Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE THI THU DHCD THPT THU DUC LAN 1 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.46 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC --------------------(Đề thi gồm có 6 trang). ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2014 – LẦN 1 Môn: Hóa – Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề). Mã đề thi: 201. Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Sr=87; Ag=108; Ba=137; Sn=119; Pb=207. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N) thu được 33,6 lít CO 2 (ở đktc) và 7 gam N2. Biết X tác dụng được với axit và kiềm đều giải phóng khí amoniac và X có khả năng làm mất màu nước brom. Tỉ khối hơi của X đối với He là 22,25. Công thức cấu tạo thu gọn của X là Ⓐ CH2=CH-CH2-COONH4. Ⓑ CH2=CH-COONH4. Ⓒ H2N-CH=CH-COOH. Ⓓ CH2=C(NH2)-COOH. Câu 2: Cho phương trình hóa học: KI + K2Cr2O7 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + I2 + K2SO4 + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số là các số nguyên, tối giản thì tổng hệ số của phương trình là Ⓐ 23. Ⓑ 28. Ⓒ 29. Ⓓ 32. Câu 3: Dãy gồm các chất lưỡng tính là Ⓐ Zn(OH)2, Al2O3, Al. Ⓒ NaHSO4, NaHCO3, NaHS.. Ⓑ NaHSO4, Na2CO3, CH3COONa. Ⓓ NaHCO3, (NH4)2CO3, CH3COONH4.. Câu 4: Cho các chất sau: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được Cu(OH)2 là Ⓐ 2. Ⓑ 4. Ⓒ 3. Ⓓ 5. Câu 5: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 7H8O2. Biết khi cho a gam X tác dụng hết với Na dư thu được khí H2 bay ra. Còn khi cho a gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì số mol NaOH cần dùng bằng số mol H2 bay ra ở trên và cũng bằng số mol X phản ứng. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là Ⓐ 1. Ⓑ 4. Ⓒ 3. Ⓓ 2. Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai? Ⓐ Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có số electron bằng nhau. Ⓑ Chu kỳ thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7 chưa hoàn thành). Ⓒ Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Ⓓ Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo số hiệu nguyên tử tăng dần. Câu 7: Nguyên tử khối của đồng là 63,546u. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai loại đồng vị 63 65 29 Cu . Thành phần % số nguyên tử của 29 Cu là Ⓐ 27,30%. Ⓑ 72,03%. Ⓒ 23,70%. Ⓓ 37,02%.. 65 29. Cu và. Câu 8: Cho rất từ từ dung dịch X (chứa 29,2 gam HCl) vào dung dịch Y (chứa 50,4 gam NaHCO 3 và 31,8 gam Na2CO3) được dung dịch Z và giải phóng V lít CO2 (ở đktc). Cho tiếp một lương dư dung dịch nước vôi trong vào dung dịch Z thì thu được m gam kết tủa. Giá trị V và m là Ⓐ 22,4 và 40. Ⓑ 11,2 và 40. Ⓒ 11,2 và 20. Ⓓ 22,2 và 20. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH) 2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là Ⓐ Ca. Ⓑ Mg. Ⓒ Cu. Ⓓ Zn. Câu 10: Cho các chất và ion sau: Mg 2+, Cu2+, KNO2, Ca, SO2, Fe2+ và NO2. Các chất và ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là: Ⓐ Mg2+, Fe2+, NO2, SO2. Ⓑ Fe2+, NO2, SO2, KNO2. Ⓒ Br2, Ca, SO2, KNO2. Ⓓ Fe2+, NO2, Cu2+, SO2..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 11: Một cốc nước có chứa các ion: Na + (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO −3 (0,10 mol) và SO24− (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc là Ⓐ Nước mềm. Ⓑ Nước cứng vĩnh cửu. Ⓒ Nước cứng tạm thời. Ⓓ Nước cứng toàn phần. Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (2) Cho Ba vào dung dịch H2SO4. (3) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 loãng. (5) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm thu được kết tủa là Ⓐ 3. Ⓑ 5. Ⓒ 4.. Ⓓ 2.. Câu 13: Cho hỗn hợp X chứa hai muối CaCO 3 và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 20,6. Tính phần trăm số mol của CaCO3 trong X là Ⓐ 55%. Ⓑ 75%. Ⓒ 25%. Ⓓ 45%. Câu 14: Hỗn hợp chất rắn X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước dư được dung dịch Z chứa 2 chất tan và phần không tan E. Trong E có chứa: Ⓐ FeO, CuO, MgO. Ⓑ Fe2O3, CuO, MgO. Ⓒ Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3. Ⓓ Fe2O3, Cu, MgO. Câu 15: Hỗn hợp M gồm một anđehit X và một ankin Y (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn a mol M thu được 3a mol CO2 và 1,8a mol H2O. Số mol của X tính theo a là Ⓐ a/4. Ⓑ 2a/5. Ⓒ a/5. Ⓓ 4a/5. Câu 16: Cho hỗn hợp khí X gồm propen, propan và propin. Cho 6,72 lít X (đktc) vào bình đựng dung dịch brom dư thấy có 40 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 19,05 gam X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 được 22,05 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của propan trong X là Ⓐ 16,53%. Ⓑ 31,49%. Ⓒ 51,97%. Ⓓ 43,26%. Câu 17: Cho dãy chất: phenyl clorua, sec-butyl clorua, natri phenolat, phenylamoni clorua, tinh bột, amoni axetat, crezol. Số chất trong dãy không tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là Ⓐ 6. Ⓑ 5. Ⓒ 3. Ⓓ 4. Câu 18: Chọn phát biểu sai: Ⓐ Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac. Ⓑ Etylamin dễ tan trong nước. Ⓒ Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường. Ⓓ Nhiệt độ sôi ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương. Câu 19: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là Ⓐ 111,74. Ⓑ 90,60. Ⓒ 66,44. Ⓓ 81,54. Câu 20: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,016 lít O2 (đktc) thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị a là Ⓐ 3,60. Ⓑ 1,62. Ⓒ 1,80. Ⓓ 1,44. Câu 21: Trong một bình kín chứa 0,10 mol SO 2; 0,06 mol O2 (xúc tác V2O5). Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X (hiệu suất phản ứng bằng 80%). Cho toàn bộ X vào dung dịch BaCl 2 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là Ⓐ 13,98. Ⓑ 22,98. Ⓒ 23,30. Ⓓ 18,64..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  (1)   (2). Câu 22: Cho cân bằng: N2O4 (khí) 2NO2 (khí). Nạp 0,02 mol N2O4 vào bình chứa có dung tích 500 ml, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì N2O4 có nồng độ 0,0055M. Hằng số cân bằng k của phản ứng (1) có giá trị là Ⓐ 12,54. Ⓑ 0,87. Ⓒ 0,04. Ⓓ 14,52. Câu 23: Trộn V1 lít dung dịch HCl (pH = 5) với V2 lít dung dịch NaOH (pH = 9) thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1/V2 là Ⓐ 11/9. Ⓑ 1/3. Ⓒ 3/1. Ⓓ 9/11. Câu 24: Cho dãy chuyển hóa sau: Stiren⃗ +HBr X⃗ + NaOH⃗ +CuO ,t 0 Z . Trong đó X, Y Z đều là sản phẩm chính. Công thức của Z là Ⓐ C6H5COCH3.. Ⓑ C6H5CH2CHO.. Ⓒ m-HOC6H4C2H5OH.. Ⓓ m-HOC6H4CHO.. Câu 25: Cho 40,3 gam chất béo X (trieste của glixerol với axit béo) tác dụng vừa đủ với 6 gam NaOH. Số gam muối thu được là Ⓐ 38.1. Ⓑ 45.9. Ⓒ 41.7. Ⓓ 45.6. Câu 26: X là ancol bậc II có công thức phân tử C 6H14O. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1700C chỉ tạo một anken duy nhất. Tên của (X) là: Ⓐ 2,3-đimetylbutan-3-ol. Ⓑ 2,2-đimetylbutan-3-ol. Ⓒ 2,3-đimetylbutan-2-ol. Ⓓ 3,3-đimetylbutan-2- ol. Câu 27: Quá trình nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa? Ⓐ Nung vật làm bằng thép rồi nhúng vào nước. Ⓑ Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng rồi cho thêm vào giọt dung dịch CuSO4. Ⓒ Phần vỏ tàu bằng thép nối với tấm kẽm để trong nước biển. Ⓓ Vật làm bằng hợp kim Al-Cu để trong không khí ẩm. Câu 28: Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl và b mol CuSO 4 với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước đều bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, dung dịch thu được làm xanh quỳ tím. Vậy mối liên hệ giữa a và b là Ⓐ a = 2b. Ⓑ a < 2b. Ⓒ a > 2b. Ⓓ a = b. Câu 29: Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại? Ⓐ HI và Cl2. Ⓑ O2 và Cl2.. Ⓒ NH3 và Cl2.. Ⓓ H2S và Cl2.. Câu 30: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X nhỏ hơn Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được 18,8 gam muối và 8 gam ancol. Công thức của X, Y lần lượt là Ⓐ C2H5COOH và C2H5OH. Ⓑ C2H3COOH và C2H5OH. Ⓒ C2H3COOH và CH3OH.