Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hà nội trong tản văn của đỗ phấn (qua tập hà nội thì không có tuyết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN QUANG VINH

HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN CỦA ĐỖ PHẤN
(QUA TẬP HÀ NỘI THÌ KHƠNG CĨ TUYẾT)
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG

Nghệ An, 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 6
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 6
Chương 1: TẢN VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA ĐỖ
PHẤN............................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm tản văn và đặc trưng thể loại ................................................ 7
1.1.1. Khái niệm tản văn ............................................................................... 7


1.1.2. Phân biệt khái niệm tản văn với các khái niệm gần gũi .................... 11
1.1.3. Những đặc trưng thể loại của tản văn ............................................... 16
1.2. Sự phát triển của tản văn trong văn học Việt Nam đương đại ............. 17
1.2.1. Tiền đề phát triển của tản văn trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại..... 17
1.2.2. Tính tích cực xã hội – thẩm mỹ của tản văn ..................................... 19
1.2.3. Những tác giả, tác phẩm tản văn tiêu biểu ........................................ 22
1.3. Hành trình sáng tác của Đỗ Phấn ......................................................... 23
1.3.1. Sơ lược tiểu sử nhà văn Đỗ Phấn ...................................................... 23
1.3.2. Sáng tác văn chương ......................................................................... 24
1.3.3. Tản văn trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn ................................ 26
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 28
Chương 2: ĐẤT VÀ NGƯỜI HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN ĐỖ PHẤN ...... 30
2.1. Hà Nội – Đề tài quen thuộc trong ký Việt Nam hiện đại..................... 30
2.2. Những khám phá đặc sắc của Đỗ Phấn về đề tài Hà Nội .................... 35
2.2.1. Những khám phá về thiên nhiên ....................................................... 35


2.2.2. Những khám phá về con người ......................................................... 46
2.2.3. Những khám phá về ẩm thực ............................................................ 61
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 71
Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TẢN VĂN ĐỖ PHẤN
KHI VIẾT VỀ HÀ NỘI ............................................................................ 72
3.1. Sự đa dạng về kết cấu ........................................................................... 72
3.1.1. Giới thuyết về kết cấu ....................................................................... 72
3.1.2. Những dạng kết cấu thường gặp trong tản văn của Đỗ Phấn ........... 73
3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 80
3.2.1. Giới thuyết chung về giọng điệu ....................................................... 80
3.2.2. Những giọng điệu thường gặp trong tản văn Đỗ Phấn ..................... 81
3.3. Ngôn ngữ .............................................................................................. 87
3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái hội họa ......................................... 87

3.3.2. Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ ....................................................... 89
3.3.3. Văn phong giản dị ............................................................................. 90
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 96


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự thay đổi đời sống luôn tác động tới nhu cầu và thị hiếu của
người đọc cũng như công việc sáng tác của nhà văn. Ở thời đại của khoa
học và công nghệ phát triển, người đọc có xu hướng đọc nhanh, đọc nhiều
và đọc những gì có ý nghĩa thiết thực nhất. Tản văn với tư cách là một thể
loại văn học có tính năng động đã đáp ứng những u cầu trên.
Trong số những nhà văn viết tản văn thành công gần đây, Đỗ Phấn
được đánh giá là một cây bút tạo được dấu ấn riêng khi viết về đời sống đô
thị hiện đại. Nghiên cứu tản văn Đỗ Phấn không chỉ nhằm ghi nhận đóng
góp của ơng đối với đời sống văn học mà cịn góp phần nhận thức thêm về
tính năng động của thể loại cũng như những đặc trưng và giới hạn của nó.
1.2. Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả
nước. Từ thủa kinh đơ Thăng Long được hình thành đến nay, dẫu lịch sử có
lúc thăng trầm nhưng mảnh đất này đã thể hiện được tầm vóc và vị thế
quan trọng của mình trong đời sống dân tộc. Chiếu dời đơ của vua Lí Thái
Tổ chép rằng: “Mảnh đất là khu vực thích trung của đất trời, có cái hình thế
như hổ phục rồng chầu, đúng cái vị trí của bốn phương Đông Tây Nam
Bắc, trước mặt sau lưng đều có sự thuận tiện của sơng núi. Đất ấy rộng rãi
mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm,
ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh đông vui. Xem khắp nước Việt, đó là
chỗ đất danh thắng, thật là đơ hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là

đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời” [38,Tr 82]. Văn học
viết về Hà Nội đã ghi nhận tên tuổi những nhà văn xuất sắc như: Thạch
Lam, Vũ Bằng, Tơ Hồi, Nguyễn Tn, Băng Sơn…Những sáng tác của họ
đã góp phần làm nên hình tượng “Văn hiến Thăng Long” trong văn
chương. Nhà văn Đỗ Phấn kế tiếp nguồn cảm hứng đó của các bậc tiền bối
nhưng ơng đã chọn cho mình một hướng đi riêng. Đó là khám phá mảnh


2
đất, con người Hà Nội trên con đường chông chênh, gập ghềnh của cơng
cuộc hiện đại hóa đơ thị.
Nghiên cứu tản văn của Đỗ Phấn viết về đề tài Hà Nội trong sự đối
chiếu với những nhà văn khác giúp chúng ta nhận ra đặc điểm phong cách
cũng như những khám phá mới mẻ của ông về đề tài này.
1.3. Sách giáo khoa ở cấp học phổ thông những năm gần đây dành một
số lượng đáng kể cho những bài viết thuộc thể ký. Tuy nhiên những nguồn
tư liệu làm cơ sở khám phá thể loại này còn thiếu. Thực hiện đề tài, chúng
tôi muốn thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu đồng thời vạch ra những định
hướng tiếp cận thể loại tản văn nói riêng cũng như thể ký nói chung ở mảng
văn học trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Điểm lại những cơng trình nghiên cứu văn chương của Đỗ Phấn
Đỗ Phấn nhà văn nổi lên những năm gần đây nên số bài viết về sáng
tác của ông chưa nhiều. Tuy nhiên xoay quanh hiện tượng văn học này
cũng có những ý kiến đáng chú ý:
Ơng Đồn Ánh Dương trong bài Lưỡng lự và chiêm nghiệm (Báo Văn
Nghệ số 35, 36/ 2011) đánh giá rất cao bút lực của Đỗ Phấn về mảng đời
sống đô thị hiện đại: “Trong mấy năm trở lại đây, từ hội họa chuyển sang
lĩnh vực văn chương, Đỗ Phấn đã nhanh chóng nắm được bút lực của mình.
Sáng tác của anh về đời sống đô thị hiện đại luôn hiện ra với nhiều dáng vẻ

khiến người đọc không thể không suy nghĩ về nó (…). Văn Đỗ Phấn sắc
sảo đến chao chát trong việc lột tả hiện thực đời sống thị dân bát nháo”.
Nhà phê bình Phạm Hồi Nam trong bài Họa sĩ của làng văn Việt
(Báo An Ninh thế giới, tháng 3/2013) cũng cho rằng: Đỗ Phấn viết cái gì?
và viết như thế nào? thì “đời sống đơ thị bát nháo” là một chủ đề xuyên
suốt tiểu thuyết của Đỗ Phấn, một chủ đề nằm trong phối cảnh rộng lớn:
đời sống đô thị như đang diễn ra. Trên phương diện này, so với những nhà


