo luật chính tả. Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn dẫn đến học sinh viết sai lỗi. Ngoài ra còn thực trạng khác khả phổ biến ở giáo viên chỉ tập trung nghiên cứu đọc chuẩn ở môn tập đọc, chính tả còn các môn khác phát âm bình thường theo người địa phương. b. Thực trạng về học sinh: Gần đây phong trào chữ viết đã được chú trọng nâng cao. Tuy nhiên qua khỏa sát bài viết của học sinh lớp ba vẫn còn hạn chế, nhiều em chưa nắm quy tắc, mẹo luật chính tả, nhiều em phát âm sai dẫn đến viết sai lỗi nhiều, một số em chưa cẩn thận nên viết thiếu nét, thiếu dấu. Sau khi khảo sát một số bài chính tả, tôi thống kê được một số lỗi của học sinh mắc phải như sau:. Số âm Phụ âm đầu tiết sai SL TL%. Vần SL. Thanh TL%. SL. TL%.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 30. 8. 26.7. 15. 50. 7. 23. 3. Các biện pháp giải quyết: * Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện đọc chuẩn, từ đó rèn cho học sinh phát âm đúng và chính xác. Điều chỉnh mục đích của môn chính tả cho phù hợp với lớp mình phụ trách. * Từ đầu năm học tôi đã diều tra qua giáo viên chủ nhiêm, phụ huynh,..dể tìm hiểu học sinh hay mắc những lỗi nào để điều chỉnh kịp thời. a . Lỗi chính tả do sai về nguyên tắc chính tả hiện hành. b . Lỗi sai do không nắm được sự thể hiện chữ viết cùng thể hiện một âm. + Viết sai giữa “ i” và “ y” ; “ iê” và “ yê” ; “ ia” và “ ya” Qua thực tế kiểm tra ở lớp tôi thấy học sinh còn nhầm lẫn. Ví dụ : Từ. Học sinh viết. yên ổn. iên ổn. yêu quý. iêu quý. ý nghĩ. í nghĩ. chiến sĩ. chiến sỹ. kĩ sư. kỹ sư. địa lí. địa lý. kĩ thuật. kỹ thuật. yêuquý. yêu quí. quý hiếm. quí hiếm. luyện tập. luiện tập. đêm khuya. đêm khuia. Nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai như trên là do các em chưa nắm được nguyên tắc phân bố kí hiệu cùng biểu thị âm /i /. Bởi vậy giáo viên cần giúp học sinh rõ: Trong trường hợp “ i” và “ y” làm âm chính ( hoặc một kí hiệu của nguyên âm đôi làm âm chính) thì: + Ta viết “ i” khi nó đứng sau các âm đầu: m,k,ph,ch,kh,l,th,đ,s,r Ví dụ : Sĩ , đi, phi, lí, kĩ ,mĩ, thì, lì, chì, … + Ta viết “ i” khi nó đứng đầu tiếng mà sau có âm cuối : Ví dụ : im ỉm, in ít , inh ỏi, ỉu xìu, … + Ta viết “ y” khi nó đứng sau âm đệm “ u”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ : quý , luyện, tuyên, quyên, chuyên, quýnh ,... + Ta viết iê ‘’ đi đằng trước nó không có âm đệm, đằng sau có âm cuối . Ví dụ : Tiên tiến ,thiêng liêng,nhiệt liệt,chiến dịch ,... + Ta viết ‘’ yê’’ khi mở đầu âm tiết, hoặc viết sau âm đệm trước âm cuối: Ví dụ : yêu , yên,yếm , yểng , tuyên truyền , truyền thuyết,... + Ta viết ‘’ ia’’ khi đứng sau âm đầu không có âm cuối: Ví dụ : Chia , phía, lìa ,... + Ta viết ‘’ ya’’ khi đứng sau âm đệm không có âm cuối: Ví dụ : Khuya , luya ,… Đối với giáo viên cần năm thêm: + Khi / i / đứng một mình và nếu là từ thuần Việt thì viết ‘’ i’’. Ví dụ : ì ạch , ỉ eo , í ới , í a í ới , í ầm , … + Khi / i / đứng một mình nếu là từ Hán Việt thì viết ‘’ y’’. Ví dụ : y tá , y sĩ , ý nghĩ , y khoa , ý thức ,… Nhưng đối vối học sinh tiểu học giáo chưa thể đưa khái niệm từ Hán Việt, thuần Việt để áp đặt cho học sinh. Bởi vậy để giúp các em nhận biết cách viết đúng những chữ dạng như trên, giáo viên cần đưa ra phương pháp so sánh để giúp học sinh chọn cách viết đúng. Ví dụ : A. B. y tá. i tá. ý nghĩ. í nghĩ. ý đồ. ý đồ. ý thức. í thức. ì ạch. ỳ ạch. ỉ eo. ỷ eo. ì ầm. ỳ ầm. Trên cơ sở đó giáo viên hưởng dẫn và khẳng định với học sinh cách viết ở nhóm A là đúng, còn cách viết ở nhóm B là sai. Từ đó hình thành cho học sinh thói quen viết khi gặp các trường hợp như trên. Chúng ta thấy rằng trên thực tế, cũng như trên sách vở, báo chí,... việc viết ‘’ i’’hay ‘’ y’’ còn khá tùy tiện , tạo nên hiện tượng ‘’ song tồn ’’trong cách viết chính tả âm / i /..