Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ví dụ minh họa về bài học tiến hành tại địa điểm có di sản CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT Đối tượng: HS lớp 8 Địa điểm: - GV tùy chọn 1 địa điểm nào đó, miễn là đáp ứng được mục tiêu bài học và một số yêu cầu thực tế. - Với bài này, địa điểm được chọn làm ví dụ là vườn quốc gia Cúc Phương. Thời gian: 01 ngày. 1). MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Tổ chức cho HS tham quan, học tập để thấy được sự phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật nước ta. HS biết được vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với đời sống và hoạt động sản xuất. Từ đó, giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung và các di sản thiên nhiên nói riêng. - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp; kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một số nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường. 2). YÊU CẦU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: - Kiến thức: + Biết được sự phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật tại địa điểm nghiên cứu. + Biết được giá trị của tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật. - Kĩ năng: + Quan sát, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức thực tế. + Tăng cường kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, quản lý bản thân… - Thái độ: yêu quý thiên nhiên, trân trọng những giá trị mà thiên nhiên ban tặng. Từ đó có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. I. Tiến trình bài học: 1). Chuẩn bị của GV: 1.1 Tiền trạm địa điểm dạy học tại thực địa: - Thống nhất với ban quản lý VQG về kế hoạch cho HS đến học tập và nghiên cứu. Làm các thủ tục cần thiết khác (giấy phép tham quan, vấn đề bảo hiểm…) - Liệt kê các mục cơ quan chủ quản có thể hỗ trợ trong quá trình dạy học tại thực địa: lựa chọn mẫu, hiện vật, hướng dẫn viên, tình nguyện viên, cán bộ kiểm lâm VQG… Xây dựng kế hoạch phối hợp với BQL VQG. - Các yêu cầu của cơ quan chủ quản địa điểm dạy học đối với thầy và trò trong quá trình dạy học..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1.2 Chuẩn bị thiết bị dạy học và cơ sở vật chất: - Chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, các hiện vật, các thiết bị cần thiết khác. - Xác định vị trí của hiện vật, hình ảnh, địa điểm thực đị… để hS khảo sát nghiên cứu. - In ấn tài liệu phục vụ học tập: phiếu dành cho hoạt động trước tham quan, phiếu khảo sát, sơ đồ địa điểm thực địa, hình ảnh…. 2). Tổ chức dạy học thực địa 2.1 Chuẩn bị trước khi đến học tập tại thực địa: GV có thể tranh thủ thời gian của tiết sinh hoạt hoặc tiết dạy của bộ môn để giao nhiệm vụ cho HS. a. Nội dung - GV phổ biến về nội dung tham quan/ học tập sắp tới. - Giao nhiệm vụ cho HS tự sưu tầm thông tin, hiện vật, tranh ảnh liên quan đến nội dung dạy học thực địa (phiếu 1). - HS tự sưu tầm thông tin, tài liệu, hiện vật dưới các dạng khác nhau, từ các nguồn khác nhau (thời gian trước buổi thực địa khoảng 1 tuần). b. Yêu cầu đối với HS: HS sưu tầm các thông tin, hiện vật, tranh ảnh.. về VQG. PHIẾU 1 Dành cho hoạt động trước khi tham quan Thông tin, hiện vật, tranh ảnh Các câu hỏi khảo sát hiệu quả Một VQG được thành lập đầu - Đó là VQG nào? tiên ở nước ta. - Ở đâu? - Năm thành lập? - Có diện tích rộng bao nhiêu ha? Tài nguyên sinh vật ở VQG đó. - Có phong phú và đa dạng không? - Số lượng loài động vật, thực vật? - Số loài quý hiếm? Cảnh quan rừng. - Có các kiểu rừng tự nhiên nào? Tại sao? Những giá trị của rừng. - Rừng mang lại những giá trị gì về kinh tế - xã hội và môi trường? Sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Cho biết ý nghĩa của việc thành lập VQG? 2.2.Thảo luận trước khi đi thực địa (1 tiết học) a. Nội dung: - GV sử dụng quỹ thời gian của tiết hoạt hoặc tiết HĐNGLL để cho HS thảo luận..