3
văn Hồ Anh Thái hay Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn là người đến sau chính vì
thế mà anh phải tìm và tìm được lối đi cho riêng mình”
Nguyễn Xuân Thủy trên mục: Chúng ta viết về Đỗ Phấn (Trang Nico
Paris.Com, 11/8/2012) nhìn nhận về vấn đề trên ở một góc độ khác. Đó là
mối quan hệ giữa văn chương với con người Đỗ Phấn: “Đọc Đỗ Phấn dễ
dàng hình dung đến những người Hà Nội muôn năm cũ vốn sống lịch lãm
phép tắc mà giờ đây với tầng lớp thị dân mới dường như đã trở nên xa xỉ.
Những trang văn của ông dễ khiến người đọc nghĩ đến những kẻ lạc thời,
ln tin tưởng tuyệt đối và thành kính vào những giá trị đã được định hình
được vun đắp từ hàng ngàn năm nhưng giờ đây bỗng trở thành những thứ
giáo điều dành cho kẻ hoài cổ, dở hơi, rảnh việc”. Tác giả nhận thấy đằng sau
những trang viết đó là nỗi thất vọng: “Cuộc sống hiện đại với nhiều giả dối
hồn nhiên (…) và bao nhiêu nhiệt huyết ước mơ hồng hào ngày nào nay đã
biến đi đâu mất, chỉ cịn lại toan tính bất trắc và những cuộc tình. Nếu nó vẫn
cịn đẹp và chưa uể oải thì cũng là bởi lịng người vẫn cịn sót lại chút lịch lãm
tử tế hoặc khao khát sự tử tế”. Xét từ góc độ này, tác giả đã nhìn thấy bản chất
hiện thực đô thị trong tản văn Đỗ Phấn là một bi kịch. Bi kịch của sự đỗ vỡ
những giá trị sống đã được vun đắp bởi người Hà Nội từ nhiều đời. Cách nhìn
nhận như vậy khơng chỉ đúng với tiểu thuyết mà còn khá sâu sát với những gì
được thể hiện trong tản văn Đỗ Phấn.

Ơng Trần Kim Dũng trong luận văn Hiện thực đô thị trong tản văn Đỗ
Phấn đánh giá: “Đỗ Phấn đã dựng nên một bức chân dung lập thể của Hà
Nội những năm đầu thế kỷ 21 (…). Tuy còn những hạn chế nhất định,
nhưng các tác phẩm của ơng đã đóng góp cho nền văn học sau đổi mới một
mảng đề tài quan trọng. Nó cũng cho thấy những trăn trở và nỗ lực sáng tạo
nghệ thuật của nhà văn với tư cách là “người thư kí trung thành của thời
đại” [14,Tr 85).
Nhìn chung, những nhận định trên đều đánh giá cao đóng góp của nhà
văn Đỗ Phấn trong việc phản ánh và nhận thức những vấn đề của đời sống


4
đơ thị trên con đường hiện đại hóa. Đặc biệt, Đỗ Phấn là một trong những
nhà văn trăn trở tìm cách giải quyết vấn đề khủng hoảng giá trị văn hóa
truyền thống của người Hà Nội. Những ý kiến nêu trên cũng thống nhất với
quan điểm của nhà văn Đỗ Phấn trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi
trẻ Online (Nguyễn Trương Quý thực hiện, ngày 21/11/2013): “Nỗi tiếc
nuối của tơi về một hình ảnh Hà Nội êm đềm, đẹp đẽ sang trọng chưa bao
giờ lớn hơn niềm tiếc nuối về một ứng xử văn hóa của người Hà Nội – Một
vết đứt gãy vĩnh viễn không thể hàn gắn khi mà dân số tăng vọt với những
cuộc nhập cư ồ ạt”.
2.2. Điểm lại các cơng trình nghiên cứu tản văn của Đỗ Phấn
Tản văn của Đỗ Phấn được đăng rải rác trên các trang báo chí Hà Nội
và mới được tập hợp lại thành tập sách trong dăm năm gần đây. Do đó,
hiện nay chúng tơi chưa tìm thấy cơng trình nghiên cứu nào đầy đủ về
mảng văn chương này của ông. Tuy nhiên trong những bài viết đối thoại
với Đỗ Phấn nhân dịp nhà văn cho ra tập sách mới, đã có nhiều ý kiến đánh
giá như sau:
Tác giả Mai Hoàng trong bài Đỗ Phấn - Người vẽ Hà Nội qua con chữ
(Báo An ninh thủ đô, tháng 6/2013) nhận xét: “Viết về Hà Nội nhưng tản

văn Đỗ Phấn có nhiều nét riêng. Bằng cái nhìn tinh tế giàu hình ảnh. Khơng
chỉ viết về cảnh sắc Hà Nội bốn mùa, qua tản văn Đỗ Phấn, cốt cách của
người Hà Nội hiện lên chỗ này uể oải, chỗ kia sinh động”.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý khi viết lời Tựa cho Hà Nội thì khơng
có tuyết cho rằng: “Đỗ Phấn có sức viết đáng kinh ngạc và giàu năng lượng
sống (…). Chất dân gian phường phố đặc biệt thích hợp trong những đề tài
về những cái nhôm nhoam của Hà Nội. Nó là thứ giữ chân người đọc với
Đỗ Phấn”.
Nhà phê bình Đỗ Ngọc Thống trên tờ Nico Paris.Net lại có sự đánh
giá khách quan và cơng bằng về cả hai hai bình diện tư tưởng và nghệ thuật
của tản văn Đỗ Phấn: “Đọc tản văn Đỗ Phấn, tôi hình dung ra hai con


