Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đề cương tóm tắt KHKT Fakenews

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.42 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
“Nâng cao hiểu biết pháp luật và hình thành kĩ năng sống cho học sinh THPT với
vấn đề Fake news trên trang mạng Facebook”
---------A. Lí do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, nhu cầu của công chúng ngày càng tăng, nổi bật là nhu cầu
mong muốn được cung cấp thông tin về mọi mặt đời sống một cách khách quan, chân
thực và hấp dẫn. Cách đây 15 năm, mạng xã hội mà khởi sự là mạng xã hội Facebook ra
đời đã tạo nên một cuộc cách mạng về công nghệ giúp việc kết nối, trao đổi thông tin trở
nên dễ dàng hơn. Nhưng nếu như những năm đầu xuất hiện, Facebook là môi trường kết
nối, trao đổi thơng tin lành mạnh của cộng đồng thì 3 đến 4 năm gần đây, mạng xã hội vơ
hình chung trở thành nguồn cung cấp thơng tin khơng chính thống. Những ưu điểm của
mạng xã hội bị đối tượng xấu lợi dụng trở thành công cụ để chúng lan truyền tin bịa đặt,
tin giả. Hiện nay, mạng xã hội dần chiếm ưu thế, thậm chí lấn át truyền thơng đại chúng.
Công chúng truy cập, kết nối, tiếp cận thông tin qua đường link được chia sẻ trên mạng xã
hội với tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với việc tự tìm vào trang báo điện tử hay trang thơng tin
điện tử để tìm kiếm nội dung. Bên cạnh đó, mạng xã hội giúp mọi người có thể đăng tải,
chia sẻ, bình luận thơng tin q dễ dàng đây chính là “khe hở” tạo thành cơ hội để lan
truyền tin giả đến cộng đồng.
Tin tức giả nhưng hệ lụy là thật. Tính đến ngày 15/3/2020, cơng an các đơn vị, địa
phương trong cả nước đến nay đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự
thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người [11]. Ngày 28/10, cơng an tỉnh Quảng
Bình cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính các trường hợp đăng tải thơng tin sai sự
thật về tình hình lũ lụt xảy ra tại địa bàn tỉnh trên mạng xã hội Facebook [12].
Theo số lượng thống kê mới đây nhất của Facebook thì Việt Nam có khoảng 30
triệu người dùng thường xuyên trên Facebook, và con số này còn tăng trưởng mỗi ngày.
Facebook ước tính 36% trên tổng dân số Việt Nam đang lướt Facebook trên điện thoại.
Facebook thống kê người việt dành mỗi ngày ít nhất 2,5 tiếng để truy cập mạng xã hội
này cao hơn nhiều so với thời gian dành cho truyền hình. Độ tuổi trung bình của người
dùng vào khoảng 15 - 34 tuổi [3].
Thuộc nhóm tỉ lệ người sử dụng Facebook cao nhất và cùng với những đặc điểm
tâm sinh lý đang phát triển chưa ổn định, ưa khám phá, tiếp thu cái mới nhanh và nhu cầu


chia sẻ tình cảm cao, muốn khẳng định mình... là thành phần trẻ, nhiệt huyết nhưng dễ bị
kích động do chưa có nhiều kinh nghiệm sống vì vậy học sinh lứa tuổi THPT với mục
đích đăng tải thơng tin giả trên mạng xã hội để thể hiện bản thân một cách lệch lạc, thu
hút sự chú ý của dư luận để “kiếm” nhiều lượt thích (like), chia sẻ (share), bình luận
(comment) mà không nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của những tin giả
(Fake news) đối với cộng đồng, xã hội, khiến cho mức độ sống ảo của giới trẻ tăng. Đáng
nói chính là có những khơng ít trường hợp bị xử phạt, vi phạm pháp luật như trường hợp
V.V.T (sinh năm 1991, trú tại xã Cắm Muộn) để xử lý về hành vi đăng tải thông tin bịa
đặt trên facebook khi tự nhận mình bị nhiễm Covid-19 hay những trường hợp tuổi đời
1


chưa đủ 18 nhưng đã lập ra nhiều trang fanpage, nhóm chuyên đăng tải những tin, ảnh
nóng nhưng lại thiếu kiểm chứng độ chính xác của thơng tin và đã bị các cơ quan chức
năng xử phạt nghiêm khắc [10].
Điều này cho thấy, thanh thiếu niên với sự thiếu hiểu biết, khơng có kĩ năng kiểm
chứng thơng tin chính thống cùng tâm lý a dua, thích chú ý đang vơ tình làm cho thực
trạng thơng tin giả (Fake news) trở nên phức tạp hơn và bản thân vướng vào pháp luật mà
khơng hay. Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần phải nâng cao hiểu biết pháp
luật về vấn đề tin giả cho học sinh THPT và hình thành cho học sinh THPT kĩ năng xử lý
tin giả (Fake news) vì thế nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiểu biết pháp
luật và hình thành kĩ năng sống cho học sinh THPT với vấn đề Fake news trên mạng xã
hội Fakebook”.
1. Câu hỏi nghiên cứu
- Sự hiểu biết pháp luật về vấn đề tin giả của học sinh THPT như thế nào? Học
sinh THPT có kĩ năng xử lý đối với tin giả (Fake news) hay không?
- Bằng cách nào để nâng cao hiểu biết pháp luật về tin giả và hình thành kĩ năng xử lý
với tin giả (Fake news) cho học sinh THPT?
2. Giả thuyết khoa học
- Học sinh THPT chưa có hiểu biết pháp luật về tin giả?

