Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng và giải pháp hướng nghiệp học sinh trung học cở sở tại huyện bình chánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM NGỌC TUYỀN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP
HỌC SINH TRUNG HỌC CỞ SỞ TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TRẦN NGHĨA

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
1


TĨM TẮT

Cơng tác hướng nghiệp là một khâu rất quan trọng trong q trình
giáo dục, góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học
sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với
năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.
Tuy vậy, trên thực tế thì hoạt động hướng nghiệp hiện nay chưa
được các cấp quản lý giáo dục và các trường quan tâm đúng mức, chất
lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh
và xã hội, học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa được chuẩn bị chu đáo để
lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân và yêu cầu
của xã hội. Hệ quả của việc xem nhẹ tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học


sinh sau THCS là tình trạng bỏ học, gây lãng phí cho gia đình và xã hội.
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp hướng nghiệp học sinh trung học cơ
sở tại huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh”, được tiến hành thực
hiện 3 nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hướng nghiệp học sinh
THCS.
- Thứ hai: Khảo sát thực trạng hướng nghiệp của các trường THCS
huyện Bình Chánh, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
- Thứ ba: Đề xuất giải pháp hướng nghiệp phù hợp.
Qua đó, người nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động hướng nghiệp học sinh THCS; góp phần vào việc định hướng
nghề nghiệp, thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS.

2


ABSTRACT

Vocational orientation education is a very important mission in teaching
program, it contributes positive to meet the society's requirement of human
recourses, preparing for students to come into their labour life or training direct to
suitable with themselves ability and meet the society's requirement.
However, the truth activities vacational guidance of all levels of education
managers and many high schools seem to pay less attention to hold career
guidance classes for students nowadays; the quality of activites vocational are not
ensured to meet the society's requirement and students. The students after
graduated from secondary schools not repair carefully to select their job, selection
suitable job for themselves and society's requirement, consequently of not pay
attention to advisory vocational guidance in secondary schools, meet the society's
requirement of human resourses after graduated are drop out situation, to cause

waste for family and society.
Topic: “The fact and situation of vocational guidance in secondary schools
at Binh Chanh district in Ho Chi Minh City”, it was conducted three tasks as
follows:
Firstly: Systematize rationale about vocational guidance of secondary
schools.
Secondary: Surveying the factor vocational guidance of secondary schools
at Binh Chanh district, searching resons of the fact.
Thirdly: Recommend solutions suitable vocational guidance. Thereby, the
researches hopes to contribute to increase quality of activities vocational
education in secondary chools; contribute to the career orientation, meet the
society's requirement of human recourses after school graduation.

3


PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
GDHN cho HSPT nói chung, cho HS THCS nói riêng là vấn đề đang được
Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định rõ ràng trong các điều khoản của
Luật giáo dục Việt Nam 2005, cụ thể là:
- Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp HS phát triển tồn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của
giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu
về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào
cuộc sống lao động. (Điều 27 Luật giáo dục 2005)

- Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học,
bảo đảm cho HS có những hiểu biết phổ thơng cơ bản về tiếng Việt, tốn, lịch sử
dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,
ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. (Điều
28 Luật giáo dục 2005)
GDHN là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được
xác định trong Luật Giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chủ
trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay cũng nhấn mạnh đến u
cầu tăng cường GDHN nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc PLHS,
chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với
năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.
Đối với HS lớp 9, việc chọn trường, chọn hướng học tiếp THPT hay chuyển
sang loại hình đào tạo khác là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai.
Đối với các bậc phụ huynh, việc chọn trường gần nhà, trường phù hợp với sức học
của HS, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai,… rất được quan tâm.

4


HĐHN hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường quan tâm
đúng mức, còn nhiều địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung
GDHN; chất lượng HĐHN chưa đáp ứng được yêu cầu của HS và xã hội, HSPT
cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp,
lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội. Ban giám hiệu các
trường chỉ đẩy mạnh về tư vấn nguyện vọng, chọn trường THPT công lập, mà thiếu
sự tư vấn thêm về loại hình GDTX, TCCN và trường nghề. Đặc biệt, trong khâu
làm cơng tác tâm lý và phân tích những yếu tố giúp phụ huynh, HS chọn trường,
chọn hướng đi phù hợp chưa được chú trọng.
Hệ quả của việc xem nhẹ TVHN, PLHS sau THCS là tình trạng bỏ học, thừa
thầy nhưng thiếu thợ lành nghề. Kết quả tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, có

nhiều HS dù thi điểm cao, nhưng do không biết cách chọn trường đã khơng trúng
tuyển, hoặc có nhiều HS cố sức để theo lớp 10, nhưng nửa đường bỏ học vì khơng
theo kịp chương trình. Nếu những đối tượng này được TVHN kịp thời sẽ chọn được
một hướng đi phù hợp với bản thân, tiết kiệm được thời gian và công sức, tránh lãng
phí trong giáo dục.
Bình Chánh là huyện ngoại thành của TPHCM với nhiều khu cơng nghiệp
lớn có nhu cầu cao về nguồn lao động có chất lượng, được đào tạo lành nghề như
khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Trong huyện có 17
trường THCS với số lượng HS lớp 9 gần 3400HS. Người dân địa phương chủ yếu là
lao động nông nghiệp, chưa ý thức được đầy đủ vai trò quan trọng của việc học
cũng như chưa có đủ kiến thức để giúp HS lựa chọn hướng đi đúng đắn trong tương
lai. Một bộ phận dân số trong huyện là dân nhập cư, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó
khăn nên việc học tập của thanh thiếu niên chưa được đảm bảo, một số phải bỏ học
giữa chừng. Nếu được GDHN kịp thời, thực hiện tốt việc PLHS, chuyển các HS này
sang đào tạo nghề để giúp rút ngắn thời gian học, giải quyết khó khăn về kinh tế,
tránh lãng phí trong giáo dục, giúp thanh thiếu niên có được việc làm phù hợp với
năng lực và sở thích, tự tin trong cuộc sống, đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển
kinh tế địa phương.