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giới thiệu vắn tắt về địa điểm dạy học thực địa (vị trí, đặc điểm tự nhiên, giao thông vận tải, dân cư, kinh tế…) - Giới thiệu nội dung sẽ học tập và nghiên cứu tại thực địa (những nội dung liên quan tới vấn đề tìm hiểu tài nguyên sinh vật tại VQG). - Giới thiệu phương pháp đi tham quan thực địa, những khái niệm và kỹ năng cơ bản: hiện vật, ảnh tư liệu, sưu tầm, khảo sát, điều tra, nghiên cứu, trưng bày… - Những quy định khi đi tham quan và học tập tại thực địa (thời gian, sách, bút, máy ảnh, giữ gìn vệ sinh nơi đến tham quan và học tập…) - Kế hoạch cụ thể trước, trong và sau khi đi thực địa: + Trước khi đến thực địa: mỗi HS tìm hiểu thêm thông tin về địa điểm sẽ đến học tại thực địa thông qua trang web, thư viện và các nguồn thông tin khác. + Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ thông tin về các thông tin đã sưu tầm theo chủ đề. + Trong quá trình học tham quan và nghiên cứu tại thực địa: khảo sát điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu, chụp ảnh thực địa, lấy mẫu theo nội dung bài học.. + Sau tham quan, học tập: các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm cụ được giao để trưng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình. - Phân nhóm nghiên cứu làm việc, có thể phân thành 4 nhóm nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ. Sau đó sẽ tổ chức thi giữa các nhóm. Mặc dù đề tài không đa dạng nhưng sẽ thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa các nhóm. b. Yêu cầu đối với HS: - Biết được những thông tin cơ bản nhất về địa điểm thực địa, đường đi, sơ đồ tổng thể địa điểm thực địa, …. - Hiểu chủ đề mình sẽ nghiên cứu học tập. Biết vị trí học tập ở đâu ngoài thực địa… - Biết nhiệm vụ cần thực hiện trước, trong quá trình học tập và công việc sẽ thực hiện sau thực địa. - Các nhóm làm việc để phân công trách nhiệm: nhóm trưởng điều hành chung, thư ký tổng hợp ý kiến của các thành viên, phân công các thành viên trong nhóm mang máy ảnh, máy ghi âm, dụng cụ lấy mẫu vật… c. Tiến trình của hoạt động:. Nội dung chính Giới thiệu về VQG Cúc Phương. Hoạt động GV Giới thiệu sơ lược về địa điểm thực địa: sơ đồ đường đi, website. Hoạt động HS.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV có thể mời CBQLDS giới thiệu các khu vực cụ thể của di sản (giới thiệu bản đồ, sơ đồ) - Nhắc lại chủ đề sẽ tham quan, học tập, nghiên cứu. Chia sẻ, thảo luận tại lớp - Cho vài HS nói về những chủ đề sẽ tham quan, hiểu biết của mình đối với nơi nghiên cứu tại VQG sẽ đến học tập nghiên cứu. - Phân chia nhóm. - Yêu cầu HS: giới thiệu với nhóm những hiện vật hoặc tranh ảnh, thông tin sưu tầm được. - Hướng dẫn HS: áp dụng những câu hỏi gợi ý trong phiếu cho từng hiện vật, giúp HS hiểu được sự phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật ở VQG Cúc Phương.. - Chia sẻ kiến thức, thông tin và sự hiểu biết của mình về nội dung bài học với cả lớp. - Các nhóm làm việc nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký nhóm và phân công công việc các thành viên -Trao đổi nhóm: HS giới thiệu kết quả sưu tầm cá nhân, thảo luận và bổ sung những câu hỏi, câu trả lời. - Khuyến khích HS chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chủ đề sẽ học và nghiên cứu tại thực địa. Nguyên tắc khi nghiên - Nêu các câu hỏi gợi ý các Dựa vào các câu hỏi gợi cứu tại thực địa quy định: ý, HS thảo luận tự xây + Không làm hại đến điều kiện dựng các quy định khi đi tự nhiên, sinh vật tại địa điểm thực địa. thực địa. + Đọc các text từ khái quát (pano to) đến cụ thể, khái quát + Không chạy nhảy nói to, không làm ảnh hưởng đến khách tham quan khác. +Cho HS xem ảnh minh họa các khu vực tham quan, pano, chú thích. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu vật, HS thảo luận và tự nêu vật, chụp ảnh hiện tượng chúp ảnh ở ngoài thực địa. các phương pháp như:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> từ thực tế, xem kế hoạch - Thông báo về thời gian địa quan sát, xem, đọc, ghi đi lại. điểm. chép, miêu tả, chụp ảnh, -Yêu cầu về học liệu (giấy bút, vẽ… …)cần mang theo -Gửi thông báo cho phụ huynh 1.1 Học tập nghiên cứu tại thực địa a. Nội dung: Tìm hiểu về tài nguyên sinh vật thông qua học tập thực tế tại VQG. b. Yêu cầu đối với HS: Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng được các yêu cầu sau - Học được phương pháp phân tích thông qua tìm hiểu các sự vật hiện tượng từ thực tế. - Bước đầu tìm được mối quan hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tế sinh động, hình thành các kỹ năng nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm và phân tích thông tin… c. Tiến trình của hoạt động: Nội dung chính Hoạt động GV Hoạt động HS Chuẩn bị vào địa điểm dạy * GV nhắc nhở HS các quy định Chấp hành nghiêm thực địa khi học tại thực địa chỉnh nội quy mà lớp -Đi lại, quan sát, đọc, nghiên và những nội quy ở cứu, ghi chép nơi đến thực địa đề -Giữ gìn và bảo vệ môi trường. ra. -Theo sát GV và người hướng dẫn. -Hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ (nếu cần). -Những quy định khác: thời gian, không làm việc riêng... * Hướng dẫn viên: -Nêu 1 số quy định của VQG, nhắc nhở chỉ dẫn HS đi lại cẩn thận để không ảnh hưởng tới hệ động thực vật và đảm bảo an toàn. -Giới thiệu khái quát về VQG. Quan sát, tìm hiểu và nghiên GV cùng HDV hướng dẫn HS -Cá nhân tự khảo sát cứu về đặc điểm sinh vật tại tìm hiểu thông tin để hoàn thành tìm kiếm hiện vật, VQG phiếu học tập số 2. phát hiện thông tin để.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> điền vào vào phiếu trả lời các câu hỏi. -Tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía GV, HDV (nếu cần)… - Nhóm trưởng và các thành viên nắm chắc nhiệm vụ của mình. - Các nhóm tự lên lịch hoàn thiện sản phẩm để chuẩn bị cho cuộc triển lãm.. -Nhận xét buổi học -GV và HDV nhận xét buổi học -Giao nhiệm vụ tổ chức triển +Yêu cầu các cá nhân và các lãm. nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình +Thống nhất lại kế hoạch báo cáo sản phẩm nghiên cứu của HS. +Khuyến khích các nhóm HS làm nhiều hình thức khác nhau: trưng bày tại chỗ, trình chiếu trên Powepoint, tác phẩm đóng quyển, thuyết trình qua ảnh, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm… Chú ý: - Có thể yêu cầu sự giúp đỡ của địa phương trong việc cử các cán bộ GV cùng tham gia hướng dẫn HS (mỗi nhóm nên có 1 người hướng dẫn). - Khi công việc đã hoàn thành, HS có thể tham quan tự do, tuy nhiên phải đảm bảo anh toàn tuyệt đối. - Để HS tự phát hiện tìm tòi, không áp đặt trong việc tìm kiếm thông tin ngoài thực địa. - Khuyến khích các nhóm và cá nhân về nhà viết lên cảm xúc của mình về một hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội…. mà mình ấn tượng nhất khi đi thực địa. 4. Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu: Tùy theo hình thức: trưng bày, triển lãm, báo cáo chủ đề, báo cáo theo hình thức thảo luận…phân phối thời gian cho hợp lý. I.1 Nội dung: - Các nhóm hoàn thành kết quả theo nhóm (HĐNGLL) - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: có thể dành 1 tiết (giờ sinh hoạt hoặc giờ HĐNGLL) để các nhóm báo cáo, hoặc trình bày triển lãm trong giờ sinh hoạt đầu tuần với quy mô toàn trường. I.2 Yêu cầu đối với HS Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng được các yêu cầu sau - Biết cách tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình bằng nhiều hình thức khác nhau: sản phẩm trưng bày tại chỗ, sản phẩm trình chiếu trên powerpoint, tác phẩm đóng quyển, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm, trưng bày ảnh, triển lãm….
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Biết trình bày cảm xúc của mình thông qua thuyết trình. I.3 Tiến trình hoạt động: Nội dung chính Hoạt động GV Hoạt động HS Chuẩn bị sản phẩm báo - Hướng dẫn HS chuẩn bị Chuẩn bị giới thiệu sản cáo báo sản phẩm của nhóm phẩm của nhóm mình. mình. - Vị trí trưng bày, thiết bị trình chiếu, người hướng chương trình… Xem, nghe và đánh giá - Tổ chức cho các nhóm - Giới thiệu kết quả của tự giới thiệu tác phẩm nhóm trước lớp. của mình trước lớp. - Nhận xét, phản biện -Để cho HS tự do đưa ra hoặc nêu câu hỏi cho các nhận xét, phát biểu ý nhóm. kiến về tác phẩm. Các nhóm giải đáp. Tổng kết, đánh giá chung Tổng kết kết quả học tập nghiên cứu của HS. Chú ý: - Khuyến khích HS liên hệ với cuộc sống hiện tại. - Khuyến khích HS biết sử dụng nhiều cách chuyển tải thông tin. - Tạo cơ hội cho mọi HS được tham gia, không tập trung vào một số HS. - Động viên, khen ngợi kịp thời..
<span class='text_page_counter'>(8)</span>