Ⓓ C2H5COOH và CH3OH. Câu 31: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol HNO 3 tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của +5 − 3+ 2+ N ) và dung dịch X. Để dung dịch X tồn tại các ion Fe , Fe , NO3 thì quan hệ giữa x và y là Ⓐ y/8 < x < y/4. Ⓑ y/4 < x < 3y/8. Ⓒ 3y/8 < x < y/4. Ⓓ x > 3y/8. Câu 32: Cho m gam hỗn hợp X (gồm Al, Mg, Cu) phản ứng hết với dung dịch HNO 3 sau phản ứng thu được (m + 6,2) gam hỗn hợp muối khan Y (gồm 3 muối). Nung toàn bộ Y đến khối lượng không đổi thì thu được khối lượng chất rắn là Ⓐ m gam. Ⓑ (m + 3,2) gam. Ⓒ (m + 0,8) gam. Ⓓ (m + 1,6) gam. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a mol một chất hữu cơ X thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị a là Ⓐ 0,10. Ⓑ 0,20. Ⓒ 0,15. Ⓓ 0,05. Câu 34: Từ xenlulozơ người ta điều chế cao su Buna theo sơ đồ: + H 2 O,H+¿,t men ⋅ruou Y ⃗ Xenlulozơ X ⃗ xt , t 0 Z ⃗ xt ,t 0 , p cao su Buna. ¿⃗ Để điều chế được 1 tấn cao su từ nguyên liệu ban đầu có 19% tạp chất, hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 80% thì khối lượng nguyên liệu cần là Ⓐ 4,63 tấn. Ⓑ 38,55 tấn. Ⓒ 16,20 tấn. Ⓓ 9,04 tấn. 0.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 35: Cho năm chất: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) KOH, (4) C6H5NH2, (5) (CH3)2NH. Tính bazơ các chất tăng dần theo dãy nào sau đây? Ⓐ (4), (1), (2), (5), (3). Ⓑ (4), (2), (5), (1), (3). Ⓒ (1), (2), (5), (4), (3). Ⓓ (3), (5), (2), (1), (4). Câu 36: Công thức phân tử có nhiều đồng phân cấu tạo mạch hở nhất là Ⓐ C4H8O. Ⓑ C4H11N. Ⓒ C4H10O.. Ⓓ C3H6O2.. Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch HNO3, đặc. (3) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (4) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. (5) Cho SiO2 vào dung dịch HF. (6) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là Ⓐ 3. Ⓑ 6. Ⓒ 5.. Ⓓ 4.. Câu 38: Nhiệt độ sôi của các chất CH3Cl, CH3OH, HCOOH, CH4 tăng theo thứ tự là Ⓐ CH4 < CH3Cl < CH3OH < HCOOH. Ⓑ CH3Cl < CH3OH < CH4 < HCOOH. Ⓒ CH3Cl < CH4 < CH3OH < HCOOH. Ⓓ CH4 < CH3OH < HCOOH < CH3Cl. Câu 39: Biết rằng 5,688 gam poli(butađien-stiren) phản ứng vừa hết 3,462 gam brom trong CCl 4. Tỉ lệ số mắc xích butađien, stiren trong polime này lần lượt là Ⓐ 3 : 1. Ⓑ 1 : 2. Ⓒ 2 : 1. Ⓓ 1 : 3. Câu 40: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe 3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H 2 (ở đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được 39 gam kết tủa. Giá trị m là Ⓐ 36,7. Ⓑ 57,0. Ⓒ 45,6. Ⓓ 48,3. II. PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Để hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa đủ 4,48 lít H 2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy toàn bộ 0,15 mol X thì sinh ra 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit đó là Ⓐ CH3CHO và C2H5CHO. Ⓑ HCHO và OHC-CHO. Ⓒ HCHO và OHC-CH2-CHO. Ⓓ CH3CHO và OHC-CH2-CHO. Câu 42: Oxi hóa ancol đơn chức X thu được xeton có hàm lượng oxi là 23,53%. Tên gọi của X là Ⓐ Pent-1-in-3-ol. Ⓑ But-3-in-2-ol. Ⓒ But-1-in-3-on. Ⓓ Pentan-2-ol. Câu 43: Nguyên tố X có cấu hình electron ngoài cùng là 3d104s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là Ⓐ Chu kỳ 4, nhóm VIB. Ⓑ Chu kỳ 4, nhóm IB. Ⓒ Chu kỳ 3, nhóm IB. Ⓓ Chu kỳ 4, nhóm IA. Câu 44: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch ZnCl2? Ⓐ Dung dịch HCl. Ⓑ Dung dịch NaCl. Ⓒ Dung dịch NH3. Ⓓ Dung dịch KNO3. Câu 45: Khi điện phân MgCl2 nóng chảy ở catot xảy ra: Ⓐ Sự oxi hóa ion Mg2+. Ⓑ Sự oxi hóa ion Cl-. 