- Đa số học sinh THPT khơng có kĩ năng xử lý với tin giả (Fake news)?
- Đề xuất được một số biện pháp tác động nâng cao hiểu biết pháp luật về tin giả
và hình thành kĩ năng xử lý với tin giả (Fake news) cho học sinh THPT.
C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học về tin giả (Fake news), pháp luật liên quan
đến tin giả.
- Bước 2: Xây dựng phiếu hỏi nhận thức về tin giả (Fake news), sự hiểu biết pháp
luật về tin giả của học sinh THPT.
- Bước 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ nhận thức, kĩ năng xử lý với tin
giả (Fake news) và hiểu biết pháp luật về tin giả của học sinh tại các trường THPT .
- Bước 4: Đề xuất một số biện pháp tác động nâng cao hiểu biết pháp luật về tin
giả và hình thành kĩ năng xử lý với tin giả (Fake news) cho học sinh THPT.
- Bước 5: Thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng em tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và khái quát hóa
các tài liệu có liên quan đến tin giả (Fake news) và các quy định pháp luật về tin giả (Fake
news) để nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài.
2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket
Chúng em xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở để khảo sát mức độ hiểu biết về
pháp luật và cách nhìn nhận, kĩ năng xử lý với tin giả (Fake news) của học sinh THPT .
2


2.2.2. Phương pháp quan sát
Chúng em quan sát học sinh trong quá trình tiếp xúc với mạng xã hội facebook,
cách thức xử lý thông tin của các bạn học sinh THPT.
2.2.3. Phương pháp trò chuyện

Chúng em tiến hành trò chuyện với một số học sinh nhằm thu thập thêm thông tin
thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình
Chúng em lựa chọn một số học sinh sử dụng mạng xã hội nhiều; phân tích sâu
những phương pháp tâm lý học sinh khi xử lý tin giả (Fake news), tạo căn cứ thực tiễn
cho việc đề xuất các biện pháp tác động nâng cao hiểu biết về luật an ninh mạng và hình
thành kĩ năng xử lý với tin giả (Fake news) cho học sinh THPT .
2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Chúng em có tham khảo ý kiến của Tiến sĩ tâm lý học Trần Văn Tính - giảng viên
tâm lý học của Trường đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
Chúng em có tham khảo ý kiến của bà Hoàng Thị Giang Thanh -Thẩm phán
TAND huyện Bảo n.
2.2.6. Nhóm phương pháp thống kê tốn học
- Phần mềm Excel để xử lý kết quả khảo sát.
- Phần mềm thống kê giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
D. Tiến hành nghiên cứu
I. Cơ sở lí luận về vấn đề tin giả (Fake news), những quy định pháp luật về
tin giả.
1.1. Khái niệm về tin giả (Fake news)
1.1.1. Định nghĩa về tin giả (Fake news)
Fake news là một thuật ngữ Tiếng Anh, được dùng phổ biến tại Việt Nam với
nghĩa là “tin giả mạo”, “tin tức giả”. Tin giả (Fake news) được hiểu một cách đơn giản
nhất là tin tức hay những câu chuyện khơng đúng sự thật.
Có rất nhiều định nghĩa về tin giả, theo các tác giả Allcott, Hunt, Gentzknơ,
Matthew (Đại học Stanford, Đại học New York, Cục Ngiên cứu kinh tế quốc gia, Hoa
Kỳ) thì tin giả là một thuật ngữ được sử dụng để đề cập các câu chuyện tin tức khơng
mang tính trào phúng, khơng có thật trong thực tế nhưng lại được tin là đúng, có nguồn
gốc trực tuyến (trên phương tiện truyền thông xã hội, trang wed tin giả) hoặc trên các
phương tiện thơng tin truyền thơng. [1]
Trong chương trình 60 Minutes Overtime của Đài CBS News, các nhà sản xuất

cũng đưa ra định nghĩa về tin giả. Nhà sản xuất Michael Radutzky định nghĩa về thuật
ngữ tin giả (Fake news) là dùng để mô tả những chuyện sai lệch với sự thật nhưng lại
cuốn hút và được hàng triệu người tiếp nhận. [1]
Từ những định nghĩa về tin giả (Fake news) của các nhà nghiên cứu, có thể tóm
gọn lại: Tin giả là thuật ngữ dùng để chỉ những thông tin bịa đặt, khơng có thật, cố tình
đăng tải trên các phương tiện truyền thơng vì mục đích kinh tế, chính trị và có tác động,
ảnh hưởng tiêu cực lên nhiều mặt đời sống, xã hội. Tin giả là những thông tin được tạo ra
3


giống tin thật, có chứng cứ bằng hình ảnh, thậm chí là video để tạo niềm tin tuyệt đối cho
cơng chúng.
1.1.2. Lịch sử hình thành của tin giả (Fake news)
Tin giả không phải là vấn đề mới phát sinh mà nó đã có lịch sử từ lâu đời và gây ra
nhiều tác động tiêu cực nhưng chỉ đến khi sự tự do ngôn luận được khoa học công nghệ
hỗ trợ thì tin giả trở thành virus lan truyền đến cộng đồng nhanh chóng và khó kiểm sốt
như mấy năm gần đây. Trong một bài viết trên trang politico.com của tác giả Jaccob Soll,
ông đã khái quát lịch sử ra đời và phát triển của tin giả (Fake News). [1]
Tin giả xuất hiện đầu tiên ở thế kỷ thứ XV tại sự kiện Lễ Phục sinh năm 1975 ở
Trent (Ytaly). Đến thế kỷ XVII, tin giả đã xuất hiện trên mặt báo, trong đó có những câu
chuyện tưởng như vơ lý, phi thực tế vẫn lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Đến đầu thế
kỷ XIX, báo chí hiện đại xuất hiện đã làm tăng sức lan tỏa của tin giả.
Có thể nói, tin giả đã manh nha từ rất lâu và bùng nổ vào thời đại cơng nghệ số,
nhanh chóng lan truyền như virus khi xuất hiện mạng xã hội. Các kênh truyền thơng
chính là “con đường rộng” đưa tin giả đến với công chúng. Nội dung tin giả thường đề
cập đến vấn đề chính trị, tin tức giật gân, những chuyện lạ, câu chuyện về người nổi
tiếng...Bởi thường đề cập đến những vấn đề “nóng” trong xã hội nên tin giả rất dễ lan
truyền và có ảnh hưởng lớn, nó càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều người tin rằng
tin giả là tin thật.
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tin giả (Fake news)

