Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Thủ tục Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.07 KB, 4 trang )

Thủ tục Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp,
thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh
vay vốn đối với dự án không phân cấp
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Tên đơn vị: Tại trụ sở của Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT.
Địa chỉ:
Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00, Chiều:
từ 14h đến 16h30) Trình tự thực hiện:
1. Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn.
2. Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn.
3. Sau khi thẩm định, Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT thực hiện kiểm tra thực tế
tại doanh nghiệp, xác minh số liệu và các nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị
bảo lãnh vay vốn; lập Biên bản kiểm tra có xác nhận của các bên.
4. Trường hợp chấp thuận bảo lãnh, Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT có báo
cáo kèm 01 bộ hồ sơ trình Tổng Giám đốc NHPT.
5. Tổng Giám đốc NHPT tổ chức thẩm định và có văn bản chấp thuận hoặc
không chấp thuận bảo lãnh gửi Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT.
6. Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT có thông báo chấp thuận bảo lãnh (có giá trị
trong phạm vi 30 ngày làm việc đối với bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án đầu tư)
hoặc không chấp thuận bảo lãnh (nêu rõ lý do) gửi doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện:
Tại trụ sở của Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT.
Thành phần hồ sơ:
1. Giấy đề nghị bảo lãnh của Doanh nghiệp (Bản chính)
2. Hồ sơ doanh nghiệp: - Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp - trừ
Doanh nghiệp tư nhân (Bản sao)

3. Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng
quản trị; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán
trưởng (Bản sao)



4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)
5. Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề pháp luật quy định
phải có giấy phép (Bản sao)
6. Hồ sơ tài chính: - Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
trong 2 năm gần nhất (bản sao y của Doanh nghiệp); kèm theo kết
luận của đơn vị kiểm toán - nếu có (Bản sao)

7. Hồ sơ dự án đầu tư: - Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc dự án đầu
tư xây dựng công trình)/ Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình
(trường hợp dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng) được lập theo
quy định của pháp luật (02 bộ). (Bản sao)

8. Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
có tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng trở lên (Bản sao)

9. Quyết định đầu tư - nếu có (Bản chính)
10. Văn bản của cơ quan thẩm quyền về các nội dung liên quan dự án:
+ Giấy phép xây dựng. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
Hợp đồng thuê đất trong khu công nghiệp (Bản sao)

11. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền
phê duyệt - nếu phải có theo quy định (Bản sao)

12. Giấy phép khai thác tài nguyên - đối với dự án khai thác tài
nguyên (Bản sao)

13. Các giải pháp thiết kế về phòng cháy chữa cháy được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt (Bản sao)


14. Đối với dự án đầu tư mua sắm thiết bị lẻ, cải tạo, sửa chữa, nâng
cấp: Tuỳ từng trường hợp, nếu không phải xin thêm đất thì Hồ sơ dự
án thông thường chỉ gồm báo cáo phương án đầu tư và quyết định phê
duyệt phương án đầu tư hoặc dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự
án đầu tư trong trường hợp các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp
có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng. (Bản sao)

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Tối đa không quá 17 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. ngày () Phí, lệ phí: không
Yêu cầu điều kiện:
1. Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ
đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động. Không bảo lãnh cho các doanh nghiệp
vay vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh
bất động sản (trừ các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp;
nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang), kinh doanh chứng
khoán; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
2. Có dự án đầu tư, phương án SXKD hiệu quả. Quy mô dự án tối thiểu là 100
triệu đồng.
3. Không có nợ quá hạn tại các TCTD. Trường hợp Doanh nghiệp có nợ quá
hạn tại các tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án SXKD và cam
kết trả được nợ quá hạn thì được NHPT thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn
theo quy định hiện hành.
4. Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án SXKD tối thiểu bằng
10%.
5. Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế chấp
bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh.

Căn cứ pháp lý:

1. Nghị Quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.

2. Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại.
3. Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân
hàng thương mại.
4. Công văn số 1097/NHPT-BL-HTUT ngày 21/4/2009 của NHPT về việc hướng dẫn
nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại.
Công văn số 1914/NHPT-BL-HTUT ngày 18/6/2009 về việc sửa đổi bổ sung công văn số
1097/NHPT-BL-HTUT ngày 21/4/2009 của NHPT về việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại

×