Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đặc sắc tạp văn phan thị vàng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.96 KB, 66 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tạp văn là thể loại văn học hình thành tương đối sớm, là một
trong các thể loại văn học có lịch sử lâu đời. Thế nhưng, trong văn học Việt
Nam hiện đại thế kỷ XX, tạp văn là thể loại dường như đã bị lãng quên:
hầu như không cuốn văn học sử hiện đại nào nhắc đến nó, khơng tuyển tập
văn học nào chú ý đến nó như là một thể loại. Trải qua những biến động
của lịch sử và sự đổi thay của hoàn cảnh xã hội, thể loại tạp văn vẫn giữ
một sức sống âm ỉ, dai dẳng và đang ngày càng khởi sắc, phát triển mạnh
mẽ. Đã có ý kiến cho rằng hiện nay là “thời của tạp văn, tản văn”, khi hầu
hết các trang báo đều có mục tạp văn, tản văn, khi ai cũng có thể chia sẻ và
“xuất bản” các trang viết của mình một cách cơng khai trên các trang mạng
xã hội và blog. Có thể nói, tạp văn hay tản văn là mảnh đất màu mỡ để các
ngịi bút thể hiện đề tài mình muốn nói. Đối với độc giả, lựa chọn thể loại
tạp văn, tản văn dường như là phương án tối ưu trong một cuộc sống bận
rộn nhiều lo âu, khi mà con người ta khơng cịn thời gian để đọc những
cuốn tiểu thuyết dày cộp. Thể loại tạp văn với cách viết tự do, rộng mở, súc
tích chạm đến những vấn đề thiết thân trong cuộc sống hiện đại đã rất thu
hút bạn đọc.
1.2. Phan Thị Vàng Anh (bút danh khác: Thảo Hảo, An Bàng) là một
cây bút viết tạp văn xuất sắc bên cạnh những tên tuổi như Nguyên Ngọc,
Mạc Can, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Quang Lập,
Nguyễn Ngọc Tư... Cái tên Phan Thị Vàng Anh được nhắc đến như một
ngịi bút thơng minh, sắc sảo, hết sức đáo để, có cái nhìn tinh nhạy đối với
các vấn đề của đời sống xã hội và đưa chúng lên trang giấy bằng những
trang văn sâu sắc khơng kém. Có thể nói Phan Thị Vàng Anh đã có những

1


đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thể loại tạp văn bằng một phong


cách rất riêng.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu Đặc sắc tạp
văn Phan Thị Vàng Anh nhằm tìm hiểu sâu hơn về tạp văn Phan Thị Vàng
Anh và làm sáng rõ những đóng góp của Phan Thị Vàng Anh đối với thể
loại tạp văn. Đồng thời cũng là để khẳng định những ý nghĩa xã hội và ý
nghĩa văn học mà thể loại tạp văn đem lại.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Thị Vàng Anh viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tạp văn. Ở
thể loại nào chị cũng đạt được những thành công. Nếu xét về cả sự nghiệp
văn học của Phan Thị Vàng Anh thì thể loại tạp văn chiếm ưu thế (hơn 74
bài tạp văn so với hơn 45 truyện ngắn và hơn 20 bài thơ) nhưng dường như
tạp văn Phan Thị Vàng Anh chưa được các nhà nghiên cứu phê bình quan
tâm đúng mức. Trong khi các bài viết về sáng tác thơ và truyện ngắn của
chị khá nhiều, được xét trên nhiều phương diện thì những bài báo, nghiên
cứu về tạp văn lại rất ít. Chúng tôi tập hợp được những bài viết sau đây:
Trần Nhuệ Tâm, Đọc Nhân trường hợp chị thỏ bông, http// www.ethuvien.com
Thu Hà, Thảo Hảo với “sức nặng” của thỏ bông, http//www.
vnexpress.net
Nguyễn Trương Qúy, Sự quyết liệt có mác Vàng Anh, http//yume.vn
Trong các bài viết trên, chúng tôi chú ý đến các nhận định sau:
Nhà báo Trần Nhuệ Tâm đã phân tích một tạp văn tiêu biểu Nhân
trường hợp chị thỏ bông để khẳng định phong cách tạp văn Phan Thị Vàng
Anh: “ bút pháp sắc gọn,…Thảo Hảo xô thẳng người đọc vào những đề tài
mà người đọc và người viết quan tâm”

2


Nhà báo Thu Hà nhận định về tập tạp văn Nhân trường hợp chị thỏ
bông: “Trong nhịp sống gấp gáp đang trơi qua hờ hững, khi đọc những

dịng suy nghĩ của Thảo Hảo người ta bỗng giật mình vì dường như mình
đã làm vuột qua điều gì đó trong cuộc sống”. Và tác giả khẳng định:
“những chuyện văn hóa, chuyện ứng xử, thậm chí cả chuyện thời sự được
Vàng Anh chuyển tải theo dịng suy nghĩ và nhiều cách nói khác nhau
khiến người đọc bật cười vì sự ngộ nghĩnh và đáo để”.
Trong bài Sự quyết liệt có mác Vàng Anh, tác giả Nguyễn Trương
Quý đã đánh giá nội dung tạp văn Phan Thị Vàng Anh: “Những vấn đề có
khi nhỏ thôi nhưng người viết đã mở ra vô số cánh cửa, cánh nào cũng
hứng gió ào ạt về”.
Nhìn vào các bài báo trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả mới chỉ có
những nhận xét sơ lược, chung chung về tạp văn Phan Thị Vàng Anh, chưa
đi sâu làm sáng tỏ các phương diện cụ thể trong tạp văn Phan Thị Vàng
Anh. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, những ý kiến đó là những ý kiến đánh
giá quan trọng có tính chất gợi mở, định hướng cho việc tiếp cận, nghiên
cứu đặc sắc tạp văn Phan Thị Vàng Anh một cách có hiệu quả. Chình vì
vậy, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các ý kiến của những bài báo trên chúng
tơi sẽ đi sâu hơn, tìm hiểu tạp văn Phan Thị Vàng Anh một cách có hệ
thống, cố gắng chỉ ra những nét mới mẻ, sáng tạo những đóng góp của tạp
văn Phan Thị Vàng Anh ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Khóa luận cũng sẽ là một tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu về thể loại tạp
văn nói chung và tạp văn Phan Thị Vàng Anh nói riêng. Góp thêm tư liệu
để chân dung văn học của Phan Thị Vàng Anh trở nên hoàn thiện hơn.

