Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tìm hiểu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết nghệ nhân và margarita

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.31 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong khoa
Ngữ văn của trường Đại học Phú Xuân đã giúp đỡ và tạo điều
kiện trong quá trình em thực hiện Khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ
Hà Văn Lưỡng, người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em thực
hiện và hồn thành Khóa luận này.
Xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và tìm kiếm tư
liệu để thực hiện Khóa luận.
Rất mong nhận được sự góp ý chân tình từ phía thầy cơ và
bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.

1


A. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tác phẩm tự sự từ phương diện nghệ thuật kết cấu cho
phép người đọc thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn trong xây dựng
và tổ chức tác phẩm của mình. Nó khơng chỉ cho chúng ta biết được điều
nhà văn muốn nói mà qua đó cịn thể hiện cách mà nhà văn nói điều đó như
thế nào.
Trong nền văn học Nga Xô Viết, Mikhail Bulgacov là một tác giả rất
quen thuộc của bạn đọc Việt Nam với nhiêu tiểu thuyết được dịch ra tiếng
Việt và được độc giả đón nhận. Đỉnh cao trong sáng tác của Bulgacov là
tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita. Cuốn tiểu thuyết được viết trong mười
hai năm, bị xé, bị đốt, viết đi viết lại bảy lần và vừa kịp hoàn thành trước
khi tác giả qua đời. Nhưng sau khi xuất bản(năm 1973) cuốn tiểu thuyết


nhanh chóng được đón nhận và được dịch ra nhiều thứ tiếng, dựng thành
phim, khắp nơi diễn ra các cuộc tranh luận xung quanh các vấn đề của tác
phẩm, các cơng trình nghiên cứu về cuốn sách lần lượt xuất hiện. Có thể
nói rằng, tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” là miền đất vô tận cho
những sự khám phá nghệ thuật của các nhà nghiên cứu phê bình trong và
ngồi nước. Tuy nhiên, điều làm cho tác phẩm hấp dẫn người đọc và thu
hút sự chú ý của giới phê bình lại chính là ở cách xây dựng nghệ thuật kết
cấu độc đáo, hấp dẫn của nhà văn. Bằng tài năng nghệ thuật của mình ,
Bulgacov đã xây dựng cuốn tiểu thuyết với nhiều hình thức kết cấu khác
nhau. Vì vậy, đọc Bulgacov khơng dễ , tác phẩm của ông nhiều lớp nghĩa,
gợi nhiều tầng liên tưởng bất ngờ, thú vị. Chính những giá trị lớn lao của
Nghệ nhân và Margarita đã lôi cuốn chúng tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.
Tìm hiểu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Nghệ nhân và
Margarita, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là thâm nhập và thế giới
2


nghệ thuật phong phú được tạo nên bởi ngòi bút thiên tài Bulgacov, để từ
đó có được những nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học về nhà văn
cũng như chính bản thân tác phẩm. Đồng thời, với đề tài này sẽ giúp chúng
tôi bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, là điều kiện để
người nghiên cứu lĩnh hội được những vấn đề phức tạp nhưng rất lý thú và
hữu ích về cách xây dựng nghệ thuật kết cấu trong tác phẩm văn học. Tuy
nhiên để đạt được mong muốn trên cần phải có q trình tìm tịi, phát hiện,
học hỏi và tích lũy lâu dài. Vì vậy, cơng việc mà người nghiên cứu tiến
hành trong đề tài này chính là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình
nghiên cứu của bản thân sau này.
Mặt khác, Nghệ nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của
M.Bulgacov và là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ Nga,

được độc giả nhiều nước trên thế giới đón nhận. Bằng tài năng và tâm
huyết của người nghệ sĩ, M.Bulgacov đã đóng một “dấu triện” khắc ghi tên
mình trong lịng bạn đọc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Mikhail Bulgacov là nhà văn sớm được độc giả Việt Nam biết đến,
nhất là khoảng ba mươi năm trở lại đây. Song những cơng trình nghiên cứu
về Bulgacov và các tác phẩm của ơng ở Việt Nam thì chưa nhiều. Chỉ có
một số bài viết đăng trên các Tạp chí văn học của một số nhà nghiên cứu,
hoặc được nhắc đến trong những bài viết về văn học Nga đương đại.Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa có cơng trình nào thật hoàn chỉnh
về Bulgacov, mà mới chỉ dừng lại ở những bài viết ngắn mang tính khái
quát.
Trong Từ điển văn học “bộ mới”, Hà Thị Hòa đã nhận định: “Nghệ
nhân và Margarita” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Tiểu thuyết là sự
phối hợp nhiều yếu tố nghệ thuật hiện thực đan xen kì ảo, truyền thuyết
lịch sử, châm biếm, trữ tình. Cốt truyện phức tạp, nhiều tuyến nhân vật
3


chồng chéo. Nghệ nhân và Margarita để lại trong lòng người đọc lòng tin
vào nhân tố sáng tạo và sức mạnh chiến thắng của cái Thiện trong cuộc
đời này ( 16; 1051).
Đoàn Tử Huyến là người dịch tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita từ
tiếng Nga sang tiếng Việt đã cho rằng: Đó là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của
Bulgacov, một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ Nga” ( 14;
786) ). “ Trong “Nghệ nhân và Margarita”, Bugacov đã làm được cái mà
hầu như không một nhà văn nào làm được: để cho nhân vật nhà văn của
mình sáng tạo ra một cuốn tiểu thuyết trọn vẹn, và cuốn tiểu thuyết đó dích
thực là tuyệt tác” (14; 786).
G.Lesskis nhận xét: “Nghệ nhân và Margarita” là cuốn tiểu thuyết

mang tính tổng kết của Bulgacov đối với tồn bộ những gì ơng đã viết,
dường như tóm lược các quan niệm của nhà văn về ý nghĩa của cuộc sống,
về con người, về cái chết và sự bất tử, về cuộc chiến tranh giữa cái thiện
và cái ác trong lịch sử và trong thế giới đạo đức con người.” (14; 734)
Trên đây là những nghiên cứu mới mẻ và đầy sức thuyết phục về tiểu
thuyết Nghệ nhân và Margarita. Nhưng nhìn chung lại có lẽ chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào khảo sát một cách thấu đáo, toàn vẹn về tác
phẩm. Đặc biệt về Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết “Nghệ nhân và
Margarita” thì chưa có nhà nghiên cứu nào ở nước ta khảo sát thật tỉ mỉ,
chuyên sâu, hầu hết các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở diện chứ chưa đi
sâu vào điểm.
Khi tìm hiểu về M.Bulgacov với tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita,
chúng tôi nhận thấy nghệ thuật kết cấu là một vấn đề hết sức độc đáo và
hấp dẫn mà Bulgacov đã sử dụng để xây dựng tác phẩm của mình.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận chúng tơi tập trung khảo sát tiểu thuyết Nghệ nhân và
Margarita của Mikhail Bulgacov, Đoàn Tử Huyến dịch, Nhà xuất bản Lao
Động, 2006.
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, bài khóa luận chúng tơi tập trung khảo sát tiểu thuyết
Nghệ nhân và Margarita của Bulgacov trên bình diện nghệ thuật kết cấu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nói trên khi
nghiên cứu đề tài này chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
Tiếp cận dưới góc độ lí luận văn học - hình tượng văn học.

