Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quảng cáo và khuyến mại về hàng hóa là thuốc chữa bệnh cho người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.8 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

1


A/ PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng
trở thành một cơng cụ hữu ích có khả năng mang lại lợi ích lớn cho thương nhân
trong vấn đề cạnh tranh, nâng cao uy tín và tăng lợi nhuận. Trong đó, hoạt động
quảng cáo và khuyến mại được coi là hai hình thức xúc tiến thương mại phổ biến
nhất và cổ điển nhất mà các thương nhân thường sử dụng. Về nguyên tắc, thương
nhân được quyền quảng cáo và khuyến mại đối với mọi hàng hóa, dịch vụ mà mình
được quyền kinh doanh.Tuy nhiên, để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của
nhà nước nên pháp luật đã có những quy định cấm hoặc hạn chế quyền tự do quảng
cáo và khuyến mại đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ. Mà sản phẩm thuốc chữa
bệnh cho người là một trong những sản phẩm bị hạn chế quảng cáo và khuyến mại.
Vậy tại sao thuốc chữa bệnh cho người lại bị đưa vào danh sách hạn chế quảng cáo
và khuyến mại? Và hoạt động quảng cáo và khuyến mại đối với sản phẩm này trên
thực tế diễn ra như thế nào?
Vì muốn được hiểu sâu hơn về vấn đề này nên trong bài tập học kì của mơn
Luật thương mại học phần II này, em đã lựa chọn đề tài: “ Trình bày hiểu biết của
em về quảng cáo và khuyến mại hàng hóa là thuốc chữa bệnh cho người”. Do
vốn kiến thức của em về vấn đề này cịn nhiề hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô để bài làm của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

2


B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ Khái quát pháp luật về quảng cáo và khuyến mại sản phẩm thuốc


chữa bệnh cho người
1/ Quảng cáo sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người
Theo điểm 3 khoản 2 của thông tư số 05/2013/TTHN-BYT hướng dẫn hoạt
động thơng tin, quảng cáo thuốc có giải thích rõ: “Quảng cáo thuốc là hoạt động
giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp,
hoặc tài trợ, ủy quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung
ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu
quả”. Hoạt động này mang những đặc điểm cơ bản là:
Theo điều 103 của Luật thương mại năm 2005 và điều 39 của Luật quảng
cáo năm 2012 cho thấy, chủ thể thực hiện là thương nhân với tư cách là người kinh
doanh sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người tự thực hiện quảng cáo để hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; hoặc một thương nhân kinh doanh dịch
vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo sản phẩm thuốc để tìm kiếm lợi nhuận.
Sản phẩm quảng cáo gồm những thông tin của sản phẩm thuốc chữa bệnh
cho người bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, màu sắc, ánh
sáng chứa đựng nội dung quảng cáo. Với các hình thức quảng cáo được quy định
tại điều 20 của thông tư 05/2013/TTHN-BYT, bao gồm: quảng cáo trên sách, báo,
tạp chí, tờ rơi, áp phích; quảng cáo trên biển, pano, băng rơn, vật thể phát quang,
vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác; quảng
cáo trên phương tiện phát thanh, truyền hình; quảng cáo trên báo điện tử, website
của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo và quảng cáo trên các
phương tiện thông tin khác.
Bởi lẽ, thuốc chữa bệnh cho người là sản phẩm dùng nhằm mục đích phịng
bệnh, chữa bệnh, chẩn đốn bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Và mỗi
3


sản phẩm thuốc chỉ được dùng để điều trị một loại bệnh, nếu sử dụng nhầm hoặc
sử dụng khơng có sự chỉ dẫn của bác sĩ dễ dẫn đến sự phản tác dụng của thuốc gây
nhiều hậu quả không thể lường trước được. Nên Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy

định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo năm 2012 đã khẳng định quảng cáo
sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người được coi là một hoạt động quảng cáo sản
phẩm hàng hóa đặc biệt và nội dung quảng cáo phải đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu tại điều 3 của nghị định như tài liệu quảng cáo, nội dung trong quảng cáo, các
chỉ định không được đưa vào quảng cáo, các thơng tin hình ảnh cấm sử dụng trong
quảng cáo...
Mọi hồ sơ về quảng cáo sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người sẽ được tiếp
nhận và giải quyết tại Cục quản lý dược của Bộ y tế. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quảng
cáo được quy định cụ thể trong điều 30 của thông tư 05/2013/TTHN-BYT.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thuốc chữa
bệnh cho người được quy định tại điều 5 của thông tư 05/TTHN-BYT bao gồm:
Quảng cáo các loại thuốc bị cấm, bị hạn chế hoặc khi sử dụng phải có sự giám sát
của thầy thuốc; Thông tin quảng cáo phải rõ ràng tránh để người tiêu dùng hiểu
nhầm; Sử dụng lợi ích vật chất để tác động tới thầy thuốc nhằm thúc đẩy việc kê
đơn, sử dụng thuốc; Lợi dụng sổ đăng kí cho phép lưu hành của nước khác để
quảng cáo thuốc; Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín
của các tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo;
Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ
bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc; Thơng tin, quảng cáo thuốc có nội
dung khơng phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam; lạm dụng hình ảnh động
vật hoặc các hình ảnh khác khơng liên quan để thông tin, quảng cáo thuốc gây ra
cách hiểu sai cho người sử dụng; Phát hành cho công chúng tài liệu thông tin thuốc
cho cán bộ y tế; Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng kiểu sau
4


đây cho công chúng: “Thuốc này là số 1, là tốt hơn tất cả”, “Sử dụng thuốc này là
biện pháp tốt nhất”, “Sử dụng thuốc này khơng cần có ý kiến của thầy thuốc”,
“Thuốc này hồn tồn vơ hại, khơng có tác dụng phụ, khơng có chống chỉ định”;
So sánh với ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hóa của tổ chức, cá

nhân khác; Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại
Thông tư này) các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực;
Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này), quảng
cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền; thơng tin, quảng cáo thuốc không đúng với nội dung
đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ
sơ theo quy định.
2/ Khuyến mại sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người
Theo luật thương mại năm 2005 thì “ Khuyến mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Khuyến mại sản
phẩm thuốc chữa bệnh cho người cũng là một trong số đó và mang đầy đủ đặc
điểm chung của một hoạt động khuyến mại. Tuy nhiên, khuyến mại thuốc chữa
bệnh cho người lại được coi là hoạt động khuyến mại của một sản phẩm đặc biệt.
Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại có thể do thương nhân sản xuất,
kinh doanh thuốc chữa bệnh cho người trực tiếp thực hiện hoặc do thương nhân
kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho thương nhân sản xuất,
kinh doanh để nhận thù lao.
Về phạm vi khuyến mại thuốc chữa bệnh cho người được quy định tại nghị
định 68/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 nghị định số 37/2006/NĐ5


CP: “ 7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã
được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho các thương
nhân kinh doanh thuốc”. Như vậy, hoạt động khuyến mại thuốc chữa bệnh cho
người chỉ dành cho những người kinh doanh thuốc mà không được khuyến mại cho
người tiêu dùng.
Cũng giống như các hoạt động khuyến mại khác, khuyến mại sản phẩm
thuốc chữa bệnh cho người có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy
định tại điều 92 của Luật thương mại năm 2005 như: tặng hàng hóa, đưa hàng mẫu,

bán hàng với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, bán hàng có kèm phiếu mua
hàng, bán hàng có kèm theo phiếu dự thi, bán hàng kèm theo việc tham gia các
chương trình may rủi, tổ chức các chương trình cho khách hàng thường xuyên, tổ
chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các
sự kiện khác vì mục đích khuyến mại và các hình thức khuyến mại khác nếu được
các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp nhận.
Điều 100 của Luật thương mại năm 2005 có quy định các hành vi bị cấm
trong hoạt động khuyến mại nói chung, nhưng khuyến mại thuốc chữa bệnh cho
người là một hoạt động khuyến mại sản phẩm cụ thể nên các hành vi bị cấm trong
khuyến mại sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người sẽ bao gồmcác hành vi sau:
khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa để lừa dối khách hàng;
khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến mơi trường,
sức khỏe con người và lợi ích cơng cộng khác; hứa tặng thưởng nhưng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức
tối đa hoặc giảm giá hàng hóa được khuyến mại quá mức tối đa.