3


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tơi đi sâu tìm hiểu vấn đề Đặc sắc tạp
văn Phan Thị Vàng Anh trên một số phương diện nội dung và hình thức

thể hiện.
3.2. Phạm vi khảo sát
Tồn bộ tạp văn Phan Thị Vàng Anh được tập hợp trong cuốn Tạp
văn Phan Thị Vàng Anh, NXB Trẻ, 2011
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
4.1. Xác định vị trí của tạp văn Phan Thị Vàng Anh trong mảnh đất
tạp văn màu mỡ hiện nay
4.2. Tìm hiểu đặc sắc tạp văn Phan Thị Vàng Anh trên một số
phương diện nội dung
4.3. Tìm hiểu những đặc sắc tạp văn Phan Thị Vàng Anh trên một số
phương diện nghệ thuật
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tơi chủ yếu sử dụng những
phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp so
sánh - đối chiếu; Phương pháp thống kê – phân loại...
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1. Giới thuyết về tạp văn và khái quát về tạp văn Phan Thị
Vàng Anh
Chương 2. Đặc sắc tạp văn Phan Thị Vàng Anh trên một số phương
diện nội dung
Chương 3. Đặc sắc nghệ thuật trong tạp văn Phan Thị Vàng Anh

4


Chương 1
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM TẠP VĂN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH
1.1. Khái niệm tạp văn
Trải qua một thời kì bị “lãng qn”, đến hơm nay tạp văn đã được
công nhận như một thể loại văn học đứng bên cạnh các thể loại khác như
tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ… Tuy vậy, đây là một thể loại khơng thuần
nhất, đã có nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu và các học giả cố gắng đưa
ra các định nghĩa của riêng mình về tạp văn. Nhìn chung, khái niệm tạp văn
vẫn chưa được minh định rõ ràng. Người ta gọi tạp văn bằng nhiều tên gọi
khác nhau như tản văn, tạp bút, tạp cảm…
Bùi Quang Tịnh trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “Tạp
văn: nhiều loại văn lẫn lộn.” [1, 842]
Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý giải thích: “Tạp văn
gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy bút” [2, 892].
Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê viết: “Tạp văn là loại văn có nội
dung rộng, hình thức khơng gị bó, bao gồm những bài bình luận ngắn, tiểu
phẩm tùy bút”.
Lật mở thêm các cuốn từ điển khác như: Từ điển văn học, Từ điển
thuật ngữ văn học ta càng thấy những định nghĩa về tạp văn thật sự phong
phú, đa dạng, phản ánh các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu.
Từ điển văn học định nghĩa như sau: “Tạp văn là những bài văn
nghị luận có tính nghị luận. Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp
cảm, tùy bút, tiểu phẩm bình luận ngắn gọn. Đặc điểm nổi bật là rất
ngắn”.

5


Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên) đưa ra định nghĩa: “Tạp văn là những áng văn
tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là

một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cơ đọng,
phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội… Phần lớn tạp văn
mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích. Có loại nhằm vào kẻ địch với
địn “giễu cợt chết người”, đánh trúng chỗ hiểm, có loại nhằm vào khuyết
điểm của đội ngũ, vạch đúng sai lầm, trào phúng thành khẩn, trị bệnh cứu
người” [3, 294]. Các tác giả biên soạn cũng có sự phân biệt giữa tạp văn và
tản văn, không đồng nhất giữa tạp văn và tạp văn.
Dương Tấn Hào cho rằng: “Theo nghĩa đen thì hai chữ tạp văn dùng
để chỉ những thể đoản thiên không đồng một thể với các tập thi ca, tản văn,
tiểu thuyết và bi kịch đã thịnh hành từ xưa. Ngày nay bản chất thứ tạp đã
biến tướng và danh từ đó hiện giờ chuyên chỉ lối văn đoản thiên, những
thiên tạp cảm giàu tính chất tranh đấu” [4, 444]
Theo Lỗ Tấn – tác giả tạp văn xuất sắc của văn học Trung Quốc: “Kì
thực cái gọi là tạp văn cũng khơng phỉa là món hàng mới mẻ, ngày xưa
cũng đã có. Phàm là văn chương, nếu xếp loại thì có loại để mà xếp, bất kể
thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ cả, thế là thành tạp” [5, 229].
Ta có thể thấy rằng, các quan niệm về thể loại này có sự khác nhau,
thậm chí đối ngược nhau. Chẳng hạn, Đỗ Hải Ninh trong bài Ký trên hành
trình đổi mới xem tạp văn là một dạng nhỏ của tản văn và bày tỏ ý kiến:
“Chúng tôi quan niệm tản văn là một loại văn ngắn gọn, hàm súc, với khả
năng khám phá đời sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm của
tác giả, bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiểu phẩm”.
Còn nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại xem tạp văn là một dạng
của ký, trong cuốn Năm bài giảng về thể loại Ký-Bi kịch-Trường ca-Anh

6


hùng ca-Tiểu thuyết ông viết: “Trong nghiên cứu Văn học Việt Nam đương
đại, ký là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học bao gồm

nhiều “thể” hay nhiều “tiểu loại” như bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận,
phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm”.
Tong bài Điểm sáng tản văn năm 2011 Dã Thảo lại cho rằng: “Tác
giả tản văn dùng phương thức trữ tình, tự sự, ln lí… để thể hiện tư
tưởng, tình cảm, phản ánh chân thực đời sống hiện thực. Tản văn có hình
thức đa dạng, cũng có thể là tạp bút, bút ký, du ký. Ngoài ra tản văn cịn có
đề tài rộng mở, khơng bị hạn chế bởi thời gian, không gian”.
Từ các quan niệm, định nghĩa trên, chúng tôi tạm thời đưa một nhận
xét chung về thể loại tạp văn: Tạp văn là một thể loại văn xi ngắn gọn,
súc tích, rất linh động, có thể viết về bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống nhằm
thể hiện thái độ và suy nghĩ của người viết, phù hợp với nhu cầu đọc của
độc giả hiện đại. Đồng thời, chúng tôi cũng rút ra một số đặc trưng về nội
dung và hình thức của tạp văn như sau:
Nội dung cua tạp văn rất phong phú, đa dạng, có thể liên quan đến
các vấn đề chính trị xã hội mang tính chính luận, cũng có thể là những
thiên tạp cảm giàu chất trữ tình. Đơi khi tạp văn tưởng chừng như “vu vơ”,
“vớ vẩn” nhưng lại mang giá trị tư tưởng sâu sắc.
Nhiều sáng tác tản văn hiện nay mang đậm ý vị nhân tình thế thái,
hồi cảm về sự chuyển mình của xã hội, sự thay đổi của con người trong sự
biến đổi của tự nhiên.
Như vậy, cuộc sống phức tạp, đa dạng, nhiều mâu thuẫn nghịch lý
chính là chất liệu để tạp văn phản ánh đời sống. Mỗi người cầm bút tùy theo
năng lực và sở trường của mình mà hướng đến những đề tài khác nhau.
Đặc trưng thẩm mỹ nổi bật của tạp văn là tính trữ tình. Nhà văn sở dĩ
có thể sáng tác tạp văn, tản văn… là do có “cảm nhận” mà “giãi bày” cho

7


nên tất yếu viết về những gì mà nhà văn đã tự mình trải qua, tự mình cảm

thấy, cái tơi có trong nội tâm của mình.
Tạp văn là thể văn tự do, phóng túng nhất, tất cả những yếu tố của
thể loại, đối với tạp văn đều hết sức tự do, phóng túng, bất luận là chọn đề
tài, lập ý hay là bố cục, kết cấu, hay vận dụng những phương thức biểu hiện
nó đều ít có tính quy phạm.
Tính đa dạng về đề tài: Đề tài của tạp văn đặc biệt rộng mở, khơng
có gì là khơng nói đến.
Kết cấu của tản văn rất tự do: Tản văn không bị chi phối bởi một kết
cấu nhất định. Điều quan trọng là sự thống nhất về chủ đề, tư tưởng, tình
cảm, cái mà người ta gọi là “thần tụ” của tạp văn.
Ngơn ngữ của tạp văn súc tích, tươi mới, tự nhiên, mang đậm dấu ấn
cá nhân tác giả.
Trên đây là những giới thuyết chung về tạp văn. Vì đây là một thể loại
linh hoạt nên chúng ta cũng cần có cái nhìn linh hoạt về thể loại này. Mỗi cá
nhân người cầm bút tùy vào cảm hứng, đề tài, phong cách viết khác nhau mà
có hnững trang văn khác nhau. Đúng như học giả Lương Thục Thu của
Trung Quốc từng nói rằng “có một cá nhân thì có một loại tạp văn”.
1.2.