5


Với những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở tại huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ
Chí Minh” nhằm góp phần khắc phục những hạn chế của HĐHN HS THCS; góp
phần vào việc định hướng nghề nghiệp, thực hiện tốt việc PLHS sau THCS.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng hướng nghiệp HS THCS tại huyện Bình Chánh TPHCM.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hướng nghiệp HS THCS.
- Khảo sát thực trạng hướng nghiệp của các trường THCS huyện Bình
Chánh, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất giải pháp hướng nghiệp cho HS các trường THCS huyện Bình
Chánh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
CBQL, GV CMHS, HS tại các trường THCS tại huyện Bình Chánh TPHCM.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp hướng nghiệp HS THCS tại huyện Bình Chánh
TPHCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đánh giá đúng thực trạng, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao
chất lượng hướng nghiệp HS THCS thì việc PLHS sau THCS sẽ phù hợp với năng
lực và sở thích của HS.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu về HĐHN cho HS THCS tại 3/17 trường
THCS trên địa bàn huyện Bình Chánh TPHCM, đặc biệt quan tâm đến công tác
TVHN và PLHS sau THCS.

6


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tham khảo tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, các văn bản, báo cáo tổng kết của Sở
GD&ĐT TPHCM, Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh, báo cáo tổng kết năm học
của các trường THCS trên địa bàn huyện, báo cáo định hướng phát triển KT-XH
của huyện, hồ sơ giảng dạy của GV, Ban giám hiệu,… từ đó, hệ thống hóa cơ sở lý

luận, các bảng số liệu phục vụ công tác nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, nói chuyện với các đồng nghiệp, nhất là các CBQL, GV để nắm bắt
thông tin liên quan đến đề tài.
6.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Dùng phiếu hỏi, phân tích, so sánh đối chiếu kết quả khảo sát để tìm ra
những thơng tin cần thiết theo hướng nghiên cứu luận văn.
6.4. Phương pháp xử lý thống kê
Sử dụng các phép toán thống kê trong nghiên cứu.
6.5. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phiếu hỏi các CBQL, GV dạy hướng nghiệp, GV công nghệ,
GVCN,… để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.
7. Những đóng góp khoa học của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐHN; góp phần làm phong phú hơn cơ sở lý
luận về CTHN nói chung và CTHN cho HS THCS huyện Bình Chánh nói riêng.
7.2. Về mặt thực tiễn
Đề xuất giải pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả CTHN; góp phần định
hướng nghề nghiệp của HS sau tốt nghiệp THCS, định hướng PLHS theo yêu cầu
phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

7


PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử về hoạt động hướng nghiệp
1.1.1. Trên thế giới
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, CTHN rất được coi trọng và được bắt

đầu ngay từ những năm đầu của cấp trung học:
Cấp THCS:
- Dự nghiệp: Giới thiệu tổng quan các ngành nghề thông dụng để giúp các
HS phát hiện sơ bộ xu hướng nghề nghiệp của mình.
- Hướng nghiệp: Cho các HS được học thử các nghề được phát hiện ở giai
đoạn dự nghiệp để củng cố hoặc điều chỉnh xu hướng nghề nghiệp chính xác hơn.
Cấp THPT:
- Huấn nghiệp: Theo kết quả ở giai đoạn hướng nghiệp, nhà trường sẽ chính
thức đào tạo nghề theo đúng xu hướng nghề nghiệp của HS, giúp HS đủ sức vào đời
ngay sau khi tốt nghiệp trung học hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếp lên.
Ở Đan mạch:
Định hướng về GD&ĐT, nghề nghiệp và thị trường lao động là chủ đề bắt
buộc trong giáo dục phổ thông ở Đan Mạch, thường được tích hợp với mơn Tiếng
Đan Mạch hay Giáo dục cơng dân.
Mục đích nhằm giúp HS:
- Phát triển năng lực chuyện môn, xã hội và cá nhân.
- Đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
- Hiểu được giá trị của việc học tập.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới giáo dục, đào tạo, nghề
nghiệp và thị trường lao động.

8


Mục tiêu: HS phải nắm được những kiến thức chung về cơ hội giáo dục và
nghề nghiệp, hiểu được giá trị của việc hồn thành một chương trình giáo dục hay
đào tạo.
Lập ra các Trung tâm dịch vụ làm công việc tư vấn cho thanh niên, HS với
nhiều hình thức. [20, tr.28]
Ở Vương quốc Anh:

Bộ luật giáo dục năm 1997 quy định tất cả các trường phổ thông phải giảng
dạy chương trình hướng nghiệp và tư vấn GDHN. Ở hầu hết các trường học,
chương trình này được giảng dạy ở cuối bậc học. GVCN chịu trách nhiệm chính về
GDHN và TVHN.
Nhà trường có trách nhiệm liên kết với các nhà tư vấn thuộc các văn phòng
dịch vụ nghề nghiệp thực hiện chức năng cung cấp:
- Các thông tin chung về cơ hội giáo dục và nghề nghiệp.
- Thông tin về thị trường lao động.
- Tư vấn cho HS.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động.
Năm 1999, chính phủ đưa ra sáng kiến gọi là sự kết nối với nội dung:
- Tư vấn cá nhân cho từng HS.
- Sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp.
- Các hiệp hội và đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục và tư vấn nghề nghiệp
dưới hình thức ký hợp đồng cho một khu vực địa lý nhất định.
Bên cạnh GDHN và TVHN trong trường THCS, hệ thống giáo dục nước
Anh còn tập trung vào:
- Hướng nghiệp và tư vấn cho HS bỏ học ở cấp THCS và THPT
- Hướng nghiệp và tư vấn cho cá nhân ngoài hệ thống giáo dục. [20, tr.29]
Ở Nga:
Từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, CTHN đã được triển khai trên đất nước
Xô Viết nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa thơng qua việc đào
tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, đặc biệt là vấn đề lựa chọn nghề cho mỗi

9


công nhân của đất nước. CTHN được tiến hành nhờ các tổ chức giáo dục, ủy ban
bảo vệ sức khoẻ và các tổ chức quần chúng. Năm 1927, Lêningrat đã tổ chức hướng
nghiệp với mục đích giúp cho thế hệ trẻ và cha mẹ quen biết với nghề nghiệp.

Năm 1930, Matxcơva đã thành lập phịng thí nghiệm Trung ương về tư vấn
nghề và lựa chọn nghề trực thuộc Trung ương đồn thanh niên Cộng sản Lênin,
trong đó phịng thí nghiệm đóng vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu, tổng kết
và phổ biến những kinh nghiệm tiêu biểu của các cơ quan tư vấn nghề, đặc biệt là
việc lựa chọn nghề của thế hệ trẻ trong các trường phổ thông kỹ thuật. Hoạt động tư
vấn sẽ giúp tuổi trẻ hiểu rằng muốn cho đất nước ổn định và phồn vinh khơng chỉ
cần sự đóng góp sức lực và khả năng của mình, mà hơn thế nữa giúp mỗi người lựa
chọn cho mình một vị trí trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội phù hợp với đặc điểm tâm
lý và năng lực về kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp. [25, tr.4]
1.1.2. Ở Việt Nam
Các nghiên cứu về lĩnh vực hướng nghiệp tại TP.HCM, theo danh mục các
đề tài luận văn thạc sỹ Giáo dục học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ
Chí Minh từ 1993 đến năm 2011 đã có những đề tài sau:
- Nguyễn Tồn, Hiện trạng và định hướng công tác tư vấn cho học sinh tại
các Trung tâm Kỹ thuật Hướng nghiệp dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh, năm
1997.
- Nguyễn Thị Bạch Phượng, Nghiên cứu hướng chọn nghề của học sinh phổ
thông trung học Quận 9 TPHCM, năm 1998.
- Trịnh Xuân Thu, Nghiên cứu sự thích ứng nghề của sinh viên Khoa Kỹ
thuật Công ngiệp - Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.
Các luận văn thạc sỹ trên đã nêu lên một số giải pháp chủ yếu để nâng cao
chất lượng HĐHN cho đối tượng HS THPT và sinh viên. Bên cạnh đó, về lĩnh vực
HĐHN cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như:
- Phan Thị Tố Oanh, Nghiên cứu nhận thức và dự định chọn nghề của học
sinh THPT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1996 (Luận án Phó tiến sĩ Khoa
học sư phạm tâm lý).

10



Theo nghiên cứu của Phan Thị Tố Oanh, việc nhận thức về nghề là một điều
không thể thiếu trong việc lựa chọn ngành nghề. Nếu HS nhận thức đúng đắn những
yêu cầu của nghề, những phẩm chất cần phải có của một nghề thì sẽ có sự lựa chọn
nghề phù hợp, từ đó gắn bó lâu dài và thành cơng trong nghề nghiệp. Trên cơ sở
nhận định đó, tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản về nghề nghiệp và sự lựa chọn
nghề nghiệp của HS THPT.
- Nguyễn Toàn và cộng tác viên, Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong
việc ứng dụng triển khai công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2-3 ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học Cơng nghệ - Mơi trường và Sở Giáo dục đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và nhu cầu công tác TVHN cho HSPT tại
TPHCM, tác giả Nguyễn Toàn và các cộng tác viên đã tiến hành khảo sát một số
nghề phổ biến tại thành phố và thực nghiệm tư vấn nghề tại hai trung tâm: Trung
tâm tư vấn tâm lý giáo dục TPHCM và Trung tâm Hướng nghiệp Thủ Đức. Kết quả
là đã đưa ra một bộ cơng cụ trắc nghiệm và chương trình máy tính phục vụ công tác
TVHN.
- Lý Ngọc Sáng, Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn giáo dục
truyền thông về hướng nghiệp, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc
nghiệm nghề cho học sinh phổ thông theo yêu cầu thị trường lao động Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2003.
Kết quả của đề tài là tác giả đã đưa ra một bộ công cụ trắc nghiệm phục vụ
CTHN. Bộ cơng cụ này đã được áp dụng thí điểm thành công tại một số trường học
thuộc TPHCM.
- Võ Hưng, Tổ chức đưa kết quả nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ công cụ
trắc nghiệm vào phục vụ công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học CN – MT, TPHCM, năm 2005.
Đây là đề tài triển khai các kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đề xuất giải pháp
tăng cường công tác tư vấn giáo dục truyền thông về hướng nghiệp, triển khai ứng
dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm nghề nghiệp cho HSPT theo yêu cầu thị