Tin giả thường mang nội dung gây sốc, đánh vào tâm lý tò mò của cơng chúng.
Trong khi đó tỷ lệ cơng chúng “thơng hiểu truyền thơng” [4] cịn thấp. (“Thơng hiểu
truyền thơng” là thuật ngữ chỉ kỹ năng tiếp cận, đánh giá, phân tích để hiểu rõ thơng tin từ
báo đài và mạng xã hội). Đa phần công chúng tiếp nhận tin tức do thị hiếu nhu cầu, mang
tâm lý cả tin nên thường tin vào những thơng tin mà mình đọc được. Đây cũng là một
trong những nguyên do khiến tin giả dễ lan truyền, được một bộ phận cơng chúng đón
nhận và tán phát [1].
Sự dễ dãi trong việc kiểm chứng thơng tin của nhà báo và cơ quan báo chí; sự hiếu
kỳ ngây thơ của một bộ phận công chúng khi tiếp nhận thông tin; sự hỗn loạn của các
trang wed đăng tin giả câu view; sự dễ dàng trong việc phán tán tin tức...là nguyên nhân
khiến cho tin giả tồn tại.
1.1.4. Mạng xã hội và tin giả (Fake news) trên mạng xã hội
Theo định nghĩa chính thức của Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam, dưới
đề xuất của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, thì mạng xã hội “là hệ thông thông tin cung
cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm,
chia sẻ và trao đổi thơng tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạp trang thông tin điện tử cá
nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các
hình thức dịch vụ tương tự khác”. [6]
Điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thơng đại chúng là cơng chúng
có thể tự tạo ra nội dung. Khơng cịn hình thức thơng tin độc quyền như báo chí chính
thống, truyền thơng xã hội đem đến quyền lợi cho mỗi công dân đều có thể tự tạo lập
4


kênh thơng tin cho riêng mình. Kênh thơng tin đó có thể do một cá nhân lập ra như blogs
hay Twitter hoặc có thể do một tập thể xây dựng nên như Wikipedia. [2]
Internet chính thức có mặt ở Việt Nam từ năm 1997, nhưng gần một thập kỉ sau thì
mạng xã hội đầu tiên (Yahoo 360) mới thực sự xuất hiện ở nước ta. Năm 2005, Yahoo
360 được thí điểm ở Việt Nam. Năm 2008, Yahoo tuyên bố đóng cửa dịch vụ blog Yahoo
360. Cùng lúc, dịch vụ mạng xã hội Facebook, sau một năm thâm nhập vào thị trường

Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện của Facebook đánh dấu
một bước phát triển mới cho truyền thông xã hội ở Việt Nam, đặc biết xét đến quy mô lan
tỏa của thông tin. Facebook với những tính năng “share” (chia sẻ) rất dễ dàng, kết nối
mạng lưới “friends” (bạn bè) nhanh và rộng cùng sự nhạy bén của các tính năng tương tác
khác comment và like [10] đã khiến hầu hết tất cả người dùng đều có thể kết nối và chia
sẻ thơng tin cho nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Theo trang tin The Next
Wed, tính tới tháng 7/2017, số người dùng Facebook ở Việt Nam là 64 triệu người dùng,
chiếm 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động tồn cầu và là quốc gia thứ 7
trong nhóm 10 quốc gia có số người dùng Facebook lớn nhất thế giới. [5] Đây cũng là
thời điểm mà mạng xã hội bắt đầu tạo ra những ảnh hưởng lớn đến nền báo chí, truyền
thơng ở Việt Nam và cũng là thời điểm thuận lợi cho tin giả (Fake news) được lan truyền.
Việc truyền tin trên truyền thông xã hội về cơ bản cũng giống kiểu “một đồn mười,
mười đồn trăm”. Thơng tin càng giá trị hoặc có sức ảnh hưởng (dù tích cực hay tiêu cực)
thường sẽ được lan truyền nhanh chóng. Để biết được sự kiện hay vấn đề nào nhận được
sự quan tâm của độc giải, ta có thể dựa vào lượng “like” (số lượng người ủng hộ),
“comment” (bình luận), “share” (chia sẻ) trên mạng xã hội. Việc thơng tin lan truyền
nhanh chóng đã có nhiều tác động tích cực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, bênh cạnh
những tác động tích cực đó, những thơng tin giả mạo lan truyền có ảnh hưởng hết sức
nghiêm trọng.
1.1.5. Thói quen chia sẻ tin tức của người dùng
Hằng ngày, hàng trăm triệu người trên thế giới chia sẻ thông tin với nhau qua
nhiều hình thức như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video...đã khiến cho lượng thông tin
trên mạng xã hội trở nên đa dạng và phong phú. Chủ đề của những tin tức đó là vơ tận. Từ
những tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống như thiên tai, chiến tranh, bạo lực, tội phạm...
đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sông riêng tư, sinh hoạt của mỗi người đều xuất hiện
trên mạng xã hội. Chỉ cần những thông tin đó liên quan đến cá nhân độc giả, họ sẽ thường
“phản ứng” với nó bằng cách “share” (chia sẻ thông tin) đến những người khác. Tùy chọn
chế độ họ chọn là “friends” (dành cho bạn bè của bạn) hay public (dành cho tất cả mọi
người), thông tin mà một cá nhân (có sử dụng trang mạng xã hội) chia sẻ sẽ đến được với
hàng trăm, hàng triệu hoặc hàng vạn người khác.

