Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thử tìm một cơ hội phát triển pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.98 KB, 5 trang )

Thử tìm một cơ hội phát triển
Liệu nguy cơ có trở thành thời cơ để phát triển vươn lên... và làm cách nào để biến
nguy cơ thành thời cơ? DNSGCT xin giới thiệu loạt bài viết Kinh nghiệm quanh ta của
hai tác giả Phan Chánh Dưỡng và Trần Sĩ Chương đề cập đến vấn đề này.
Nguy cơ là một từ chỉ trạng thái nguy ngập có thể đưa đến diệt vong hay chấm dứt
một trạng thái đã ổn định, để chuyển qua một trạng thái mới, một tiến trình mới của một
sự vật. Đối với từ Hán Việt, từ “nguy cơ” còn ẩn chứa một triết lý là trong cái nguy còn
chứa một thời cơ bắt nguồn từ tư tưởng của Dịch học. Đó là “cùng tất biến, biến tất
thông”.
Nếu biết biến nguy cơ trở thành thời cơ thì tận cùng của khó khăn sẻ mở ra cho ta
một con đường mới bằng một trong hai hình thức đó là mạnh dạn vượt qua rào cản, làm
một cuộc cải tổ từ cơ bản lột xác vươn lên (như cuộc Đổi mới 1986 của nước ta), hoặc là
cứ để nguy cơ tiếp tục diễn tiến cuối cùng thì hủy thể để sinh ra thể mới.
Đương nhiên ai trong chúng ta đều muốn chọn thái độ tích cực của tình huống thứ
nhất.
Từ khi Đổi mới, nền kinh tế của ta đã bắt đầu hướng ngoại, ngày càng hội nhập
vào thị trường thế giới. Giá trị xuất khẩu của năm 2007 (khoảng 48 tỉ USD) trên 50% của
GDP. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đăng ký tính đến tháng 10-2008 đã đạt con số hơn
59 tỉ USD. Với những tỷ lệ này thì rõ ràng kinh tế nước ta đã “mở”. Và đã mở thì chuyện
người ta cũng trở thành chuyện của mình. Người ta làm ăn tốt thì mình được hưởng lây,
người ta bị suy thoái thì chắc chắn mình cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và
đầu tư nước ngoài. Đầu tuần này, Nhật Bản đã chính thức nhìn nhận là họ đã đi vào giai
đoạn suy thoái, mặc dù tình hình tài chính và tín dụng của Nhật đã được đánh giá rất cao.
Các ngân hàng hàng đầu của Nhật đã mạnh dạn mua lại một số thị phần của các công ty
tài chính hàng đầu của Mỹ như Goldman Sachs và Morgan Stanley cách đây chỉ mấy
tuần.
Riêng với Trung Quốc, một nước chưa mở cửa thị trường tài chính như các nước
đã phát triển, đồng nhân dân tệ chưa tự do hoán đổi, lại có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế
giới (gần 2.000 tỉ USD), dù ít bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng do nền kinh tế lệ thuộc xuất
khẩu, hàng chục ngàn xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang mất thị trường, tình trạng