Sự phát triển và nở rộ của tạp văn trong

những năm gần đây
Trên thế giới, tạp văn là thể loại đã có từ lâu, các nhà khoa học, toán
học, triết học như Bancon, Pascal, Montaign đều là những tác giả tạp văn
nổi tiếng thế giới. Văn học Trung Quốc cũng có những cây bút tạp văn nổi
tiếng như Lỗ Tấn, Mạc Ngơn… Ở Việt Nam, khơng ít các nhà văn bên cạnh
việc sáng tác các thể loại văn xi như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài
cịn viết cả bút kí và tạp văn. Trong nền văn xi Việt Nam hiện đại, tên
tuổi của Nguyễn Tuân gắn liền với thể tùy bút, các nhà văn khác như Vũ
Trọng Phụng, Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải,

Nguyên Ngọc… cũng rất nối tiếng với các tác phẩm bút kí, tùy bút, tạp bút,
8


tạp văn. Và những năm gần đây có những tên tuổi nổi bật lên như Dạ Ngân,
Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Huỳnh Như Phương, Đỗ Chu,
Nguyễn Quang Lập… Năm 2005, quyển Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu
nhận giải thưởng văn học của HNV Việt Nam đã mở ra thời kì tạp bút xuất
bản ồ ạt, riêng NXB Trẻ đã cho ra đời ba quyển tạp bút: Nghiêng tai dưới gió
– Lê Giang, Tạp bút Mạc Can dày hơn ba trăm trang, Mùi của ngày xưa - Tạp
bút nhiều tác giả. Sau một thời gian, những cuốn tạp văn rất chất lượng cũng
ra mắt bạn đọc: Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh – Nguyễn Ngọc Tư;
Cooktail thị thành – Dili; Ký ức vụn, Bạn Văn, Chuyện đời vớ vẩn – Nguyễn
Quang Lập; Sài Gòn tản văn – nhiều tác giả…. Đó là cịn chưa kể đến những
trang báo giấy và báo mạng đều có chuyên mục riêng giành cho tạp văn. Có
thể thấy tạp văn ngày càng nở rộ.
Mặc dù thể loại này được nhiều người viết, nhưng có lẽ thật sự quan
tâm và có hứng thú muốn theo đuổi và đạt được nhiều thành công tới mức
chúng trở thành một bộ phận làm nên phong cách văn chương thì khơng
nhiều. Ta có thể điểm qua một số cây bút tạp văn nổi trội:
Tạp văn Nguyễn Khải lấy chất liệu hiện thực là những quang cảnh sự
kiện, con người bình thường của cuộc sống hàng ngày, chủ yếu là môi
trường quen thuộc với nhà văn: gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Tuy khai thác
đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm của ông vẫn đạt đến mức độ khái qt
cao. Chính vì vậy tạp văn của ông mang dáng dấp những câu chuyện nhỏ
nhặt hàng ngày song lại có sức chuyển tải những thơng điệp lớn hơn.
Khác với những tạp bút thường thấy trên các báo, tạp bút Mạc Can
dài hơn nhiều và không dừng lại ở chuyện hoa lá cành, nó là những cuộc
đối thoại “mật mã” với ai ông gặp bên bàn trà đá. Đọc tạp văn Mạc Can, ta
ngộ ra bao cảnh đời mà tác giả đã từng trải qua, ta tự làm đầy lên kinh

nghiệm sống của chính mình.

9


Tạp văn Nguyên Ngọc phong phú đa dạng, hầu như đề cập đến mọi
vấn đề của đời sống trong xã hội. Trong đó, đề tài về văn hóa, phát triển
giáo dục được Nguyên Ngọc quan tâm chú ý nhất. Nguyên Ngọc viết
những câu chuyện có dung lượng nhỏ nhưng có tầm khái quát cao, phản
ánh những vấn đề chính trị xã hội đang diễn ra hàng ngày xung quanh ta.
Kết cấu tác phẩm tạp văn cảu ông phần lớn đều là liên tưởng, tưởng tượng,
hiệu quả hơn cho việc mở rộng ý nghĩa tạp văn.
Cây bút Nguyễn Ngọc Tư không chỉ khẳng định phong cách riêng
qua các tập truyện ngắn mà còn chứng tỏ một cây bút viết tạp văn đặc sắc.
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư hầu như đề cập đến mọi vấn đề của đời sống con
người Nam Bộ. Qua các trang tạp văn ấy, người nông dân Nam Bộ hiện lên
lam lũ, cực nhọc, gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường. Đọc tạp
văn Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy chúng mang đậm những nỗi buồn, phần
nhiều nghiêng về tự sự.
Nguyễn Quang Lập là một cái tên rất “hot” trong thời gian gần đây,
khi ba cuốn tạp văn của ông được xuất bản và gây sốt. Qua những câu
chuyện được hồi tưởng, những chuyện tản mạn ta nhận ra những bài học
đường đời sâu sắc, thấm thía nhưng vẫn mang nét hóm hỉnh, vui nhộn. Ta
cịn nhận ra những nỗi buồn không tên, buồn về con người, về cuộc đời, về
thời cuộc, về những điều tưởng như “vụn”và “vớ vẩn” nhưng đó là những
tair nghiệm của một con người sống đích thực, sống thật, của một người
thấy rằng làm người thật khó khăn.
Trong các cây bút tạp văn có tiếng trong thời gian mười năm trở lại
đây, cái tên Phan Thị Vàng Anh được độc giả yêu mến và đón đọc ngay từ
những ngày đầu. Đến bây giờ khi đọc lại những trang tạp văn của chị, ta

thấy càng rõ sự thông minh, sắc sảo, một phong cách riêng biệt cuả một
ngịi bút vừa thấu tình vừa đạt lý, có cái nhìn sâu sắc, triệt để trong mọi vấn