11


trường lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả Võ Hưng đã tiến hành hiệu
chỉnh bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp, thiết kế website và viết chương trình
máy tính để phục vụ CTHN.
Các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu về định hướng
nghề nghiệp cho HS THPT, còn CTHN cho HS THCS thì chưa được đề cập nhiều
trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Ngồi các đề tài nghiên cứu khoa học, các Hội thảo chuyên đề mang tính
quốc gia, quốc tế về hướng nghiệp cũng được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà
chuyên môn, nhà giáo dục. Cụ thể:
- Vào năm 2002, tại Hà Nội đã tổ chức Hội thảo: “Giáo dục phổ thông và
Hướng nghiệp - Nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào cơng nghiệp hóa,
Hiện đại hóa đất nước”. Có nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
kinh nghiệm tham gia hội thảo. Các bài viết, tham gia thực sự là những nghiên cứu,
tổng kết có giá trị về lý luận và thực tiễn của giáo dục phổ thông và hướng nghiệp.
Đồng thời cũng chỉ ra các giải pháp nhằm làm cho GDHN và giáo dục phổ thông
phục vụ tốt nhất cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH - HĐN và hội
nhập quốc tế của đất nước.
- Trong Hội thảo: “Đối ngoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho giáo
dục hướng nghiệp tại Việt Nam”, tại Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội phối
hợp với Viện nghiên cứu Nghiên cứu quốc gia về Lao động hướng nghiệp - Cộng
hòa Pháp ngày 11/01/2005, nhiều tham luận của các nhà khoa học trong và ngồi
nước đã trình bày sâu sắc các nội dung, hướng đi cần thiết để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ GDHN tại Việt Nam.
Tháng 6/2010, Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực và Dự án
phát triển Giáo dục THCS II phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn “Tích hợp Giáo
dục hướng nghiệp trong 3 mơn Vật Lý, Hóa học, Sinh học” tại TP. HCM cho 120
hiệu trưởng các trường THCS khu vực phía Nam. Hội nghị đã cung cấp những kiến

thức và thông tin về hoạt động GDHN, TVHN, công tác quản lý GDHN, phương

12


pháp tích hợp GDHN qua các mơn học để CBQL các trường THCS có thêm nghiệp
vụ quản lý chỉ đạo thực hiện HĐHN, phân luồng hợp lý HS sau THCS.
1. 2. Các văn bản chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp
1.2.1. Các văn bản của Trung ương
Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về GDHN:
- Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương kịp thời và đúng đắn đối
với GDHN. Quan điểm nhất quán trong các Nghị quyết của Đảng đó là: “Học đi đơi
với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”.
- Năm 1979, Nghị quyết 14 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương
khóa IV về cải cách giáo dục đã khẳng định hướng nghiệp là bộ phận khắng khít với
giáo dục đào tạo.
- Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (19/4-22/4/2001) đã
ghi rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn
bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”.
Nghị quyết số 37/2004/QH11 về giáo dục của Quốc hội đã định hướng cho
phát triển giáo dục nghề nghiệp: “Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện
phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện
thuận lợi cho thanh, thiếu niên lựa chọn nhiều hình thức học tập và sau khi học
xong trung học cơ sở và trung học phổ thơng, học sinh có cơ hội được học nghề.
Phát triển giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân và
xây dựng xã hội học tập”. (Phần 2. Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12
năm 2004)
Năm 2004, trong Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Giáo dục, Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đã đề nghị: “Phải thay

đổi chính sách phát triển giáo dục theo hướng tập trung phát triển các trường trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề dài hạn, tương đương với hệ thống trung học phổ
thông để trong tương lai, thu hút khoảng 40 – 50% học sinh tốt nghiệp THCS đi vào
các loại trường này”.

13


- Văn kiện Đại hội X (18/4-25/04/2006) cũng nêu: “… Hoàn chỉnh và ổn
định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau THCS;
đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo,…” .
Các Văn bản của Chính phủ đề cập đến GDHN và PLHS:
- Kể từ ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 126/CP ngày 19/3/1981 về
CTHN trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý HS tốt nghiệp ra trường và
Thông tư 31/TT của Bộ Giáo dục hướng dẫn việc thực hiện quyết định cho các cơ
quan quản lý giáo dục, trường phổ thông các cấp và các cơ quan liên ngành, giáo
dục phổ thơng và những vấn đề có liên quan tới vấn đề hướng nghiệp đã được nhận
thức sâu sắc và thực tiễn hơn.
- Trong loạt bài viết được đăng trên nhiều số báo Nhân Dân tháng 3/1999,
vấn đề PLHS sau THCS đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề cập rất bức xúc:
“Nước ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH-HĐH từ trình độ thấp, thì giáo dục ngành,
nghề lại càng quan trọng, cho nên càng phải coi trọng PLHS sau THCS vào các
trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, một mặt hàng năm giảm dần tỷ lệ học
sinh sau THCS vào THPT từ 76% hiện nay xuống 50% vào những năm sau 2000,
một mặt tăng dần tỷ lệ HS vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tương
ứng với việc giảm tỷ lệ HS vào THPT” (Số báo ra ngày 5/3/1999).
- Điều 27 của Luật giáo dục năm 2005 có ghi: “Giáo dục trung học cơ sở
nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có
học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng
nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc

sống lao động”.
- Điều 3 - Nghị định 75/2006 NĐ- CP về hướng dẫn thi hành Luật giáo dục
năm 2005 có ghi:
- Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp ngoài nhà trường
để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên
cơ sở kết hợp nguyện vọng sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động
trong xã hội.