Nghiên cứu dưới góc độ tự sự học và thi pháp học.
Sử dụng các phương pháp liên ngành, văn hoá học, mỹ học, lịch sử
học, triết học…
Ngồi ra chúng tơi cịn vận dụng các thao tác nghiên cứu như phân
tích thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, Khóa luận của chúng tôi được
cấu trúc thành ba chương:
Chương 1. Nghệ thuật kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết Nghệ nhân
và Margarita.
Chương 2: Kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian trong tiểu thuyết
Nghệ nhân vàMargarita

5


B. NỘI DUNG
Chương 1: Nghệ thuật kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết “ Nghệ
nhân và Margarita”
Kết cấu là một phương tiện khái quát nghệ thuật của tác phẩm văn
học. Đó là cách tổ chức, sắp xếp, liên kết các yếu tố bên trong và bên
ngoài, tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Kết cấu là một phương diện cơ bản của
sáng tạo nghệ thuật gắn liền với ý nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện
của tác phẩm. Kết cấu tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với nội dung cuộc
sống và tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm. Nó thể hiện rõ nhất q trình
vật lộn với tài liệu sống để biểu hiện một chân lí khái quát và phản ánh quá
trình tư duy cũng như sự vận động của tư duy nghệ thuật của nhà văn. Do
đó, lựa chọn kết cấu nào cho tác phẩm thể hiện mục đích nâng cao sức
biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật của tác

phẩm.
Riêng đối với thể loại tiểu thuyết, kết cấu là một nhiệm vụ nghệ thuật
khó khăn mà nhà văn cần đạt tới để tác phẩm trở thành một chỉnh thể
thống nhất, sinh động và hấp dẫn.
Kết cấu trong tác phẩm đảm nhận vai trò tổ chức các thành tố: cốt
truyện, khơng gian thời gian, điểm nhìn trần thuật, lời văn… Về kết cấu cốt
truyện, có rất nhiều kiểu kết cấu khác nhau trong tiểu thuyết, tùy thuộc vào
ý đồ sáng tạo và tài năng của nhà văn như: kết cấu trần thuật, kết cấu tâm lí,
kết cấu theo tuyến nhân vật, kết cấu truyện lồng trong truyện…
1.1.

Kết cấu trần thuật

Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện,
tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp

6


dẫn theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Đó là sự thể hiện của hình
tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức.
Kết cấu trần thuật, thường được xem là bố cục, là kết cấu bề mặt, bao
gồm sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào chương, hồi, tiết, đoạn,
màn, lớp trong tác phẩm. Xét theo kết cấu bề mặt, tiểu thuyết thường được
xem xét chia bao nhiêu chương. Việc xây dựng kết cấu trần thuật cho cốt
truyện là một công việc rất công phu và mất nhiều thời gian. Sự chuẩn bị
kết cấu kĩ càng, sự sắp xếp nội dung, các tình tiết chặt chẽ, liên tục, hợp lí
làm cho câu chuyện phát triển tự nhiên, mạch lạc.
Nghệ nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết gồm hai phần, phần đầu
gồm 32 chương và phần kết thúc đây là một tác phẩm theo kết cấu chương

hồi, một thủ pháp quen thuộc trong tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết Trung
Quốc. Ngay ở phần đầu của mỗi chương, tác giả lại có một câu khái qt
tồn bộ nội dung, sự kiện của chương ấy để người đọc dễ tiếp cận và theo
dõi. Chẳng hạn, trong chương thứ bảy của tác phẩm, tác giả nói về căn hộ
số 50 trên phố Sadovaia và những điều kì lạ của nó thì tác giả đã đặt đầu đề
cho nó là Căn hộ có ma để người đọc dễ dàng nắm bắt hơn. Toàn bộ câu
chuyện được kể lại qua điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt đứng bên
ngồi câu chuyện. Người kể chuyện với vai trò là người dẫn truyện là kể lại
câu chuyện một cách khách quan về những tình huống, sự kiện, nhân vật
trong tác phẩm. Lúc này, lời thoại của nhân vật đã được nhìn nhận dưới cái
nhìn chủ quan của người kể chuyện. Và khi được kể lại, lời nhân vật đã
xâm nhập của lời trần thuật, trở thành lời người kể chuyện.
Mở đầu tác phẩm là cuộc gặp gỡ của nhà thơ Bezdomưi và chủ tịch
hiệp hội Văn học ở Moskva với vị khách nước ngồi kì lạ trong cơng viên
hồ Pat’riasi ở Moskva vào một buổi chiều mùa xuân. Sau đó, người kể
chuyện tiếp tục dẫn dắt người đọc đi vào tìm hiểu và khám phá nội dung
của câu chuyện. Toàn bộ những câu chuyện, tình tiết trong tác phẩm đã

7


được trần thuật lại một cách khách quan và có sức biểu hiện lớn. Theo lời
kể của người kể chuyện, độc giả như được chứng kiến lại toàn bộ câu
chuyện về cuộc sống của người dân thành phố Moskva trong những năm
đầu thực hiện chính sách Kinh tế mới, sự bất tài và vơ dụng của giới trí
thức văn chương. Với ưu thế của người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện
là khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện, tiểu thuyết Nghệ nhân và
Margarita đã tái hiện lại một cách sinh động cuộc sống hiện tại của người
dân Moskva và cả câu chuyện của lịch sử cổ đại cách đó gần hai nghìn
năm.