6


3/ Vai trò của hoạt động quảng cáo và khuyến mại đối với sản phẩm
thuốc chữa bệnh
Với những lợi thế của mình, quảng cáo và khuyến mại đóng vai trị tích cực
trong việc đưa sản phẩm thuốc chữa bệnh của các thương nhân sản xuất, kinh
doanh thuốc đến tay người tiêu dùng. Thơng qua đó, khách hàng có thể biết đến
thơng tin về chủng loại, tính năng, tác dụng, giá cả... của sản phẩm và đặc biệt đối
với khuyến mại các thương nhân kinh doanh thuốc còn nhận được những lợi ích
nhất định khi mua sản phẩm. Từ đó, kích thích nhu cầu mua sắm và sử dụng các
sản phẩm thuốc của khách hàng, nâng cao uy tín cho sản phẩm cũng như nhà sản
xuất, kinh doanh thuốc trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những vai trị tích cực đó, quảng cáo và khuyến mại sản
phẩm thuốc chữa bệnh nói riêng và các hàng hóa, dịch vụ khác nói chung cũng
luôn ẩn chứa những ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng, của các
thương nhân khác cùng kinh doanh sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người cũng như
cho lợi ích chung của tồn xã hội. Trong đó, quảng cáo là hoạt động chứa đựng
nhiề tiêu cực hơn cả bởi vì đặc điểm của quảng cáo là tính thơng tin một chief,
khơng có đối thoại mà chỉ là độc thoại của người quảng cáo thường là tự đề cao
mình. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi đánh giá tính trung thực và chính
xác của thơng tin về sản phẩm dẫn đến việc mua phải những sản phẩm thuốc khơng
đảm bảo chất lượng thậm chí cịn gây hại sức khỏe của người tiêu dùng.
II/ Thực trạng của hoạt động quảng cáo và khuyến mại sản phẩm thuốc
chữa bệnh cho người
1/ Tích cực

7


Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các quan hệ thương mại,
các hoạt động quảng cáo, khuyến mại trong lĩnh vực thương mại nói chung và hoạt
động quảng cáo, khuyến mại trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh cho người nói riêng
ngày càng trở nên phổ biến. Sự phát triển này được coi là một tín hiệu đáng mừng,
đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh doanh, hướng dẫn tiêu dùng
sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân
và cho toàn xã hội.
Trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay như truyền hình,
internet, radio... người xem sẽ được tiếp nhận rất nhiều đoạn quảng cáo thuốc với
các loại thuốc có chức năng khác nhau. Đây là một biện pháp hữu hiệu đưa sản
phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất nên những nhà sản xuất, kinh
doanh thuốc thường ưu tiên sử dụng. Nhưng khơng vì thế mà các phương thức
quảng cáo khác không được sử dụng, các thương nhân thường kết hợp hình thức

quảng cáo trên truyền hình với các hình thức cịn lại (như sử dụng bảng, biển,
băng, pa-nơ, áp-phích, vật thể cố định hoặc các phương tiên giao thơng) để làm cho
sản phẩm thuốc của mình được biết đến rộng rãi hơn.
Cùng với quảng cáo, hoạt động khuyến mại cho các thương nhân kinh doanh
thuốc cũng được thực hiện mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích và tăng khả năng tiêu
thụ sản phẩm thuốc. Các hình thức khuyến mại phổ biến hiện nay là giảm giá thuốc
khi khách hàng mua đủ một số lượng thuốc nhất định do nhà sản xuất quy định;
đưa sản phẩm thuốc mẫu cho thương nhân kinh doanh thuốc dùng thử để kiểm
nghiệm chất lượng; tặng một sản phẩm thuốc khác cho khách hàng; tổ chức các
chương trình cho khách hàng thường xuyên để tặng thưởng cho khách hàng dựa
trên số lượng hoặc giá trị sản phẩm thuốc đã nhập; hoặc tổ chức các chương trình
văn hóa văn nghệ, giải trí để khuyến mại cho khách hàng.
8