14


- Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trên
cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để HS tốt nghiệp THCS,
THPT tiếp tục học ở cấp cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp
với năng lực, phù hợp điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu của XH, góp phần
điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp nhu cầu phát triển của
đất nước.
Từ những văn bản trên, ta nhận thấy hướng nghiệp là một trong những nhiệm
vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục được cấp Trung ương quan tâm thể hiện
trong các Nghị quyết, Quyết định, Điều lệ, Văn kiện đại hội Đảng,… và liên tục sửa
đổi bổ sung phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
1.2.2. Các văn bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD-ĐT ngày 23/7/2003/ của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc tăng cường GDHN cho HSPT. Chỉ thị nêu rõ: “Giáo dục hướng
nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục triển khai thực hiện sinh hoạt hướng
nghiệp ở các trường THCS, THPT và Trung tâm KTTH - HN theo tài liệu hướng
dẫn của Bộ GD&ĐT giúp học sinh đặc biệt là học sinh cuối cấp, tìm hiểu thế giới
nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá về năng lực của bản thân, hướng dẫn
học sinh lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực cá nhân
và yêu cầu của xã hội”.

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của giáo dục - lao động hướng nghiệp 2004
- 2005 của Bộ GD&ĐT đã đề cập: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo
viên về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, mở rộng và
nâng cao chất lượng hoạt động, sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông,… nâng cao chất lượng và mở rộng việc dạy nghề phổ thông
một cách vững chắc tiếp tục củng cố và phát triển Trung tâm KTTH-HN”.
- Công văn số 7078/ BGD-ĐT ngày 12/8/2005 về Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ lao động hướng nghiệp trong trường phổ thông.

15


- Nghị quyết số 16/2006/QĐ-BGĐ-ĐT ngày 06/5/2006 về Ban hành chương
trình giáo dục phổ thơng, chương trình phổ thơng gồm chương trình chuẩn của 23
mơn học, hoạt động GDHN và dạy NPT.
- Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/07/2007 về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX, giáo dục chuyên nghiệp năm
2007-2008. Chỉ thị yêu cầu thực hiện đầy đủ chương trình hoạt động GDHN, tăng
cường TVHN cho HS cấp THCS; thực hiện phân luồng sau THCS, gắn đào tạo với
nhu cầu xã hội.
- Công văn số 8410/BGD&ĐT-VP ngày 10/08/2007 về Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục lao động - hướng nghiệp năm học 2007-2008. Đẩy mạnh cơng
tác TVHN cho HSPT để góp phần phân luồng và chuẩn bị cho HS lớp 9 lựa chọn
các ban học ở trường THPT hợp lý và giúp HS lớp 12 lựa chọn học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực
của địa phương và cả nước.
- Quyết nghị số 68/2008/QĐ-BGĐ-ĐT từ ngày 09/12/2008 về Ban hành
quyết định về CTHN, về vấn đề việc làm trong các cơ sở giáo dục ĐH và TCCN do
Bộ GD&ĐT ban hành.
Theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã nêu rõ

hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục
được quy định cụ thể trong các Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn hướng dẫn hoạt động.
1.2.3. Các văn bản của địa phương
Sở GD &ĐT TPHCM
Công văn số 1452/GDĐT-TrH Sở GD&ĐT TPHCM ngày 29/09/2006 về
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDHN năm học 2006-2007. Đẩy mạnh công tác
TVHN cho HS lớp 9, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần PLHS sau THCS
và giúp HS chọn ban theo chương trình THPT phân ban.
Cơng văn số 316/GDĐT-GDCN Sở GD&ĐT TPHCM ngày 03/03/2009 về
Tổ chức ngày hội “Thanh niên với nghề nghiệp năm 2009” nhằm đẩy mạnh công

16


tác thông tin tuyên truyền hướng nghiệp giúp thanh niên, HS chọn lựa ngành nghề,
góp phần thực hiện phân luồng HSPT, hồn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học.
Phịng GD&ĐT Huyện Bình Chánh
Văn bản số 652/GD Phịng GD&ĐT Bình Chánh ngày 08/09/2006) về
Hướng dẫn thực hiện công tác Lao động – Hướng nghiệp tại các trường THCS. Văn
bản có nội dung yêu cầu các trường THCS thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt
động GDHN và TVHN cho HSPT nhằm thực hiện thật tốt và hiệu quả việc PLHS
lớp 9 sau tốt nghiệp THCS.
Văn bản số 191/GD Phòng GD&ĐT Bình Chánh ngày 09/03/2007 về Thực
hiện TVHN tại các trường THCS trong huyện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
và nhiệm vụ PLHS sau THCS Phòng giáo dục huyện đề nghị các trường có kế
hoạch thực hiện chuyên đề “Tư vấn hướng nghiệp” cho HS.
Văn bản số 771/GD Phịng GD&ĐT Bình Chánh ngày 19/09/2007 về Hướng
dẫn thực hiện công tác Lao động – Hướng nghiệp tại các trường THCS. Văn bản có
nội dung yêu cầu các trường THCS nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ và có
chất lượng hoạt động GDHN và TVHN cho HSPT nhằm thực hiện thật tốt và hiệu

quả việc phân luồng và chuẩn bị cho HS lớp 9 lựa chọn các ban học ở trường THPT
hợp lý sau tốt nghiệp THCS.
1.3. Hoạt động hướng nghiệp
1.3.1. Các khái niệm liên quan đến hướng nghiệp
1.3.1.1. Hướng nghiệp
Tháng 10 - 1980, Hội nghị lần thứ 9 những người đứng đầu cơ quan giáo dục
nghề nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa họp tại La-ha-ba-na, thủ đô Cu Ba, đã thống
nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau:
“Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh
lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu
xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở
trường và tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu
quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước”.