Hai câu chuyện của hai thời đại được trần thuật lại bằng sự xen kẽ, soi
chiếu vào nhau nhưng khơng vì thế mà làm cho cốt truyện bị lỗng ra, giảm
sự tập trung ở người đọc. Bởi vì, tác giả đã sử dụng kết cấu hợp lí, linh hoạt
nhưng chặt chẽ cùng với những ưu thế của người kể chuyện giấu mặt đứng
ngoài câu chuyện làm tăng thêm tính biểu hiện cho tác phẩm.
1.2 Kết cấu truyện lồng trong truyện
Kết cấu truyện lồng trong truyện( kết cấu lồng khung), “những truyện
ở trong truyện trong truyện” (Barthes). Cấu trúc này xuất hiện khi một nhân
vật ở trong truyện bắt đầu kể một câu chuyện về chính mình, tạo nên một
trần thuật trong trần thuật hay một truyện trong truyện. Trần thuật gốc bây
giờ trở thành “khung” hoặc “khuôn đúc” trần thuật và câu chuyện được kể
nhờ nhân vật kể chuyện mà trở thành một sự “lồng ghép” ( embedded) hoặc
“dưới trần thuật” (hyponarrative).
Nghệ nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết điển hình cho kết cấu lồng
khung – truyện lồng trong truyện. Đó là cuốn tiểu thuyết kép gồm hai câu
chuyện đan lồng vào nhau: Tiểu thuyết của Nghệ nhân về Ponti Pilat và
tiểu thuyết về cuộc đời của Nghệ nhân. Đây là hai cuốn tiểu thuyết có nhiều
nét đối lập nhưng lại thống nhất hữu cơ với nhau tạo nên cuốn tiểu thuyết
hoàn chỉnh Nghệ nhân và Margarita. Cuốn tiểu thuyết kép thống nhất này
8


khơng phải nói về số phận của một con người, một gia đình hay một nhóm
người có mối liên hệ nào đó với nhau, mà xem xét số phận tồn nhân loại
trong sự phát triển lịch sử của nó, số phận của cá nhân như thành tố tạo
nên nhân loại. ( 14 ;736).
Đề tài cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân là một sự kiện lịch sử xảy ra ở
Iersalaim “ ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân” dưới thời quan tổng trấn
Giudea thứ năm Ponti Pilat. Tác giả (Nghệ nhân) dường như không sáng
tác một văn bản nghệ thuật mà chỉ tái tạo lịch sử đúng như nó vốn có. Ở

cuốn tiểu thuyết này, tác giả và hình tượng độc giả được nhân vật hóa,
khơng có sự trị chuyện giữa nhân vật với người đọc, khơng có các so sánh
lịch sử, những hồi ức về văn chương. Nhân vật và hành động nhân vật được
miêu một cách hàm súc, ngăn gọn, chính xác. Cuốn tiểu thuyết này được
cài lắp một cách khéo léo vào trong cuốn tiểu thuyết thứ hai – cuốn tiểu
thuyết của tác giả. Bởi vì, cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân đã bị đốt cháy.
Cuốn tiểu thuyết về cuộc đời Nghệ nhân được tác giả trình bày toàn bộ
câu chuyện dưới dạng như một cuộc tán gẫu thoải mái với người đọc và với
nhân vật của mình. Trong lời nói tác giả ln thể hiện các yếu tố tình cảm,
nhận thức, ý nghĩ của nhân vật. Tác giả là một người dễ xúc động và nhạy
cảm sâu sắc, lời nói của ơng thể hiện sự đồng cảm, đau buồn, vui sướng,
tiếc nuối và căm hận. Đặc biệt là cuốn tiểu thuyết được tác giả sử dụng
nhiều phúng dụ, hài hước nhưng đậm chất trữ tình, đơi khi cả kinh dị. Câu
chuyện trong tác phẩm mà tác giả không phải một lần gọi lần gọi là chân
thực nhất lại chứa nhiều giả định, những lời đồn đại, những điều nói dở
dang, tốt ra một màu huyễn tưởng khó tin và mang trong mình vơ số mâu
thuẫn hiển nhiên. Do vậy, đi sâu vào tác phẩm, người đọc như lạc vào một
thế giới siêu nhiên đầy huyễn tưởng với những trò ảo thuật của Voland và
học trò, những điều kì lạ xảy ra ở thành phố Moskva, đồng thời câu chuyện

9


cũng đậm chất hiện thực với cuộc sống của người dân Moskva những năm
đầu thế kỉ hai mươi.
Hai cuốn tiểu thuyết có đề tài khác nhau với các sự kiện cách xa nhau đến
một nghìn chín trăm năm, phong cách kể chuyện của chúng cũng không
giống nhau, dường như chúng thực sự được viết bởi những tác giả khác
nhau nhưng chúng lại thống nhất với nhau tạo nên một tác phẩm trọn vẹn.
Thậm chí, các tuyến nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết lại kết thúc trong

một điểm không gian và thời gian, ở đó cả hai nhân vật Pilat và Nghệ nhân
cùng được giải thoát.
Với nghệ thuật kể chuyện độc đáo truyện lồng trong truyện đã đem lại cho
tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita một kết cấu cốt truyện chặt chẽ, độc
đáo và hấp dẫn, đưa tác phẩm trở thành cuốn tiểu thuyết bất hủ với mọi thời
đại.
1.3. Kết cấu cốt truyện đối lập
Kết cấu đối lập là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến
trong tiểu thuyết và trong Nghệ nhân và Margarita, thủ pháp này đã được
nhà văn sử dụng đặc biệt thành công.
1.3.1. Đối lập giữa thiện và ác
- Thiện và Ác là bản chất của cuộc đời, luôn tồn tại trong cuộc sống,
như hai mặt của cuộc đời. sự đối lập giữa thiện và ác không chỉ là cơ sở
của tồn tại mà còn là mấu chốt của mọi mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong
đời sống con người muôn đời nay. Và nó cũng là một vấn đề quan trọng
được trình bày trong Nghệ nhân và Margarita. Biểu hiện cho cái ác trong
tác phẩm là Ponti Pilat, chúa quỷ Voland, bọn công chức hám của, xu nịnh,
hống hách, là đám văn nghệ sĩ Maxxolit bất tài, ngu dốt lấy việc nhảy nhót,
ăn chơi hưởng lạc và nói xấu nhau làm lẽ sống. Biểu hiện cho cái thiện
trong tiểu thuyết là hình ảnh của nhân vật Nghệ nhân, Margarita, Iesua…. –

10


họ là những con người bé nhỏ trong cuộc sống xã hội luôn phải chịu nhiều
đau khổ, bất hạnh nhưng vẫn luôn khát khao yêu thương và được sống một
cuộc đời yên ổn dù có phải chịu đói nghèo, họ sẵn sàng đấu tranh, thậm chí
là hi sinh cho người mình yêu thương. Bulgacov đã đặt những nhân vật là
đại diện cho cái ác và những nhân vật đại diện cho cái thiện bên cạnh nhau,
đối lập nhau do vậy mà bản chất của nhân vật càng được thể hiện rõ.

