Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Kinh tế huyện văn chấn (yên bái) từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________

TRẦN TUẤN ANH

KINH TẾ HUYỆN VĂN CHẤN (YÊN BÁI)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________

TRẦN TUẤN ANH

KINH TẾ HUYỆN VĂN CHẤN (YÊN BÁI)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN QUANG HỒNG

NGHỆ AN - 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng - ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi
trong suốt q trình làm luận văn.
Đồng thời, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng khoa học, các
thầy cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Lịch sử - Trƣờng Đại học Vinh đã đóng
góp ý kiến cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Hội đồng nhân dân huyện
Văn Chấn, Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn, phòng Kinh tế hạ tầng huyện
Văn Chấn, phịng Kế hoạch - Tài chính huyện Văn Chấn, phịng Văn hóa và
thơng tin huyện Văn Chấn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong
q trình sƣu tầm tƣ liệu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến những ngƣời thân trong gia đình và bạn
bè đã ln động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình
học tập và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn rằng luận văn sẽ khơng tránh
đƣợc những thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa
học, thầy cơ và bạn bè để luận văn hồn thiện hơn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Tuấn Anh


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG ...................................................................................................... 11
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT KINH TẾ HUYỆN VĂN CHẤN TRƢỚC NĂM
1986 .................................................................................................................. 11
1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến
sự phát triển kinh tế huyện Văn Chấn ........................................................ 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 11
1.1.2. Vài nét về đặc điểm xã hội ........................................................... 19
1.1.3. Duyên cách, tên gọi qua các thời kỳ ............................................ 22
1.2. Kinh tế huyện Văn Chấn trƣớc công cuộc đổi mới đất nƣớc
(1986) ......................................................................................................... 23
1.2.1. Vài nét về kinh tế huyện Văn Chấn trƣớc năm 1975 ................... 23
1.2.2. Kinh tế huyện Văn Chấn trong 10 năm đầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 1985) ............................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 37
Chƣơng 2. KINH TẾ HUYỆN VĂN CHẤN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC (1986 - 2010) ........................ 38
2.1. Bối cảnh lịch sử và đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng ................. 38
2.2. Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng và phát triển kinh tế ở
huyện Văn Chấn 10 năm đầu đổi mới đất nƣớc (1986 - 1995) .................. 41
2.2.1. Thành tựu...................................................................................... 41


2.2.2. Hạn chế ......................................................................................... 48
2.3. Kinh tế huyện Văn Chấn trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, hội nhập quốc tế và khu vực (1996 - 2010) ........................................ 49
2.3.1. Thành tựu...................................................................................... 49
2.3.2. Hạn chế ......................................................................................... 75

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 77
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ ĐỐI VỚI XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ,
ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN HUYỆN VĂN
CHẤN............................................................................................................... 79
3.1. Tác động của kinh tế đối với xã hội
3.1.1 Tác động của kinh tế đối với giáo dục đào tạo...............................
3.1.2. Tác động của kinh tế đối với công tác Y tế - Dân số gia
đình và trẻ em ...................................................................................
3.1.3. Tác động của kinh tế đối với cơng tác Văn hố - Thể dục thể
thao - Phát thanh và truyền hình .....................................................................
3.1.4. Giải quyết cơng ăn việc làm cho ngƣời lao động trên địa
bàn ..............................................................................................................
3.2. Tác động của kinh tế đối với chính trị....................................................
3.3. Tác động của kinh tế đối với đời sống văn hóa tinh thần .......................
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................
KẾT LUẬN ..........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................
PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Đảng cộng sản Việt Nam