17


Khái niệm nêu trên về hướng nghiệp là sự kết hợp tương đối hài hoà nhu cầu
của mỗi cá nhân với nhu cầu xã hội, đặt việc đào tạo con người cho xã hội làm
nhiệm vụ trung tâm, đồng thời ln đảm bảo tính chủ thể trong sự phát triển tự do
của mỗi nhân cách. Khái niệm trên cũng đề cập đến cả tính phức tạp của CTHN, địi
hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội nhằm giải quyết hợp lý
lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước. Khái niệm trên là đầy đủ vì nó bao
gồm nội dung, cấu trúc, đặc trưng cơ bản, phương pháp tiến hành và mục đích
hướng nghiệp.
Dưới góc độ giáo dục phổ thơng, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ
hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm
vào thế hệ trẻ, giúp HS quen biết với một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp
ra trường, HS có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai.
[25, tr.5]

Với quan điểm kinh tế, hướng nghiệp được hiểu là q trình điều chỉnh sự
lựa chọn nghề và vị trí lao động của tuổi trẻ tương ứng với nhu cầu của xã hội và
năng lực bản thân. Với quan điểm này, hướng nghiệp nghiên cứu cấu trúc nguồn
nhân lực xã hội, những xu thế cơ bản phân bố nguồn lực này theo các lĩnh vực nghề
nghiệp trong điều kiện phát triển KT-XH của khu vực, của đất nước và thế giới;
nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới quá trình luân chuyển lao động và đội ngũ cán bộ
trong các lĩnh vực nghề nghiệp. HĐHN sẽ thiếu sót khi HS lựa chọn cho mình một
nghề nhưng lại khơng đáp ứng sở trường, năng lực bản thân và từ đó, HS làm việc
khơng phải với tất cả tâm huyết và sức lực để hướng tới những hiệu quả tối ưu trong
sản xuất. Đó cũng chính là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động.
Quan niệm mới về hướng nghiệp: “Hướng nghiệp (orientation) là một quá
trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự án cá
nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và
năng lực của mình thơng qua thơng tin và tư vấn về thực tế thế giới công việc, sự
phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong
đào tạo” (Sách trắng về Giáo dục và đào tạo ở Châu Âu).

18


Theo quan niệm mới, hướng nghiệp là một quá trình, không chỉ diễn ra ở
một thời điểm mà diễn ra trong suốt đời người. Mục đích khơng chỉ giúp con người
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn hỗ trợ con người vượt qua khó khăn, thích
ứng với hồn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi, phát huy được tối
đa năng lực để đạt được thành công trong nghề nghiệp, xây dựng được cuộc sống
tốt đẹp cho bản thân. [20, tr.63]
1.3.1.2. Công tác/Hoạt động hướng nghiệp
Trong giáo dục phổ thơng, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của trò. Với tư cách là hoat động dạy của thầy, hướng
nghiệp được coi như là công việc của tập thể GV, tập thể sư phạm, có mục đích

giáo dục HS trong việc chọn trường, chọn nghề; giúp HS tự quyết định nghề tương
lai trên cơ sở phân tích khoa học về hứng thú, năng lực của bản thân với yêu cầu
của nghề và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Nói một cách
khác, hướng nghiệp trong trường phổ thông là một hệ thống tác động sư phạm nhằm
giúp HS lựa chọn nghề nghiệp tương lai một cách hợp lý. Xét về hoạt động của trò:
HĐHN giúp mỗi HS tìm hiểu thơng tin về thế giới nghề nghiệp trong xã hội, đặc
biệt là những nghề nghiệp ở địa phương, biết được những yêu cầu của nghề định
chọn, đối chiếu những yêu cầu đó với phẩm chất năng lực bản thân trước khi có
quyết định cuối cùng hợp lý nhất.
Tuy nhiên, nếu chỉ riêng nhà trường làm nhiệm vụ hướng nghiệp thì hiệu
quả khơng thể cao. Việc tác động đến nhận thức của HS phải được thực hiện liên
tục, bằng nhiều hình thức hoạt động về văn hóa, nghệ thuật, đài phát thanh, truyền
hình, sách báo,… thì tác dụng hướng dẫn chọn nghề cho HS sẽ cao hơn. Chính vì
vậy, hướng nghiệp trong nhà trường và hướng nghiệp trong tồn xã hội là hai bộ
phận có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau để dẫn
dắt thế hệ trẻ tự giác chọn nghề tương lai, phát triển được năng lực nghề nghiệp và
có cuộc sống thỏa mãn với lao động nghề nghiệp mai sau.
Hướng nghiệp là một tính chất của nhà trường phổ thơng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tính chất hướng nghiệp được qn triệt trong tồn bộ chương trình, nội

19


dung, kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, xây dựng CSVC kỹ thuật,… trong
các nhà trường từ tiểu học, THCS đến THPT. Điều này có ý nghĩa là mỗi HS trong
suốt q trình học tập ở trường phổ thơng, đều được tác động của CTHN, đều được
chuẩn bị để sẵn sàng tham gia LĐSX sau khi tốt nghiệp cấp học được đào tạo.
Bản thân của CTHN theo quan điểm điều khiển học là một hệ thống điều
khiển các động cơ chọn nghề của thanh thiếu niên, HS. Hệ thống bao gồm:
Đối tượng điều khiển:

- Động cơ và định hướng nghề nghiệp tương lai của HS.
Chủ thể điều khiển:
- Các cơ quan Nhà nước, Nhà trường, gia đình, các Trung tâm KTTH - HN,
các tổ chức xã hội, các nhóm khơng chính thức của HS.
Các phương tiện và phương pháp điều khiển:
- CTHN trong nhà trường.
- Thông tin nghề nghiệp của cơ quan chuyên môn.
- Các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hoạt động tư vấn nghề nghiệp của các Trung tâm tư vấn nghề nghiệp.
- Sự định hướng của gia đình.
- Dư luận nhóm và dư luận xã hội.
Kết quả của hệ thống:
- Là sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp của HS.
- HS có khả năng chọn nghề phù hợp với yêu cầu của nghề, đúng với khả
năng và phù hợp với yêu cầu xã hội. [35, tr.73,74]
Ngoài các thành phần hệ thống nêu trên cịn có: các kênh thơng tin truyền
thơng đại chúng, thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của nền kinh tế quốc dân.
Hướng nghiệp bao gồm 3 bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau: Định
hướng nghề - Tư vấn nghề - Tuyển chọn nghề. Được nhà tâm lý học người Nga
K.K. Platonov khái quát bằng “Tam giác hướng nghiệp” dưới đây:

20


Định hướng
nghề
Những yêu
cầu của
nghề cụ thể


Tư vấn
nghề

Thị trường
lao động

Những đặc
điểm nhân
cách cá nhân

Tuyển
chọn nghề

Hình 1.1: Tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov
1. Định hướng nghề:
Là việc xác định những nghề mà HS có thể tham gia, lựa chọn, phù hợp với
hứng thú, sở trường để có thể làm việc lâu dài và đạt thành tích trong nghề.
Trong q trình định hướng nghề cho HS, người làm nhiệm vụ hướng
nghiệp cần giới thiệu những nghề đang có nhu cầu cao về nhân lực, trước hết là
những nghề sẽ phát triển ngay tại địa phương; giới thiệu những yêu cầu của nghề về
học vấn, về sức khỏe, về những đức tính cần phải có, những khuyết tật mà nghề
khơng chấp nhận. [24, tr.10]
2. Tư vấn nghề:
Tư vấn nghề là khâu trung gian giữa định hướng nghề và tuyển chọn nghề.
Căn cứ vào những biện pháp chuyên môn, cho HS những lời khuyên về việc chọn
nghề thích hợp và có cơ sở khoa học.
Tư vấn nghề địi hỏi người làm cơng tác này phải có tinh thần trách nhiệm
cao khi đưa ra những lời khuyên, đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc tự do chọn
nghề của mỗi cá nhân.
Để tiến hành tư vấn nghề, một trong những công cụ không thể thiếu là bản

mơ tả nghề, thường có các mục sau:
- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Nội dung và tính chất lao động của nghề.
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những chống chỉ định y học.

21


- Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
- Những nơi có thể theo học nghề.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề. [24, tr.13]
3. Tuyển chọn nghề:
Là công việc xác định sự phù hợp nghề của người lao động, làm cơ sở cho
việc quyết định nhận hay khơng nhận người đó vào nơi đang có nhu cầu nhân lực.
Người làm cơng tác tuyển chọn phải nắm chắc nhu cầu cụ thể về số lượng và chất
lượng sẽ tuyển và phải nghiên cứu tìm hiểu một số đặc điểm nhân cách, phẩm chất
đạo đức của người tìm việc. [24, tr.11]
Giáo dục phổ thơng đóng vai trị quan trọng trong 2 khâu đầu: Định hướng
nghề và Tư vấn nghề cho HS.
1.3.1.3. Giáo dục hướng nghiệp
GDHN về cơ bản là quá trình giáo dục điều chỉnh liên tục động cơ chọn
nghề của HS, giúp HS hình thành hứng thú và năng lực nghề nghiệp vào những
nghề mà xã hội cần phát triển.
Chương trình GDHN được xây dựng trên quan điểm đổi mới giáo dục cấp
THCS, THPT và kế thừa những ưu điểm của chương trình “Sinh hoạt hướng
nghiệp” trước đây.
Nội dung chương trình được xây dựng theo quan điểm chủ đề để HS chủ
động tìm hiểu một số thơng tin cơ bản về tình hình phát triển KT-XH của đất nước,
địa phương; về thị trường lao động; về thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào tạo.

Ngồi ra, HS cịn tự đánh giá năng lực bản thân, truyền thống nghề nghiệp và hoàn
cảnh gia đình để lựa chọn nghề phù hợp.
Với vị trí là một hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, các chủ đề
hướng nghiệp được xây dựng trên quan điểm hướng tới các hoạt động học tập đa
dạng của HS như điều tra, xử lý thông tin, trao đổi, thảo luận, giải quyết tình huống,
tham quan,… Tham gia các hoạt động này, HS sẽ u thích và biết cách tìm kiếm
những thông tin cần thiết cho bản thân về nghề nghiệp, cơ sở đào tạo để có thể chủ
động lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