Mục đích của tác giả khi thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập giữa cái thiện
và cái ác trong tác phẩm là để độc giả nhận diện cái ác, cảnh báo, cơng
kích sự lộng hành của cái ác. Đồng thời, nhân vật đại diện cho cái ác trong
tiểu thuyết chính là tác nhân làm phong phú thêm cho những mối quan hệ
tất yếu không thể tách rời, tạo nên bản chất của sự tồn tại và có vai trị lớn
trong việc điều hành và thiết lập trật tự cuộc sống.
1.3.3. Đối lập giữa thời đại: cổ đại, hiện đại và hoang đường
Nghệ nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết có hệ thống nhân vật phức
tạp với hơn năm trăm nhân vật, với kết cấu truyện lồng trong truyện và
nghệ thuật đồng hiện thời gian, Bulgacov đã rất thành công khi xây dựng
ba không gian: cổ đại, hiện đại và hoang đường trong tác phẩm. Đó là ba
khơng gian khác biệt và đối lập với nhau.
Thời cổ đại: Đó là ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân, ở Iersalaim,
dưới thời quan tổng trấn Giudea thứ năm Ponti Pilat. Tác giả ( Nghệ nhân)
dường như không sáng tác một văn bản nghệ thuật mà chỉ tái tạo lại lịch sử
đúng như nó vốn có. Gắn liền với nó là bi kịch của Iessua, một người tin
tưởng tuyệt đối vào Chúa trời, là người mang chân lí tơn giáo - triết học
tuyệt đối-“thiện chí” nhưng lại khơng được xã hội thời đó tin tưởng nên
ông bị xử tử. Câu chuyện về thời cổ đại gắn liên với cuộc hành quyết Iesua
trên núi Trọc. Anh là người mở ra cho mọi người một chân lí tinh thần tuy
nó cịn hơi ảo tưởng và mơ hồ nhưng những người đương thời lại tỏ ra hờ
hững với học thuyết ấy, thậm chí Iesua đã bị kết án và phải nhận lấy cái
11


chết đau đớn. Cái chết của Iesua chính là bi kịch của nhân vật và cũng
chính là bi kịch của thời cổ đại mà những kẻ trực tiếp có lỗi ở đây là chính
quyền dân sự và tăng lữ của đế chế.
Đến thời hiện đại, đó là hình ảnh của một xã hội xô bồ, nhốn nháo,
buôn lậu, ăn hối lộ, hủ hóa, tham nhũng… Gắn liền với nó là bi kịch của

Nghệ nhân: con người ý thức về thân phận, về sự bất lực của bản thân trước
những bất cơng phi lí của cuộc đời nên ơng cơ đơn và mất lịng tin với cuộc
đời, với chính mình. Từ ngày bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết về Chúa
Jesua và kẻ đã ra lệnh hành quyết Chúa là quan tồn quyền La Mã Ponti
Pilat, ơng đã vứt bỏ mọi thứ để dành thời gian và tâm huyết của mình cho
cuốn tiêu thuyết, Nhưng rồi vì cuốn tiểu thuyết ấy mà ông bị vu khống, vùi
dập đến nỗi suy sụp tinh thần phải vào bệnh viện thần kinh. Tôi chẳng cịn
ước mơ gì nữa, cả cảm hứng cũng khơng. (14;

). Ơng khơng cịn cảm

hứng để viết nữa và chỉ mong được sống yên ổn dù nghèo đói trong căn
hầm của nhà mình trước đây cùng người ơng u thương là Margarita.
Đối lập với hai không gian gian trên là không gian n bình, náo nhiệt,
hoang đường. Đó là thế giới “quỷ” mà Volanđ tạo ra, vui nhộn, náo nhiệt
trong đại vũ hội của Chúa quỷ Satan. Trên mặt sàn gương, vô số những cặp
nhảy, dường như kết chặt vào nhau, phô diễn sự khéo léo và điêu luyện của
các động tác, cùng quay tròn về một hướng, ken đặc như một bức tường,
sẵn sàng quét sạch mọi thứ trên đường đi….Trên đỉnh của những cây cột
tròn, khi điện tắt, nhấp nháy hằng hà sa số những đàn đom đóm và những
ngọ lửa ma trơi bơi chập chờn trong khơng khí (14; 492; ). Đó là thế giời
bình n- nơi mà Nghệ nhân và Margarita được đưa tới sau khi đã chết. Đó
là một khơng gian thật đẹp và bình n đúng như mơ ước của họ hãy lắng
nghe và tận hưởng cái mà người ta không trao cho anh khi còn sống – sự
yên tĩnh(14; ) hai người được sống cạnh nhau trong một thế giới khơng có
sự bon chen, ghen tị hay những thói xấu của cuộc sống đời thường. Họ đã

12



đến một thế giới thật yên tĩnh, hoàn toàn tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt ở
chốn trần gian. Nghệ nhân cùng người bạn tình của mình bước đi trong
ánh rực rỡ của những tia nắng sớm đầu tiên trên cây cầu nhỏ bằng đá rêu
phong ( 14;697).
Bằng việc xây dựng sự đối lập giữu thời cổ đại, hiện đại với hoang
đường, Bulgacov đã phản những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề tiêu cực
trong cuộc sống và thể hiện ước mơ được sống trong một xã hội yên bình
và tốt đẹp, con người u thương nhau hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân
sinh trong tác phẩm.
1.4. Nghệ thuật sử dụng các motiv của truyện
Motiv là khái niệm nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn
hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần
trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học dân
gian( 11;197).
A.N. Vêxêlốpxki thì định ngĩa rằng: Motiv là những công thức trả lời
cho các vấn đề mà giới tự nhiên đặt cho con người từ những thuở nguyên
sơ, khắp mọi nơi, hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi
bật, hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp lại.
Motiv là khái niệm được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tìm
hiểu từ đầu thế kỉ hai mươi với vai trị, chức năng củ motiv và sự hiện diện
của nó trong cốt truyện, mối quan hện giữa motiv và cốt truyện, motiv và
đề tài… Các motiv là các đơn vị cố định, bền vững, không thể chia tách,
thể hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần và là hiện tượng phổ
biến không những trong văn học dân gian mà cịn ở trong văn học viết.
Chính sự kết hợp khác thường của các motiv tạo thành cốt truyện và trong
cốt truyện, mỗi motiv đóng một vai trị xác định, là bộ phận cấu thành và
tạo dựng cốt truyện. Đặc thù của motiv chính là sự lặp đị lặp lại của nó vừa
từ văn bản này đến văn bản khác vừa ở ngay bên trong một văn bản. Trong
13