2/ Tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực đó, hoạt động quảng cáo, khuyến mại các sản
phẩm thuốc chữa bệnh cho người trên thực tế còn tồn tại rất nhiều điều tiêu cực,
bất cập và địi hỏi phải có những hướng giải quyết triệt để, có hiệu quả.
a/ Quảng cáo sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người
Quảng cáo các sản phẩm thuốc chữa bệnh ngày càng tràn lan mọi lúc mọi
nơi với nhiều hình thức khác nhau, thơng tin thuốc cho các loại bệnh tràn ngập, tác
động vào mong muốn khỏi bệnh của người tiêu dùng làm cho người tiêu dùng tin
và sử dụng sản phẩm. Trên thực tế có nhiều thông điệp quảng cáo thuốc không
đúng sự thật, lừa bịp, đưa ra những nội dung quá cường điệu trong khi chất lượng
thực tế khơng được như vậy,... Vì vậy, một số nhà phê bình đã cho rằng quảng cáo
đã điều khiển người tiêu dùng, kích động người tiêu dùng mua những sản phẩm
khơng có nhu cầu thực sự. Khi tiến hành khảo sát các bài quảng cáo sản phẩm
thuốc trên các phương tiện khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy rõ những hành vi
vi phạm điều cấm của pháp luật trong các quảng cáo chủ yếu diễn ra như sau:

_ Quảng cáo các sản phẩm thuốc không đúng sự thật và chưa được cấp
phép quảng cáo
Hiện nay, khi truy cập vào các trang mạng, chúng ta có thể nhìn thấy vơ vàn
các bài viết quảng cáo cho sản phẩm super strengh H3 mà được người quảng cáo
mệnh danh là “một phép mới lạ, một thứ thuốc tiên, thần dược được các bác sĩ
trên tồn thế giới cơng nhận, có thể chữa được bách bệnh, đảo ngược tiến trình
lão hóa giúp con người cải lão hồn đồng để sống trường thọ”. Trong khi, thực tế,
khơng có bất cứ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào cho thấy chế phẩm
super strengh H3 có khả năng cải lão hồn đồng như quảng cáo. Mà điều đáng chú
9


ý hơn là sản phẩm này chưa được cấp giấy phép quảng cáo hay giấy chứng nhận
của Bộ y tế. Khi bàn về sản phẩm này, Phó giáo sư dược sĩ Nguyễn Hữu Đức của
trường Đại học dược Tp Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cho đến nay về khoa học
khơng có một loại thuốc nào có tác dụng trường sinh, cải lão hồn đồng nên khi
đọc thơng tin về một loại thuốc cải lão hồn đồng thì phải đề phịng, kẻo tiền mất
mà tật thì mang”. Vậy mà vẫn có khơng ít người vẫn tin vào điều đó và bỏ ra một
số tiền lớn để mua sản phẩm về sử dụng; nhưng khơng những khơng có hiệu quả
mà cịn gây ra những hậu quả ngoài mong muốn như phù nề, mệt mỏi, rối loạn
hormon...
Một ví dụ khác là trường hợp quảng cáo của thuốc giảm cân MEGA T, đây
là một sản phẩm không được các cơ quan chức năng cấp giấy phép lưu hành. Vậy
mà trên các trang mạng vẫn quảng cáo rầm rộ với nội dung sai sự thật thậm chí cịn
đem so sánh lộ liễu với các sản phẩm cùng thuốc giảm cân khác. “MEGA T là sản
phẩm giảm cân duy nhất đã đạt nhiều giải thưởng danh hiệu về chất lượng sản
phẩm” hay “ Đến nay, MEGA T là sản phẩm giảm cân uy tín nhất mà ít có sản
phẩm nào khác có thể so sánh được trên tất cả các tiêu chí”. Cùng lúc, quảng cáo
này đã vi phạm nhiều điều cấm trong khi quảng cáo như: quảng cáo khơng có giấy
phép, quảng cáo có sự so sánh với các sản phẩm khác, quảng cáo có sử dụng các