Đẩy mạnh tính năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin, mạng xã hội
cho phép cơng chúng có quyền tự do ngơn luận và chia sẻ tin tức mà dường như khơng có
sự kiểm sốt. Những vụ việc mang tính tiêu cực thường có tác động mạnh đến công
chúng hơn là những thông tin mang tính tích cực. Bởi thế cơng chúng dễ tác động và chia
sẻ thông tin nhiều hơn. Lợi dụng tâm lý của người tiếp nhận, những kẻ tung tin giả
5


thường đưa tin có yếu tố giật gân, phản ánh mặt trái của xã hội lên mạng xã hội, “dụ dỗ”
công chúng chia sẻ và lan truyền.
Số đông người trẻ dùng mạng xã hội hiện nay khá tị mị, ln muốn trở thành
người dẫn đầu trên “mặt trận” thông tin, nhận được sự quan tâm của số đông… nên họ
bấm vào nút chia sẻ trên Facebook. Một số khác chia sẻ những điều họ đọc thấy, tìm được
ở đâu đó trên mạng với suy nghĩ cảnh giác người khác mà khơng hề biết hành động của
mình có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng, khi thông tin chưa được kiểm chứng.
Theo thạc sĩ ngành Xã hội học, giảng viên Trường Đại học Mở TP.HCM Lê Minh Tiến:
“Khi đứng trong một trào lưu nổi bật nào đó, chúng ta rất dễ bị nó cuốn theo. Trong xã
hội học gọi đó là tâm lý đám đơng. Khi đó, ý thức cá nhân bị chìm xuống, chúng ta mất đi
sự tỉnh táo trong bối cảnh đó. Sống trong một bối cảnh dễ gặp rủi ro về thông tin, thực
phẩm, tự nhiên…, cộng đồng người dùng mạng nên biết lùi lại một chút, suy nghĩ trước
khi hành động mới được”[7].
1.2. Phân loại về cách thức chế tác tin giả
Mạng xã hội xuất hiện với mục đích ban đầu là kết nối mọi người với nhau và chia
sẻ thông tin cá nhân đến với cộng đồng. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã lạm dụng
tính tiện ích của mạng xã hội để thỏa mãn sự tự do ngơn luận của mình hay vì nhiều mục
đích khác.
1.2.1. Dựng ra tin giả với thơng tin hồn tồn khơng chính xác
Loại thứ nhất là những thơng tin hồn tồn khơng chính xác (bao gồn cả thơng tin
thơng thường và thơng tin được trình bày giống như một tin báo chí) được tác giả cố tình
dàn dựng và đăng tải, lan truyền vì một mục đích nào đó. Đặc trưng chung nhất của tin

giả kiểu này là chúng thường xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng nóng, gây tranh cãi
trong đời sống thực. Những sự kiện nào càng nóng, càng gây tranh cãi thường sẽ trở
thành đề tài cho tin giả phát tác.
1.2.1. Phóng đại tiếp một phần sự thật thông tin được đăng tải
Nếu như loại tin giả tự bịa ra kịch bản (video hay ảnh minh họa) có sẵn lừa được
cơng chúng trong vài ba ngày thì loại tin giả được dàn dựng dựa trên một phần sự thật
thông đã được cơ quan báo chí chính thống đăng tải trước đó càng trở nên “có giá trị”, thu
hút sự quan tâm của cộng đồng mạng nhiều hơn. Những tin tức làm giả dựa trên một
phần sự thật câu chuyện trước đó đa phần là những thơng tin do cá nhân bịa đặt vì một
mục đích cụ thể nào đó.
Ngồi ra phân loại tin giả theo nội dung có: tin giả về chính trị; tin giả về các vấn
đề nóng trong xã hội; tin giả về giáo dục; tin giả về văn hóa, giải trí.
2. Sự quản lý của Đảng, Nhà nước đối với mạng xã hội và pháp luật với tin
giả.
Trong số các trang mạng xã hội thì Facebook là trang có số lượng người dùng ở
Việt Nam rất lớn. Với sự tương tác và tốc độ lan truyền thông tin nhanh, người dử dụng
nó như một cơng cụ để nắm bắt thơng tin, liên lạc, chia sẻ, thể hiện, bày tỏ về mọi vấn đề,
lĩnh vực trong đời sống của cá nhân cũng như người khác. Khơng ít người đã và đang coi
mạng xã hội là nơi bày tỏ bức xúc của mình và nhiều lúc dây ra những phiền phức không
6


đáng có. Đó cũng có thể là điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân mang mục đích xấu lợi
dụng nhằm lan truyền tin bịa đặt, tin giả.
Việc bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan điểm hay tự do trao đổi thơng tin trên hệ thống
báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội là quyền tự do công dân..., tuy nhiên, người dùng
cần sử dụng mạng xã hội đúng luật. Để quản lý và tạo môi trường lành mạnh cho người
dùng tham gia mạng xã hội, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những văn bản pháp
luật quy định về vấn đề này. Quy định pháp luật được cụ thể hóa trong Hiến pháp và bằng
việc ban hành các bộ luật như: Luật Xuất bản, Luật báo chí, Luật Cơng nghệ thơng tin, Bộ

luật hình sự .... trong đó đã có các quy định liên quan đến xử lý người đưa tin giả, đưa tin
sai trên báo chí và trên mạng Internet.
Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, trong đó quy định các tổ chức, cá nhân cung
cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật… sẽ bị xử phạt nặng. Cụ thể, Điều 101
Nghị định 15 quy định phạt tiền 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội
để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Bộ luật hình sự đề cập về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính,
mạng viễn thơng được quy định tại điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015.
“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn
thơng
(1). Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm....”
Đặc biệt 12-6-2018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa IV đã thơng qua Luật an ninh
mạng với tỷ lệ 86,86%. Luật có hiệu lực1/1/2019. Luật An ninh mạng làm rõ hơn về điều
kiện, quy trình các bước thu thập chứng cứ điện tử để làm cơ sở xử lý các cá nhân, tổ
chức về hành vi tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng Internet. Luật đã áp dụng các điều
khoản về tội phạm có liên quan của Bộ luật hình sự; nghiêm cấm hành vi xuyên tạc và
thông tin sai sự thật gây hoang mang và thiệt hại; xử phạt, bắt bồi thường, truy cứu trách
nhiệm hình sự…
Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đặc biệt, “màng lọc” thông tin này đang
phát huy rất hiệu quả trong đại dịch Covid-19. Theo báo cáo tổng hợp của Cục Phát thanh
Truyền hình - Thơng tin điện tử, có 15 Sở Thơng tin - Truyền thơng đã ra quyết định xử
phạt 21 vụ, nhắc nhở 26 vụ với số tiền phạt là 203 triệu đồng đối với các đối tượng tung

tin giả mạo trong thời gian chống dịch. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có 5 vụ, các
tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, Nam Định, Hồ Bình đều có 2 vụ…[8].
7