10


đề. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Trương Q nhận định rằng tạp văn Phan Thị
Vàng Anh mang sự quyết liệt – sự quyết liệt có mác Vàng Anh!
1.3. Khái quát về tạp văn Phan Thị Vàng Anh
1.3.1. Vài nét tiểu sử
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 08 năm 1968 tại Hà
Nội, quê gốc tại huyện Cam Lộc tỉnh Quảng Trị. Chị tốt nghiệp Đại học y
khoa thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, trở thành hội viên HNV Việt Nam
năm 1996. Năm 2005, chị được bầu làm ủy viên Ban chấp hành HNV Việt
Nam nhiệm kỳ VII. Hiện nay, chị đang sống và làm việc tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Phan Thị Vàng Anh là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn
Vũ Thị Thường. chị nổi tiếng trong giới văn nghệ sỹ là một người đầy sự
kiêu hãnh, thông minh, mạnh mẽ, tự tin. Là một người đa tài, Phan Thị
Vàng thử sức trên nhiều lĩnh vực khác nhau: viết văn, viết báo, làm thơ,
làm phim và ở công việc nào chị cũng giành được những thành cơng. Có
thể khẳng định, ngay từ những tác phẩm đầu tay chị đã thể hiện một phong
cách riêng và được bạn đọc u thích.
Ngồi ra, Phan Thị Vàng Anh cũng là nhiều công việc khác nhau: làm
việc ở bệnh viện, từng quản lý phòng trưng bày tranh, làm kế toán cho một
siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vậy mà chị đã có được nhiều trải
nghiệm thực tế, những kinh nghiệm phục vụ cho việc viết văn của mình.
1.3.2. Sự đa năng của một nghệ sĩ
1.3.2.1. Phan Thị Vàng Anh – nhà thơ
Là “con nhà nòi”, được thừa hưởng tư chất của cả bố và mẹ, Phan

Thị Vàng Anh từng được coi là thần đồng thơ, chị làm thơ từ rất sớm. Năm
1977 (9 tuổi) Phan Thị Vàng Anh đã sáng tác bài thơ mà rất nhiều thiếu nhi
Việt Nam thời kì trước thuộc lòng: Mèo con đi học. Bài thơ này đã được tổ
11


chức UNESCO trao giải thưởng. Nhiều bài thơ khác của Phan Thị Vàng
Anh niên thiếu được đăng trên các báo Khăn quàng đỏ, Kim Đồng và được
bạn đọc thiếu nhi yêu thích.
Tập thơ Gửi VB (2006) đã đánh giấu sự trở lại của Phan Thị Vàng
Anh với tư cách một nhà thơ. Tính đến nay đó là tập thơ duy nhất của chị
nhưng lại là tác phẩm rất thành công – được trao giải thưởng của HNV Hà
Nội 2007. Gửi VB là tập thơ của đời thường, giản dị mà tinh tế. Có thể khẳng
định: “Gửi VB là triết kí của cái đơn giản trong cuộc sống, trong sự sáng
tạo” (Lê Hồ Quang) [6]. Một trong những điểm nổi bật nhất của tập thơ là
cách nói mơ tả và phát hiện lại đời sống tinh thần một cách tinh nhạy. Đọc
thơ của Phan Thị Vàng Anh ta nhận ra một tâm hồn rất tinh tế trong cảm
nhận, rất trí tuệ khi ghi nhận có chọ lọc các chi tiết trong đời sống.
1.3.2.2. Phan Thị Vàng Anh – một cây bút truyện ngắn đặc sắc
Phan Thị Vàng Anh có số lượng truyện ngắn tương đối nhiều, hơn bốn
mươi lăm truyện được in trong các tập Khi người ta trẻ (NXB HNV Việt
Nam, Hà Nội, 1993), Hội chợ (NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1995),
Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (Nguyễn Trọng Nghĩa biên soạn, NXB
Công an nhân dân). Mới đây, truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh được NXB Trẻ
tập hợp lại và in trong cuốn Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (2011).
Với thể loại truyện ngắn, Vàng Anh đã thể hiện một lối viết, cách suy
nghĩ, cách nhìn đời khác lạ, một ngịi bút vơ cùng tinh tế trong các chi tiết
nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Huỳnh Phan Anh đã nhận định: “Đọc Phan Thị
Vàng Anh tức là tìm đến, làm quen với cái thế giới rất gần gũi và cũng rất
xa lại của những tâm hồn trai gái với những ưu tư, những quan hệ ràng

buộc, những biến cố trong vượt ra ngoài cuộc sống đời thực hàng ngày”
[7]. Những truyện ngắn như Khi người ta trẻ, Cha tôi, Kịch câm, Hoa
muộn, Con trộm… đã để lại những ấn tượng khó phai trong lịng độc giả.

12


1.3.2.3. Phan Thị Vàng Anh – Người làm phim
Phan Thị Vàng Anh còn khẳng định tài năng trong lĩnh vực viết kịch
bản phim, bộ phim tài liệu có cái tên ngộ nghĩnh Trong phường Thành
Cơng có làng Thành Cơng do chị viết kịch bản, quay phim và làm đạo diễn.
Phim được chiếu năm 2004 tại Hà Nội trong chương trình phim tư liệu
Sống ở thành phố. Với phim tài liệu này, Phan Thị Vàng Anh đã đem đến
cho khán giả một cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về đời sống của người dân
đơ thị. “Đấy là cách nhìn cuộc sống khơng cơng thức, khơng sáo mịn,
khơng giáo điều, là khơng phải nhìn về người khác mà sống với người
khác, là tính hài hước và nhân bản khi nhìn cuộc sống” [8].
1.3.3. Khái quát về tạp văn Phan Thị Vàng Anh
Bạn đọc biết đến Phan Thị Vàng Anh của thể loại tạp văn là qua các
bài viết trên các tờ báo từ những năm 1997, 1998 với bút danh Thảo Hảo.
Cái tên Thảo Hảo được biết đến nhiều hơn khi chị đảm nhận mục Tôi nghe,
đọc, thấy của báo Thể thao Văn hóa những năm 2002, 2003, 2004. Và khi
các bài viết này được tập hợp trong cuốn Nhân trường hợp chị thỏ bơng thì
bút danh Thảo Hảo đã gây nhiều bất ngờ thú vị cho độc giả. Ngay lập tức,
người ta xếp tác giả của chúng vào hàng những cây bút xuất sắc nhất của
thể loại này. Tiếp tục phát huy khả năng viết tạp văn của mình, chị viết bài
cho mục Có thể các đại biểu chưa biết của báo Đại biểu nhân dân năm
2005, 2006 với bút danh An Bàng. Ngoài ra, Phan Thị Vàng Anh còn viết
tạp văn cho các báo Tuổi trẻ, Tia sáng, Thời báo kinh tế Sài Gòn. Các bài
tạp văn của chị được đơng đảo độc giả đón nhận bởi khả năng cung cấp các

thơng tin thời sự nóng hổi đồng thời các vấn đề nhức nhối, những nghịch lý
của xã hội được đưa ra mổ xẻ bằng cái nhìn vừa trng thực vừa khách quan,
đầy tính thuyết phục. Phan Thị Vàng Anh khơng hoa lá cành mà đưa người
đọc nhìn trực diện vào vấn đề, phân tích thấu triệt bằng giọng điệu nhiều

13


khi vừa dửng dưng, vừa mạnh bạo khiến người đọc đơi lúc giật mình vì
nhận ra bản thân đã sống hời hợt hoặc bị mù mờ trước những vấn đề gần
gũi ngay trong đời sống. Tính đến nay, chị đã có gần tám mươi tạp văn. Xét
về số lượng có lẽ đây khơng phải là một con số ít nhưng cũng chưa được
coi là nhiều so với một số tác giả tạp văn khác. Văn chương vốn coi trọng
“quý hồ tinh bất quý hồ đa”, với vốn tạp văn của mình, Phan Thị Vàng Anh
đã được độc giả mến mộ, khẳng định được phong cách riêng, không hề bị
lẫn vào cả vườn tạp bút đang nở rộ.