5
người trong anh; một nghệ sĩ Đỗ Phấn yêu Hà Nội da diết, đắm say và một
công dân thủ đô luôn luôn cau mày, buồn bã lắc đầu với những đổi thay
ngang ngược đang làm cho vẻ đẹp héo úa, tàn phai”. Nhưng mặt khác ông
cũng nhận thấy: “Đỗ Phấn viết nhiều, viết nhanh, viết khỏe, tưởng như cái
gì ơng cũng cảm thấy và phát hiện ra được nghĩa lý của chúng. Đây chính
là điểm mạnh và cũng là điểm yếu trong tản văn Đỗ Phấn” (54,Tr 1)
Nhìn chung, khi bàn về tản văn Đỗ Phấn, các ý kiến đều thống nhất ở
chỗ: Cách tiếp cận hiện thực trong tản văn Đỗ Phấn là từ góc độ ý thức về
giá trị văn hóa tinh thần của người Hà Nội trong bối cảnh hiện đại hóa đơ
thị. Ơng bộc lộ thái độ phê phán hiện thực có chừng, có mực hơn so với
tiểu thuyết. Với tản văn, nhà văn này dường như đã tìm thấy miếng đất phù
hợp để thể hiện cá tính cũng như gieo niềm tin vào một tiền đồ tươi sáng
hơn của Hà Nội.
Những tư liệu trên tuy ít ỏi song đó là những gợi ý quan trọng để giúp
chúng tơi hồn thành luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đặc sắc của đề tài Hà Nội trong tập tản
văn Hà Nội thì khơng có tuyết của Đỗ Phấn (Xét trên cả 2 phương diện nội
dung và hình thức thể hiện).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong cơng trình nghiên cứu này chúng tơi chỉ khảo sát những bài tản
văn của Đỗ Phấn trong tập Hà Nội thì khơng có tuyết. Những tiểu thuyết và
truyện ngắn của ơng chỉ được đề cập đến khi làm tư liệu so sánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống


6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát những nội dung của tản văn Đỗ Phấn trên
đề tài Hà Nội, chỉ ra những sáng tạo của nhà văn trên đề tài quen thuộc này.
Làm rõ những hiệu quả của những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà
tác giả đã sử dụng để xây dựng hình tượng Hà Nội trong tản văn.
Bước đầu đánh giá đóng góp của Đỗ Phấn đối với thể loai tản văn
trong văn học Việt Nam đương đại.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và
toàn diện về tản văn Đỗ Phấn trên đề tài Hà Nội. Từ đó góp phần khẳng
định đóng góp của nhà văn đối với thể tản văn trong văn học Việt Nam
đương đại.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tản văn trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn
Chương 2. Đất và người Hà Nội trong tản văn Đỗ Phấn
Chương 3. Những đặc sắc nghệ thuật tản văn Đỗ Phấn khi viết về
Hà Nội


7
Chương 1
TẢN VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN
1.1. Khái niệm tản văn và đặc trưng thể loại
1.1.1. Khái niệm tản văn
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên Nxb Đà Nẵng), tản văn
có 2 nghĩa: (1) Văn xi; (2) Loại văn gồm các thể kí, tùy bút...
Trước nay, ở Việt Nam thuật ngữ tản văn vẫn được dùng theo nghĩa
“văn xi” và nó cịn được xếp vào nhóm từ cổ, ít dùng. Vì vậy khảo sát
một số từ điển tiếng Việt hiện hành thì thấy nhiều từ điển khơng có mục từ
“tản văn”, hoặc nếu có thì được giải nghĩa là “văn xi”. Việc giải nghĩa
như trên có lẽ là do ảnh hưởng của việc sử dụng từ “tản văn” trong văn học
Trung Quốc. Ở Trung Quốc, thời cổ trung đại, “tản văn” có nghĩa là văn
xuôi (Tiếng Anh: prose) phân biệt với “vận văn” - văn vần (Tiếng Anh:
Verse) và “biền văn” - văn biền ngẫu. Đó là cách phân loại đơn thuần dựa
vào hình thức câu văn. Vì thế những sáng tác khơng phải là thơ, từ, phú,
khúc... đều được gọi là tản văn. Cuốn Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc
của Nxb Đại bách khoa tồn thư của Trung Quốc đã nói rõ: “Trong quan
niệm văn học truyền thống của Trung Quốc, cịn có một thể văn quan
trọng: tản văn - văn xi; cũng là văn học chính tơng xếp ngang hàng với
thơ từ”. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, tản văn bao giờ cũng được
khảo sát với tư cách là một thể loại lớn. Diệp Thánh Đào trong bài “Về

sáng tác tản văn” (Lý luận tản văn hiện đại Trung Quốc) cũng quan niệm:
Ngoài tiểu thuyết, thơ ca, hý kịch ra còn lại đều là tản văn. Từ cách hiểu
như trên mà việc một số từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ “tản văn” là văn
xi là có thể lý giải được.
Giới nghiên cứu lại có người cho tản văn là một loại ký, lại có người
cho rằng ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn. Có hai ý kiến như
trên bởi khái niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo


8
nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần). Lưu Hiệp
trong Văn tâm điêu long chia tồn bộ thư tịch thành "văn" và "bút", trong
đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn. Trong văn học cổ các áng văn xuôi
không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu, chiếu, cáo,
hịch, phú, minh, luận đều là tản văn. Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác phẩm
văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, giàu khả năng khơi gợi với kết cấu có sự kết
hợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nội
dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng
nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút.
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) là cuốn từ điển duy nhất đã xác định tản văn ngồi
nghĩa là văn xi cịn có nghĩa dùng hiện nay là một thể loại văn học có
đặc trưng riêng biệt: “Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được
dùng để chỉ một phạm vi xác định, khơng hồn tồn khớp với thuật ngữ
văn xi. Nếu văn xi theo nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và
trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một
phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký, tiểu phẩm, chính
luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các thể loại
truyện hư cấu” [26,Tr 293]. Cuốn sách cũng chỉ ra các đặc điểm riêng của
nó nhằm phân biệt với các thể loại khác: “Tản văn là loại văn xi gọn nhẹ,

hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa
nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chấm phá, khơng
nhất thiết địi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hồn chỉnh nhưng có cấu
tứ độc đáo, có giọng điệu cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện
được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình
cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả” [26,Tr 294].
Ở Pháp, vào thế kỷ XVI, với ý thức chống lại thứ văn chương kinh
viện, giáo điều của nhà thờ, nhà văn M.E.Môngtenhơ (1533 - 1592) đã khai
sinh ra thể loại tản văn. Năm 1580, ông xuất bản tập Essais. Từ đó tản văn