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhưng đối với bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là giai đọan bắt đầu học sinh làm quen với âm vần và tập viết, nên giáo viên cần nắm vững quy tắc viết chính tả đối với âm / i /. Để giúp học sinh nắm vững cách viết trong khi viết, tránh dẫn đến những sai lầm như trên. c. Lỗi viết sai giữa ‘’ g’’và ‘’ gh’’ ; ‘’ ng ’’và ‘’ ngh’’ ; ‘’ k,c,q ’’ Hiện tượng viết sai âm đầu ‘’ g’’và ‘’ gh’’ ; ‘’ ng’’và ‘’ngh’’ ; ‘’k,c,q ’’chủ yếu xảy ra đối với các em học sinh lớp một. Cụ thể khi giáo viên đọc Từ. Học sinh viết. con ghẹ. con gẹ. ghim áo. gim áo. bàn ghế. bàn gế. gà mái. ghà mái. ghế gỗ. gế gỗ. nghe nhạc. nge nhạc. nghiêm túc. ngiêm túc. ngày mới. nghày mới. thơm ngát. thơm nghát. cổ kính. cổ cính. cân lường. kân lường. của quý. của cúy. kệ sách. cệ sách. Lỗi sai trên là do học sinh chưa nắm vững nguyên tắc kết hợp của các âm và sự thể hiện chữ viết cùng biểu thị âm ‘’ gờ’’ , ‘’ ngờ’’ , ‘’ cờ’’.Để tránh được những sai lầm trên , giáo viên lớp một khi dạy bài âm ‘’ g’’và ‘’ gh’’ ; ‘’ ng ’’và ‘’ ngh’’ ; ‘’ k,c,q’’,ngoài giúp học sinh nhận biết và đọc tốt các âm trên cần phải giúp các em nắm vững nguyên tắc kết hợp của nó. Cụ thể : + Am ‘’ g, ng, c’’kết hợp được với các âm : ‘’ a, ă, â. o, ô, ơ, u, ư ’’. Nên khi viết, ta viết con chữ ‘’ g’’, ‘’ ng ’’, ‘’ c ’’trước các kí hiệu ghi nguyên âm ( hoặc bộ phận nguyên âm đôi ) : ‘’ a , ă , â , o , ô,ơ ,u ,ư ’’. Ví dụ : Nga, ngăn, gò, gô, ngơ, ngưng, nguội, ngước, ca, căn, cân, cô, cư,.. + Âm ‘’ gh, ngh, k ’’kết hợp được với các nguyên âm: ( hoặc bộ phận nguyên âm đôi ) : ‘’ e , ê , i ’’.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ví dụ : ghe, nghe, nghề, nghĩ, ghim, ghép, ghế, kính, kiến, kẹo, kiện, … ( Riêng trường hợp “ ka, ki ” vẫn viết theo thói quen: “ k ” viết trước “ a”. + Âm “ q” nó chỉ xuất hiện trong các trường hợp: “ quy , quả, quang, quăng …”. Vậy lưu ý học sinh khi viết trước âm đệm “ u” thì ta viết “ q” Đối với học sinh lớp một, nếu giáo viên chỉ nói mà học sinh không thực hành nhiều thì các em rát dễ quên. Bởi vậy trong những giờ luyện tập buổi chiều giáo viên cần chú ý cho học sinh được luyện viết nhiều những tiếng, từ có chứa âm “ g , gh, ng, ngh, k, c, q ” và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm tiếng , từ chứa các âm đó và nên thể hiện cách viết của mình trên bảng. d. Lỗi sai do không nắm được sự thể hiện chữ viết của âm đệm: “ o,u”. Qua khảo sát ở lớp một , ngoài những lỗi viết sai các phụ âm đầu như đã nêu trên; nhiều học sinh trong khi viết còn nhầm lẫn giữa âm đệm “ o” và “ u”. Cụ thể như sau: Giáo viên đọc. Học sinh viết. hoa quả. hoa qoả. băn khoăn. băn khuăn. ngoằn ngoèo. nguằn ngèo. quét nhà. quýet nhà. + Nguyên nhân dẫn đến viết sai: quả – qoả là do học sinh không nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong tiếng Việt. Trong trường hợp phụ âm đầu “ cờ ” được viết “ q” thì bất cứ âm chính viết sau âm đệm là âm gì, thì âm đệm vẫn được viết là “ u”. Vì vậy viết đúng là “ quả ”. + Học sinh viết sai: khoăn - khuăn vì học sinh chưa nắm được quy tắc : Khi đứng trước nguyên âm rộng ( ví dụ : a ,ă ) hoặc hơi rộng ( ví dụ : e ) âm đệm được viết là “ o” ví dụ ( oa , oăn , oe ,…) vì vậy viết đúng là: băn khoăn + Học sinh viết: “ ngoằn - nguằn” nguyên nhân mắc lỗi như trường hợp “ khuăn ” nói trên. Còn chữ “ngèo ” do học sinh vừa không nắm được cấu tạo của “ vần khó ” này, lại vừa không nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm. Vậy viết đúng là “ ngoằn ngoèo ”. + Học