Rõ ràng mạng ảo mà hậu quả là thật. Bởi thơng tin lan truyền ngay lập tức và có
thể gây sợ hãi, hoảng loạn trong dư luận. Sự ra đời của Luật An ninh mạng thực sự đã
khiến cho môi trường khơng gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn rất nhiều, bởi
một lượng lớn thơng tin có nội dung xấu, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, thuần
phong mỹ tục đã bị ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm túc, hiệu quả. Những hành vi tung
tin thất thiệt vì động cơ khác nhau đều bị nghiêm trị.
Từ khi thi hành, Luật An ninh mạng đã chứng minh không chỉ là công cụ quản lý
hiệu quả của Nhà nước với an ninh mạng mà còn là chuẩn mực để bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của mọi chủ thể tham gia. Điều luật này đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về
quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các mạng xã hội, có trách nhiệm với chính thơng tin
mình đăng tải, phát tán đồng thời biết bảo vệ chính mình trước “nồi lẩu thơng tin”[9].
II. Thực trạng nhận thức hiểu biết pháp luật về tin giả (Fake news) của học
sinh THPT.
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 618 học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào
Cai. Bao gồm: Trường PTDTNT THCS - THPT huyện Bảo Yên. Trường THPT số 3 TP
Lào Cai. Trường THPT số 2 huyện Bảo Yên.Trong các trường, chúng tôi lựa chọn ngẫu
nhiên số học sinh tham gia nghiên cứu.
Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Lớp
Biến số
SL

%
SL
%
SL
%
Tổng
Giới tính Nam
42,0
24,6
54,0
31,6 75,0 43,9 171,0
Nữ
180,0 40,3
144,0 32,2 123,0 27,5 447,0
Tổng
222,0 35,9
198,0 32,0 198,0 32,0 618,0
2.2. Thực trạng cách nhìn nhận của học sinh THPT về tin giả (Fake news)
2.2.1. Thực trang mức độ hiểu biết và khả năng phân biệt tin giả của học sinh
THPT
Biểu đồ 2.2. Thực trạng mức độ hiểu biết về tin giả của học sinh THPT

Khi được hỏi “Bạn đã từng nghe đến tin giả bao giờ chưa”? Có đến 38,8% số học
sinh được hỏi cho rằng “Có nghe qua” nhưng chỉ có 22,8% học sinh dám khẳng
định “đã biết và từng tìm hiểu” về tin giả; có 3,4% học sinh “chưa từng nghe” đến
tin giả bao giờ. Điều đó cho thấy “tin giả” là vấn đề mà học sinh THPT có quan tâm
nhưng số lượng học sinh THPT biết và tìm hiểu tin giả chưa cao, chưa nhiều. Điều
này càng được khẳng định khi nhóm nghiên cứu khảo sát tỉ lệ học sinh THPT tiếp
xúc với tin giả bằng cách đưa ra khái niệm tin giả và mời học sinh THPT đối chiếu
8



với khái niệm đó, kết quả 89,3% đã từng tiếp xúc với tin giả. Nhưng chỉ có 45/618
học sinh tương ứng 7,3% khẳng định chắc chắn có thể phân biệt được tin giả và
chiếm tỉ lệ cao nhất 38,5% tương ứng 238/618 học sinh đơi khi có khả năng phân
biệt được tin giả và 23,4% học sinh khơng có khả năng phân biệt được tin giả. Từ
thực trạng đó học sinh THPT tiếp xúc với tin giả nhiều nhưng khả năng phân biệt tin
giả của học sinh không cao và khơng chắc chắn. Điều này đỏi hỏi cần có những
biện pháp giúp học sinh hình thành được kĩ năng phân biệt tin giả.
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ học sinh THPT tiếp xúc Biểu đồ 2.4. Khả năng phân biệt tin giả của
với tin giả
học sinh THPT

2.2.2. Thực trạng kĩ năng xử lý tin giả của học sinh THPT
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế câu hỏi điều tra về việc tìm kiếm thông tin trên mạng
xã hội của học sinh THPPT cụ thể “Bạn thường lấy thông tin ở các trang mạng xã
hội nào”? Kết quả thu được cao nhất ở mức độ thường xuyên đó là facebook là 435
học sinh - 70,4%, đứng thứ 2 là Youtube là 363 học sinh - 59%. Đứng cao nhất ở
mức độ thỉnh thoảng là Zalo 414 học sinh - 67%. Như vậy Facebook mà mạng xã
hội được đông đảo học sinh THPT sử dụng nhiều nhất trong việc khai thác thơng
tin. Trong đó có khoảng 67% thỉnh thoảng chia sẻ và 30% học sinh được hỏi
thường xuyên chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Như vậy đặt ra vấn đề học sinh sẽ
xử lý như thế nào trong tình huống “Bạn đã chia sẻ thơng tin (do khơng biết tin đó
là tin giả) nhưng sau khi biết tin đó là giả mạo, bạn sẽ làm như thế nào”? đa phần
(57,3%) học sinh xóa tin giả trên trang cá nhân của mình và (51%) thông báo cho
những người xung quanh. Việc làm này cũng giúp giảm lượng tương tác tin giả
nhưng có độ trễ về thời gian , bởi khi đó các trang báo chính thống đã chỉ rõ đó là tin
giả; Tỷ lệ học sinh (33,5%) đăng thơng tin đính chính trên trang cá nhân không
nhiều. Đa số học sinh (57,3%) chọn cách “khơng làm gì cả” khi biết tin tức mình
đăng là giả. Sự xấu hổ, e ngại bị chê bai có thể là một trong nhiều lý do khiến học

sinh đã chia sẻ tin giả khơng gỡ bài hoặc đính chính thơng tin khi biết đó là giả mạo.
Như vậy việc giáo dục kĩ năng xử lý với tin giả cho học sinh THPT là điều cần thiết
để tránh việc lây lan tin giả cũng như hình thành văn hóa mạng cho học sinh.