9
được nhiều nhà văn, nhà triết học sử dụng, trở thành một thể loại quan
trọng của văn học hiện đại. Đặc biệt, sự xuất hiện của truyền thơng báo chí
ở thế kỷ XVIII đã giúp tản văn phát huy tính năng động tiềm ẩn và nhanh
chóng khẳng định vị thế bằng những thành tựu rực rỡ. Không chỉ ở Pháp, ở
Anh mà ở Mỹ cũng đã xuất hiện nhiều nhà tản văn nổi tiếng.
Ở Trung Quốc, đến đầu thế kỷ XX (thời kỳ Ngũ Tứ), tản văn theo hình
thức phương Tây mới được du nhập vào nhằm chống lại thứ văn chương
giáo điều, công thức đang thống trị trên văn đàn lúc bấy giờ. Lỗ Tấn đã tỏ ra
hào hứng và tin tưởng sâu sắc về tương lai đầy hứa hẹn của tản văn: “Tơi là
một người thích đọc tạp văn, và hơn nữa cịn biết rằng thích đọc tạp văn
khơng chỉ có mình tơi... Tơi càng vui mừng với sự phát triển của tạp văn,
ngày ngày được xem sự rạng rỡ của nó. Thứ nhất, là làm cho giới trước tác
Trung Quốc càng hoạt bát, náo nhiệt. Thứ hai, làm cho những lũ khơng ra
trị ra trống gì phải thụt đầu. Thứ ba, là làm cho những tác phẩm nghệ thuật
vị nghệ thuật, qua sự so sánh với tạp văn, sẽ lộ ra cái tướng mạo sống dở
chết dở của nó” [56,Tr 32]. Với mảng tạp văn đồ sộ của Lỗ Tấn, tản văn hiện
đại đã có bước định hình và phát triển đáng kể trong lịch sử văn học Trung
Quốc. Cùng thời bên cạnh Lỗ Tấn cịn có thể kể đến những tên tuổi viết tản

văn nổi tiếng như Chu Tự Thanh, Quách Mạt Nhược, Lâm Ngữ Đường, Chu
Tác Nhân, Điền Hán,...
Ở Việt Nam thể loại tản văn được hình thành khá sớm và phát triển
vào khoảng thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX với sáng tác của Tản Đà,
Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác, Đạm Phượng, Huỳnh Thúc Kháng,
Ngơ Tất Tố... Trong số đó, Tản Đà được coi là người đi tiên phong, đặt nền
móng cho thể loại tản văn ở Việt Nam. “Người thứ nhất có can đảm làm thi
sĩ” ấy trong khi “Nơm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” đã bứt phá ra khỏi hệ
thống thể loại cũ gị bó, xơ cứng. Tản Đà đã tự đi tìm cho mình một hình
thức biểu đạt phù hợp với đời sống tinh thần và “gu” thẩm mỹ của con
người buổi giao thời. Những tìm tịi thể nghiệm ấy có trong thơ, tiểu thuyết


10
và đặc biệt là trong tản văn. Chẳng thế mà Phan Khôi đã nhận xét: “Anh
Quỳnh, anh Vĩnh chỉ viết theo sách, theo tư tưởng phương Tây; chứ đến
thằng cha này (Tản Đà), hắn viết ra tư tưởng của hắn, chính hắn mới là tay
sáng tạo”.
Giới trẻ sáng tác văn chương hiện nay quan niệm về thể loại này
khoáng đạt hơn. Tác giả Nguyễn Hồng Nga trên trang Phong Điệp.Net cho
rằng: “Nếu như so với triết tự từ Trung Quốc thì định nghĩa của khái niệm
đã thay đổi rất nhiều. Hiểu một cách đơn giản, nó là một loại mỹ văn, hay
loại văn thủ thỉ tâm tình, những chuyện kể tai nghe mắt thấy. Ngay cả cái
ranh giới của các thể loại như tản văn, tạp bút, tản mạn cũng đã nhịa dần,
ngược lại cũng chính vì điều đó mà tản văn đã khơng bị gị bó, thậm chí đã
nới rộng ranh giới thể loại và làm phong phú đề tài, chủ đề.” (Tản văn -Thể
loại không dành cho người viết trẻ ? – Nguyễn Hồng Nga). Đúng là tản văn
khơng cịn là địa hạt dành riêng cho những cây bút lão luyện trữ tình ngoại
đề hoặc bàn luận thêm những vấn đề mà họ chưa có đưa vào những tác
phẩm lớn mà tản văn còn là nơi các bạn trẻ mạn đàm về những vấn đề đang

diễn ra trong thực tế. Quan niệm như trên hoàn toàn phù hợp với khuynh
hướng dân chủ hóa trong đời sống văn chương cũng như tình hình phát
triển hiện nay của thể loại này. Thơng qua những phương tiện đó, người
viết có thể trình bày quan điểm của mình một cách rộng rãi về nhiều vấn đề
mà xã hội đang quan tâm hoặc thậm chí đó là những triết lý nhân sinh trong
mối liên hệ với muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.
Như vậy có thể nhận định rằng: Tản văn là một thể loại văn xi khá
năng động, có khả năng kịp thời nắm bắt và phản hồi thông tin trực tiếp về
những vần đề đặt ra trong đời sống xã hội. Nhìn chung văn bản tản văn
thường ngắn gọn, hàm súc. Thể loại này cũng có những sự hư cấu nhất
định và tác động trực tiếp tới tình cảm và nhận thức của người đọc thông
qua sự vận dụng tổng hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận nhưng sức


11
hấp dẫn của nó chủ yếu xuất phát từ dấu ấn cá tính đặc sắc, độc đáo của
người viết.
1.1.2. Phân biệt khái niệm tản văn với các khái niệm gần gũi
Từ trước tới nay, ở Việt Nam giữa các khái niệm tản văn, tạp văn, tạp
bút, tùy bút, bút kí... thường có sự mập mờ. Chính vì vậy việc phân biệt tạp
văn với các khái niệm gần gũi là điều quan trọng.
Phân biệt với tạp văn: Cho đến nay, tạp văn là một khái niệm chưa
được định hình rõ ràng, chưa được nghiên cứu một cách bài bản, còn lẫn
lộn với nhiều tên gọi khác nhau như tản văn, bút ký, tạp bút, tạp cảm…
Nhưng nhìn chung giới khoa học, văn nghệ cũng đang dần đặt sự quan tâm
chú ý đến thể loại này một cách nghiêm túc.
Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (Nxb Văn hóa Thơng tin,
Tr 1495) giải thích: “Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên,
tiểu phẩm, tùy bút”.
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Nxb Đà Nẵng): “Tạp văn là loại

văn có nội dung rộng, hình thức khơng gị bó, bao gồm những loại bình
luận ngắn, tiểu phẩm tùy bút…”.
Định nghĩa về khái niệm tạp văn thực sự đa dạng, phong phú và có
nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là có những ý kiến trái chiều.
Từ điển Văn học định nghĩa: Tạp văn là những bài văn nghị luận có
tính nghị luận. Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy bút, tiểu
phẩm bình luận ngắn gọn. Đặc điểm nổi bật là rất ngắn.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Những áng văn tiểu phẩm có
nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa
có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cơ đọng, phản ánh và
bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội.
Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Kỳ thực cái gọi là tạp văn cũng khơng phải là
món hàng mới mẻ ngày xưa cũng đã có. Phàm là văn chương, nếu xếp loại
thì có loại để mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ cả, thế là


