Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.18 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Phước Bình GV Lê Thùy Linh Phượng. ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 12 (2013 - 2014) THỜI GIAN: 120’ I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: Cho ngữ liệu sau: Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề? 3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”? 4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? II. PHẦN LÀM VĂN: Học sinh chọn một trong hai đề sau 1. Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Bill Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố đi đến thành công. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không”. 2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: …Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương... (Sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008). GỢI Ý ĐÁP ÁN I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 1. “Thuốc” của Lỗ Tấn 2. Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Đặt nhan đề: Con đường mòn, hình ảnh nghĩa địa... 3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> “Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính trị và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân. Hình ảnh “con đường mòn” còn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh). Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội. 4. Nghệ thuật: - Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn (xem thêm câu 3) - So sánh: Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ → rất nhiều mộ, hệ quả tất yếu của tình trạng ngu muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. II. PHẦN LÀM VĂN 1. a. GIẢI THÍCH - “Thành công” là đạt được những kết quả, mục đích như dự định - “Yếu tố đi đến thành công”: là năng lực, sở trường và phát huy chúng; quyết tâm hiện thực hóa năng lực, sở trường của mình. → Ai trong chúng ta cũng đều có năng lực, sở trường để thành công trong cuộc sống. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm hiện thực hóa năng lực, sở trường của mình hay không. b. BÀN LUẬN - Mỗi người sinh ra đều được tạo hóa ban cho một số phẩm chất nhất định như sự thông minh, niềm say mê công việc, năng lực phán đoán, tư duy… Đó là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta tạo được sự thành công. - Tuy nhiên, để biến những yếu tố ấy thành hiện thực còn cần nhiều yếu tố khác: + Cần nhận ra năng lực của mình và phát huy chúng để gặt hái được thành công. Ngược lại, không nhận ra năng lực, lựa chọn những công việc không phù hợp thì dễ dẫn đến thất bại. + Phải có quyết tâm để hiện thực hóa những năng lực, sở trường và đi đến thành công... - Dẫn chứng - Phê phán một số người sống quẩn quanh, không dám ước mơ và phát huy năng lực, ý chí để đạt đến những thành công; để sống hữu ích, làm được nhiều việc tốt. c. BÀI HỌC - Nhận thức được năng lực bản thân và biết tận dụng, phát huy những khả năng ấy - Luôn vươn lên trong cuộc sống, khao khát thành công. 2. a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng” - Giới thiệu đoạn thơ: vị trí, nội dung… - Trích dẫn đoạn thơ b. Thân bài: * Hình tượng “sóng” và “em”trong bài thơ * Khổ 5: nỗi nhớ trong tình yêu.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nhà thơ mượn “sóng” để nói lên nỗi nhớ trong tình yêu: Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian… - Mượn sóng để nói lên nỗi lòng dường như chưa đủ, nhân vật trữ tình tách ra để trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ “lòng em…” - Cách thể hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh… * Khổ 6: ước nguyện thủy chung trong tình yêu Dùng cách nói ngược (xuôi – Bắc, ngược – Nam) )→ tác giả khẳng định dù cuộc đời có nghịch lí, ngang trái thì em vẫn hướng về một phương, “phương anh”. “Phương anh”, đó là tâm trạng, là nơi hướng về của một ty đắm say. * Đánh giá chung - Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ - Hình tượng ẩn dụ độc đáo - Giọng thơ tha thiết, sâu lắng - Đoạn thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ XQ. Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.. c. Kết bài: - Khẳng định lại về hai khổ thơ - Khái quát chung về bài thơ, liên hệ…. -------------hết----------.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>