9


Biểu đồ 2.5. Mức độ học sinh chia sẻ Biểu đồ 2.6. Cách xử lý của học sinh khi biết tin
thơng tin trên mạng xã hội
mình chia sẻ là giả

2.3. Thực trạng sự hiểu biết pháp luật về tin giả (Fake news) của học sinh
THPT.
Tiến hành khảo sát thực trạng sự hiểu biết pháp luật về tin giả của học sinh THPT,
nhóm nghiên cứu nhận được kết quả 7,3% học sinh chưa từng nghe đến các quy định
pháp luật về tin giả; 56,8% có nghe đến nhưng chỉ 29,1% đã biết đến và rất ít học sinh
(6,8%) đã biết và hiểu về luật an ninh mạng. Như vậy có thể kết luận rằng mức độ hiểu
biết pháp luật về tin giả của học sinh THPT chưa cao; Các quy định pháp luật về tin giả
còn khá mới mẻ với học sinh THPT.
Biểu đồ 2.7. Thực trạng hiểu biết pháp luật về tin giả của học sinh THPT

III. Một số biện pháp tác động nâng cao hiểu biết pháp luật và hình thành kĩ
năng xử lý với vấn đề tin giả (fake news) cho học sinh THPT.
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn điều tra:
+ Nếu trang bị cho học sinh THPT những hiểu biết nhất định về tin giả (fake news)
bao gồm kỹ năng nhận diện và xử lý với tin giả; Cung cấp kiến thức pháp luật về tin giả
nhấn mạnh các quy định liên quan đến việc xử lý việc đăng tải, chia sẻ tin tức giả sẽ trang
bị cho học sinh kỹ năng sống, chủ động hơn trên không gian mạng để không bị ảnh
hưởng trước những tác động xấu từ một số thông tin không chuẩn xác trên mạng.

+ Việc phối hợp nhịp nhàng thường xuyên các phương pháp theo nhiều hình thức,
áp dụng với từng hoàn cảnh, đối tượng sẽ giúp học sinh THPT tiếp cận tin tức chính
thống, tránh hành động chia sẻ, phát tán thơng tin sai sự thật, hình thành “văn hóa mạng”.
3.2. Các biện pháp đề xuất
3.2.1. Biện pháp “Chuyên gia Pháp luật”

10


- Hình thức: Tuyên truyền về Tin giả (Fake news) - Pháp luật liên quan đến Tin giả
(Fake news) dưới sự góp mặt của các Chun gia pháp luật (Cơng an, An ninh, Tòa án,
Viện kiểm sát...)
- Cách thức: Tổ chức các buổi chào cờ, hoạt động ngoại khóa mời “Chuyên gia
Pháp luật”; Sử dụng ấn phẩm tuyên truyền (Tờ rơi, áp phích, băng zơn, khẩu hiểu...)
- Ưu điểm/Hạn chế: Dễ dàng thực hiện nhưng mang tính chất hàn lâm, giáo huấn,
khơ khan.
3.2.2. Biện pháp “Phiên tịa giả định”
- Hình thức: Tuyên truyền về Tin giả (Fake news) - Pháp luật liên quan đến Tin giả
(Fake news) bằng cách sân khấu hóa với đầy đủ các trình tự, thủ tục của một phiên tòa.
“Phiên tòa giả định” tái hiện quá trình xét xử vụ án nhằm cung cấp cho người xem về
hành vi phạm tội, việc xét xử người phạm tội, truyền đạt thông điệp sống, làm việc theo
Hiến pháp, pháp luật đến đông đảo học sinh. Đa dạng xen lẫn những câu hỏi trắc nghiệm
về tình huống trong vụ án để thể hiện được sự hiểu biết và nhận thức của học sinh về vấn
đề tin giả (Fake news); Pháp luật với Fake news.
- Cách thức: Linh hoạt
+ Sân khấu hóa trực tiếp.
+ Quay Video gián tiếp tuyên truyền trên các trang mạng xã hội đặc biệt là
Facebook.
- Ưu điểm/Hạn chế:
+ Hấp dẫn có tính ứng dụng thực tế, mới lạ mang tính trực quan sinh động, khơng

chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định của pháp luật về mức án được áp
dụng dành cho hành vi phạm tội mà còn giúp những người tham dự hiểu rõ về ranh giới
giữa đúng - sai; thiện - ác, tính nghiêm minh, hướng thiện của pháp luật.
- Khó, phức tạp đòi hỏi người tổ chức phải tham khảo, vận dụng kiến thức về
pháp luật, phối hợp, tư vấn từ các cơ quan chức năng (công an, an ninh, tòa án...) để tổ
chức phiên tòa giả định nhưng như thật.
3.2.3. Biện pháp “ Giáo dục tích hợp”
- Hình thức: tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp trong các bộ môn cụ thể môn
Giáo dục công dân, môn Tin học
- Cách thức: Giới thiệu, học về pháp luật liên quan đến tin giả (Fake news), nhận
diện và cách xử lý, mức độ vi phạm pháp luật trong các giờ Giáo dục công dân; Thực
hành rèn luyện các kĩ năng (kỹ năng làm chủ bản thân; kỹ năng giải quyết vấn đề) với tin
giả (Fake news) trong các giờ Tin học.
Hình thành kĩ năng làm chủ bản thân
- Hãy hoài nghi về tiêu đề của bài viết: Tin giả thường có một tiêu đề thu hút chú ý,
được viết bằng CHỮ IN HOA với rất nhiều DẤU CHẤM THAN!!!!
- Hãy xem xét kỹ các URL (đường dẫn hay địa chỉ dùng để tham chiếu đến các tài
nguyên trên mạng Internet)… chẳng hạn, nếu mình nhận được email từ ngân hàng của
mình, email đó có thể trơng rất thực và yêu cầu mình đăng nhập để kiểm tra số dư của
mình...
+ Trước khi bạn làm điều đó, hãy kiểm tra kỹ đường dẫn URL.
11


+ Nhiều trang web tin tức giả bắt chước các nguồn tin thực bằng cách thực hiện các
thay đổi nhỏ đối với URL.
+ Một URL giả mạo hoặc tương tự có thể là dấu hiệu cảnh báo về tin giả, vì vậy
thay vì nhấp vào liên kết để tìm hiểu xem nó có phải giả mạo khơng, hãy mở một cửa sổ
trình duyệt mới và truy cập trang web thực sự, sau đó so sánh URL thật với URL cịn lại
để quyết định.