12
thành tạp” [56,Tr 61]. Ông đặc biệt đề cao vai trị tạp văn bút ký chính
luận, ơng xem tạp văn là loại “ngơn chí hữu vật”. Tạp văn thể hiện chức
năng của nghệ thuật, tham gia vào việc đấu tranh của xã hội.
Dương Tấn Hào lại xem tạp văn dùng để chỉ thể văn đoản thiên, không
đồng một thể với thi ca, tản văn, bi kịch, và tiểu thuyết đã thịnh hành như
xưa. Cịn Hồng Ngọc Hiến trong cuốn sách Năm bài giảng về thể loại: Ký
- Bi kịch - Trường ca - Anh hùng ca - Tiểu thuyết lại quan niệm: “Trong
nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ dùng để gọi
tên một thể loại văn học bao gồm nhiều thể hay nhiều tiểu loại, bút kí, hồi
kí, du kí, chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm…”
[29,Tr 5]. Dương Ngọc Dũng cho rằng: "Tạp văn là một thuật ngữ rất tạm
thời vì chính bản thân tác giả khơng biết dùng cụm từ nào để mô tả những
bài viết đăng rải rác trên báo Tuổi trẻ chủ nhật, Nguyệt san pháp luật, Sài

Gòn tiếp thị". Tác giả nhận định thêm: "Tạp văn chỉ là những đoản văn đọc
cho vui, ngắn gọn, dễ hiểu, hơi gây sốc một chút nếu cần, khơng phải là
những chun luận đăng trên tạp chí chun ngành. Chủ đề thì khơng có gì
nhất định, lan man từ những mẩu chuyện vụn vặt có thật trong đời sống xã
hội Mỹ, đến một tiểu phẩm tưởng tượng hoàn tồn, hay các bình luận
thống qua về Shakespeare, cổ sử Trung Quốc. Đọc giả có thể mở sách ra,
thích đâu đọc đấy, không cần phải quá bận tâm về "độ chính xác" hay hàm
lượng thơng tin của bài viết"[18,Tr 2]. Trong khi đó có tác giả lại quan
niệm, nó là một “thể” nằm trong thể loại tản văn. Đỗ Hải Ninh trong bài Kí
trên hành trình đổi mới viết: “Chúng tôi quan niệm tản văn là một loại văn
ngắn gọn, hàm súc với khả năng khám phá đời sống bất ngờ, thể hiện trực
tiếp tư duy, tình cảm của tác giả, bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiểu
phẩm”.
Trong cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc,
Phạm Thi Hảo, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, cho rằng:
"Tạp văn là một loại tản văn, bao gồm nhiều hình thức: Tạp cảm, tạp đàm,


13
tạp luận... loại này yêu cầu phải có sự quan sát tìm hiểu và phân tích sâu
sắc cuộc sống xã hội, phải nhạy bén phản ánh những sự kiện xã hội và
khuynh hướng xã hội, bằng ngòi bút sắc sảo, lão luyện, đánh trúng vào
những chỗ yếu của sự việc. Loại văn này, tác phẩm ngắn, thường mang tính
tư tưởng cao, giàu tính chiến đấu đồng thời giàu tính nghệ thuật. Ở thời
Chiến quốc, loại văn này khá phổ biến. Thời hiện đại Lỗ Tấn đã khiến "tạp
văn" phát huy được nhiều tác dụng phê phán xã hội, châm biếm những tệ
nạn đương thời. Cho đến nay thể loại tạp văn vẫn phát triển với diện mạo
và nội dung ngày càng phong phú.
Tuy vậy từ rất nhiều các ý kiến được đưa ra, có thể tóm lược được một
số đặc điểm chung của thể loại tạp văn như: Tạp văn là thể loại văn xuôi

ngắn gọn, hàm súc, linh hoạt phù hợp với nhu cầu thưởng thức của độc giả
hiện đại. Khái niệm này đôi khi được dùng như tản văn nhưng theo chúng
tôi tạp văn thường nghiêng về những vấn đề chính trị xã hội, thể hiện quan
điểm riêng của tác giả trước những vấn đề này. Tạp văn thường chớp lấy
một ý nghĩ, khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo,
đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Có nhiều ý tưởng ngầm trong một dung
lượng tác phẩm ngắn.
Phân biệt với tùy bút. Tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối, tự
do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách
quan. Có vẻ như cách hiểu đơn giản theo cảm tính: tùy bút là những trang
văn xi mà ở đó nhà văn “tùy theo ngịi bút mà đưa đẩy” lâu nay đã được
nhiều người yên tâm thừa nhận. Ngay cả Nguyễn Tuân - Nhà văn sáng tác
tùy bút hàng đầu của Việt Nam - cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc quan
trọng nhất của tùy bút là khơng có ngun tắc gì cả”. Cách hiểu này đặt cơ
sở trên một nét đặc trưng nghệ thuật của thể tùy bút là luôn coi trọng và phát
huy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan ở người nghệ sĩ. Tuy nhiên, những
điểm bất cập và chưa thỏa đáng cũng nảy sinh từ chính sự giản đơn ấy.


14
Bất kỳ sáng tác văn chương có giá trị nào cũng đều bắt đầu từ những
cung bậc cảm xúc đậm màu sắc chủ quan, chứ khơng riêng gì tùy bút. Để cho
“ngọn bút có thần” thì cảm xúc ở người nghệ sĩ phải chân thành, phải thăng
hoa đến độ mãnh liệt. Mặt khác, một cách hiểu không thỏa đáng về khái niệm
tùy bút sẽ rất dễ dẫn đến lẫn lộn giữa lối viết phóng khống, tự do với lối viết
tản mạn, bịa đặt tùy tiện; đồng thời cũng không chỉ ra được bản chất và vai trò
của yếu tố chủ quan trong tùy bút. Bởi vì: “Những sự việc, những con người
trong tùy bút tuy có thể khơng kết thành một hệ thống theo một cốt truyện,
hay theo một tư duy luận lý chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải tn thủ trật tự của
dịng cảm xúc, cái lơgic bên trong của cảm hứng tác giả. Và tất nhiên là sự

việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mỹ vẫn phải chân thực”
[13,Tr 188].
Nếu coi tùy bút là một cách viết hay một kiểu bút pháp thì chỉ mới dừng
lại ở mức độ cảm tính trong nhận thức, chưa bao quát hết đối tượng. Tùy bút
còn là một thể loại văn học có những đặc trưng rõ nét cả về nội dung và nghệ
thuật biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng với những thể loại văn xi nghệ
thuật khác. Từ góc nhìn từ ngun học có thể tìm thấy những giả thiết đáng
tin cậy, góp phần vào việc xác định khái niệm và phân định loại hình của tùy
bút. Trong Hán Việt từ điển giản yếu, từ “tùy bút” được Đào Duy Anh giải
nghĩa là “tùy thời mà biên chép”. Nghĩa là thể loại này không chỉ bộc lộ cảm
xúc chủ quan của người viết mà cịn phải chịu sự chi phối từ hồn cảnh
khách quan. Cịn từ “bút”, ngồi nghĩa cái dùng để viết, có thêm nét nghĩa
nữa là biên chép. Vậy thì phải chăng từ “tùy bút” - trước khi được sử dụng
để định danh cho một thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại - vốn đã được
hình thành từ Thuyết văn bút thời Lục triều, trong lý luận văn học cổ điển
Trung Quốc? Vào buổi sơ khai của việc phân loại, một số nhà lý luận Trung
Quốc đã chia văn chương thành 2 loại: có vần và khơng vần. Ở chương Tổng
thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết: “Kim chi thường
ngôn, hữu văn hữu bút, dĩ vi vô vận giả bút dã, hữu vận giả văn dã” (Ngày