phá sản đang diễn ra, công nhân mất việc đổ về nông thôn, tình cảnh vô cùng khó khăn.
Nhận thức được thực tế bi đát trước mắt, Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng
quyết định chi ra 40.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương 685 tỉ USD) để đầu tư vào 10 lĩnh
vực kinh tế xã hội trong đó gồm xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sắt, đường xa lộ cao
tốc, sân bay, bến cảng, thực hiện các chương trình cải thiện môi trường, đẩy nhanh tái
thiết các nơi bị thiên tai, thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội nhằm tăng thu nhập
và tăng phúc lợi cho nông dân, nông thôn...
Đây là một số tiền đầu tư rất lớn đối với Trung Quốc, tương đương với 2/3 GDP
và 1/3 quỹ dự trữ ngoại tệ. Trong nghĩa tương đối tỷ lệ GDP của hai nước, thì Việt Nam
cũng phải chi khoảng 50 tỉ USD, gấp 2,5 lần lượng dự trữ ngoại tệ của mình.
Như vậy, nếu so sánh với cách xử lý của Trung Quốc, thì Việt Nam có hai vấn đề:
(1) Chúng ta không có 50 tỉ USD, và (2) chưa có một đánh giá thực tế, khách
quan và một kế hoạch chủ động cho tình thế xấu nhất có thể xảy ra trong vòng một vài
tháng tới.
Tuần trước, công ty hàng đầu về đánh giá độ khả tín tài chính Standard and Poor’s
(S&P) cho biết rủi ro tín dụng của Việt Nam đang ở mức cao nhất ở châu Á, chỉ trên
Pakistan (một nước đang phá sản) và Sri Lanka, sau cả Mông Cổ và Philippines. Cuối
năm nay, khi các khoản nợ xấu của ngân hàng bị siết lại, hoặc ít nhất được xếp loại lại thì
có khả năng gây ra một loạt hậu quả dây chuyền, đưa cả nền kinh tế vào trọng tâm của
vòng xoáy suy thoái.
Đứng trước một viễn cảnh như vậy thì chúng ta phải đối phó ra sao?
Không thể áp dụng biện pháp kinh điển
Tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong hơn hai mươi năm qua nếu so với
thời kỳ bao cấp thì quả là một bước phát triển dài. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của nước ta theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa thành hình vững chắc. Lao
động trong khu vực nông nghiệp còn trên 60%, trong khu vực công nghiệp phần lớn là
lao động giản đơn hay kỹ thuật thấp. Những ngành công nghệ cao như điện tử, sản phẩm
phần mềm vi tính v.v… chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu xuất khẩu. Khi có một vài tập đoàn
lớn đầu tư với quy mô lớn cần nhiều lao động có kỹ thuật thì chúng ta không thể đáp ứng
được yêu cầu.

Điều tệ hại là sản phẩm sản xuất ra thường có giá thành cao, không thể cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Trong đó nguyên nhân chính là chi phí phi kinh tế trong cơ cấu
giá sản phẩm quá cao, điều này nói lên cơ chế quản lý kinh tế cũng như quản lý hành
chính trở thành lực cản, áp lực lên giá thành sản phẩm. Tính cạnh tranh của Việt Nam
theo đánh giá của các định chế quốc tế là giậm chân tại chỗ trong năm năm qua, loanh
quanh ở mức 70 trong trên dưới 100 nước được khảo sát.
Chúng ta cũng chưa hình thành được chuỗi sản xuất giá trị gia tăng từ khâu
nguyên liệu ban đầu đến khâu sản phẩm hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. Do đó doanh số
thì tăng (do đầu tư tăng), nhưng hiệu quả kinh tế thì kém. Hệ quả là trong suốt mấy chục
năm qua ta thường nhập siêu, không đủ sức chống đỡ những cuộc khủng hoảng tài chính
gây ra từ bên trong lẫn bên ngoài.
Với thực trạng cơ cấu kinh tế trong nước như vậy, những giải pháp vĩ mô kinh
điển có xác suất thành công rất thấp và còn có thể gây tác dụng phụ rất tiêu cực.
Chẳng hạn như biện pháp giảm lãi suất. Trong khi mức lãi suất còn quá cao so với
cơ hội đầu tư kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp không dám vay còn ngân hàng cũng
không mạnh dạn cho vay do tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay đã ít nhiều bị
chấn thương từ các biện pháp thắt chặt tín dụng từ đầu năm nay.
Biện pháp giảm thuế cũng sẽ không có hiệu quả vì nhiều doanh nghiệp đang làm
ăn lỗ hoặc lãi rất thấp, các khoản thuế được giảm sẽ không tạo được độ khích lệ đáng kể.
Còn tăng đầu tư thì lại đi vào vết đường mòn: hiệu suất đầu tư quá thấp, đặc biệt là
lĩnh vực đầu tư công là nơi đáng lẽ cần những dự án lớn có khả năng kích cầu nhanh.
Tăng tín dụng tiêu dùng
Khi các giải pháp vĩ mô kinh điển không tạo được hiệu quả thì tăng mức độ tín
dụng tiêu dùng có lẽ là biện pháp ít xấu nhất và tương đối khả thi, nếu có phương tiện
đưa tiền nhanh đến người tiêu thụ, với chi phí thấp nhất.
Trước mắt phải có biện pháp mạnh dạn và tương đối hiệu quả như nhiều nước
từng làm, đó là cấp phát một số lượng tiền lớn nhắm vào hỗ trợ thành phần nghèo nhất.
Chính thành phần này sẽ tiêu dùng hết số tiền nhận được, tạo nên vòng xoay đồng tiền
nhanh nhất cho mục tiêu kích cầu. Biện pháp này cũng giúp ổn định xã hội cấp thời, là
một điều kiện cần cho các mục tiêu phát triển kế tiếp, một kế hoạch cải cách cơ cấu kinh