- Hãy xem xét các bức ảnh trong câu chuyện. Những câu chuyện sai lệch thường
chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa. Đơi khi bức ảnh có thể có thật nhưng được đưa ra
khỏi bối cảnh để thay đổi ý nghĩa của chúng. Mình có thể tìm kiếm hình ảnh đó để xác
minh xem nó đến từ đâu.
- Hãy xem xét kỹ ngày tháng trong câu chuyện… Những câu chuyện sai lệch có thể
chứa các mốc thời gian không hợp lý hoặc ngày của sự kiện đã bị thay đổi.
- Một số trang web được cấp phép tại Việt Nam:
Tên miền
Dành cho
GOV.VN
Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
COM.VN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại.
NET.VN
Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực thiết
lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng.
ORG.VN
Các tổ chức hoạt động lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
INT.VN
Tổ chức quốc tế
AC.VN
Các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu.
BIZ.VN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại (tương đương với tên miền COM.VN)
EDU.VN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo.

Hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề
- Khi tiếp cận được một thông tin, dù sốt dẻo và thúc giục đến mấy thì việc đầu
tiên ta cần có “bộ lọc”, phải là xác minh thông tin.
- Thận trọng trong việc bình luận (comment), nhấn nút like và chia sẻ (share).
Thay vì vội tin, vội chia sẻ hay vội bình luận một thơng tin nào đó chưa chắc chắn, nên
chờ đợi và tìm kiếm những nguồn tin chính thống và đã được kiểm chứng uy tín để
khơng mất thời gian và bị đánh lừa rồi vơ tình tiếp tay trong việc truyền thơng tin giả và
vướng vào vịng pháp luật mà không hay.
- Nếu thông tin bạn chia sẻ là sai hãy xóa và đăng tin đính chính khi đã xác minh
lại.
- Tìm hiểu những điều luật về tin giả: Luật an ninh mạng, Luật bưu chính viễn
thơng, Luật Hình sự...
3.3. Thực nghiệm tác động giúp học sinh THPT nâng cao hiểu biết pháp luật
và hình thành kỹ năng sống với vấn đề tin giả (Fake news) trên mạng Facebook.
12


3.3.1: Các bước triển khai thực nghiệm
Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)
Trên cơ sở điều tra cho thấy mức độ sử dụng Facebook thường xuyên nhất rơi vào
học sinh 12. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 34 học sinh lớp 12 và chia thành 2 nhóm: nhóm
thực nghiệm (17 học sinh trường PTDT THCS & THPT Bảo Yên), nhóm đối chứng (17
học sinh trường THPT Bảo Yên 2).
Bước 2: Triển khai thực nghiệm
- Tiến hành thực nghiệm này với sự phối hợp của hai công đoạn:
+ Công đoạn I: Trang bị nhận thức về tin giả và sự hiểu biết pháp luật về tin giả
cho học sinh THPT - Thực hiện biện pháp “Chuyên gia pháp luật” và “Phiên tịa giả
định”.
+ Cơng đoạn II: Hình thành kỹ năng sống về nhận biết, xử lý tin giả trên Facebook
cho học sinh THPT - Thực hiện biện pháp “Giáo dục tích hợp”.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Tiến hành khảo sát hiểu biết pháp luật và kỹ năng xử lý với tin giả trên mạng
Facebook ở cả hai nhóm.
- Xử lý số liệu khảo sát.
- Áp dụng toán học thống kê.
3.3.2. Nội dung triển khai cụ thể
3.3.2.1. Công đoạn 1: Trang bị hiểu biết pháp luật về tin giả cho học sinh THPT:
Bước 1: Chúng em tổ chức một buổi tuyên truyền với những học sinh có trong
danh sách thuộc nhóm thực nghiệm đã được lựa chọn những kiến thức hiểu biết chung về
tin giả, những quy định pháp luật về tin giả; hỏi và trả lời trực tiếp những về những vấn
đề liên quan đến tin giả và những quy định pháp luật xử lý về việc đăng tải, chia sẻ tin giả
trên Facebook. Chúng em cung cấp một số cách có thể nhận diện tin giả trên Facebook.
Cuối buổi, chúng em phát tài liệu, tờ rơi và mời nhóm học sinh thực nghiệm đóng tình
huống trong các tiểu phẩm về tin giả trong chương trình “Nói khơng với Face News”.
Bước 2: Tổ chức chương trình “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật”, “Luật
an ninh mạng - Nói khơng với Face News”, tổ chức vào 2 tiết chào cờ của hai tuần học
liên tiếp tại trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên có mời sự tham gia tuyên truyền
của Đại úy Lục Tiến Dũng - phó đội trưởng đội an ninh cơng an huyện Bảo Yên và thực
hiện sân khấu hóa trực tiếp “Phiên tòa giả định” xử lý về hành vi đăng tải tin giả trên
mạng xã hội Facebook.
a. Tiết 1 - “Fake News là gì”
- Nội dung : Trị chuyện, trao đổi với học sinh THPT về khái niệm Face News,
phân loại Fake News, kỹ năng nhận diện Fake News.
- Cách triển khai :
+ Đưa ra khái niệm Fake News, phân loại Fake News, kỹ năng nhận diện Fake
News. Trao đổi với học sinh về các vấn đề trên.
+ Phát tờ rơi, đưa ra một số tình huống qua tiểu phẩm, trị chơi giúp học sinh hiểu
thêm về các nội dung trên .
13