15
nay thường nói: có văn có bút, cho khơng vần là bút, có vần là văn). Thời
Lưu Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên Chi lại chia văn chương
ra làm 3 loại: ngơn, bút, văn. Trong đó, “bút” có phạm vi rộng hơn, bao gồm
cả truyện ký [16,Tr 29-30].
Trong nền văn học Trung Quốc, tùy bút được coi là một dạng thức tồn
tại và có nguồn gốc sâu xa từ tản văn truyền thống: “Một loại tản văn, viết
theo cảm hứng tự do, không câu nệ theo một thể cách nào. Nội dung rất
rộng rãi, hoặc nói lên điều tâm đắc sau khi đọc sách, hoặc kể một sự việc,

một danh nhân, hoặc nêu những kiến văn về nhiều phương diện, văn
chương hoạt bát” [16,Tr 210].
Mặc dù tản văn là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng của
nền văn xuôi, đã được nhiều học giả dày công nghiên cứu, tuy nhiên quan
niệm về tùy bút (hay tản văn thể tùy bút) vẫn chưa có được sự nhất trí cần
thiết. Có người đem hợp nhất hai loại: tiểu phẩm văn và tùy bút, cho rằng
chúng có thể lẫn vào nhau. Nhưng theo Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến trong
Lý luận văn học thì tùy bút và tiểu phẩm văn có ranh giới khá rõ: “Tùy bút
và tiểu phẩm văn xét về nội hàm và ngoại diên đều có khác biệt cơ bản: tùy
bút thường dài hơn, không tinh xảo, đẹp đẽ, ngắn gọn như tiểu phẩm văn
vậy. Tùy bút và tiểu phẩm văn đều chú trọng thể hiện cá tính, nhưng tùy
bút tản mạn và lý tính hơn, không thanh khiết, cô đọng như tiểu phẩm văn.
Tùy bút nghiêng về “bút”, tiểu phẩm lại nghiêng về “phẩm”. “bút” là ghi
chép lại, còn “phẩm” là thưởng thức”. Trong Thanh tân đích tiểu phẩm văn
tự, Úc Đạt Phu có lý giải cụ thể và so sánh chi tiết hơn: coi tùy bút là một
dạng tản văn được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng từ essay của phương
Tây. Dần về sau, giới Tân văn học đã tìm được sự dung hợp giữa tản văn
nghệ thuật truyền thống với essay, tạo nên một hình thức độc đáo: Tản văn
thể tùy bút.
Ngồi những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế cịn có nhiều thể
ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại.


16
Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng khơng tuyệt đối, ln có tình
trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Trong Người bạn đọc ấy, Tơ Hồi
nhận xét: “Trước kia từ điển văn học phân chia: Phóng sự thì chỉ trình bày
sự việc, bút ký thì có những lời bình phẩm của người viết. Bây giờ ta có thể
đọc một bài bút ký trong đó khơng thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự,
lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn. Mà ai dám đánh cuộc: Bút ký bây giờ

không bằng ngày trước?". Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo
khoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong
khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt
với những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi
cầm bút.
1.1.3. Những đặc trưng thể loại của tản văn
Tản văn là thể loại văn học có tính năng động , có thể kịp thời nắm bắt
và phản ánh những vấn đề cộm lên trong đời sống xã hội. Mảnh đất đầu
tiên của tản văn thời hiện đại là báo chí. Cũng giống như các dạng văn bản
nhật dụng nói chung, lối thể hiện đời sống trong tản văn mang tính chấm
phá. Nhưng với ý thức suy nghĩ độc lập và mạnh dạn trình bày những cảm
xúc thật của người viết, nó vẫn có thể chạm vào được những hiện tượng cốt
yếu của đời sống một cách bất ngờ. Cũng vì sự tồn tại trên báo chí cho nên
tản văn gắn rất chặt với đời sống xã hội đương đại. Nói cách khác, tản văn
sống trong dịng chảy cuộc đời. Nó khơng phải là thứ văn xi xi như
cách hiểu nôm na của khái niệm này mà theo Hồng Ngọc Hiến, có khi:
“Nó như một thứ rượu được chưng cất, một thứ mật được chắt lọc. Người
viết giỏi là làm sao cho thứ rượu ấy không nhạt, thứ mật ấy đậm đà và
quyện hương của ngàn hoa”.
Tản văn là một thể loại có tính tương tác cao với người đọc. Chính nhu
cầu được sự bày tỏ quan điểm chính kiến trong thời đại mà ý thức về quyền
dân chủ đã phát triển cao đã dẫn tới sự ra đời của tản văn. Điều này quy
định cách tư duy về đời sống của thể loại này đó là phải nhanh nhạy nắm


17
bắt thông tin đồng thời đưa ra những kiến giải đặc sắc, độc đáo. Đề tài tản
văn có thể khơng giới hạn. Nhưng nói tới tản văn người ta khơng thể khơng
nói tới dấu ấn cá tính của nhà văn in đậm vào từng câu từng chữ. Nhiều bài
tản văn chỉ đề cập đến một sự vật, sự việc nhỏ nhăt đời thường nhưng với

