Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giao an Tieu su tom tat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Mai Giáo sinh thực tập: Nguyễn Bích Nguyệt Tập làm văn Tiết 88. TIỂU SỬ TÓM TẮT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt. 2. Kĩ năng - Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt. 3. Thái độ - Có ý thức thận trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt. B. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng… - HS: SGK, Để học tốt, học bài, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ học theo phương pháp phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ của học sinh. Hoạt động theo nhóm, trên cơ sở từng cá nhân đã được chuẩn bị . D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ -Đọc thuộc khổ thơ đầu tiên của bài thơ Từ ấy, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. 3. Bài mới.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của GV và HS *Hoạt động 1: GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2: Tìm hiểu mục I. Yêu cầu cần đạt Trong cuộc sống cũng như trong học tập các em đã bắt gặp rất nhiều những văn bản tiểu sử tóm tắt, đó là những văn bản ngắn trong mục tiểu dẫn hoặc văn bản có dung lượng lớn hơn như một bài về tác giả Nguyễn Du ở chương trình lớp 10.Vậy tiểu sử tóm tắt là gì? Tại sao chúng ta phải viết tiểu sử tóm tắt ? Để viết được tiểu sử tóm tắt chúng ta cần thông qua các bước như thế nào, tuân thủ những yêu cầu gì ? Bài học ngày hôm này sẽ giúp các em trả lời cho các câu hỏi đó. Chúng ta bước sang bài mới “ Tiểu sử tóm tắt”.. I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT 1.Khái niệm -GV: Dựa vào phần thông tin -Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách trong SGK em hãy cho biết thế khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc nào là tiểu sử tóm tắt? đời và sự nghiệp của một cá nhân. -GV: Lấy VD Tiểu dẫn Hàn Mặc Tử (SGK – tr38). Gọi HS đọc tiểu dẫn. 2.Mục đích -GV: Việc tìm hiểu phần tiểu dẫn -Nhằm giới thiệu cho người nghe về sự nghiệp, cung cấp cho em những thông tin cuộc đời, cống hiến của người được nói tới. gì về Hàn Mặc Tử? (Tên khai sinh, quê quán, xuất thân, cuộc đời, sự nghiệp). + Qua đó em có nhận xét gì về mục đích của tiểu sử tóm tắt? + Việc tìm hiểu tiểu sử tóm tắt có -Tác dụng: tác dụng như thế nào? +Trong học tập: Nắm được tiểu sử của các nhà văn, nhà thơ giúp chúng ta có thêm cơ sở để hiểu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -GV: Để đáp ứng được mục đích của tiểu sử tóm tắt thì văn bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng được những yêu cầu gì? (+Yêu cầu về thông tin: Khách quan, chính xác. +Nội dung và độ dài: Tùy mục đích của văn bản. VD: Tiểu sử tóm tắt của Hàn Mặc Tử (tr38) và tác giả Nguyễn Du(SKG lớp 10), tiểu sử tóm tắt của nguyên thủ quốc gia và tổ trưởng tổ dân phố,… + Văn phong: Cô đọng, trong sáng). đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ. +Trong cuộc sống:  Giúp quản lí nhân sự, phân công công việc.  Lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. 3.Yêu cầu - Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới. - Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt. - Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.. *Hoạt động 2: Tìm hiều mục II. II.CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT 1.Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt -GV: Yêu cầu học sinh đọc văn a.Tìm hiểu văn bản “Lương Thế Vinh” (SGK – bản và trả lời câu hỏi. 54) +Văn bản cung cấp cho em những - Nội dung văn bản: Nhân thân, các hoạt động thông tin gì? chính, những đóng góp chủ yếu, lời đánh giá + Em có nhận xét gì về những nội chung về Lương Thế Vinh. dung mà văn bản cung cấp? => Lựa chọn được nội dung tiêu biểu, chính xác về cuộc đời, thân thế của Lương Thế Vinh. b.Nhận xét -GV: Qua việc tìm hiểu văn bản - Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu Lương Thế Vinh, em hãy cho biết tầm những tài liệu về nhân thân, cuộc đời, sự để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử nghiệp của người được viết tiểu sử..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tóm tắt cần sưu tầm những tài liệu - Tài liệu cần đáp ứng được yêu cầu: Đầy đủ, gì? (Sưu tầm tài liệu về nhân thân, khách quan, chính xác. cuộc đời, sự nghiệp) Những tài liệu ấy phải đáp ững yêu cầu nào? (Đầy đủ, khách quan, chính xác). -GV: Yêu cầu nhìn lại văn bản và cho biết bài viết gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?. -GV: Muốn viết được tiểu sử tóm tắt cần phải làm gì?. -GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.. *Hoạt động 3: Luyện tập. 2.Viết tiểu sử tóm tắt - Bố cục của tiểu sử tóm tắt: + Phần 1 : Giới thiệu nhân thân của người được viết, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh( năm mất ), nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán… + Phần 2 : Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu tiêu biểu, các quan hệ xã hội tiêu biểu …của người được viết. + Phần 3 : Đánh giá vai trò, tác dụng của người được viết tiểu sử tóm tắt trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định ( không gian : quốc gia, làng xã, tập thể, gia đình…; thời gian : lịch sử, đương đại…). - Muốn viết được tiểu sử tóm tắt cần phải: + Nghiên cứu kĩ về ba nội dung nói trên bằng cách: đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng ( nếu có ) + Sắp xếp tư liệu theo trình tự không gian, thời gian, sự việc …hợp lí. + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản. *Ghi nhớ: SGK – 55. III.LUYỆN TẬP 1.Bài tập 1:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đáp án: c và d. a) Văn bản thuyết minh. b) Sơ yếu lý lịch. c) Tiểu sử tóm tắt d) Tiểu sử tóm tắt. e) Điểu văn -GV: Chia ba dãy, mỗi dãy so 2.Bài tập 2: sánh một loại văn bản. -Giống: Đều có thể viết về một nhân vật nào đó. -Khác: +Tiểu sử tóm tắt và điếu văn: Khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn được sử dụng để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử của người đã mất còn có thêm nhiều nội dung khác: tiếc thương người đã mất, chia buồn với gia quyến. +Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lý lịch:  Sơ yếu lý lịch do bản thân viết, tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.  Sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, có thể có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.  Tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà tập trung vào những mối quan hệ có tác động đến người được viết tiểu sử, nhấn mạnh đến cống hiến, đóng góp của người được viết, không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. + Tiểu sử tóm tắt và văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh có đối tượng rộng hơn(người, vật, danh lam thắng cảnh). Tùy đối tượng, mục đích, nội dung mà có thể nhấn mạnh, khắc sâu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> vào những phần khác nhau. Về hành văn, văn bản thuyết minh còn yêu cầu cách diễn đạt phong phú giàu hình ảnh và biểu cảm.. 4.Củng cố, dặn dò -Bài về nhà: Bài tập 3 (SKG – 55) -Yêu cầu học sinh soạn bài “Đặc điểm loại hình tiếng Việt”.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×