cụm từ như “ duy nhất” “uy tín nhất” và quảng cáo sai sự thật.
_ Quảng cáo khơng đúng nội dung đã đăng kí mà chủ yếu là quảng cáo sản
phẩm chức năng thành thuốc chữa bệnh
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học dân tộc của Bệnh viện
trung ương quân đội 108 cho biết: “Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ
điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể trong khi thuốc lại có tác dụng
điều trị các bệnh cụ thể”. Tuy nhiên, người tiêu dùng vì khơng có nhiều kiến thức
10


chuyên môn nên thường không phân biệt được sự khác nhau này. Lợi dụng điều
đó, nhiều doanh nghiệp khi đăng kí với cơ quan chức năng là thực phẩm chức năng
nhưng khi quảng cáo lại mập mờ khơng ghi dịng chữ “ thực phẩm này khơng phải
là thuốc, khơng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; thậm chí cịn quảng cáo
thành sản phẩm thuốc dùng chữa bệnh để lừa dối người tiêu dùng với mục đích
nâng cao doanh số.
Điển hình cho hiện tượng này là quảng cáo của sản phẩm chức năng Kình
Nguyên Khang được cấp giấy chứng nhận và giấy phép quảng cáo vào ngày 20-92006. Mặc dù, nội dung đăng kí là thực phẩm chức năng nhưng trên tờ rơi quảng
cáo và biển quảng cáo lại viết: “Khi sử dụng sản phẩm đều có thể điều trị khỏi các
loại bệnh như tai biến mạch máu não, động mạch vành, tim, xơ cứng động mạch,
bệnh tiểu đường...” khiến cho khơng ít người tưởng nhầm là thuốc chữa bệnh nên
đổ xô đi mua về sử dụng nhưng kết quả khơng được như mong muốn.
Ngồi ra, gần đây, Đồn thanh tra của Bộ y tế khi tiến hành kiểm tra Cơng ty
TNHH đầu tư thương mại XNK Bảo Khang (có giấy phép kinh doanh, giấy phép
công bố sản phẩm và giấy phép đăng kí quảng cáo) đã phát hiện cơng ty đã tự in ấn
và phát hành tạp chí, tờ rơi quảng cáo để chuyển đến tay người tiêu dùng có sử
dụng thuật ngữ “thuốc” để thay thế cho tên gọi thực phẩm chức năng của hàng loạt
sản phẩm. Trước những sai phạm đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu
công ty ngừng ngay các hoạt động sai trái; thống kê số lượng các sản phẩm vi
phạm đã nhập khẩu, phân phối nhanh chóng và tiến hành thu hồi, tiêu hủy tồn bộ

tài liệu quảng cáo hiện có, thu hồi tài liệu đã phát hành, rút mọi thông tin quảng
cáo sai sự thật trên website của công ty và các cơ quan truyền thơng (nếu có).
_ Quảng cáo so sánh với các sản phẩm khác và sử dụng hình ảnh, địa vị, uy
tín của các tổ chức y, dược, cán bộ y tế để quảng cáo
11