một góc nhìn riêng biệt, khả năng phân tích sắc sảo vẫn có thể giúp người
đọc “ngộ” ra những triết lý nhân sinh sâu sắc
Trước đây, người ta cho rằng tản văn thuộc về địa hạt của những nhà
văn đã thành tên tuổi. Điều này cũng có cơ sở lý luận của nó. Bởi vì vấn đề
anh viết về cái gì? Viết như thế nào? Có tạo được dấu ấn phong cách của
mình hay khơng? Khơng quan trọng bằng cách thức nhìn nhận, cách lý giải
những vấn đề đó của anh ra sao? Để làm được điều đó, tản văn địi hỏi tác
giả phải có một cái “phơng” văn hóa rộng để có thể nâng bài viết của mình
khỏi cái tầm thường, nhỏ nhặt.
Nói tóm lại: Khi nói tới tản văn là chúng ta nghĩ tới thể văn xuôi ngắn
gọn, cô đọng, linh hoạt, nhạy bén trong phản ánh cuộc sống, tâm tư con
người và khái quát được những vấn đề lớn mang tính chất chính trị - xã hội.
Mặt khác đó cũng là thể loại mang dấu ấn đậm nét phong cách và cá tính
sáng tạo của nhà văn.
1.2. Sự phát triển của tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.2.1. Tiền đề phát triển của tản văn trong bối cảnh xã hội Việt Nam
đương đại
Khoảng thời gian trước khi có sự đổi mới văn học, tản văn dường như
bị lãng quên, thậm chí các nhà văn có tên tuổi chỉ coi tản văn như một thể
loại dành cho những cây bút không chuyên, những cây bút nghiệp dư, kể lể
vài ba câu chuyện nhỏ kết nối với nhau. Cũng khơng có một tác giả riêng
cho thể loại này, chủ yếu vẫn là những nhà văn, sau khi đã khám phá các
thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, vốn văn bắt đầu kiệt dần và tản văn như
một thể loại vừa đủ để giãi bày, truyền tải, bày tỏ quan điểm về những vấn
đề thời sự đang diễn ra từng ngày. Hoặc đó là những nhà báo, từ những trải


18
nghiệm đời sống, họ dấn thân vào địa hạt văn chương thông qua thể loại
này. Đương nhiên, vị thế tản văn bị xem nhẹ. Nó như là một sản phẩm ra

đời nhằm bổ khuyết cho những thể loại khác, và thậm chí nó cịn bị gắn
mác là khi nào man mác buồn người ta dễ viết tản văn. Nghĩa là thứ văn
chương dành cho những kẻ nhàn tản, tùy hứng, khơng có mục đích tơn chỉ
rõ ràng.
Trong xu thế văn học hiện nay, thể loại văn học tản văn đang nhận
được sự quan tâm của độc giả. Trên các tờ báo xuất hiện ngày càng nhiều
các chuyên mục nhàn đàm, tản văn, tạp văn… Có nhiều tác phẩm ra mắt
bạn đọc với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà văn như: Hoàng Phủ Ngọc
Tường với Nhàn đàm, Miền gái đẹp, Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo
Hảo với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng
trưa chiều tối, Nguyễn Ngọc Tư với Tạp văn. Sự ra đời của tuyển tập Văn
học Việt Nam thế kỷ XX (Tạp văn và các thể kí Việt Nam 1945 - 1975)
gồm 10 tập Nxb Văn học, 2009 do Trịnh Bá Đĩnh làm chủ biên đã thể hiện
sự đề cao thể văn này trong văn học đương đại.
Từ trong bối cảnh văn hóa, xã hội thời kỳ “cởi trói”, tản văn, tạp văn
đã chứng tỏ vị thế của mình với tư cách là thể văn xi có tính năng đơng.
Đầu tiên vì độ dài của một tản văn vừa phải nên rất tiện cho các báo xếp
trang. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: “Tản mạn khó viết hay khơng là
tùy người. Nhưng tản mạn là gì? Thì tơi nói nó có thể viết gì cũng được. Và
viết kiểu nào cũng được”. Vì theo nhà thơ họ Đỗ, tản văn khơng câu nệ
hình thức cũng như đề tài nên khơng trói buộc người viết. Tuy vậy khơng
có nghĩa là tản văn thấp kém hơn các thể loại khác. Mới đây, Nxb Hội nhà
văn cho in Tuyển tập tản văn và truyện ngắn hay về Hà Nội thật đồ sộ gồm
rất nhiều tác giả lừng danh. Tuyển tập chia làm hai phần tản văn và truyện
ngắn cho thấy sự “bình đẳng” giá trị giữa hai thể loại. Cịn nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp gom chung tản văn và những bài lý luận phê bình viết như tản
văn in chung thành một tập Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005. Trong lời


19

tựa Nghiêng tai dưới gió, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận xét: “Tơi đọc, lại
nghĩ mình đang đọc tự truyện”. Người đọc sẽ cùng chung nhận xét với nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẩu chuyện như là hồi ký, nhật ký
về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ Lê Giang. Điều đó thật
thú vị. Bởi vì, cuộc sống đời thường vốn dĩ nhộn nhịp, hối hả. Chúng ta
phải căng mình ra để vật lộn với chuyện cơm áo. Đến với tản văn là khi tơi
và bạn có thể lắng lịng lại để chia sẻ với nhau về từng giây phút bỏ quên
hạnh phúc của mình và bỏ qn nhau, hay ít nhất là nghĩ về cuộc đời ở tâm
trạng thoải mái nhất. Nên người đọc sẽ vẫn u thích tản văn, tạp bút, nếu
khơng muốn nói hiện nay là thời của tản văn, tạp bút khi quỹ thời gian của
người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dài. Những trang viết tản mạn ấy
đâu phải chuyện “thiên tào” mà là chuyện rất người vậy.
Tuy có số lượng đơng đảo các tác giả hướng đến thể loại tản văn,
nhưng để đạt đến thành công nhất định, làm nên một phong cách văn
chương của tác giả thì khơng phải là nhiều. Tiêu biểu có thể kể đến tản văn
của Hoàng Phủ Ngọc Tường như: Nhàn đàm (1997), Người ham chơi
(1998) Miền gái đẹp (2001) Băng Sơn với Thú ăn chơi người Hà Nội, Đỗ
Chu với Tản mạn trước đèn (2005), nhà văn Y Phương với Tháng giêng,
tháng giêng một vòng dao quắm. Đỗ Phấn trong khoảng mươi năm lại đây
đều đặn mỗi năm một tập: Chuyện vãn trước gương, Ông ngoại hay cười,
Phượng ơi, Hà Nội thì khơng có tuyết... với số lượng bài viết khá lớn cung
cấp cho người đọc cái nhìn mới đa chiều, đa diện về cuộc sống.
1.2.2. Tính tích cực xã hội – thẩm mỹ của tản văn
Mỗi một thể loại văn học ra đời đều nhằm đáp ứng những yêu cầu
nhất định của đời sống xã hội. Như chúng ta đã biết, đất nước ta từ khi
khởi xướng sự nghiệp đổi mới đến nay đã có những chuyển biến quan
trọng trong việc tạo nên bầu khơng khí dân chủ lành mạnh, nhất là ở lĩnh
vực văn hóa, tư tưởng. Mơi trường đó đã tạo nên một hành lang cho phép
người cầm bút được bày tỏ những quan điểm của mình về những vấn đề đặt