22


Về phương pháp tổ chức: GDHN là một hoạt động giáo dục trong trường
phổ thơng, có những đặc thù riêng về phương pháp tổ chức. Các phương pháp này
thể hiện vai trò HS là chủ thể của hành động chọn nghề, đem lại cho HS kinh
nghiệm tìm hiểu thơng tin nghề, củng cố các quan điểm lao động, định hướng giá trị
nghề nghiệp, hình thành động cơ đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Cách thực hiện: Có 4 phương thức hướng nghiệp cho HS trung học:
1. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy các bộ mơn văn hóa:
Hoạt động giảng dạy các mơn văn hóa là một trong những mặt giáo dục chủ
yếu trong nhà trường phổ thông mang tính ổn định qua sự truyền đạt kiến thức của
thầy và tiếp thu kiến thức của trò theo nội dung chương trình sách giáo khoa. Ngồi
ra, GV cịn rèn luyện kỹ năng thực hành của HS qua các bài thực hành, thí nghiệm
chứng minh, đồng thời liên hệ nội dung bài giảng lý thuyết và thực hành có liên
quan đến nghề nghiệp ngồi xã hội để hình thành tư tưởng, tình cảm, tác phong
nghề nghiệp của HS.
2. Hướng nghiệp qua giảng dạy bộ môn kỹ thuật và NPT:
Ở các trường phổ thông thường xem nội dung giảng dạy các bộ môn kỹ thuật
và dạy NPT là những môn học “hướng nghiệp” vì nó mang rõ tính hướng nghiệp
hơn các bộ mơn văn hóa khác.

3. Hướng nghiệp thơng qua sinh hoạt hướng nghiệp:
Nội dung sinh hoạt hướng nghiệp bao gồm các hoạt động:
- Định hướng nghề: Giới thiệu các nghề nghiệp có ở địa phương qua các bài
giảng hướng nghiệp định kỳ cho HS cuối cấp qua phim ảnh, hình ảnh, qua tổ chức
phòng hướng nghiệp,…
- Tư vấn nghề: Lập hồ sơ hướng nghiệp cho từng HSPT, bước đầu hướng
dẫn cho HS chọn nghề tương lai, trước mắt là chọn học các phân môn trong NPT.
- Chọn lựa nghề.
4. Hướng nghiệp thơng qua các hoạt động ngoại khóa trong và ngồi nhà
trường:

23


Các hoạt động này thường tổ chức cho HS lao động làm vệ sinh trường lớp,
trồng cây xanh ở trường. Tham gia hoạt động tham quan ở các nhà máy, lao động
giúp dân,… HĐHN này địi hỏi có sự tham gia của các bộ phận trong nhà trường và
các cơ quan ban ngành, đồn thể, nhà máy, xí nghiệp.
Kết quả tham gia hoạt động GDHN của HS được thể hiện qua “Phiếu
hướng nghiệp”. Nội dung của phiếu được xây dựng để theo dõi quá trình tham gia
hoạt động GDHN của HS, kết hợp với ý kiến của gia đình và nhà trường, được dùng
làm cơ sở cho TVHN. [35, tr.78,79,80]
1.3.1.4. Tư vấn/Tham vấn hướng nghiệp
Heppner (1978) và Fretz (1982) nói về mục đích của tham vấn: “Hỗ trợ cá
nhân giải quyết các vấn đề và đối mặt với những khó khăn của cuộc sống hay nói
một cách khác là giúp cá nhân thay đổi”.
Hill (1993) nhắc lại định nghĩa về các lĩnh vực can thiệp của tham vấn:
- “Chữa trị”: hỗ trợ giải quyết các vấn đề, ra quyết định.
- “Phịng ngừa”: dự đốn, phịng trước các khó khăn trong tương lai.
- “Giáo dục và phát triển”: khám phá và phát triển tiềm năng. [20, tr.64]

Đối tượng của tư vấn/tham vấn được gọi là thân chủ (client). Trong tư
vấn/tham vấn hướng nghiệp thân chủ chính là HS, giữa nhà tham vấn và thân chủ có
mối quan hệ bình đẳng.
Bản chất của tham vấn là sự hướng tới cá nhân với mục đích giúp cá nhân tự
lập ra được kế hoạch, tìm ra lựa chọn phù hợp nhất trước nhiều lựa chọn. Tuy
nhiên, vai trị của nhà tư vấn/tham vấn khơng phải là đưa ra lời khuyên hay cách
giải quyết cụ thể. [20, tr.66]
1.3.1.5. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp theo chữ La tinh (Prơfessio) có nghĩa là cơng việc chun mơn
được hình thành một cách chính thống là dạng lao động địi hỏi một trình độ học
vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại. [25, tr.6]

24


Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo,
con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội.
Trong lĩnh vực hướng nghiệp, người ta thường dùng định nghĩa nghề của
E.A.Climov: Nghề là nhóm các chun mơn gần nhau, cịn chun mơn là một dạng
hoạt động mà trong đó con người dùng thể lực và trí tuệ của mình làm ra những
phương tiện cần thiết cho xã hội tồn tại và phát triển.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động
sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm
ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần. Trên thế giới hiện nay có trên dưới
70.000 nghề và chun mơn.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chun mơn
nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề
chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong
xã hội luôn ở trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất.
Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần
đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất
hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, TCCN và CĐ-ĐH) đào tạo
trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chun mơn. [20, tr.65]
1.3.1.6. Sự phù hợp nghề
Sự phù hợp nghề được xem là sự hòa hợp, ăn khớp, tương xứng giữa người
và nghề. Một người được coi là phù hợp với một nghề nào đó khi họ có được những
phẩm chất đạo đức, trình độ văn hố, năng lực chung và năng lực riêng, tri thức, kỹ
năng và tình trạng sức khoẻ đáp ứng được những địi hỏi của nghề.
Mức độ hiệu quả hoạt động nghề nghiệp chịu sự chi phối của mức độ sự phù
hợp nghề. Người ta có thể phân sự phù hợp nghề thành các mức độ: phù hợp hoàn
toàn và phù hợp từng phần.

25


×