2+ Ⓒ Sự khử ion Mg . Ⓓ Sự khử ion Cl-. Câu 46: Cho 5,9 gam amin đơn chức, mạch hở X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa 9,55 gam muối khan. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là Ⓐ 37,63.. Ⓑ 45,16.. Ⓒ 31,11.. Ⓓ 23,73.. Câu 47: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH 4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ⓐ CH3-CH2-COO-CH=CH2. Ⓒ CH3-COO-CH=CH-CH3.. Ⓑ CH2=CH-CH2-COO-CH3. Ⓓ CH2=CH-COO-CH2-CH3.. Câu 48: Cho 13,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg tác dụng với oxi dư thu được 20,12 gam hỗn hợp 3 oxit. Nếu cho 13,24 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được dung dịch Y và 2,464 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí không màu, có một khí hoá nâu trong không khí. Tỉ khối của Z so với không khí là 0,997. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam muối khan. Vậy giá trị của m là: Ⓐ 67,66 gam. Ⓑ 66,56 gam. Ⓒ 82,85 gam. Ⓓ 80,22 gam. Câu 49: Cho m gam một loại glucozơ (chứa 10% tạp chất trơ) lên men thành ancol rồi dẫn toàn bộ khí CO 2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là: Ⓐ 45,0 gam. Ⓑ 50,625 gam. Ⓒ 56,25 gam. Ⓓ 62,5 gam. Câu 50: Phát biểu không đúng về crom là Ⓐ Ở điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mỏng mịn, bền chắc nên dùng để mạ bảo vệ thép. Ⓑ Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh. Ⓒ Số oxi hóa thường gặp của crom trong hợp chất là +2, +3, +6. Ⓓ Crom là kim loại nhẹ nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Este X có công thức phân tử C 4H6O2. Thủy phân hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y chứa hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Chất X có công thức cấu tạo nào dưới đây? Ⓐ CH2=CH-COO-CH3. Ⓑ HCOO-CH=CH-CH3. Ⓒ HCOO-CH2-CH=CH2. Ⓓ CH3-COO-CH=CH2. Câu 52: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt được hai khí CO2 và SO2 đựng trong hai bình riêng biệt? Ⓐ Dung dịch nước brom. Ⓑ Dung dịch H2SO4 loãng. Ⓒ Dung dịch BaCl2. Ⓓ Dung dịch Na2SO4. Câu 53: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất rắn. Cho NH3 dư vào dung dịch thu được sau phản ứng, lọc kết tủa nhiệt phân không có không khí được 9,1 gam chất rắn Y. Vậy m có giá trị là: Ⓐ 48,6 gam. Ⓑ 10,8 gam. Ⓒ 28,0 gam. Ⓓ 32,4 gam. Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở X thì sinh ra 17,6 gam CO 2 và 9,9 gam H2O. Công thức phân tử của X là Ⓐ C2H7N. Ⓑ C4H11N. Ⓒ C3H9N. Ⓓ C5H13N. Câu 55: Phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa Ⓐ Phenol với anđehit axetic. Ⓑ Phenol với anhiđerit axetic. Ⓒ Phenol với axeton. Ⓓ Phenol với axit axetic. Câu 56: Cho 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH3 (dùng dư) được 1,95 mol Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,45 mol CO2. Các chất trong hỗn hợp X là Ⓐ C2H5CHO và CH3CHO. Ⓑ CH3CHO và HCHO. Ⓒ C2H3CHO và HCHO. Ⓓ C2H5CHO và HCHO. Câu 57: Nguyên tố X có cấu hình electron ngoài cùng là (n – 1)d5ns1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là Ⓐ Chu kỳ n - 1, nhóm VIB. Ⓑ Chu kỳ n - 1, nhóm IB. Ⓒ Chu kỳ n, nhóm IA. Ⓓ Chu kỳ n, nhóm VIB. Câu 58: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là Ⓐ 1,72 gam. Ⓑ 0 gam. Ⓒ1,03 gam. Ⓓ 0,86 gam. Câu 59: Cho dãy các chất: glucozơ, axetilen, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là Ⓐ 5. Ⓑ 3. Ⓒ 4. Ⓓ 2..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 60: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Ag+/Ag lần lượt là -0,44V; +0,34V; +0,80V. Suất điện động chuẩn của các pin Fe-Cu và Fe-Ag lần lượt là Ⓐ 0,10V và 0,36V. Ⓑ 0,78V và 0,36V. Ⓒ 0,10V và 1,24V. Ⓓ 0,78V và 1,24V. HẾT.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×