sinh viết “ quét nhà”: vì do các em không nắm được cấu tạo của phần vần trong tiếng này. Pvần của tiếng “ quét ” gồm âm đệm: ( viết là: “ u” ) âm chính ( viết là : “ e” ), âm cuối ( viết là: “ t” ) . Vì vậy viết “ quýet ” là thừa chữ “ y”. Bởi vậy viết đúng là: “ quét nhà ”. Như vậy, để học sinh không mắc những lỗi chính tả trên, giáo viên lưu ý hướng dẫn các em nắm được cấu tạo một số vần khó (đa số là vần có âm đệm) và nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ví dụ : Đứng sau “ q” âm đệm viết là “ u” ( quả quyết , quanh quẩn ) Đứng trước “ a, ă , e …” âm đệm là “ o” ( lòa xòa , loăn xoăn, lòe loẹt ). Đứng trước “ y, ê, ơ, â, …” âm đệm viết là “ u” ( túy lúy, hoa huệ, huơ tay , mùa xuân ). e. Lỗi sai do không nắm vững quy tắc viết hoa: Qua kiểm tra học sinh, tôi thấy nhiều em viết hoa tùy tiện trong chính tả tiếng việt cũng như tiếng nước ngoài. Cụ thể: ê . Lỗi sai khi viết địa danh Việt Nam Ví dụ : + Giáo viên đọc: Quê tôi ở xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, thành phố Nha Trang. Học sinh viết: Quê tôi ở Xã Vạn Khánh, Huyện Vạn Ninh,Thành phố Nha Trang. + Giáo viên đọc: Khánh Hòa quê ta có sông Lô đẹp tuyệt vời. Học sinh viết: Khánh Hòa quê ta có Sông Lô đẹp tuyệt vời. Nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai như trên là do các em chưa phân biệt được đâu là danh từ riêng chỉ tên, xã, huyện, thành phố, … ; đâu là danh từ chung chỉ các đơn vị hành chính. Bởi vậy, giáo viên cần giúp học sinh phân tích: xã, huyện, thành phố, … là danh từ chung, Vạn Khánh, Vạn Ninh, Nha Trang,… là danh từ riêng. Nên viết đúng là: xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, thành phố Nha Trang. Tương tự như vậy thì học sinh sẽ xác định được: sông, …là danh từ chung ; còn Vạn Ninh là danh từ riêng, ta viết đúng là dòng Sông Lô. Giáo viên đọc: Tam Đảo là khu du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Khánh Hòa là quê hương thứ hai của tôi. Học sinh viết: Tam đảo là khu du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Vĩnh phúc. Khánh - hòa là quê hương thứ hai của tôi. Nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai như trên do các em chưa nắm vững quy tắc viết hoa tên địa lí Việt Nam. Cụ thể là khi viết tên địa lí Việt Nam ta phải viét hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó và không dùng gạch nối giữa các tiếng. Vì vậy viết đúng là: Tam Đảo ………..Vĩnh Phúc Hà Nội ………….. g. Lỗi viết sai tên riêng chỉ người Việt Nam. Giáo viên đọc. Học sinh viết. Nguyễn Thị Nhung. Nguyễn thị Nhung.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lê Nguyễn Anh Đào. Lê nguyễn anh Đào. Nguyên nhân dẫn đến lỗi viết sai cơ bản như trên là do học sinh chưa nắm quy tắc: Viết hoa tên người Việt Nam phải viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tiếng đó. Vì vậy viết đúng là: Nguyễn Thị Nhung, Lê Nguyễn Anh Đào. h. Lỗi viết sai tên tổ chức, cơ quan…. Giáo viên đọc. Học sinh viết. Trường Đại học Nha Trang. Trường đại học Nha Trang. Nhà hát Tuổi trẻ. Nhà hát tuổi trẻ. Nhà xuất bản Giáo Dục. Nhà xuất bản giáo dục. Trường Mầm non Bình Minh. Trường mầm non Bình Minh. Đối với cách viết hoa tên tổ chức cơ quan,…còn là một vấn đề hết sức khó đối với giáo viên và học sinh. Bởi vì cùng một tên tổ chức , cơ quan còn tồn tại nhiều cách viết khác nhau ( khác giữa chương trình cũ và chương trình mới ). Bởi vậy theo tôi giáo viên cần yêu cầu học sinh phải tuân thủ một cách chuẩn: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, bộ phận thứ ba là danh từ riêng nên viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Ví dụ:. Bộ phận thứ nhất. Bộ phận thứ hai. Bộ phận thứ ba. Trường. Tiểu