Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI TNTHPT MON VAN MOI 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.52 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT AN MỸ BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI TNTHPT MỚI THAM KHẢO 2013 – 2014 GV: Văn Thị Bích Liên MÔN : NGỮ VĂN 12 ( Thời gian:120 phút, không kể thời gian phát đề ). I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 : Đọc và trả lời các câu sau : (3điểm) Đất Nước (Nguyễn Đình Thi) Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Câu 1:Nêu nội dung đoạn thơ ?Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì ? Câu 2 : Trong ba dòng thơ « Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha », tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3 : Đoạn thơ từ câu « Trời xanh đây là của chúng ta » đến câu « Những buổi ngày xưa vọng nói về » có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó. Câu 4 : Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì ? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ? Câu 5 : Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên. Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ? II/ PHẦN VIẾT( 7,0 điểm ) 1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự việc sau : Ngày 10/04/2014, nhiều nhân viên trong siêu thị Vĩ Yên (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phát hiện chuông chống trộm báo động ở khu vực cửa kiểm soát. Lúc này em P.T.S (học sinh lớp 7A4, trường THCS Chu Văn An, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đang bước qua cửa. Ngay sau đó, nhiều nhân viên trong siêu thị yêu cầu em S cho kiểm tra và phát hiện có 2 cuốn truyện chưa tính tiền. Nhân viên siêu thị đã dùng băng keo trói dang hai tay S vào lan can tầng 2, đồng thời treo tấm biển “tôi là người ăn trộm” trước ngực nữ sinh này. 2. Phần nghị luận văn học (3.0 điểm) H/S chọn một trong hai câu sau ; 1. Theo chương trình chuẩn (4,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 2. Theo chương trình nâng cao (4,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuối về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương” (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, trang 155 – 156, NXB Giáo dục). ĐÁP ÁN GỢI Y I/ Phần :. Đọc – hiểu :. Câu 1 (3 điểm): Câu 1 :Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tự do Câu 2 : BPTT nhân hóa. Tác dụng : miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng. Câu 3 : Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ : cụm từ « của chúng ta », « chúng ta » được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta. Câu 4 : Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống. Câu 5 : Cảm xúc của nhà thơ : yêu mến, tự hào về đất nước . Câu 6: -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù. II / Phần :Viết ( Làm văn ) (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) a/ Mở bài(0,5) : Dẫn dắt vấn đề b/ Thân bài(2,0):HS cần làm bật các nội dung sau : - Hành động lấy trộm sách của em S là sai trái, cần tránh. - Hành động bắt người, dùng băng keo trói dang hai tay S vào lan can tầng 2, đồng thời treo tấm biển “tôi là người ăn trộm” trước ngực S của nhân viên siêu thị Vĩ Yên là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nữ sinh này. - Đối với trẻ em cần chia sẻ, giáo dục bằng cách cảm hóa là chính. - Người lớn hành xử như vậy là vô giáo dục, vô văn hóa, vô đạo đức, phi nhân tính,… Đây là hành vi sai trái, phải lên án. Lối giáo dục này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và tâm lí thế hệ trẻ. - Mọi hành động đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật nhưng cần có tình người. - Ca ngợi một số cách giáo dục có tính nhân văn của người lớn (trong gia đình, nhà trường và xã hội) c/ Kết bài (0,5): Nêu hướng hành động và liên hệ bản thân..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2 (4 điểm) 1. Theo chương trình chuẩn *Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. *Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản đáp ứng được các yêu cầu sau đây: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận. b. Thân bài: - Cây xà nu được miêu tả trong sự đối sánh với con người. + Cây xà nu phải hứng chịu nhiều bom đạn đau thương của kẻ thù (dẫn chứng, phân tích)  Cuộc sống đau thương, mất mát của con người Tây Nguyên (dẫn chứng). + Cây xà nu có sức sống bất diệt, không gì tàn phá nổi (dẫn chứng, phân tích)  sức sống kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên (dẫn chứng). + Cây xà nu khao khát sống (dẫn chứng, phân tích)  Con người Tây Nguyên khao khát tự do (dẫn chứng). - Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. - Đánh giá chung c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 2. Theo chương trình nâng cao *Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình. *Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản đáp ứng được các yêu cầu sau đây: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận. b. Thân bài: - “Con sóng … còn thức”: Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ bằng cặp hình ảnh con sóng nhớ bờ, em nhớ anh … à nỗi nhớ da diết, mãnh liệt – choán cả không gian, thời gian. - “Dẫu xuôi … một phương”: Tình yêu gắn liền với thủy chung, không thay lòng đổi dạ - lời khẳng định rõ ràng. - Nghệ thuật: phép điệp, ẩn dụ, đối, hình ảnh song hành. - Đánh giá chung: Đoạn thơ giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh dạn, chủ động bày tỏ những rung động của lòng mình dẫu có đắm say nồng nàn nhưng vẫn giữ được nét dịu dàng của người con gái, đó là nét mới mẻ trong thơ ca. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã phân tích..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span> .... Câu 1 : Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì ? Câu 2 : Trong ba dòng thơ « Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha », tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3 : Đoạn thơ từ câu « Trời xanh đây là của chúng ta » đến câu « Những buổi ngày xưa vọng nói về » có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó. Câu 4 : Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì ? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ? Câu 5 : Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên. Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×