Những hành vi này là những vi phạm khá phổ biến mà các thương nhân thực
hiện quảng cáo sử dụng. Trong quảng cáo thuốc ho PH có đoạn: “dễ hấp thụ hơn
so với các loại thực phẩm chức năng hay các sản phẩm khác. Thực tế, khi điều trị
ho cấp tính do viêm họng bằng thuốc ho PH, thuốc sẽ làm hết đau rát cổ họng
long đờm trừ ho nhưng không gây mệt mỏi như sử dụng thuốc kháng sinh”. Có thể
thấy, chỉ trong một đoạn quảng cáo ngắn mà người quảng cáo đã có sự so sánh liên
tiếp với 3 loại sản phẩm thuốc khác để thơng qua đó đề cao tác dụng và sự hiệu quả
cho sản phẩm của mình. Khơng chỉ vậy, cùng với cách quảng cáo so sánh này,
người quảng cáo cịn sử dụng hình ảnh và uy tín của Lương y, dược sĩ Tào Văn
Chiến của Hội đông y, dược học thành phố Hà Nội để tạo lòng tin trong người tiêu
dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm.
Nhận thấy, thực trạng vi phạm trong quảng cáo sản phẩm thuốc chữa bệnh
cho người ngày càng gia tăng với nhiều mánh khóe khác nhau nên ngày 3/9/2013
vừa qua, Chánh thanh tra Bộ thông tin truyền thông Nguyễn Văn Hùng đã ký văn
bản số 688/Ttra- BCXB gửi các đài truyền hình, đài phát thanh trung ương, địa
phương về việc rà soát chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên sóng phát thanh truyền
hình trong đó có các vi phạm trong lĩnh vực y tế. Văn bản nêu rõ: “Thanh tra Bộ
thông tin và truyền thông nhận được nhiều phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân về việc vi phạm hoạt động quảng cáo sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế trên sóng
phát tranh truyền hình”. Đồng thời văn bản cũng kêu gọi: “Để khắc phục tình
trạng kể trên, Thanh tra Bộ Thơng tin và Truyền thơng đề nghị đài phát thanh, đài
truyền hình, đài phát thanh và truyền hình nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội
của mình, tiến hành kiểm tra, rà sốt, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, đặc biệt là

quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc về lĩnh vực y tế...”. Đây là một
trong những văn bản thể hiện quyết tâm chấn chỉnh các hoạt động quảng cáo nói
chung và quảng cáo thực phẩm chức năng sai phép nói riêng. Trước đó, theo số
liệu thống kê cho biết, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tiến hành
12


xử phạt 6 báo với tổng số tiền phạt lên đến 140 triệu đồng về việc quảng cáo thực
phẩm chức năng sai phép.
b/ Khuyến mại sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người cho các thương
nhân kinh doanh thuốc
Hoạt động khuyến mại sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người trong Nghị
định 37/2006/NĐ-CP bị cấm kể cả các loại thuốc được phép lưu hành nhưng đến
Nghị định 68/2009/NĐ-CP pháp luật lại cho phép khuyến mại thuốc chữa bệnh cho
người đối với các thương nhân kinh doanh thuốc. Từ năm 2009 cho đến nay, hoạt
động khuyến mại thuốc đã dần phổ biến hơn để thúc đẩy q trình tiêu thụ sản
phẩm thuốc thơng qua việc dành những lợi ích nhất định cho các thương nhân kinh
doanh thuốc. Tuy nhiên trong q trình đó, hoạt động khuyến mại này cũng tồn tại
khơng ít những hành vi trái pháp luật, mà chủ yếu là liên quan đến hoạt động giảm
giá và đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử.
Đối với hình thức đưa hàng mẫu cho thương nhân kinh doanh thuốc dùng
thử, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thuốc khi sử dụng hình thức này thường đưa ra
các sản phẩm có chất lượng tốt nhất dùng để làm hàng mẫu. Vì thế, sau khi dùng
thử, các thương nhân kinh doanh thuốc thường rất ưng ý và chấp nhận mua sản
phẩm thuốc này. Tuy nhiên, chất lượng các lô thuốc này lại không được bằng sản
phẩm dùng thử, thậm chí nhiều trường hợp là hàng kém chất lượng. Nên trên thực
tế, đã có khơng ít trường hợp, người dùng thuốc đã bị dị ứng sau khi dùng những
sản phẩm này và đến cửa hàng thuốc để kiện.
Đối với hình thức giảm giá thuốc thấp hơn giá bán trước đó: hình thức này
chỉ được áp dụng đối với những loại thuốc không bị nhà nước ấn định giá (theo

quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT hướng dẫn thực
hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người). Trên thực tế, chất lượng
thuốc được giảm giá đang là một vấn đề cần được quan tâm bởi điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng thuốc. Hầu hết các chương trình
13


giảm giá đồng thời với giảm chất lượng thuốc vì các nhà sản xuất, kinh doanh
thuốc cho rằng có làm như thế thì mới có hiệu quả. Một mặt, giảm giá sẽ thúc đẩy
nhu cầu nhập hàng của các thương nhân kinh doanh thuốc làm; một mặt vì thuốc
kém chất lượng nên chi phí sản xuất thấp nên vẫn thu được lợi nhuận cao hơn cho
nhà sản xuất.
Cùng với đó, trong hình thức này, các thương nhân cịn có nhiều vi phạm
khác như: thời hạn khuyến mại (tức khuyến mại dài hơn 45 ngày trên 1 chương
trình khuyến mại và hơn 90 ngày một năm); hạn mức tối đa về giá trị thuốc dùng
để khuyến mại (tổng giá trị thuốc dùng để khuyến mại vượt quá 50% tổng giá trị
thuốc được khuyến mại); và mức giảm giá tối đa (giá trị thuốc khuyến mại vượt
quá 50% giá trị của thuốc trước khi thực hiện khuyến mại).
Các hành vi vi phạm này ngày càng nhiều nhưng trong nhiều năm qua những
việc làm ấy vẫn chưa bị xử lý triệt để, chưa có vụ việc nào được đưa ra ánh sáng.
Trong khi hậu quả của nó là khó lường trước được, ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dùng thuốc và rộng hơn là sức khỏe của cả cộng đồng.

III/ Nguyên nhân và phương hướng khắc phục trong hoạt động quảng
cáo, khuyến mại sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người.
1/ Nguyên nhân
Trước hết, những vi phạm này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật cũng
như thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng của các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng
cáo, khuyến mại. Vì lợi ích của bản thân, mong muốn sản phẩm của mình được
nhiều người biết đến một cách nhanh nhất để qua đó tăng doanh số bán hàng nên

các doanh nghiệp đã không ngần ngại vi phạm quy định pháp luật. Việc làm này đã
gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó có thể lường trước được cho người tiêu
14


dùng khi lựa chọn các sản phẩm thuốc để sử dụng có hiệu quả; là sự cạnh tranh
khơng lành mạnh gây ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh; và đặc biệt hơn khi sản
phẩm thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con
người.
Nhưng song song với đó, các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định,
cấp và kiểm soát hoạt động quảng cáo khuyến mại thuốc chữa bệnh cho người
cũng phải chịu trách nhiệm trong việc để các vi phạm đó xuất hiện và ngày càng
lan rộng hơn. Bởi nếu khơng có sự lơ là, thiếu kiểm sốt chặt chẽ của các cơ quan
có thẩm quyền thì dù các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc có “lách luật”
đến đâu cũng khơng thể có hiện tượng vi phạm tràn lan như hiện nay.
Đặc biệt, các chế tài xử phạt hiện nay còn quá nhẹ nhàng so với những vi
phạm này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính. Mà số tiền
dùng để nộp phạt không bằng một phần nhỏ lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu lại
được từ những hành vi vi phạm. Vậy nên, những vi phạm trong kĩnh vực quảng
cáo thuốc chữa bệnh cho người nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung vẫn tiếp
tục diễn ra.
Cùng với đó, chính người tiêu dùng cũng là một nguyên nhân làm cho tình
trạng quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc chữa bệnh vi phạm điều cấm
của pháp luật ngày càng gia tăng. Bởi trình độ hiểu biết của người tiêu dùng ở
nước ta cịn chưa cao lại khơng có sự tìm hiểu kĩ lưỡng đã vội tin vào những lời
quảng cáo “có cánh” rồi đổ xô đi mua về sử dụng. Hành động này đã vơ hình
chung thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc phải “cố gắng vi
phạm” để được biết đến nhiều hơn, nâng cao vị thế trên thị trường và tăng cao thu
nhập
2/ Phương hướng khắc phục