14


Chương 2
ĐẶC SẮC TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH
TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Những trang viết đậm tính thời sự
Nói tạp văn Phan Thị Vàng Anh mang đậm tính thời sự, chúng tôi
muốn khẳng định đề tài mà tạp văn Phan Thị Vàng Anh hướng đến là
những vấn đề có tính chất nóng hổi trong đời sống xã hội, những vấn đề
đang được đông đảo mọi người quan tâm.
Bằng một lý trí sáng suốt, Phan Thị Vàng Anh đã đưa những vấn đề
đang thu hút dư luận nên trang viết một cách thẳng thắn và dân chủ. Phần

lớn các bài tạp văn đậm tính thời sự là những bài được đăng trong mục Tôi
nghe, đọc, thấy của báo Thể thao văn hóa và mục Có thể các đại biểu chưa
biết của báo Đại biểu nhân dân. Các bài viết như: Ai dám nhận là mình xấu
xí, Giao trứng cho ác, À… ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói, Tư cách
con cá, Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào, 150 diễn viên bằng 75 cân thịt, Nếu
tao là nhà nước, Hà Nội có những việc rất khơng tinh ý, Chất vấn, chất
vấn, chất vấn nữa…khi được đăng báo đã đem đến cho người đọc cách
nhìn nhận nhiều chiều về vấn đề có tính chất thời sự. Ngay cả khi, những
vấn đề ấy khơng cịn “hot”, ít được quan tâm hơn trước nhưng khi chúng ta
đọc lại trang văn của Thảo Hảo ta vẫn nhận ra những điều mà tác giả đề cập
là chưa bao giờ cũ.
Chẳng hạn như vấn đề quy hoạch đô thị phải đi đôi với việc bảo tồn
những cơng trình mang giá trị truyền thống sẽ là chuyện chẳng bao giờ cũ
trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay. Và vấn đề ấy đã được Vàng
Anh phân tích thấu triệt trong bài Ai dám nhận là mình xấu xí. Bài tạp văn
viết về một việc cụ thể là lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh quyết định dẹp
Bến Bình Đơng để làm đại lộ ĐơngTây nhưng người đọc có thể liên tưởng

15


đến nhiều dự án khác trên khắp đất nước cũng đang chạy theo sự đổi mới
và quên đi việc bảo tồn những “vốn cổ” của dân tộc.
“Bạn đã đi Đà Lạt chưa? Đến Sài Gòn chưa? Đã về những làng Bắc
Bộ chưa?
Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.
Đi trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.
Đi trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.
Đi trước khi thành phố lớn muốn tạo dấu ấn hiện đại khổng lồ, dẫm
lên chính những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hơ hào trước đó”

[10, 27].
Phan Thị Vàng Anh ln nhìn vấn đề từ khái qt đến cụ thể, chứ
không phải là từ một hiện tượng đang được dư luận đông đảo quan tâm mà
suy diễn ra những vấn đề to tát. Sau khi phân tích một cách thấu đáo và
thuyết phục những “vốn cổ” mà bến Bình Đơng đang có và cái bất lợi của
chiều hướng “hiện đại hóa” Phan Thị Vàng Anh đã đặt ra một giả thiết: “thử
tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày
hôm nay lên bưu ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói :
“Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua, đẹp lắm”. Và có những người khơng
dám chỉ tay vào ảnh mà nói: “Cái khu này chính bố đã kí quyết định đập
đi” [10, 29]. Vậy là Vàng Anh đã tự đặt mình và người đọc vào tình huống
trớ trêu để giúp người đọc lựa chọn. Đến bây giờ, khi đại lộ Đông Tây đã
được đưa vào sử dụng có ai vẫn thầm tiếc nuối một thời bến Bình Đông.
Bài viết Giao trứng cho ác cũng đề cập đến một vấn đề nóng mn
thuở là tình trạng giáo dục ở Việt Nam. Sau khi phân thích một đề thi tốt
nghiệp tiểu học rất ngớ ngẩn của Sở GD-ĐT Cần Thơ, Phan Thị Vàng Anh
đã cho ta thấy tình trạng bất cập của giáo dục hiện nay, mà nói theo cách
của Vàng Anh thì ngành sư phạm nước ta thật “lẩn thẩn” và chị chỉ ra rằng

16


có những người đã kém về năng lực nhưng lại làm sư phạm, họ “sợ nhất
học sinh đi lang thang vào rừng, bứt về một bông hoa và hỏi họ: “Cái gì
đây”. Cái gì vượt qua sức họ là họ thấy nguy hiểm. Và đối với những con
sâu của ngành sư phạm, khơng có gì nguy hiểm hơn là sự sáng tạo, tự do
tìm hiểu của học trị” [10, 94]. Và cuối cùng Phan Thị Vàng Anh kết luận:
“Vấn đề giáo dục nước mình là hình như khơng có thuốc trừ sâu, nếu
khơng nói rằng đây cịn là mơi trường cho sâu phát triển. Và với một nền
giáo dục dung dưỡng cho những sự lẩn thẩn như đã dẫn chứng ở trên, thì

việc đẻ con ra, ngồi những lo âu về tài chính, sức khỏe, ni nấng…, bạn
cịn phải tính đến một nỗi lo khác – nỗi lo “giao trứng cho ác”- là một
ngày kia nó sẽ phải đến trường” [10, 95]. Bài tạp văn vừa nêu được vấn đề
đang gây tranh cãi – việc ra đề thi thế nào cho phù hợp của Sở GD-ĐT Cần
Thơ - vừa đặt ra nhiều suy nghĩ cho ta về tình trạng giáo dục của Việt Nam.
Cho đến bây giờ vấn đề về giáo dục và đổi mới giáo dục vẫn chưa bao giờ
là “nguội”.
Làm rõ hơn về những vấn đề của ngành giáo dục, bài viết Món nợ
ngành giáo dục đã nhìn thẳng vào công việc biên soạn SGK, những bất cập
khi biên soạn SGK. Phan Thị Vàng Anh đã chỉ ra việc biên soạn kiến thức
trong sách giáo khoa chưa phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi và
điều đặc biệt là cần có sự liên kết giữa các thế hệ từ bộ SGK mà những
người soạn sách chưa làm được. Chị cũng thấy rằng học trị khơng phải là
những chuột bạch để ta thí nghiệm, để sau khi nhận ra bất cập lại đòi đổi
thay, học trò sẽ lại có sách cải cách. Cuối cùng, Phan Thị Vàng Anh kết
luận: “Và nếu sách cứ cải cách như thế này, thì cái món nợ “tình nghĩa
giáo khoa thư” của ngành giáo dục với các thế hệ người Việt Nam chỉ
càng chồng chất mãi lên thôi” [10, 100].