học. Vạn Phước. Nhà xuất bản. Giáo dục. i. Lỗi viết sai khi khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài. Giáo viên đọc. Học sinh viết. Lép – Tôn – x tôi. Lép tôn xtôi ( hoặc ) Lép Tôn X tôi. Hi – ma – lay - a. Hy malaya. Nguyên nhân dẫn đến viết sai như trên là do các em chưa nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, còn có phần nhầm lẫn như khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài ta chỉ viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo nên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ví dụ : Niu Di – lân; Tô - mát Ê - đi – xơn Ngoài ra còn một số tên người, tên địa lí nước ngoài là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt thì ta viết như tên riêng Việt Nam. Ví dụ : Khổng Tử, Luân Đôn, Bắc Kinh,…. Như vậy để giúp học sinh biết cách viết hoa đúng thì trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm được: Chữ hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản đó là: - Đánh dấu sự bắt đầu của một câu. - Ghi tên riêng của một người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức,… - Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người,… Với mỗi chức năng trên có quy tắc viết hoa riêng, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải tuân thủ một cách tuyệt đối. k. Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh: Qua kiểm tra chữ viết của học sinh tôi thấy các em chưa có ý thức viết đúng vị trí dấu thanh trong chữ và giáo viên chưa coi trọng lỗi chính tả này nên trong khi chấm bài còn ít giáo viên chú ý sửa lỗi đánh dấu thanh cho học sinh. Bởi vậy học sinh còn mắc lỗi chính tả này khá phổ biến ( đặc biệt là học sinh lớp một ). Tiếng. Học sinh viết. hoá. hoa. nước. nươc. hoạ. hoa. quý. quy. yến. yên. loạn. loan. Học sinh mắc sai như trên bởi vì trong quá trình dạy giáo viên chưa chú ý hướng dẫn các em đánh dấu thanh, nên khi viết các em còn viết một cách máy móc, theo thói quen. Bởi vậy giáo viên cần hưởng dẫn học sinh một cách cụ thể như sau: Để ghi dáu thanh đúng trong chữ ta phải xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ đó rồi ghi dấu thanh điệu lên trên ( hoặc dưới ) kí hiệu đó. Ví dụ : Tiếng “ bàn ” , “ toàn ” , “ hóa” , “ họa ” có âm chính là “ a” thì dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ “ a” . Vậy viết đúng là : bàn , toàn , hóa , họa ,….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Trong trường hợp có hai biểu thi âm chính chính ( âm chính là nguyên âm đôi ) có ba cách ghi dấu thanh : - Đối với chữ có một kí hiệu ghi âm chính có dấu phụ như: ( tiến, chiến, quyển, yến, suối, suốt, chứa,…) thì dấu thanh điệu lên kí hiệu có dấu phụ ( ví dụ : ê ,ô,ơ ,ư ,..) Vậy viết đúng là: chiến, quyển, yến, suối, suốt, chứa,… - Đối với các chữ có một kí hiệu ghi âm chính có dấu phụ như: ( phía , của, mú, tía,.. ) thì ghi dấu thanh điệu lên kí hiệu đầu tiên. Vậy viết đúng là: phía, của, múa, tía,… - Đối với các chữ cả hai kí hiệu ghi âm chính đều có dấu phụ như: ( nước, bưởi, tưới, khước, khướt,… Để tránh xa những sai lầm trên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải giúp cho học sinh nắm rõ nguyên tắc chính tả trên và đặc biệt là trong quá trình chấm bài, giáo viên phải chú ý phát hiện lỗi và hưởng dẫn học sinh sửa lỗi kịp thời, giúp các em ghi nhớ, tránh để các em có thói quen sai trở thành “ cố tật ” lên các lớp trên khó sửa. l. Lỗi chính tả do viết sai với âm chuẩn. + Lỗi do không phân biệt “ d” và “ gi” Đây là hiện tượng chính tả còn sai khá phổ biến trong học sinh tiểu học. Đặc biệt qua khảo sát ở học sinh khi những trường hợp có chứa chữ “ d” hoặc “ gi” học còn rất lúng túng không biết viết như thế nào cho đúng. Ví dụ : Giáo viên đọc. Học sinh viết. dọa nạt. giọa nạt. doanh trại. gioanh trại. giả định. dả định. đơn giản. đơn giản. giặc giã. giặc dã. lò dò. lò giò. dữ dội. giữ dội. giỗ tổ. dỗ tổ. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm như trên là do hiện tượng chính tả này không gắn với một quy luật, quy tắc nào mà còn chủ yếu là viết theo thói quen, theo truyền thống lịch sử. Bởi vậy mà nó rất khó với giáo viên và học sinh khi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> dạy học dạng chính tả này. Để giúp khắc phục những sai lầm trên ta có thể tuân thủ theo một số “ mẹo nhỏ ” như sau: + “ gi” không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: “ oa, oă, uâ, uê, uy ” ( hay nói cách khác “ gi ” không đứng trước âm đệm “ u”, “ o” ) vậy viết đúng phải là: dọa nạt, doanh trại, duyên nợ,… + Trong từ láy âm đầu “ d” không láy với “ gi” Ví dụ : Viết “ giữ dội ” là sai, phải viết “ dữ dội ” ; “ giỗ dành ” là sai mà phải viết là “dỗ dành ” ,… + Trong từ láy vần “ gi” không láy với “ l” ; “ d” láy “ l”. Ví dụ : lò dò, lim dim, liu diu,… + Nếu một từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức đó viết bằng “ tr” Thì từ đó viết bằng “ gi”. ( TV thực hành trang 139 ) Ví dụ : “ giăng – trăng ” ; “ giầu – trầu ” ; “ giai – trai ” + Phải nhớ nghĩa, nhớ âm và cách viết quen thuộc từng từ để viết đúng chính tả. Ví dụ : từ “dao” ( dùng để cắt , chặt ,…) viết : dao ( con dao ,mài dao ,…) Từ “ dao” ( chỉ mỗi quan hệ tương tác ) viết: “ giao ” ( giao tranh giao nhiệm vụ ,…) Từ “ dục ” ( chỉ sự dạy giỗ ) viết: “ dục ” ( giáo dục , thể dục ,…) Từ “dỗ ” ( chỉ việc của con cháu nhớ về người đã khuất ) viết: “ giỗ” ( giỗ tổ , …) Từ “dận” ( chỉ thái độ không bằng lòng ) viết: “giận” ( giận dữ ,…) Từ “ dận” ( chỉ …..để tiến đưa người đã mất ) viết: “ dận” (nhà dận,…) + Giáo viên cũng cần nắm và cung cấp thêm cho học sinh hiện tượng: trong các từ Hán Việt : + , “ d” đi với dấu “ngã ” và dấu “nặng ” Ví dụ : diên tích, diễn biến, diệu kì. +, “gi” đi với dấu “hỏi ” và dấu “sắc ”. Ví dụ : giả định, giải thích, đơn giản, giám sát,… Để viết âm “dờ” ngoài hai hình thức chữ viết “gi ” và “d” làm phụ âm đầu “d” trong tiếng việt còn có một hình thức chữ viết khá đặc biệt là “g”. Bởi vậy mà học sinh thường mắc sai lầm khi viết Ví dụ : Giáo viên đọc. Học sinh viết. gì. giì.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> giếng. giiếng. giết. giiết. Học sinh viết vậy là hoàn toàn có lý. Bởi vì các em sẽ hiẻuvà phân tích như sau: Gi + ì = giì ; gi + iêng = giiếng …nhưng để tránh nhầm lẫn khi viết giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Nếu “gi”đứng trước nguyên âm được ghi bằng ( I ,iê , ia ) thì “ gi” được tinh giản còn “g ” . Bởi vậy mà âm “dờ” còn có hình thức chữ viết nữa đó là “ g”. Vậy thống nhất cách viết là: gì, bẹp gí, cá giếc, tháng giêng, láng giềng,… Nhưng lưu ý khi đánh vần hoặc phân tích cấu tạo của tiếng thì tiếng “giêng” Vẫn đảm bảo âm đầu là “gi” ( viêt bằng con chữ “ g” ) , vẫn là “iêng ” và dấu thanh là “huyền ” . m. Lỗi viết sai thanh điệu ( “ ?” ; “ ~”) Đọc sai và viết sai dấu “ ?” và dấu “ ” là lỗi của phương ngữ. Bởi vậy nhiều em học sinh khi đọc, khi viết còn sử dụng một cách tùy tiện dấu “ ? , ” Ví dụ : Giáo viên đọc. Học sinh viết. suy nghĩ. suy nghỉ. nghỉ học. nghĩ học. ngẫm nghĩ. ngẩm nghĩ. giãi bày. giải bày. giận giữ. giận dử. Để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả trên, giáo viên cần giúp các em nhận biết thanh “ ngã, hỏi ” dựa vào qui tắc hòa phối âm thanh của các tiếng trong từ láy. Trong tiếng Việt, giữa các tiếng trong từ láy có sự hòa phối về thanh điệu, theo hai khả năng phổ biến sau: + Tiếng có dấu thanh: “không, hỏi, sắc ” (hệ bổng ) thường đi với nhau. + Các tiếng có dấu thanh: “huyền, ngã, nặng ” (hệ trầm ) thường đi với nhau. Do vậy, khi gặp tiếng mà không biết nên dùng thanh hỏi hay thanh ngã thì ta hãy tạo ra một từ láy, nếu từ đó láy với tiếng có thanh trầm thì ta có thanh ngã, ngược lại nếu láy với tiếng có dấu thanh bổng thì ta có thanh hỏi. Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> mở( trong mở mang ). mang thanh hỏi. mỡ ( trong mỡ màng ). mang thang ngã. nghỉ ( trong nghỉ ngơi ). mang thanh hỏi. nghĩ ( trong nghĩ ngợi ). mang thanh ngã. Với quy tắc này cũng có một số trường hợp ngoại lệ ( Ví dụ: ngoan ngoãn , vón vẹn, khe khẽ, se sẽ … ) Bởi vậy khi xác định dấu thanh ( ?) hay ( ~) ta cần phải dựa vào nghĩa của từ đó nữa. Ngoài ra, giáo viên cần hiểu thêm đối những từ Hán Việt thì gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm: ( m,n,nh,v,b,ng ) thì đánh dấu “ngã ” ( mĩ mãn, trang nhã, nhã nhặn, vũ lực, vãng lai, phụ lão, dã man, ngôn ngữ,…) . Còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu “ hỏi ” (ảnh, ảo giác, bảo dưỡng, ẩn hiện, hải cảng ,…) n. Lỗi viết sai phần vần : + Qua khảo sát ở học sinh lớp 1 tôi thấy các em còn nhầm lẫn cách viết các từ như: qua  qou; quan  qoan; quanh  quoanh; que  quoe; quốc  quuốc; quyển  quuyển... + Học sinh viết sai như trên vì các em chưa nắm một cách nhất quán về đánh vần; ‘’ qu’’ được coi là một phụ âm đầu: nên các em đánh vần là: (a) qua: quờ – oa => qua ( HS viết: quoa) quan: quờ – oan => quan ( HS viết: quoan )... Vậy giáo viên cân hưởng dẫn học sinh cách đánh vần đói với những trường hợp này kĩ hơn và cần nhất quán cách đánh vần như sau: Qua  quờ – a – qua Quan  quờ – an – quan Khi các em đánh vần đúng thì chắc chắn là các em viết đúng ( qua, quan, quanh ...) + Nhưng với các từ: (b) quốc => đánh vần đúng: quốc: quờ – uôc – sắc – quốc quyển: quờ – uyên – hỏi – quyển quỳnh: quờ –uynh – huyền – quỳnh.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Như vậy cách đánh vần trong nhóm (a) và nhóm (b) không nhất quán. Bởi vì nếu theo cách đánh vần ở nhóm (b) thì buộc khi viết chính tả học sinh phải viết: ( qu + uôc = quuốc; qu + uyển = quuyển; ...) Vì vậy, giáo viên phải lưu ý học sinh trong các trường hợp âm ‘’ qu’’ kết hợp với các vần ‘’ uốc’’ , ‘’ uyên’’, ‘’uynh’’... kèm theo thanh điệu đẻ tạo thành tiếng thì trong khi viết được phép lược bỏ bớt một chữ cái ‘’u’’. Vậy cách viết đúng là: quốc, quỳnh, quyển,... y. Cũng với học sinh lớp 1 ,do không nắm được cấu tạo vần khó, bởi vậy phát âm sai dẫn đến viết sai . Cụ thể như : uâng / uân ; an/ ang ; át/ ác ; ếch /ết ; éc/ét ; ênh/ ên ;iếp/ íp ; iêu/ ươu / ; ươn/ ương ; ong/ oong ; oc/ ooc ; iu/ uyn ; eo / oeo ; uếch/ uyn ... Để khắc phục lỗi sai trên, trong khi dạy giáo viên phải kết hợp quy tắc chính âm với chính tả để viết đúng các vần, âm đầu hoặc âm cuối. -Nhớ âm, nhớ nghĩa để đọc đúng, viết đúng từ: Ví dụ :. bàng quan / bàng quang man mác / man mát hươu /hiêu hưu / hiu ươn / ương. -Luôn tập đọc, tập viết để nhớ âm, nghĩa của từ khả năng kết hợp của chúng trong các cụm từ hoặc câu. + Đối với 2 vần ong/ oong; oc/ ooc giáo viên cần giúp học sinh phân biệt âm ‘’ o’’ trong ‘’ ong,oc’’ là âm ‘’ o’’ ngắn ; âm ‘’ o’’ trong ‘’ oong,ooc’’ là âm ‘’ o’’ dài. - Âm “ o” dài thườngcó giá trị trong các từ tượng thanh và từ vay mượn: Ví dụ: ( boong tàu, xoong nồi, con moong, xe kéo moóc… ) - Học sinh có thể phân biệt âm “ o” ngắn, âm “ o ” dài bằng “ khẩu hình ” khi phát âm. III. DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT CÁC VẦN KHÓ. 1. Điền vào chỗ trống vần uêch hay uyu, iu - rỗng t…….. - khúc kh…………... - kh……tay. - ngã kh…….. - kh…..trương - bận b…….. - n……. kéo. - r……. rít. - tiu ngh …... Đáp án: Rỗng tuếch, khuỷu tay, khuếch trương, khúc khuỷu ……...