15


Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân trên, em xin được đưa ra một số biện pháp
để khắc phục tình trạng vi phạm các quy định về quảng cáo, khuyến mại thuốc
chữa bệnh cho người như sau:
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến mại
sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người, mà trước hết là Bộ y tế (Cục quản lý dược),
Bộ thông tin và truyền thơng, Bộ văn hóa thơng tin và các cơ quan thanh tra của
các bộ có liên quan... cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời
ngăn chặn và xử lý các sai phạm. Quá trình thanh tra phải diễn ra trên tất cả các
phương tiện quảng cáo từ truyền hình đến các trang mạng và các báo chí, tờ rơi,
bảng biển quảng cáo; tất cả các hình thức từ các hoạt động giảm giá đến tặng quà,
tặng phiếu mua hàng... trong khuyến mại.
Cùng với đó, pháp luật cần đưa thêm vào những biện pháp xử phạt nặng
hơn, mang tính răn đe cao hơn, thậm chí sử dụng đến biện pháp hình sự. Bởi chỉ
khi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình thì các doanh nghiệp mới tự
mình khơng thực hiện các hành vi vi phạm nữa.
Đồng thời, các phương tiện thơng tin đại chúng cần phải nhanh chóng, kịp
thời đưa những tin tức vi phạm về quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc
chữa bệnh để người tiêu dùng biết được và không sử dụng nữa, tránh những hậu
quả không đáng có xảy ra.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức các khóa huấn luyện, đào
tạo các quy định của pháp luật về quảng cáo, khuyến mại trong lĩnh vực y tế nói
chung và các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người nói chung để nâng cao hiểu biết
của các doanh nghiệp cũng như của các thương nhân thực hiện dịch vụ quảng cáo,
khuyến mại. Từ đó để cho họ có những hành vi đúng với yêu cầu của pháp luật.
Thứ ba, các chương trình thời sự hoặc các chuyên mục về y tế cần phải
hướng dẫn và khuyến cáo người tiêu dùng nên biết cách lựa chọn và sử dụng các

16


sản phẩm thuốc phù hợp với mình mà tốt hơn hết là hỏi ý kiến của các bác sĩ trước
khi sử dụng, không nên quá tin tưởng vào quảng cáo.

C/ PHẦN KẾT THÚC
Hoạt động quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc chữa bệnh nói riêng
và các hoạt động quảng cáo, khuyến mại trong các lĩnh vực khác nói chung đang
ngày càng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy q trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác
động tích cực của nó, hoạt động quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc chữa
bệnh cho người còn ẩn chứa nhiều vi phạm mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu
hiểu biết cũng như thiếu trách nhiệm của các tổ chức cá nhân cũng như các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy để hoạt động quảng cáo, khuyến mại này thể
hiện đúng vai trị chức năng của mình, các chủ thể trong mối quan hệ này cần phải
tăng cường hơn nữa tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng xã hội và sự phát triển
chung của nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thương mại năm 2005
17


2. Luật quảng cáo năm 2012
3. Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại
4. Nghị định 68/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số
37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến
thương mại

5. Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
6. Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT hướng dẫn thực
hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người
7. Thông tư 05/ TTHN-BYT hướng dẫn hoạt động thơng tin quảng cáo
thuốc
8. Chương trình Quảng cáo và sự thật trên O2TV
9. Ts Nguyễn Thị Dung, sách “Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam
– những vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB chính trị quốc gia năm 2007
10.Sách “Hướng dẫn mơn học Luật thương mại tập 2”, Bộ môn thương mại
– Trường đại học Luật Hà nội, NXB lao động năm 2014

18



×