17


Những vấn đề có tính chất thời sự vốn dĩ đã nhiều, và khi viết về các
vấn đề ấy, người viết cũng cần có cách nhìn từ nhiều chiều khác nhau, để
nhìn sự việc một cách vừa tổng thể vừa kĩ lưỡng. Đọc tạp văn Phan Thị
Vàng Anh, ta có thể thấy rõ những cái nhìn nhiều chiều ấy vào những vấn
đề đang được quan tâm. Tiêu biểu như trong bài viết có cái tên ngộ nghĩnh:
Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào? Ta tưởng Phan Thị Vàng Anh đang viết về
một câu chuyện đùa mà lại không phải vậy, vấn đề chị đưa ra rất nghiêm
túc, thậm chí có ý nghĩa hệ trọng: việc vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh

quan môi trường. Thời gian trước, rộ lên chuyện “Cụ Rùa” ở Hồ Gươm bị
bệnh, do hồ bị nhiễm bẩn, người ta vớt cụ lên để lo chạy chữa cho cụ.
Nhưng xét đến cùng, vẫn khơng có cơ quan nào nhận trách nhiệm. Và rồi
tác giả lên tiếng chỉ ra nguyên nhân: “Xét cho cùng, tất cả chỉ tại…cụ Rùa.
Cụ không thuộc biên chế bộ nào rõ ràng để người ta quy trách nhiệm. Cụ
là một niềm tự hào chung nên bắt buộc phải có những thiệt thịi riêng.
Điều này, khi cho mượn kiếm, tổ tiên cụ đã không ngờ tới”. [10, 136]
Ngòi bút của Phan Thị Vàng Anh cũng khơng bỏ những vấn đề chính
trị nhạy cảm, khi mà các phiên chất vấn trong Quốc hội đang thu hút dư
luận quan tâm thì trong bài Chất vấn, chất vấn, chất vấn nữa, chị đã mạnh
dạn nói về tình trạng chung trong việc chất vấn những người lãnh đạo của
các bộ, ngành hiện nay: “Chất vấn như hiện nay thì các bộ trưởng chỉ cần
bình tĩnh một tí, “nhã” một tí, là “thốt”. Đại biểu đặt ra câu hỏi. Bộ
trưởng chỉ cần đứng lên nhận về chủ quan còn thiếu sót, cịn bng lỏng
trong quản lý, cịn phải cải tiến nhiều về thủ tục, còn đang nghiên cứu đây,
rồi bảo khách quan cịn nhiều cái khó, khó lắm… Thế là xong. Đại biểu
khơng được vặn vẹo ngay lúc đó. Cịn có muốn vặn thêm thì phải vặn sau đó
một lúc, lần lượt sau các đại biểu khác, lúc ấy cũng đã cụt hứng hết rồi.”
[10, 283]. Phan Thị Vàng Anh đã nhìn bằng con mắt của nhiều người dân để
nhận thấy: “bộ máy của ta quả thật khó mà trơng cậy vào, vì nó có nhiều
18


“tình người” mà thiếu “tính máy”. Nó có q nhiều khoảng du di tình cảm
để mà kẻ xấu, người vơ trách nhiệm, và người khéo nói lọt qua dễ dàng, hết
kỳ này đến kỳ khác” [10, 284]. Như vậy, tác giả bài viết đã đứng trên tinh
thần dân chủ để thẳng thắn góp ý, mong muốn, hi vọng sự linh động hơn,
mang tính giải pháp hơn của những lần chất vấn Quốc hội kế tiếp.
Đọc các tạp văn khác của Phan Thị Vàng Anh, ta thấy rõ, hầu như
vấn đề nào có tính thời sự cũng được chị quan tâm và đưa lên trang viết.

Chẳng hạn chuyện ở Hà Nội có một thời gian trên vỉa hè xuất hiện rất
nhiều biển CẤM – trong bài Hà Nội: Có những việc rất khơng tinh ý [10,
235]. Chuyện cịn đáng nói ở chỗ những biến cấm này được sơn nền đỏ,
viết chữ vàng – giống màu cờ Tổ quốc, và khiến cho bộ mặt của thủ đô
thêm phần ngột ngạt, thiếu văn minh. Rồi chuyện cần tiêu hủy gà, vịt trong
dịch cúm thế nào cho hợp lí và tránh những thiệt hại khơng đáng có cũng
được tác giả viết mạnh tay trong bài 150 diễn viên = 75 cân thịt [10, 137].
Trong bài Giá như tỉnh ta bớt vài phút cho người nghèo Phan Thị Vàng
Anh đã nói về việc thành phố Hồ Chí Minh cho bắn pháo hoa trong thời
gian dài và liên hệ tới việc hai tỉnh Phú Yên và Quảng Nam không bắn
pháo hoa để dùng số tiền 370 triệu đó sẽ chi tiêu vào việc hỗ trợ các hộ
nghèo trong tỉnh. Đối với tác giả, đây là việc làm rất có ý nghĩa và cảm
động. Những lời bàn của Phan Thị Vàng Anh đã khiến người đọc liên hệ
đến tình hình đời sống chung, sự phân biệt giàu nghèo, và những khoản chi
thực sự có ý nghĩa đối với đời sống chung của nhân dân.
Như vậy là với những vấn đề nóng hổi, ngịi bút của Phan Thị Vàng
Anh cũng bắt sóng rất kịp thời, cung cấp thêm thơng tin cho độc giả, mở ra
những cách nhìn khác nhau. Đọc tạp văn Phan Thị Vàng Anh người ta thấy
những câu chuyện thời sựu trở nên dễ tiêu hóa và sinh động hơn rất nhiều.

19


2.2. Giàu ý nghĩa xã hội
Một trong những đặc trưng nội dung của thể loại tạp văn là viết về
chính đời sống hiện thực, đưa những vấn đề của đời sống lên trang viết, vì
vậy mà nội dung của tạp văn đặc biệt phong phú, chạm đến mọi ngóc
ngách của đời sống, mổ xẻ những vấn đề của cuộc sống. Chính vì thế mà
tạp văn ln mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Phan Thị Vàng Anh có khả năng nhìn ra vấn đề theo nhiều chiều, từ