tác phẩm văn học việc sử dụng các motiv được các nhà nghiên cứu xem
như là những mắt xích quan trọng trong sơ đồ nghệ thuật của nhà văn, hình
thành trên cơ sỏ tư duy sáng tạo của nhà văn trong q trình sáng tạo tác
phẩm chứ khơng hồn tồn chỉ là sự chắp nối, kế thừa các motiv.
Khảo sát tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita trên phương diện kết cấu
cốt truyện chúng tôi nhận thấy đây là tác phẩm có cấu trúc motiv hết sức
đặc biệt và đây cũng chình là một yếu tố tạo nên thành cơng cho cuốn tiểu
thuyết bất hủ này.
1.4.1 Motiv truyền thống “thiện – ác”
Với ba hệ thống nhân vật cổ đại, hiện đại và hoang đường, Nghệ nhân
và Margarita của M.Bulgacov được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết
có thế giới nhân vật đặc biệt và phức tạp nhất trong văn học thế giới. Gắn
kết, xuyên suốt cả ba hệ thống nhân vật cách biệt và kì dị này chính là
motiv tương phản “ thiện – ác”. Viện sĩ Piot Nilolaev đã nhận xét rằng:
Phản đề thiện – ác, đó là chỗ thống nhất chủ yếu của những đường dây cốt
truyện không giống nhau và không thể dung hợp(27; 7 ).
Motiv “thiện – ác” có thể coi là motiv chủ đạo chi phối việc xây dựng
cả ba đường dây cốt truyện cổ đại, hiện đại và hoang đường trong tiểu
thuyết. Nó trở thành sơ sở, nền tảng đạo lí cho cuộc đối đầu của Iesua và
Ponti Pilat, vấn đề chính yếu trong cuộc tranh luận của Voland với cái đầu
đã bị cắt đứt của M.Berlioz và với Levi Matvei, đồng thời cũng là sự giải
thích, cắt nghĩa căn nguyên của sự lộn xộn, náo loạn trong đời sống
Moskva hiện đại những năm ba mươi của thế kỉ trước. Biểu hiện của cái ác
trong tác phẩm hết sức da dạng, đó là con quái vật điên khùng Ponti Pilat,
là chúa quỷ Satan Voland và đồn tùy tùng gớm ghiếc, là bọn cơng chức
hám của, xu nịnh, hống hách, cửa quyền chỉ chạy nhởn nhơ phí xe nhà
nước và đám văn nghệ sĩ Maxxloit bất tài, ngu dốt lấy việc nhảy nhót ăn
chơi hưởng lạc và nói xấu nhau làm lẽ sống. các nhân vật được coi là đại
14



diện cho cái ác trong tiểu thuyết Bulgacov không chỉ là tác nhân làm phong
phú thêm cho những mối quan hệ tất yếu không tách rời tạo nên bản chất
của sự tồn tại mà còn mang nhiều ý nghĩa và vai trị mới, trong đó có vai
trị thiết lập và điều hành trật tự cuộc sống. Có lẽ, vấn đề này Bulgacov
chịu ảnh hưởng khá rõ rệt quan điểm của nhà thơ, triết gia Đức H.Heine.
Trong cuốn Về lịch sử tơn giáo và triết học, Heine đã có ý kiến rằng: Cái
ác là tất yếu, nếu như cái ác không tồn tại thì chắc khơng có cái thiện.
Khơng có chết chóc thì chắc cũng khơng có lịng dũng cảm, khơng có khổ
đau thì khơng có sự đồng cảm. Vì thế khơng nên than phiền về ma quỷ, ma
quỷ ít ra cũng tạo nên một nửa thế giới.
Trong câu chuyện lịch sử cổ đại của Nghệ nhân, Ponti Pilat và Iesua
Ha – Notxri là hai con người bình đẳng nhưng khác nhau về vai trò, vị thế,
một người đại diện cho quyền lực thực tế của đế chế Lamã ở Giuđêa còn
người kia là đại diện cho sự mãnh liệt nhưng mơ hồ của Đức tin. Cuộc gặp
gỡ trớ trêu và không mong đợi của định mệnh đã biến sự khác nhau về
quan điểm của họ trở thành đối cực, tạo ra những cuộc xung đột về tinh
thần bất khả tương dung, một người là quan tòa định tội còn người kia là kẻ
tử tù. Bulgacov đã đặt cả Pilat và Iesua vào các tình thế đối lập nhằm khai
thác các khía cạnh của sự xung đột giữa ý thức trách nhiệm và tình người,
giữa niềm vinh quang giả tạo và nỗi đau khổ, dằn vặt lương tâm. Nhà văn
đã không lí giải kết cục số phận hai nhân vật từ quan điểm duy tâm thần bí
hay từ sự đối đầu tất yếu khơng tránh khỏi của các quy luật có tính xã hội –
lịch sử, mà từ logic phát triển biện chứng của các tính cách trong vận động
sống. Đây chính là điểm khác biệt của Bulgacov khi xây dựng các nhân vật
ác và lí giải mối quan hệ “thiện – ác” trong truyền thống so với Kinh thánh
và các tác giả từng khai thác đề tài này như S.Shepkin, M.Petrovski,
A.Franc, M.O.Silva, Ts.Aimatov..


15


Nếu như trong phần một của tiểu thuyết, thế lực ma qi của hình
tượng Voland và đồn tùy tùng gớm ghiếc đã biến một phần Moskva thành
kì ảo thì sang phần hai, thế giới ma quái chiếm lĩnh hoàn toàn, điều khiển
mọi biến động, xáo trộn của cuộc sống. Mang bộ mặt của quỷ sứ, có đầy đủ
uy lực khiến con người phải khiếp sợ nhưng thái độ ban đầu của Voland và
đồn tùy tùng lại đầy thiện chí. Ơng ta đã liên tục cảnh báo, nhắc nhở, răn
đe con người, và khi các biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì ơng ta
khơng cịn cách nào khác ngồi sự trừng phạt. Vì vậy, Berlioz phải chết,
Petrovich mất hình hài, Bosoi, Benganxki phải vào bệnh viện tâm thần,
Ivanovich bị biến thành con lợn đực thiến…
Là kẻ đứng đầu của một thế giới xa lạ với lòng nhân từ nhưng Voland
lại thực thi điều ích lợi, có chức năng quấy phá, gây rối nhưng cũng lại là
người sắp đặt lại trật tự cuộc sống. Voland vừa gây ra tội lỗi, đồng thời lại
là người phán xử tội lỗi. Qua hình tượng Voland, các xung đột phổ quát,
muôn đời của con người, trong con người được nhà văn đề cập và giả quyết
thấu đáo
1.4.2 Motiv “gặp gỡ”
Góp phần vào việc xây dựng, tổ chức cốt truyện, bên cạnh motiv chủ
đạo “thiện –ác” cịn có motiv sự “gặp gỡ”. Motiv “gặp gỡ” là một mắt xích
liên kết quan trọng góp phần mở rộng giới hạn của sự trần thuật và làm nổi
bật những mối quan hệ khác thường của các nhân vật.
Nhấn mạnh vai trò của motiv “gặp gỡ” trong việc xây dựng cốt truyện,
nhà nghiên cứu M.Bakhtin cho rằng: Gặp gỡ là một trong những motiv phổ
biến nhất không chỉ trong văn học, mà cịn trong các lĩnh vực văn hóa cũng
như các bối cảnh sự kiện và đời sống xã hội khác nhau.
Trong Nghệ nhân và Margarita, motiv “gặp gỡ” được nhà văn sáng
tạo dựa trên những tình huống ngẫu hợp nhưng đó cũng chính là mắt xích