tế toàn diện, nhằm thực hiện một chiến lược phát triển kinh tế bền vững lâu dài. Nếu làm
được thì đó là ta biến nguy cơ thành thời cơ! Điều này thiết nghĩ các nhà lãnh đạo, các
nhà kinh tế quan tâm đến đất nước đều phải suy nghĩ đến.
Đương nhiên mọi kế hoạch đều phải bắt đầu bằng tiền, bắt đầu bằng một nơi khả
thi nhất (một vùng kinh tế có tiềm năng) và kèm theo một chính sách đủ mạnh để thực thi
kế hoạch đề ra và một bộ máy triển khai có trách nhiệm và hiệu quả. Nếu bước đầu có kết
quả tốt, ta có thể triển khai trên toàn quốc.
Chương trình ngắn hạn trong hai năm:
Kích thích thị trường tiêu dùng trong nước, nhất là vùng nông thôn.
Nước ta có 63 đơn vị tỉnh thành; 689 đơn vị quận, huyện hay cấp tương đương; và
10.899 cấp phường, xã. Dân số khoảng 83 triệu người; khoảng 18 triệu hộ. Nếu cho 50%
số hộ của chúng ta là nghèo và nếu mỗi hộ được cấp phát 100 USD để họ tiêu dùng ngay
nhằm mục đích kích thích thị trường, thì cần phải có đến 900 triệu USD.
Để thực hiện công việc này nhanh chóng ta có thể dựa vào thống kê của địa
phương (phường, xã, quận, huyện) đồng thời sử dụng một lực lượng sinh viên về nông
thôn trong hai năm vừa giám sát vừa hỗ trợ cho địa phương các công việc của giai đoạn
sau (điều nghiên cụ thể về tình hình sản xuất, tiềm năng của địa phương v.v…). N
ếu mỗi xã cần hai người thì tổng cộng cần khoảng 22.000 người. Nếu chi phí mỗi
tháng là 150 USD/người thì trong hai năm tổng chi phí là 80 triệu USD. Các chi phí khác
20 triệu. Như vậy chương trình này sử dụng hết 1 tỉ USD.
Tiếp theo, chúng ta có thể
chọn một vùng kinh tế có tiềm năng làm thí điểm. Ví dụ
13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với khoảng 130 huyện, nếu mỗi huyện được đầu tư
10 triệu USD làm quỹ tín dụng (có thể thông qua ngân hàng cấp huyện thực hiện), quỹ
này chuyên hỗ trợ cho hai đối tượng:
a. Người nông dân và người sản xuất nhỏ vay cho sản xuất với lãi suất thấp để
kích thích họ sản xuất;
b. Các doanh nghiệp thu mua sản phẩm của nông dân, các doanh nghiệp làm dịch
vụ trong giao thông vận tải, các dịch vụ liên quan đến đời sống của nhân dân trong địa
phương.

Như vậy ta cần có thêm 1,3 tỉ USD.
Ngoài ra ta
cần 700 triệu USD để xây dựng hệ thống tồn trữ nguyên liệu, tồn trữ
sản phẩm, các cơ sở hỗ trợ cho sản xuất tại địa phương
. Các cơ sở đầu tư nêu trên sẽ cho
các nhà doanh nghiệp thuê sử dụng.
Chương trình ngắn hạn nêu trên cần ba tỉ USD để thực hiện trong hai năm để vừa
kích thích thị trường tiêu dùng đồng thời tạo điều kiện cho ta có thể xây dựng một chiến
lược phát triển kinh tế dài hạn tiếp theo. Số tiền ba tỉ USD này lấy từ đâu? Cũng không
phải vấn đề khó, có thể trích từ nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia. Ba tỉ USD là một số tiền
tương đối nhỏ, so với việc phải giải quyết một vấn đề lớn trước mắt, nhưng phải cần sử
dụng hiệu quả và nhanh chóng trước khi tình trạng kinh tế suy sụp tới mức không còn
khả năng phản ứng đối với những biện pháp kích cầu.

×