đó lật lại vấn đề. Vàng Anh chỉ ra cho ta thấy những cái vơ lý, qi đản
trong những chuyện tưởng như khơng có gì để nói (Cái bệnh hịn non bộ,
Ai sẽ làm việc này đây, Gửi Đồn của tơi, Học phí trả bằng máu, Cái
không thuộc về y đức, May mà không biết vẽ, Tôi nghi ngờ ông Hê-ghen,
Chuyện tiểu tiết, Con ngựa khơng phải là con chó, Đầu năm nghĩ đến một
chuyện con con, Đánh kẻ ngã ngựa…). Ta thấy qua những trang viết này,
Vàng Anh đã nhìn thẳng vào những nghịch lý của xã hội, mổ xẻ nó để tìm
ra nguyên nhân của căn bệnh. Giúp người đọc rút ra những ý nghĩa, hiểu
sâu hơn các vấn đề của xã hội.
Với những cái phi lý, thậm chí quái đản của xã hội Vàng Anh đã soi
chiếu vào sự việc bằng cái nhìn của lý trí sáng suốt, chỉ ra cho mọi người
thấy những điều vô lý trong những điều mà ta tưởng là có lý và bỏ qua,
chẳng chú ý tới.
Trong bài viết Tôi cũng muốn ăn cắp, tác giả đã nói về một thưc
trạng trong các thư viện hiện nay:
“Ở thư viện tôi đến đọc, nội quy ghi rõ:
 Sáng: từ 7h30 đến 11h30
 Chiều: từ 13h30 đến 16h30

20


Và chỉ cấp thẻ cho những người có cơng ăn việc làm đàng hồng, có
cơ quan chứng nhận, hoặc khơng thì cũng phải là sinh viên, học sinh; tức
là bọn không thể đến thư viện vào cái giờ thư viện mở cửa được.
Nội quy ngặt nghèo trái khoáy khiến thư viện trở thành chốn riêng
của bọn mọt sách (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả về phương diện con
người lẫn cơn trùng)” [10, 33].
Khi đọc những dịng này, ta mới ớ người nhận ra giờ giấc hoạt động
của cái thư viện đúng là hết sức vô lý – điều mà từ trước đến giờ ta vốn

thấy là hiển nhiên đúng nên không để ý quan tâm. Từ chuyện giờ giấc
không hợp lý của thư viện Phan Thị Vàng Anh đã bàn tiếp về vấn đề có ý
nghĩa hơn nữa đó là “sự bình đẳng trước sách”. Ai cũng hiểu sách thư viện
là tài sản chung, phục vụ nhu cầu của bạn đọc nhưng “Chỉ khi nào, sau giờ
hành chính, anh thợ máy ham đọc đã tắm rửa thơm tho được ngồi đàng
hồng trong thư viện, chị kế tốn trốn người yêu có thể lẩn quẩn giữa các
kệ sách đến tận 10h tối, hoặc anh kĩ sư thất nghiệp khơng có nhiệm sở nào
(nhận đóng dấu làm thẻ) vẫn giết được thời gian cả ngày trong thư viện,..
thì khi đó chúng ta hẵng nói là có sự bình đẳng trước sách” [10, 34]. Bản
thân cá nhân tác giả cho rằng việc có một anh nhân viên thư viện ăn cắp
sách tuồn ra ngồi, khơng phải để bán theo kiểu giấy vụn mà bán theo diện
sách quý cho các nhà sách cũ thế cũng…được, Phan Thị Vàng Anh muốn
nhấn mạnh đến vấn đề ý nghĩa sử dụng, một vật từ-vô-dụng-chuyển-sanghữu-dụng. Rõ ràng, những quyển sách ấy khi đưa ra ngoài sẽ được người
yêu sách sờ tới tự do chứ không phải là nằm phủ bụi trong thư viện, trở
thành miếng ngon của bọn mọt sách. Và tác giả kết luận: “Đám sách kia…
giang hồ tơi tả ngồi chợ đời một tí, mà được tiếp xúc với nhiều người,
nhiều giới cũng còn hơn” [10. 35].

21


Bên cạnh việc chỉ ra cái phi lý từ việc mà ít người nhận ra như
chuyện thư viện và những quyển sách như ở trên, Phan Thị Vàng Anh còn
phơi bày những sự phi lý mà ai cũng biết nhưng vẫn để cho sự việc xảy ra
một cách đáng tiếc, tiêu biểu là bài viết Cái không thuộc về y đức. Từ
chuyện mọi người nô nức kỉ niệm ngày thấy thuốc Việt Nam nhà văn đã đề
cập đến vấn đề nhạy cảm, về cái tưởng như “bé nhất mà thật ra lại rất to
của các bệnh viện nước mình, ấy là khu nhà vệ sinh, tắm giặt” [10, 155].
Phan Thị Vàng Anh đã chỉ cho ta thấy một sự thật: dù là ở bệnh viện to hay
nhỏ thì “cái khu vực tối quan trọng này lại ẩm thấp và tối tăm, tanh tanh

mùi bông băng, đen tù mù soi những sọt đầy giấy và rác”, “bên trong
khơng có đến một cái đinh móc áo, một cái gương con tối thiểu tiện nghi.
Chỉ có một cái xơ bẩn, mấy cái vịi, và nước thì lạnh tốt. Bồn vệ sinh thì
rất bẩn, người nhà thà nhịn cịn hơn phải rung mình”. [10, 156]. Và tác giả
đã nêu ra một chân lý: “người ta sợ bệnh nhiều phần khơng phải vì bệnh
mà là vì sự mất vệ sinh của bệnh viện”. Bài viết của Phan Thị Vàng Anh
khiến người ta nhận ra rằng, có biết bao vấn đề trong cuộc sống gắn bó với
những nhu cầu tối thiểu nhất của con người nhưng đã khơng được quan tâm
đúng mức, thậm chí dưới mức cho phép. Trang văn của nhà văn làm cho
bất cứ ai đọc được cũng cảm thấy trăn trở, tự đặt ra những câu hỏi, thế
nhưng dù có biết đáp án ta vẫn đành ngậm ngùi bó tay. Có những vấn đề
nan giải, chẳng thể giải quyết trong ngày một ngày hai, nhưng ít nhất nhờ
có các bài viết của Vàng Anh mà ta nhận thức rõ hơn về các vấn đề xã hội.
Đó là những câu chuyện rất gần gũi, như chuyện về nông nghiệp trong bài
Tư cách con cá. Với bài viết này, ngòi bút của Phan Thị Vàng Anh hướng
về…con ốc bươu vàng và con cá chim trắng (biển) qua đó thấy sự chậm
chạp và vơ lý của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản khi mà biết rõ tác
hại của ốc bươu vàng nhưng khơng có quyết định kịp thời để ngăn chặn
tình trạng lan rộng của loại ốc bươu nguy hiểm này cũng như khơng có nỗ
22


lực xếp loại nhanh và phân biệt giữa cá hổ với cá chim trắng nước ngọt,
khiến cho cá chim trắng biển bị nhìn như một “tội phạm”. Kết thúc bài viết,
tác giả đành ngậm ngùi : “ Anh cá chim trắng biển ơi. Nếu anh đã nằm
trên thớt cơ chế nước tơi, thì anh phải hiểu cái sự khơng rõ ràng nó có
trong vơ vàn lĩnh vực. Và tập cho người ta dám nói “Có” hay “Khơng”
một cách rõ ràng có lẽ cịn phải rất lâu, biết đâu lúc đó những giống ưu
việt như anh đã thành tuyệt chủng” [10, 133]
Nguyễn Ngọc Tư cũng có bài viết về cái khổ của người nông dân