20
ra xung quanh như là một cách để khẳng định quyền tự do cũng như thể
hiện bản ngã của mình. Tản văn với tư cách là một thể loại kết hợp trong đó
những đặc điểm của báo chí và văn chương cho phép nhà văn dễ dàng
truyền tải thông tin và phát biểu những ý kiến của mình tới người đọc.
Tính tích cực thẩm mỹ của tản văn bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội,
từ những vấn đề của hiện tượng đời sống. Đề tài tản văn bắt nguồn từ bản
chất xã hội của tính cách, gắn liền với các hiện tượng lịch sử xuất hiện
trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần, hoặc trong một giới
nào đó. Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo
quan hệ bên ngoài hoặc bên trong của phạm vi hiện thực được phản ánh
trong tác phẩm. Cũng giống như các thể loại văn học khác, tản văn là
những tác phẩm văn học có tính chất đánh giá, bình luận, trực tiếp, vì thế
việc lựa chọn đề tài rất quan trọng. Một bài tản văn mang đúng màu sắc
của thể loại hay không phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đề tài. Nhà văn
Lỗ Tấn từng nói: "Mỗi khi chọn đề tài tơi đều chọn những người bất hạnh
trong xã hội bệnh tật với mục đích lơi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi
người tìm cách chạy chữa” [28,Tr 63].
Văn học trong q trình khám phá cuộc sống ln hướng tới những
triết lí sâu xa, những giá trị nhân bản vĩnh hằng. Tản văn khơng ngoại lệ.
Đặc biệt, nó có cơ hội đi sâu bàn về những vấn đề trong cuộc sống một
cách cụ thể, trực tiếp, ngắn gọn nhanh hơn những thể loại khác.Tất nhiên,
điều quan trọng là chủ thể ngịi bút phải có tầm vóc văn hóa. Trên nền tảng
đó nó khơng chỉ tác động trực tiếp tới đời sống xã hội theo kiểu báo chí mà
cịn hướng người đọc tới chân, thiện, mỹ và góp phần định hình nhân cách
của họ.
Xét về mặt câu chữ tản văn là một thể loại có dung lượng ngắn, năng
động, linh hoạt trong phản ánh những vấn đề có tính chất thời sự. Đó có thể
là những vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội mang tính chính

luận; cũng có thể là những trang viết giàu chất trữ tình về phong cảnh, đạo


21
đức, tình cảm, lối sống... Tản văn thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết
một cách trực tiếp. Nó là một thể loại vừa hư cấu vừa có thật. Chính vì thế,
trong q trình nghiên cứu đề tài này chúng tơi có ý đặt tản văn Đỗ Phấn
bên cạnh thể kí viết về cùng một đề tài. Nét nổi bật của thể loại này là viết
ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi khơng nghỉ. Nó là thể loại gần
gũi với cuộc sống hàng ngày, thường gắn với hoạt động báo chí, do đó có
tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ của
người đọc. Tuy nhiên việc so sánh tản văn với truyện ngắn và tiểu thuyết để
chỉ ra những tương đồng và dị biệt sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đa diện
hơn về tác giả.
Sự khác nhau về đặc trưng ngôn ngữ và cách phản ánh hiện thực của
hai thể loại kéo theo nhiều sự khác nhau nữa. Chẳng hạn, trong truyện xây
dựng cả một hệ thống nhân vật cơng phu, sáng tạo trở thành những hình
tượng nhân vật chuyển tải những ý tưởng sâu xa của tác giả. Còn trong tản
văn nhân vật thường gần gũi xung quanh tác giả; những ý nghĩ tình cảm,
thái độ được tác giả bộc lộ khá thẳng thắn, rõ ràng chứ không quá sâu xa ẩn
ý. Tản văn thường không có cốt truyện, hoặc cốt truyện mờ nhạt, chủ yếu
xây dựng kết cấu theo lối liên tưởng. Thực tế cho thấy truyện ngắn viết ra
bắt buộc phải có nội dung xác định, cịn những trang viết ý tưởng mênh
mơng khơng rõ ràng là bút kí hoặc tản văn.
Tản văn Đỗ Phấn viết về Hà Nội vừa có sự kế thừa các bậc tiền nhân
vừa có những khám phá đặc sắc về đất và người Hà Nội trong mối liên hệ
với hiện thực xã hội phong phú, đa dạng. Những vấn đề về văn hóa và phát
triển, giáo dục, những con người bình dị, đa tầng trong xã hội đã đi vào
trang viết của ông linh hoạt, sống động. Thông qua đó nhà văn bộc lộ nhận
thức và hướng tới những giá trị sống đẹp đẽ của đất và người Thăng Long

ngàn năm văn hiến.


22
1.2.3. Những tác giả, tác phẩm tản văn tiêu biểu
Trong những năm gần đây, tản văn được đông đảo đọc giả đón nhận.
Trên những trang báo in, báo mạng thường có mục dành riêng cho những
bài tản văn. Đó cũng là nơi tạo nên diễn đàn trao đổi về đời sống văn học,
đời sống xã hội rất sôi nổi. Từ những diễn đàn ấy đã xuất hiện những cây
bút viết tản văn có tiếng như nhà văn Băng Sơn với những trang viết về Hà
Nội, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về Huế. Hội nhà văn Việt Nam
trao giải cho những tác phẩm tản văn xuất sắc: Tản mạn trước đèn của Đỗ
Chu, năm 2005; và đến năm 2010 là Tháng giêng, tháng giêng, một vòng
dao quắm của Y Phương giành giải Người đọc. Đặc biệt nhiều nhà văn trẻ,
thế hệ 7x, 8x cũng đã định hình cho mình những phong cách tản văn độc
đáo như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Trương Quý…
Khoảng 10 năm trước, cái tên tác giả xuất hiện nhiều nhất trên báo chí
có lẽ là nhà văn Băng Sơn. Ông viết về Hà Nội với một tình u khơng mệt
mỏi.Từng gốc cây, ngọn cỏ, cành hoa, đều mang hồn thiêng sông núi và
dường như mỗi một chi tiết về cái ăn, cái mặc, về hành vi của người Hà
Nội đều được ông khám phá từ nhiều góc độ khác nhau và thấm đượm cảm
xúc nhân văn. Hà Nội đối với ông không chỉ là kí ức, là trải nghiệm về
những con phố đẹp, gắn với tên tuổi, sự nghiệp của những những người
anh hùng, những danh nhân mà hãy còn đâu đây “dư bóng” của những
người nhỏ bé khơng tên tuổi. Họ đã đã từng làm nên một phần cuộc sống
đời thường muôn màu mn vẻ của người Hà Nội. Đó là chú Tàu què bán
phá xa mặn ngọt ven bờ hồ Hoàn Kiếm, là ông Tê Thấp ở quãng giữa phố
Bạch Mai lấy tiếng hát vô tư để mua vui cho đàn con trẻ, là ông già Gù bên
phố Huế chuyên may áo dài, chỉ khâu tay làm đẹp cho những thiếu nữ Hà
thành...Chính những trang viết về những con người này đã mang đến cho

người đọc những cảm xúc bùi ngùi cảm động và thấm thía hơn trầm tích
văn hóa linh thiêng của thủ đô của Hà Nội.


×