Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phan tich tac pham Chu cua nguoi tu tu cua Nguyen Tuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.82 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một truyện ngắn xuất sắc trong tập truyện Vang bóng
một thời, được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 11- PTTH (SGK Văn học 11 –
NXBGD, 2000). Đây là một tác phẩm có giá trị đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức nghệ
thuật, vì vậy cách tiếp cận tác phẩm nhằm khám phá các tầng nghĩa của tác phẩm là một
hướng khảo sát cần xem xét.


Lâu nay ở nhà trường PTTH trong cách tiếp cận truyền thống theo định hướng của sách giáo viên
– vốn được xem là hệ giá trị chuẩn – một số giáo viên khi giảng tác phẩm này thường chỉ tập
trung vào nhân vật Huấn Cao như hình tượng trung tâm mà quên mất nhân vật viên quản ngục
cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém trong chuyển tải thông điệp thẩm mỹ của tác phẩm.
Đây là nhân vật sóng đơi cùng Huấn Cao- người tạo ra cái đẹp, người trân trọng và tôn vinh cái
đẹp, một hiện tượng văn hóa nhân cách. Vì vậy nếu chỉ ca ngợi cái đẹp tài hoa tài tử trong nhân
cách, khí tiết nhân vật Huấn Cao mà xem nhẹ vai trò của nhân vật quản ngục thì giá trị của tác
phẩm sẽ khơng khai thác hết, nguyên tắc mỹ học của tác phẩm sẽ bị phá bỏ. Hai con người này
tồn tại trong tác phẩm như một cặp song trùng – một “sự thể hiện sự vật theo nguyên lý cặp đôi,
thể hiện tính lưỡng diện, sự tồn tại khơng thể thiếu nhau của các đối cực” (1). Trong Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân, hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục xuất hiện như một kiểu song
trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, thậm chí là đối thủ trong
một hồn cảnh đặc biệt. Điều đó làm nảy sinh một sự liên tưởng đặc biệt, vượt ra ngoài mọi quy
luật thông thường. Bản thân sự tồn tại của viên quản ngục, đời sống tâm hồn, nhân cách… được
phát hiện, chiêu tuyết và chớp nhoáng nhờ sự xuất hiện của Huấn Cao. Đồng thời tài năng cùng
sức cuốn hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách của Huấn Cao cũng được soi rọi, nâng lên, nhấn
mạnh hơn từ cách ứng xử “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục. Có thể nói hai nhân vật này
khi được lồng vào cảm hứng ngợi ca cái đẹp đều mang trọng trách chuyên chở thông điệp thẩm
mỹ và chiều sâu nhân bản của tác phẩm – điều mà Nguyễn Tuân luôn trăn trở và đặt lên hàng
đầu trong các sáng tác của mình.


Chữ người tử tù viết về một thời đã qua. Đấy là thời phong trào Cần Vương đã tắt, thực dân Pháp
đã đặt xong nền đơ hộ. Tầng lớp nho sĩ khí phách tài hoa nhưng bất lực trước thời cuộc đành
gắng gỏi giữ gìn lấy cái thiên lương, giữ gìn cách sống, cách nghĩ, cách làm kể cả cách tiêu khiển
mang chất văn hóa và đậm sắc màu dân tộc, xem đó như một thái độ quay lưng, khước từ và chối


bỏ chế độ thực dân cùng với lối sống thô lậu, xu thời. Nằm trong mạch ca ngợi một nét đẹp của
văn hóa dân tộc, Chữ người tử tù thể hiện một thú tiêu khiển độc đáo – việc xin chữ cho chữ
cũng như thú chơi chữ của người xưa đã khơi dậy trong thẳm sâu tâm linh người đọc vấn đề về
con người, về bản chất và thân phận con người trong xã hội…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

song toàn đi kèm với nỗi xót xa trước hiện thực cái đẹp bị vùi dập nên ơng đã tìm cách hóa giải
phần nào niềm đau đớn đó. Đọc kỹ đoạn văn miêu tả khung cảnh nhà ngục thảm đạm, âm u, ta
thấy tác giả như xót thương cho một số phận, một tài năng bị đọa đày, đồng thời cảm thông với
một số phận khác tuy tự do về nhân thân nhưng bị cầm tù về nhân cách. Cảnh nhà ngục âm thầm,
u ám cùng mẩu đối thoại ngắn giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, trong đó cả hai đều e dè gìn
giữ, nghi ngại lẫn nhau đã khẳng định điều đó. Khơng gian nghệ thuật của tác phẩm giới hạn ở
một nhà tù nhỏ, một “cõi nhân sinh” bóng tối nhiều hơn ánh sáng, là một bước chuẩn bị tâm lí
cho độc giả để dõi theo những hành động tâm lí, số phận của hai nhân vật. Đó là một nơi mà
“những vẻ đẹp và những điều xấu xa kế cận nhau một cách bất thường và khó hiểu”(4). Trong
thế giới riêng tối tăm của nhà tù, quản ngục như lạc lõng, cơ độc trong thế giới riêng của mình:
một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù, quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kẻng tiếng
mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí mà cứ ám mãi vào màn đêm
hoang hút… Những sợi dây, những vịng dây trói vơ hình cứ trịng lên, thít vào cuộc đời mịn rỉ
của con người mà Nguyễn Tuân nói là: “đang băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Với ngoại hình
“tóc hoa râm, râu đã ngả màu, bộ mặt tư lự” (5), quản ngục dường như đang trải qua một cuộc
đời mịn mỏi cơ đơn, dáng vẻ trầm tư kia cho thấy ơng đang phải trăn trở trước một việc khó xử.
Nhưng rồi cách chuyển giọng văn của tác giả “những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ
đã biến mất hẳn. Ở đây, giờ chỉ còn mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo, êm nhẹ” (6), như một
nhịp chuyển trong diễn biến tâm lí của nhân vật. Quyết định biệt đãi Huấn Cao đã làm tươi sáng
diện mạo viên quản ngục. Đó cịn là nỗi vui mừng kín đáo được tiếp nhận một con người tài hoa
như Huấn Cao. Vẻ đẹp trong tâm hồn quản ngục được Nguyễn Tuân đánh giá là “thanh âm trong
trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”(7), là cái thuần khiết giữa
lũ người cặn bã, quay quắt. Đoạn độc thoại nội tâm, những băn khoăn về thầy thơ lại của quản
ngục soi sáng lòng nhân ái, tấm lòng quý trọng biết đánh giá con người của nhân vật này. Điều
này dường như trái với quy luật về sự ảnh hưởng của mơi trường sống đến tính cách của con


người “ở bầu thì trịn ở ống thì dài”.


Đã là tử tù và quản ngục tất có sự đối lập gay gắt. Nhưng Nguyễn Tuân từ sự đối lập như một
định kiến của xã hội đó lại muốn xây dựng hai nhân vật này như một cặp song trùng trong sự
tương liên đặc biệt nơi sâu thẳm tâm hồn con người. Đó là sự gặp gỡ, là tiếng nói tri kỷ rất nhân
bản giữa Huấn Cao và viên quản ngục trước cái đẹp. Ý đồ nghệ thuật ấy buộc thiên truyện tập
trung vào một tình huống độc đáo đến bất ngờ: Cuộc gặp gỡ giữa người viết chữ đẹp với người
yêu chữ đẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×