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Gạch chân dưới những tiếng, từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng: quả xài; ngắc ngải; khai lang; thai thải; khái chí; mệt nhài; tại nguyện; nước xáy; ngáy đầu; ngáy tai; hí háy; ngọ ngạy; nhay nhảy; ngó ngáy. Đáp án: Qủa xoài, ngắc ngoải, khoai lang, thoai thoải, khoái chí, mệt nhoài, toại nguyện, nước xoáy, ngoái đầu, ngoái tai, hí hoáy, ngọ ngoạy, nhoay nhoáy, ngó ngoáy. 3. Điền vào chỗ trống vần oam hay oăm a/ xồm x……. c/ sâu h ………. b/ ngồm ng…….. d/ oái …………... Đáp án: xồm xoàm, ngồm ngoàm, sâu hoắm, oái oăm. 4. Điền vào chỗ trống vần ưu hay iu - hoa l…….. - l…….luyến. - l…….lo. - b…….điện. - nặng tr…….. - nhỏ x……... - m…….trí. - lông c……. Đáp án: Hoa lựu, líu lo, nặng trĩu, mưu trí, lưu luyến, bưu điện, nhỏ xíu, lông cừu. 5. Điền vào chỗ trống vần eo hay oeo - ngoằn ng………. - n…………cây. - kh ……..tay. - cà kh ……... - ngoắt ng ……... - tr………cao. Đáp án: ngoằn ngoèo, khéo tay, ngoắt ngoéo, cà khoeo, néo cây, trèo cao. 6.Hãy chỉ ra các tiếng, từ viết sai chính tả, viết lại cho đúng: Nghỉ hiu, hiu trí, miu mẹo, trìu tượng, riệu chè, uống riệu, nói hiêu nói vượn, hiêu sao, con ốc biêu, con song, cánh đòng, bòng bế, đập nhà Đờng, bong tàu, xong nồi, lệc lạc, ăng mặc, vắng tắc, chương trìng, mêng mông. Đáp án: nghỉ hưu, hưu trí, mưu mẹo, trừu tượng, rượu chè, uống chè, uống rượu, nói hươu nói vượn, con hươu sao, con ốc bươu, con sông, cánh đồng , bồng bế, đập nhà Đường, boong tàu, xoong nồi, lệch lạc, ăn mặc, vắn tắt , chương trình, mênh mông. 7.Tìm các tiếng, từ viết sai và viết lại cho đúng: Quoan tòa, quoa loa, quoang cảnh, qoanh quẩn, mừng quúynh, qoen biết, quuyết tâm, qoả bưởi, nguằn ngèo….. Đáp án: Quan tòa, qua loa, quang cảnh, quanh quẩn, mừng quýnh, quen biết, quyết tâm, quả bưởi, ngoằn ngoèo….. IV. DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT DẤU “ ?” , “ ~”.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1. Điền vào chỗ trống “mở” hay “ mỡ” để tạo thành từ ngữ: - ……………mang. - …………………đầu. - ……………mang. - ………………….màn. - cởi …………... - thịt ........... - dầu .......... - củ khoai ........... Đáp án: mở mang, mỡ màng, cởi mở, dầu mỡ, mở đầu, mở màn, thịt mỡ, củ khoai mỡ. 2. Điền dấu thanh thích hợp ( ? ) , (~ )vào chữ in nghiêng dưới đây: - ngõ hem. - ch xôi. - nga ba. - gây gô. - trô bông. - cánh cưa. - ngo lời. - nghi ngơi - nghi ngợi - vưng chãi. - ướt đâm. - chai toc. Đáp án: ngõ hẽm, ngã ba, trổ bông, ngõ lời, chõ xôi, cây gỗ, cánh cửa, ướt đẫm, nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, vững chải, chải tóc. V. DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT “ D/ GI” , “ G / GH” , “ NG / NGH” , “ K /C / Q” 1. Điền vào chỗ trống: - “dao” hay “ giao” Thức đón ……………….thừa ; Con ……………………. Trật tự ………….thông công cộng. ;. …………………………….mác. - “danh ” hay “gianh” Hạ Long là một ……………lam thắng cảnh nổi tiếng. Những đồi cỏ ………………mọc liên tiếp. Đáp án : - Thức đón giáo thừa. ; Trật tự giao thông công cộng. Con dao. ;. dao mác. - Hạ Long là một danh lam thẳng cảnh nổi tiếng. - Những đồi cỏ gianh mọc liên tiếp 2. Điền vào chỗ trống “ d” hay “gi” - Thầy ……..áo ………ảng bài - Cô …….ạy em tập viết Đáp án: a/ Thầy giáo giảng bài - Cô dạy em tập viết - Khúc nhạc du dương - Đường dài dằng dặc. - Khúc nhạc ……..u ……..ương - Đường dài …….ằng …….ặc.