liên kết quan trọng, góp phần mở rộng giới hạn của sự trần thuật và làm nổi
16


bật những mối quan hệ khác thường của các nhân vật. Những cuộc gặp gỡ
tình cờ, khơng mong đợi của các nhân vật thuộc các đường dây cốt truyện
khác nhau ở trong tác phẩm được diễn ra theo hai hướng: ngẫu nhiên và tất
yếu. Cuộc gặp gỡ của Mikhail Berlizo và Ivan Bezdomnưi với Voland, của
Nghệ nhân với Margarita, của Margarita với thế giới quỷ sứ hoàn toàn là
ngẫu nhiên, còn cuộc gặp gỡ của Iesua với Ponti Pilat, của Levi Matvei với
Voland… là hệ quả tất yếu của logic phát triển của các sự kiện, cảnh huống:
kẻ phạm tội phải gặp người xử án, Chúa trời và ác quỷ phải thỏa hiệp để
cùng tồn tại. dù được giải thích bằng tính biện chứng của các quy luật vận
động khách quan hay tư duy siêu hình thần bí thì sự liên hệ bền chặt của
các nhân vật trong tiểu thuyết vẫn cứ là mặc nhiên và khơng nằm ngồi ý
đồ nghệ thuật của tác giả. Ở những chương cuối của tiểu thuyết có sự hội tụ
khơng chỉ của các nhân vật cách biệt mà cịn có sự gặp gỡ, hịa trộn của
hiện thực và kì ảo, của thế giới thực tại và thế giới bên kia. Ponti Pilat khao
khát được gặp lại Iesua trên dịng sơng trăng bất tử, Nghệ nhân giải phóng
cho Ponti Pilat và cùng Margarita đi về ngơi nhà vĩnh cửu, Voland cùng
đồn tùy tùng chuẩn bị lên đường tiếp tục cuộc hành trình… Những cuộc
gặp gỡ ấy làm cho các nhân vật ở các đường dây cốt truyện xích lại gần
nhau, đồng thịi cũng đã mở ra nhiều lối rẽ bất ngờ cho tiểu thuyết.
1.4.2. Motiv “ Sự cám dỗ của quỷ”
Là motiv đóng vai trị cơ bản trong việc sáng tạo hình tượng Margarita
và một số nhân vật khác thuộc thế giới bên kia trong tiểu thuyết. Ở đây có
sự gặp gỡ, tương đồng trong ý tưởng và thực tiễn sáng tạo giữa Bulgacov
và J.Goethe, T.Mann, J.Sartre…Phaoxto đi theo Mephixto, Leverkuyn
thông đồng với ác quỷ, còn Margarita, Natasa và ngay cả Nghệ nhân cũng
bị chinh phục bởi quyền lực toàn năng của Voland. Nhưng khác với

Mephixto của Goethe, các nhân vật quỷ sứ của Bulgacov không thuyết
phục con người bằng sự hứa hẹn hay thách đố mà bằng những hành động,

17


việc làm cụ thể. Nhận hộp kem kì diệu của Azazello, Margarita chấp nhận
đánh mất bản tính của mình và thay bằng một bản tính mới mà khơng biết
trước những gì mình sẽ được hưởng từ sự hi sinh đó. Song bằng việc cầu
xin Voland tha thứ cho Phrida khi kết thúc đại vũ hội của Chúa quỷ Satan,
nữ hoàng Margo kiêu hãnh đã chứng tỏ rằng Voland không chọn nầm
người và nàng hoàn toàn xứng đáng được nhận phần thưởng cao quý nhất.
Trở thành phù thủy, Margarita không chỉ thực hiện được mục đích của
mình mà cịn phát hiện được bao điều mới mẻ: Chỉ có quỷ mới biết đấy là
cái gì, và anh hãy tin em đi, là quỷ sứ sẽ thu xếp tất cả (….). Em rất mừng.
Em rất mừng là đã thơng đồng với quỷ! Ơi ma quỷ, ôi quỷ sứ!.( 14;

).

Và cũng nhờ uy lực của quỷ sứ mà ước mơ của Natasa được toại
nguyện, “bản thảo” của Nghệ nhân “không cháy”, không những thế Nghệ
nhân và Margarita cịn tìm được chốn nương thân mn đời của họ. Cịn
với người dân Moskva thì họ đã tự nguyện phô bày sự hám khát lối sống
phè phỡn, tham lam, trụy lạc trong buổi biểu diễn ảo thuật của Voland và
đồn tùy tùng của mình tại nhà hát Tạp kĩ. Có thể nỗi vui mừng của
Margarita chưa đủ sức để làm thay đổi hẳn một quan niệm hay khiến người
ta phải tin tưởng, có thể Nghệ nhân vẫn cịn hồi nghi, song sự thán phục
thế giới quỷ sứ của nàng là có cơ sở, bởi lẽ với nàng, Voland chính là vị
thần Cơng lí, là người duy nhất có khả năng hóa giải những bất cơng ngang
trái của cuộc đời và của chính họ. Voland và đồn tùy tùng đã giã từ thành

phố Moskva sau một tuần viếng thăm kinh hoàng với chân dung cao quý
của những người đang gánh vác trọng trách nặng nề và cao cả: diệt trừ cái
ác nhân danh đạo lí và sự cơng bằng. Chính điều này đã cắt nghĩa tại sao
thế giới quỷ sứ trong tiểu thuyết lại có sức quyến rũ lạ kì với con người,
đặc biệt là với Margarita đến vậy.
1.5. Tiểu kết

18


Cốt truyện phức hợp, lồng ghép, đa tuyến của Nghệ nhân và
Margarita được kết thúc bằng chương truyện đặc sắc Sự tha thứ và chốn
nương thân muôn đời đã tổng kết và dung hợp tất cả các vấn đề cốt lõi đặt
ra trong cả ba thế giới bộ phận. Tác giả đã khép lại những bài học nhân
sinh của quá khứ, đồng thời mở ra những nỗi đau mới, nhức nhối, sâu thẳm
của con người hiện đại. Để sánh bước tiếp tục cuộc tranh luận dở dang, bất
tận với Iesua trên dịng sơng trăng, Pilat đã phải đau khổ đợi chờ đến hóa
đá đến gần hai ngàn năm. Pilat được Nghệ nhân nhưng ai sẽ giải thoát cho
nghệ nhân, giúp Nghệ nhân rũ bỏ những ưu phiền vì cuộc đời bất công
ngang trái ? Con người đã kiến tạo nên lịch sử nhưng lẽ nào lịch sử đang
lặp lại ? Lịch sử sẽ phán xét chúng ta, sẽ đưa ra lời giải đáp cho số phận
mỗi con người như con mèo Bêghêmơt đã nói, hay mỗi con người cần tự
quyết định vận mệnh của chính mình ?. Đó là câu hỏi mà qua tác phẩm,
nhà văn đã đặt ra cho chính độc giả.
Bằng việc sử dụng nghệ thuật kết cấu cốt truyện phức hợp, đa tuyến,
lồng khung Bulgacov đã xây dựng hệ thống các sự kiện, tình tiết trong tác
phẩm một cách sinh động, đa nghĩa, độc đáo và hấp dẫn.