b. Tiết 2 - “Pháp luật với Fake News ”
- Nội dung : Cung cấp những biện pháp giúp học sinh hình thành kỹ năng xử lý
với Fake News, Kiến thức pháp luật về các quy định xử lý với việc đăng tin, chia sẻ tin
giả (Face News).
- Cách triển khai :
+ Đưa ra một số tình huống thực tế qua tiểu phẩm - Thực hiện đóng trực tiếp
Phiên tịa giả định để học sinh nhận biết cách xử lý với với Fake News, Kiến thức pháp
luật: Luật an ninh mạng và các quy định xử lý với việc đăng tin, chia sẻ tin giả (Fake
News).
+ Học sinh phát biểu ý kiến và đưa ra nhận xét về bản thân sau khi được tìm hiểu
và thực hành các biện pháp.
3.3.2.2. Công đoạn 2 : Tổ chức một số biện pháp hình thành kỹ năng xử lý với tin
giả (Fake News).
Chúng em tiến hành tác động đến nhóm thực nghiệm trong khoảng thời gian 2
tuần. Q trình cơng đoạn 2 được chúng tôi tiến hành như sau :
Chúng em đăng tờ rơi, Video Phiên tòa giả định trên trang mạng của nhà trường
để học sinh có thể xem lại nhận thức về hậu quả của việc đăng tin giả trên mạng xã hội.
Tích hợp trong các tiết học bộ mơn Tin học qua hình thức: làm chủ bản thân và
giải quyết vấn đề về tin giả (Fake news).
- Làm chủ bản thân :
* Mỗi khi đọc một tin tức hay một bài viết được chia sẻ trên Facebook cần hình
thành thói quen : Quan sát về hình thức của bài viết, kiểm tra độ tin cậy qua hình ảnh,
đường dẫn của các tin đó.
* Ln nhắc nhở học sinh thận trọng, cân nhắc, khơng vội vàng trong q trình ấn
nút Like, và share.
- Giải quyết vấn đề :
* Luôn đặt ra câu hỏi : Mình chia sẻ thơng tin này để làm gì ? Tin này có liên quan
đến những hành vi nghiêm cấm trên an ninh mạng không ?
* Nếu tin này là tin giả cần xóa bài và đính chính lại thơng tin trên trang cá nhân

của mình.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng em đã sử dụng phiếu điều tra ở nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kết thúc tác động. Phiếu điều tra được tiến hành
với tổng số 34 học sinh, kết quả điều tra được thống kê bằng phần mềm Excel.
Chúng em sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch
giữa điểm trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Bảng 3.1 Bảng kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm đối
chứng, nhóm thực nghiệm trước tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm trung bình
42,17
38,88
14


Kiểm chứng T-test độc lập
0,079
Với p = 0,079 >0,05 do đó sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm khơng có ý
nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương.
Sau khi tiến hành các biện pháp tác động giúp học sinh Trường PTDTNT Huyện
Bảo Yên về luật an ninh mạng và kĩ năng xử lý với tin giả, chúng em thu được kết quả
như sau:
Bảng 3.2. Bảng so sánh điểm trung trình của nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm
sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm trung bình
31,06

26,88
Độ lệch chuẩn
6,49
4,83
Kiểm chứng T-test độc lập
p = 0,04
Mức độ ảnh hưởng (ES)
0,86
SMD
Bảng thống kê trước tác động minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả p=0,04<0,05 cho thấy
sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý
nghĩa tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm
trung bình nhóm đối chứng là khơng ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Từ bảng tiêu chí Cohen, SMD = 0,86 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biện
pháp tác động nhóm thực nghiệm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về luật an ninh mạng
và hình thành kỹ năng xử lý tin giả trên Facebook là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Vận dụng một số phương pháp đề xuất giúp học sinh nâng
cao hiểu biết pháp luật và hình thành kĩ năng xử lý với tin giả (Fake News) trên mạng
Facebook ” đã được kiểm chứng.
3.3.4. Kết luận chung về thực nghiệm
- Thông qua việc tác động một số biện pháp trang bị hiểu biết pháp luật về tin giả
cho học sinh THPT và Tổ chức một số biện pháp hình thành kỹ năng nhận diện, xử lý với
Fake News đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật về tin giả và bước đầu hình thành
kỹ năng xử lý tin giả trên Facebook cho học sinh THPT.
- Các kết quả thu được từ thực nghiệm đã cho chúng tôi nhiều dẫn liệu để bổ sung
và chỉnh lí cách thức tác động đến học sinh trường THPT một cách có hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
1. Qua điều tra nhận thức về tin giả (Fake News) và sự hiểu biết pháp luật về tin
giả của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chúng em nhận thấy học

sinh sử dụng mạng xã hội Facebook để tiếp nhận thông tin là thường xuyên nhất và tiếp
xúc với tin giả nhiều. Tuy nhiên học sinh THPT chưa có hiểu biết pháp luật liên quan đến
tin giả; Các quy định pháp luật liên quan đến tin giả còn khá mới mẻ với học sinh THPT.
Bên cạnh đó khả năng phân biệt tin giả của học sinh không cao và không chắc chắn.
15


2. Để góp phần nâng cao nhận thức về tin giả, nâng cao sự hiểu biết pháp luật về
tin giả và hình thành kỹ năng xử lý với tin giả (Fake News) trên mạng Facebook cho học
sinh THPT, chúng em đã đề xuất một số biện pháp bao gồm: Biện pháp “Chuyên gia
pháp luật”, “Phiên tòa giả định”, “Giáo dục tích hợp”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Hà My, Tác động của Fake News đối với truyền thông và công chúng
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2018.
2. Nguyễn Hải Chung, Bùi Thu Hương (2016), Truyền thông xã hội, NXB Thế
giới, Hà Nội.
3. />4. Báo Quân đội nhân dân, 10 sự kiện CNTT - VT Việt Nam nổi bật năm 2006,
qdnd.vn, 22/11/2013.
5. D.Kim Thoa, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về số người dùng Facebook,
congnghe.tuoitre.vn, 14/7/2017.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định Về quản lý, cung cấp sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng Số:72/2013/NĐ-CP,
thuvienphapluat.vn, 17/4/2017.
7. />8. />9. />10. />11. />12.
/>
16




×