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3. Hãy chỉ ra các tiếng, từ viết sai chính tả và viết lại cho đúng. - giao mác. - đe dọa. - giám sát. - giáo dục. - giảng bài. - găc dã. - giảng dạy. - giã man. - giềnh giàng. - doãi tay. - dạ hội. - giận dỗi. - giõang ra. - đồng dạng. - giả định. - dao mác. - đe dọa. - giám sát. - giáo dục. - giảng giải. - giặc giã. - giảng dạy. - dã man. - dềnh dàng. - doãi tay. - dạ hội. - giận dỗi. - doãng ra. - đồng dạng. - giả định. Đáp án :. + Hãy chỉ ra các tiếng , từ viết sai âm đầu , viết lại cho đúng . gi chép. ngỉ ngơi. thước cẻ. nge ngóng. ngiên cứu. cẻ thẳng hàng. ghi chép. nghỉ ngơi. cảm ơn. nghe ngóng. nghiên cứu. cổ kính. Đáp án. VI. DẠNG BÀI TẬP PHÁT HIỆN VIẾT SAI QUY TẮC VIẾT HOA. 1 . Hãy chỉ ra các tiếng, từ viết sai quy tắc viết hoa tiếng Việt và viết lại cho đúng. a/ Khánh hòa. b/ Trường Cao đẳng Sư phạm khánh hòa. c/ Chiến thắng Điện biên phủ. d/ Nhà giáo nhân dân. Đáp án: a/ Khánh Hòa b/ Trường Cao đẳng Sư phạm Khánh Hòa..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> c/ Chiến thẳng Điện Biên Phủ. d/ Nhà giáo Nhân dân. 2. Viết đúng tên một số địa danh, tổ chức hành chính trên địa phương mà em biết. Địa danh: chùa Hương Tích, sông Lô, đền Chiêu Trưng,….. Tổ chức hành chính: Trường Tiểu học Vạn Khánh 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. VII . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng. Kết quả thu được như sau: Năm học. TSHS G. %. K. %. TB. %. 2012-2013. 25. 10. 40. 9. 36. 6. 24. 2013-2014. 22. 14. 63,6. 4. 18,2. 4. 18,2. Y. Từ nhầm lẫn trong thực tế dạy học chính tả như trên, tôi đã mạnh dạn chỉ ra cho giáo viên, học sinh và tổ chức chuyên đề: ‘’Giúp học sinh phát hiện và sửa sai một số lỗi chính tả thường gặp ” cho toàn thể giáo viên trong trường. Trên cơ sở đó, tôi đã đưa ra cá bài tập như trên để cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất. Kinh nghiệm ít ỏi đó đã được các đồng chí giáo viên trong trường vận dụng vào giảng dạy và kết quả thu được cũng rất khả quan. Học sinh cơ bản đã nắm vững “ Luật chính tả ” và một số “ mẹo” chính tả để viết đúng các tiếng, từ ngữ khó thường dễ sai. Từ đó chất lượng chữ viết của học sinh cũng nâng dần rõ rệt. VIII. KẾT LUẬN: Qua quá trình thực hiện, tôi đã rút ra được bài học là: Nhà trường cần kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học thông qua tổ chuyên môn để cùng giáo viên bàn bạc, trao đổi để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất để xây dựng phong trào. Chỉ đạo dạy tốt như phân môn Chính tả, Tập viết ở các lớp đầu cấp để học sinh nắm vững cấu tạo, quy tắc chính tả. Trong quá trình thực hiện ở các lớp giáo viên cần phải khéo léo, nhẹ nhàng và có hình thức đông viên cũng như cách thức thực hiện để học sinh được phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Phải tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong phong trào rèn chữ của giáo viên và học sinh trong nhà trường.Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp tốt với gia đình trong việc rèn chữ viết ở nhà cho học sinh.Quan tâm chăm lo xây dựng cơ sở vật chất như bàn ghế đúng chuẩn, bảng chống lóa, phòng học có đủ ánh sáng để không tổn hại đến thị lực của các em. Trên đây là một vài kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình thăm lớp dự giờ cũng như trong giảng dạy và trong quá trình chỉ đạo phong. %.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> trào “ Vở sạch – Chữ đẹp ”. Tôi thiết nghĩ, trong quá trình viết chính tả học sinh còn gặp nhiều nhầm lẫn khác mà tôi có thể chưa nêu ra đây hoặc chưa tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Mong rằng sẽ được các đồng chí chân thành góp ý bổ sung. Vạn Khánh, ngày 10 tháng 03 năm 2015 HIỆU TRƯỞNG. Người thực hiện. Lê Thành Tôn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×