19



20


Chương 2: Kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết “ Nghệ nhân và
Margarita”
Nhân vật văn học là nhân tố quan trọng đối với mọi thể loại, đặc biệt
là tiểu thuyết và truyện ngắn. Nói đến nhân vật thường người ta nghĩ ngay
đến hình tượng con người trong tác phẩm. Nó là biểu tượng nghệ thuật về
con người, cho thấy sự tồn tại toàn vẹn của con người trong thế giới nghệ
thuật ngôn từ. Nhà văn xây dựng nhân vật nhằm khái quát những quy luật
về đời sống con người và thể hiện quan niệm của mình về con người. Dưới
góc độ thi pháp học, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số
phận con người và các quan niệm về chúng ( 22 ;6). Vì vậy, nhân vật văn
học bao giờ cũng chuyên chở ý đồ, tư tưởng của nhà văn, in đậm cá tính
sáng tạo của nhà văn. Một nền văn học chân chính là phải trở về với những
quy luật vĩnh hằng của cuộc sống con người, lấy số phận con người làm
mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản,
đồng thời nhà văn cịn xem đó là diểm xuất phát, là chuẩn mực để soi ngắm
và định giá thế giới. Vì vậy, nhân vật văn học là phương tiện dẫn dắt độc
giả xâm nhập vào các thế giới của đời sống được thể hiện trong tác phẩm.
Tìm hiểu hệ thống nhân vật ở phương diện kết cấu chúng ta sẽ đi vào
tất cả các chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm, tìm hiểu sự tổ chức
các quan hệ nhân vật cụ thể ở trong tác phẩm. Nghệ nhân và Margarita
được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết có thế giới nhân vật đặc biệt
và phức tạp nhất trong văn học thế giới với hệ thống hơn năm trăm nhân
vật(506 nhân vật), trong đó có 156 nhân vật có tên riêng, 249 nhân vật vơ
danh – các cộng tác viên của một trong những cơ quan ở Moskva, gác
cổng, cảnh sát…, hơn một trăm nhân vật tập thể… số lượng nhân vật đông
đảo này đã làm nên nền lịch sử cụ thể của tác phẩm. Cuộc đời của những

người này đã tạo nên lịch sử nhân loại. không những thế, hệ thống nhân vật
21


trong tác phẩm còn đan chéo rất nhiều mạch liên tưởng: giữa các nhân vật
của tiểu thuyết Nghệ nhân và Mảgarita với các nhân vật văn học trước
đó( Voland với Mephistophel của Goethe và các loại chúa quỷ trong dân
gian, Margarita với Bretkhen của Goethe và Hoàng hậu Margo của
A.Dumas…), các nhân vật trong tiểu thuyết với các nhân vật lịch sử đương
thời( Ponti Pilat, Iesua Giesu, các nhà văn trong tiểu thuyết với các nguyên
mẫu đời thực), giữa các nhân vật trong tiểu thuyết với nhau ( hình tượng
của Berlioz trong đại tư tế Caipha, hay Iesua trong Nghệ nhân). Các mạch
liên tưởng còn nằm ở các tầng sâu hơn, như mối quan hệ giữa các hình
tượng( Iesua và học trị của mình Matvei với Nghệ nhân và học trị của
mình là Ivan ..). Với hệ thống nhân vật đơng đảo và phức tạp như vậy thì
việc tổ chức kết cấu nhân vật là một yếu tố có vai trị rất quan trọng trong
tác phẩm. Có thể nói rằng, nghệ thuật kết cấu nhân vật trong Nghệ nhân và
Margarita là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ kết cấu tác phẩm và nó
cũng chính là yếu tố tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho cuốn tiểu thuyết bất
hủ này.
2.1. Kết cấu đối lập về bản chất giữa các nhân vật
Khi nói đến các mối quan hệ thường thấy của các nhân vật trong tác
phẩm văn học ta thấy các mối quan hệ phổ biến là đối lập, đối chiếu, tương
phản và bổ sung. Sự phản ánh hiện thực trong các mâu thuẫn xung đột và
sự vận động dẫn đến việc tổ chức các nhân vật đối lập. trong Nghệ nhân và
Margarita, tác giả đã đặt các nhân vật bên cạnh nhau để chỉ rõ về sự đối lập
và khác biệt về bản chất giữa họ, qua đó làm nổi bật những đặc điểm về
tính cách, tâm hồn của nhân vật, đồng thời đây cũng là cơ sở để tạo thành
các tuyến nhân vật trong tác phẩm.
2.1.1. Đối lập giữa thiện và ác

Dựa theo tiêu chí bản chất nhân vật, ta có thể phân hệ thống nhân vật
trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita ra hai tuyến đối lập; thiện và ác.
22


Có thể nói rằng đây là vấn đề được đề cập trong toàn bộ tác phẩm và cũng
là vấn đề xuyên suốt mọi thời đại. Sự đối lập giữa thiện và ác là căn nguyên
của mọi sự tồn tại và là động lực cho sự phát triển xã hội.
Trong tiểu thuyết về thời hiện đại, Nghệ nhân là nhân vật chính diện
nhưng cũng là nhân vật gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. Trong các bài viết
nghiên cứu, hình tượng Nghệ nhân thường được coi là cái tôi thứ hai của
tác giả. Khơng phải ngẫu nhiên sau nhiều tìm kiếm, Bulgacov đã đặt tên
cho tác phẩm của mình là Nghệ nhân và Margarita. Thơng qua hình tượng
nhân vật này, nhà văn tự bộc bạch mình, bộc bạch một cách trung thực, sâu
sắc, đầy đủ những quan niệm nghệ thuật của mình. Tuy những chi tiết về
tiểu sử, diện mạo, tính cách của Nghệ nhân được đưa ra không nhiều,
nhưng bấy nhiêu cũng đủ để tạo ra sự trọn vẹn cho hình tượng. Là người
nghiên cứu lịch sử, làm việc ở viện bảo tàng, biết năm thứ tiếng, đọc nhiều
biết rộng. Do viết một cuốn tiểu thuyết có đề tài lịch sử cổ đại về Chúa
Giêsu và kẻ đã ra lệnh hành hình Chúa là quan tồn quyền La Mã Ponti
Pilat mà ông bị vu khống, vùi dập đến nỗi suy sụp tinh thần phải vào bệnh
viện thần kinh. Cuốn tiểu thuyết bị đốt hủy, bản thân Nghệ nhân bị săn
đuổi, bị khốn khổ. Bi kịch của Nghệ nhân là ông khơng được người đương
thời hiểu và đánh giá đúng, đó cũng là bi kịch của đời riêng Bulgacov. Sau
khi bị vùi dập, ơng khơng cịn cảm hứng để viết nữa và chỉ mong được
sống yên ổn dù nghèo đói trong căn hầm của mình trước đây cùng với
Margarita: Tơi chẳng cịn ước mơ nào nữa, cả cảm hứng cũng khơng…
Người ta đã đánh gục tôi, tôi buồn và tôi muốn trở lại căn hầm… Bây giờ
tôi căm ghét cuốn tiểu thuyết của tơi, vì nó tơi đã phải chịu đựng quá nhiều
(14; 530). Là một người nghệ sĩ, Nghệ nhân chỉ muốn sống một cuộc đời