trước dịch ốc bươu vàng: "Tôi đi học xa, chiều thứ bảy về nhà bắt ốc. Cả
nhà bắt ốc, cả xóm bắt ốc, cả tỉnh bắt ốc. Lúc sức trẻ tơi rệu rã thì má tơi
vẫn chăm chăm từng con ốc theo mỗi bước chân thụt lút dưới sình... phải
lượm lại ốc để gieo sạ đợt hai... Má già sọp như trăm ngày góp lại... Mắt
tơi nhức, rụng xuống những giọt nước mắt trong và mặn..." (Mơ thấy mùa
đang tới). Đọc những dòng chữ này ta thấy xót xa, thương cho nỗi khổ của
người nơng dân. Cịn đọc bài viết của Vàng Anh với những dẫn chứng khoa
học cụ thể, thái độ cứng rắn và đanh, ta lại thấy tức tối trước cơ quan vô
trách nhiệm đẩy người nông dân vào nạn ốc bươu vàng. Sự khác nhau này
có lẽ là do Phan Thị Vàng Anh đã viết bằng cái nhìn phân tích của một lối
tư duy sắc sảo chứ không đậm cảm xúc như Nguyễn Ngọc Tư.
Nhưng không phải lúc nào Vàng Anh cúng tư duy lý trí, vẫn có
những bài viết mang theo sự đồng cảm xót xa của tác giả, Để bóp (gần)
chết lịng yêu nghề là một dẫn chứng tiêu biểu.
Bài viết nói về một kỉ niệm của tác giả vào ngày cuối tuần: đi xem
xiếc nhưng bàn đến việc lớn hơn, đó là lòng yêu nghề của diễn viên xiếc.
Tác giả nhận ra rằng khi mà đời sống con người càng ngày được nâng cao
thì những thú vui cũng dần thay đổi. Dường như người ta quay lưng với
xiếc, có q ít khách đến xem. Thế mà những diễn viên xiếc vẫn diễn hết

23


lòng cho số người xem “lèo tèo” bên dưới. Nhà văn thấy xót xa khi: “nước
ta đã giàu hơn, rạp đã to hơn, trẻ con không cần ngoan bằng ngày xưa
cũng có thể được đi xem xiếc, thì sao lịng yêu nghề của diễn viên lại bị
đem ra thử thách thế này” [10, 76]. Trong lời lẽ của chị mang theo dư vị
vừa xót xa vừa tiếc nuối, thương cho các diễn viên xiếc, tiếc cho nghiệp
xiếc. Và bằng tình cảm đó của mình, Vàng Anh đã đưa ra biện pháp để
động viên lòng yêu nghề: “Nếu như mỗi người trong chúng ta chịu khó một

năm dẫn con đi xem xiếc một lần, trước là để nó có được thú vui tuổi thơ,
sau là mình ơn lại tuổi thơ của mình với nó, sau nữa (tí ti thơi cũng được),
nghĩ việc này như mình đem bao bột của mình đến xay cho ơng già vui, thì
những buổi diễn xiếc như hơm nay đớ đáng thương biết bao. Mà cịn cao
hơn nữa, nhìn tấm gương những nghệ sỹ xiếc, cái lịng yêu nghề trong
chúng ta, lâu nay tưởng đã chết, biết đâu lại tự nhiên mà sống dậy thì
sao!” [10, 77]. Nếu khơng có những tình cảm xót xa, sự cảm thơng thì nhà
văn đã khơng viết được những trang văn rất có tình người ấy.
2.3. Những bài học về phép ứng xử
Câu chuyện về lòng yêu nghề của các diễn viên xiếc xét cho đến
cùng đó là cách ứng xử của con người với nhau để cuộc sống có “tình”
hơn. Tạp văn của Phan Thị Vàng Anh cũng có nhiều trang viết giúp ta nhận
ra nhiều bài học về cách ứng xử. Không chỉ là những trang viết về phép
ứng xử với cuộc sống, với những người xung quanh mà cịn là ứng xử với
chính con người mình.
Từ thực tế cuộc sống con người hiện đại ngày nay đang ngày càng
đánh mất đi sự trọng lời hứa của mình, nhà văn đã viết về Chữ tín như một
cách để giúp người đọc nhìn nhận thấu đáo hơn về việc giữ chữ tín – đó
cũng là một cách ứng xử của con người đối với những người xung quanh.
Phan Thị Vàng Anh khẳng định “ chữ tín mn hình vạn trạng”, và tác giả

24


cũng chỉ ra rất nhiều hình thức thất tín, người Việt hiện đại quen thất tín
đến mức: “Chỉ cần một anh nào hẹn giò nào đến đúng giờ ấy, mượn cái gì,
trả cái nấy đúng ngày, là đã được coi là… Tây!” [10, 17]. Và tác giả cũng
lập luận một cách sắc sảo: “Chữ tín mà trong tâm trí người Việt ta, chắc
hẳn là cao quý và vô vọng, đến nỗi cuối cùng phải dùng đến vàng mà đảm
bảo. Những tên ngân hàng Thương Tín, những tên tiệm vàng Bảo Tín, Tín

Phát là thí dụ. Vậy những hàng vải hoặc trái cây, những mặt hàng bé hơn
chắc hẳn không đáng để chữ tín phải ra mắt?” [10, 18]. Đối với Phan Thị
Vàng Anh, con người cần giữ chữ tín trong bất cứ hoàn cảnh nào, thế
nhưng: “Chúng ta, quả thực chưa có bản năng giữ chứ tín, khởi đầu là
việc nhỏ nhất: đúng giờ. Lại nữa, có quá nhiều thứ lạc hậu có thể dùng để
giải thích: kẹt xe, cúp điện, không ai nhắn lại…” [10, 19]. Đọc bài viết của
Phan Thị Vàng Anh, độc giả ln có cơ hội nhìn lại chính mình, trong
trường hợp này cũng vậy. Tự xem lại bản thân, liệu có mấy ai đảm bảo là
mình chưa từng thất tín trong cuộc sống. Và khi bạn thất tín cũng là khi bạn
đã cư xử khơng tốt với người khác và với chính mình, rõ ràng đã tự hạ thấp
mình trong sự đánh giá của người khác. Thất tín với người khác rồi đến lúc
người khác thất tín với bạn cũng là một chuyện dễ hiểu. Với những dẫn
chứng sinh động mà Phan Thị Vàng Anh đưa ra trong bài viết, bản thân
chúng ta – những người đọc như có cơ hội “thức tỉnh”, nhìn nhận lại chính
mình và quan niệm về chữ tín của mình.
Bài học về cách ứng xử với cuộc sống có khi lại được tác giả viết
thông qua việc viết cảm nhận về một cuốn sách (Người bệnh ung thư đi tìm
ý nghĩa cuộc sống, NXB Trẻ 1999) nhưng qua bài viết ấy, ta nhận ra điều
mà nhà văn muốn gửi gắm là cách ứng xử với chính mình, đối với những
điều tất yếu sẽ xảy đến với mình: Học cách chết. Tác giả đã tự đặt ra câu
hỏi cho chính mình và cho cả người đọc: “Làm sao để thấy cái chết là nhẹ
nhàng đây?” và lần lượt nhà văn dẫn ra các cách hiểu về cái chết nhưng có
25


×