Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.73 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON Lớp: Họ tên: Điểm. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Môn: Ngữ Văn 6 Năm học: 2013 - 2014. Lời phê của giáo viên. Đề bài (số 1) Câu 1: So sánh là gì? Lấy ví dụ? Phân tích cấu tạo của phép so sánh đó. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn miêu tả khoảng 4- 5 câu với nội dung tự chọn trong đó có dùng phép nhân hóa. Câu 3: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ sau và cho biết nó thuộc kiểu ẩn dụ nào? Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên Lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. Câu 4: Đặt một câu trong đó có chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ ai”. Một câu vị ngữ trả lời cho câu hỏi “làm gì”? ………………….Hết…………………..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT ( Đề số 1 – bài số 4 – Tiết 115 – Học kì II) Câu 1: ( 3 điểm) So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét nghĩa tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.( 1 đ) VD: ( 2 đ) Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Vế A PDSS TSS Vế B Câu 2: ( 3 đ) Yêu cầu viết đúng hình thức của một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng phép nhân hóa. Câu 3: ( 2 đ) - Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ là Mặt Trời trong câu thơ thứ 2. ( 1 đ) - Tác giả dùng phép ẩn dụ phẩm chất ( 1 đ) Câu 4: ( 2 đ) Đặt đúng mỗi câu được 1 đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG ẢNG TRƯỜNG THCS MƯỜNG LẠN Lớp: Họ tên: Điểm. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Môn: Ngữ Văn 6 ( Bài số 4- Tiết 115 – Học kì II) Năm học: 2010 - 2011 Lời phê của giáo viên. Đề bài (số 2) Câu 1: Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ? Có những loại ẩn dụ nào? Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ đã học (so sánh, ẩn dụ). Câu 3: Nêu mô hình cấu tạo đầy đủ của 1 phép so sánh. Cho ví dụ minh họa. ………………….Hết…………………..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT ( Đề số 2 – bài số 4 – Tiết 115 – Học kì II) Câu 1: ( 3 điểm) Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nết tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 điểm) Có 4 kiểu ẩn dụ:(1 điểm) + Ẩn dụ hình thức + Ẩn dụ cách thức +Ẩn dụ phẩm chất + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. VD: ( 1 điểm) : Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. Câu 2:(3 điểm) Học sinh viết theo chủ đề tự chọn, đảm bảo đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ.(Lưu ý chỉ rõ câu văn sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ) Câu 3: ( 4 điểm) Nêu mô hình cấu tạo đầy đủ của 1 phép so sánh được 2 điểm: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: -Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh); - Vế B ( Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh); - Từ chỉ phương diện so sánh; - Từ chỉ ý so sánh. Lấy được ví dụ và phân tích được được 2 điểm. VD: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Vế A PDSS TSS Vế B.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG ẢNG TRƯỜNG THCS MƯỜNG LẠN Lớp: Họ tên: Điểm. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Môn: Ngữ Văn 6 ( Bài số 4- Tiết 115 – Học kì II) Năm học: 2010 - 2011 Lời phê của giáo viên. Đề bài (số 3) Câu 1 (2 điểm): Hoán dụ là gì? Lấy ví dụ minh hoạ? Câu 2 (4 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nam là bạn thân nhất của em. Năm nào, Nam cũng là học sinh xuất sắc. Em rất thán phục bạn và tự hứa với bản thân mình sẽ phấn đấu học giỏi như Nam. Để tình bạn của em và bạn ấy mãi bền lâu. 1. Em hãy viết ra câu trần thuật đơn có từ “là”? 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ “là”? Câu 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 6 câu) trong đó có sử dụng phép so sánh? ……………………Hết……………………….
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT ( Đề số 3 – bài số 4 – Tiết 115 – Học kì II) Câu Nội dung Điểm 1 a) Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với 1 đnó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Học sinh lấy được ví dụ minh hoạ đúng 1đ 2 1. Câu trần thuật đơn có từ “là”: a) Nam là bạn thân nhất của em. 1đ b) Năm nào, Nam cũng là học sinh xuất sắc. 1đ 2. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu a, b: Câu a: Nam / là bạn thân nhất của em. 1đ C V Câu b: Năm nào, Nam / cũng là học sinh xuất sắc. 1đ C V 3 Học sinh viết được một đoạn văn liên kết chặt chẽ về 4đ nội dung và hình thức.Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>