bình thường như bao người, ông đã viết cuốn tiểu thuyết bằng cả tâm sức
của mình, nhưng cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân đã đưa ông vào tình thế
xung đột với quyền lực và hệ tư tưởng thống trị. Vì vậy, khơng những cuốn

23


tiểu thuyết ấy không được chấp nhận mà tác giả của nó cịn bị vùi dập cả về
tinh thần lẫn thể xác.
Đối lập với hình tượng Nghệ nhân là Mikhail Aleksanđrovich Berlioz,
tổng biên tập một tạp chí nghệ thuật lớn và chủ tịch một trong những hiệp
hội văn học lớn ở Moskva, người chăn dắt tinh thần của thời đại mình. Ơng
ta khơng thể hịa hợp cùng Nghệ nhân và ông ta kiên quyết khẳng định
rằng: Trên đời này không hề tồn tại một Giêsu nào cả (14; 17). Là một
người đọc nhiều biết rộng, vẻ ngoài hiền lành, lịch sự, dưới ngịi bút củ
Bulgavov ơng ta hiện lên thành một hiện tượng xã hội đáng sọ. Với tư cách
là người lãnh đạo văn học, chính ơng ta đã góp phần biến văn học thành
thứ nghệ thuật khẩu hiệu thô thiển kiểu thơ Riukhin, đã dung túng, khuyến
khích các nhà phê bình đồ tể kiểu Latunski, Ariman và lũ chỉ điểm, vu
khống Aloyzi Mogarưt. Bản thân Berlioz là người cuộc đời được xếp đặt từ
trước đến nay vốn không quen với những chuyện khác thường (14; 16),
tuyên truyền cho cái học thuyết sau khi đầu bị cắt, cuộc sống con người
cũng chấm dứt, con người biến thành tro bụi và đi vào cõi vơ sinh (14; ).
Thực chất đó là thái độ tự mãn mang danh duy vật toan tính lên kế hoạch
và điều hành mọi hình thức của cuộc sống., phủ nhận một cách mù quáng,
thô bạo và ngu dốt tất cả những gì khơng nằm trong một cơng thức sơ lược
đưa từ trên xuống. Berlioz đòi Bezdomnưi phải chứng minh rằng khơng hề
có Giêsu, nghĩa là mục đích của Berlioz khơng phải phê phán mà xóa bỏ
các giá trị đạo đức và thẩm mỹ truyền thống nhân loại đã đạt được qua quá
trình phát triển. Và Bulgacov đã quyết liệt chống cái học thuyết giáo điều,

thực chất là ngu dân đó trong sáng tác của mình bởi vì nó làm nảy sinh thái
độ sống thực dụng, thơ bạo, biến cuộc đời con người thành một sự tồn tại
thiển cận, nghèo nàn tinh thần.
Tiêu biểu cho lòng nhân từ và tình yêu thánh thiện ở trong tác phẩm
thì phải kể đến nhân vật Margarita. Đây là một trong những hình tượng phụ

24


nữ tuyệt vời nhất của văn học Nga, mà nguyên mẫu là người vợ yêu quý
của nhà văn là Elena Sergheevna với tình yêu trong trắng, cao thượng của
mình đã đi vào bất tử. Margarita là hiện thân của tình u vơ bờ bến, vì tình
u chấp nhận tất cả. Nàng dám đấu tranh cho tình yêu của mình, biết hành
động để bảo vệ tình u đó, thậm chí cơ sẵn sàng hi sinh, đi cùng quỷ sứ,
chấp nhận làm phù thủy, để cứu người yêu của mình. Margarita là thần hộ
mệnh của Nghệ nhân, cũng như tình yêu là thần hộ mệnh của nghệ thuật –
cặp bài trùng làm nên số phận.
Iesua trong cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân là người đại diện cho điều
thiện, Iesua tin tưởng tuyệt đối rằng thế giới được xây dựng trên cơ sở của
cái thiện, tất cả mọi người đều nhân từ và lòng nhân từ sẽ làm thay đổi con
người và xã hội. Iesua cho rằng: những cái ác khơng có ở trên đời (14 ;
50), anh gọi tất cả mọi người lạ những con người nhân từ và anh tin tưởng
rằng: Bất kể thứ quyền lực nào cũng là bạo lực đối với con người, và sẽ
đến một lúc sẽ không cịn quyền lực của các hồng đế lẫn bất kì thứ quyền
lực nào khác. Con người sẽ đến được vương quốc của sự thật và chân lí,
nơi nói chung sẽ không cần một quyền lực nào cả. (14 ; 55). Hành vi của
Iesua, nhân phẩm và lòng dũng cảm mà ông ứng xử lúc bị hỏi cung và
trong cuộc hành hình tàn khốc chứng minh về sự cứng rắn hồn hảo của
ơng. Trong cuộc đời trần thế của mình, Iesua là một con người có đạo dức
chứ khơng phải là thánh thần, bởi ơng khơng có sự trùng hợp giữa trách

nhiệm và sự thỏa mãn. Cũng như bao người, ông cũng có những khao khát
của riêng mình, ơng muốn được tự do, được dạo chơi ngoài thành phố với
Ponti Pilat, trình bày về các ý tưởng của mình nhưng ý nghĩ về ngọn roi
làm ơng kinh hồng, những lời nói của Pilat phần nào khiến ông lo lắng. và
rồi, bi kịch của cuộc đời ông đã đến, Iesua bị kết án phải chết nhục nhã và
đau đớn như một kẻ xúi bẩy dân chúng. Iesua bị chính những con người
nhân từ phản bội, đánh đập, xử hình. Nhưng đồng thời vẫn khơng cái ác,
cái xấu xa, đểu giả nào có thể loại trừ cái tốt, cái thiện khỏi cuộc đời. Cho
25


×