ĐCS VN

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa


CNH – HĐH

Hội đồng nhân dân

HĐND

Ủy ban nhân dân

UBND

Thị trấn nông trƣờng

TTNT

Hợp tác xã

HTX

Tiểu thủ cơng nghiệp

TTCN

Đài truyền hình Việt Nam

Đài THVN

Dân số kế hoạch hóa gia đình

DSKHHGĐ


Kế hoạch

KH

Thể dục thể thao

TDTD

Nhà xuất bản

NXB


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Tình hình thời tiết, khí hậu ở Văn Chấn năm 2010 ........................ 14
Bảng 1.2: Diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Văn Chấn từ năm
2005 - 2010 .................................................................................... 15
Bảng 1.3: Dân số, nguồn lực lao động của huyện Văn Chấn từ năm 2005 2020 ................................................................................................ 21
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 của
huyện Văn Chấn ............................................................................. 57
Bảng 2.2: Một số sản phẩm công nghiệp công nghiệp của huyện Văn Chấn
năm 2010 ........................................................................................ 63
Bảng 2.3: Các lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu của huyện Văn Chấn năm 2009........ 74


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

V.I. Lênin khẳng định: “Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối
nội cũng như đối ngoại của Nhà nước chúng ta đều do những lợi ích kinh tế,
địa vị kinh tế của các giai cấp thống trị ở nước ta quyết định” [40, tr.403].
Thực tế, ở bất cứ mỗi quốc gia nào trên thế giới thì kinh tế là những yếu tố
hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, mỗi quốc gia dân
tộc đều tìm cho mình một con đƣờng phù hợp vƣơn lên và trở thành cƣờng
quốc về kinh tế.
Đất nƣớc Việt Nam sau thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), chuyển sang thời
kỳ độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 1986) đi lên CNXH với việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm do Đại
hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, chúng ta đạt đƣợc
nhiều thành tựu to lớn, song khó khăn gặp phải cũng khơng nhỏ do (yếu kém,
sai lầm và cả yếu tố khách quan và chủ quan mang lại, dẫn đến tình trạng
khủng hoảng đất nƣớc mà điển hình là về kinh tế (Đại hội VI (12/1986) của
Đảng đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của ĐCS VN (12/1986) đề ra
đƣờng lối đổi mới, nhấn mạnh “Nhiệm vụ cải tạo XHCN đặt ra cho chặng
đường đầu tiên là kinh tế XHCN với khu vực quốc doanh làm nòng cốt, phải
giành được vai trò quyết định trong nền Kinh tế quốc dân" [14, tr 59]. Trong
nền kinh tế quốc dân, kinh tế địa phƣơng giữ vai trị chính nịng cốt. Vì vậy,
trong hơn 2 thập kỷ qua việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng, Đảng ta xác
định là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và tất yếu trên bƣớc đƣờng xây
dựng, phát triển đất nƣớc. Để thấy rõ đƣợc những kết quả đạt đƣợc sau hơn 20


năm thực hiện đổi mới trên đất nƣớc ta, việc nghiên cứu tình hình kinh tế
trong giai đoạn vừa qua là một việc làm cần thiết.
Huyện Văn Chấn là trung tâm chính trị - kinh tế thứ hai của tỉnh Yên
Bái, đứng sau trung tâm chính trị, kinh tế của thành phố Yên Bái, mảnh đất có
bề dày truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết cách mạng, chịu đựng gian khổ, hăng
say sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát huy những truyền thống quý báu đó

sau khi đất nƣớc thống nhất (1975), nhân dân Yên Bái cùng cả nƣớc bƣớc vào
thời kỳ xây dựng CNXH. Trong hơn một thập kỷ đầu (1976 - 1986) đi lên
CNXH, Yên Bái vẫn là một địa phƣơng có nền kinh tế chậm phát triển, tự
cung, tự cấp dẫn đến khủng hoảng cùng với sự khủng hoảng trì trệ của cả
nƣớc. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc
lần thứ VI (12/1986), dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh - trực tiếp là Tỉnh
uỷ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới,
ngày 19/9/1986, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIII đƣợc tổ chức.
Huyện Văn Chấn thực sự bƣớc vào cơng cuộc đổi mới một cách tồn diện,
sâu sắc và giành đƣợc những thắng lợi bƣớc đầu, góp phần cùng cả nƣớc thực
hiện công cuộc đổi mới của Đảng.
Qua 24 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng (1986 - 2010),
huyện Văn Chấn có những bƣớc phát triển quan trọng về kinh tế. Điều đó
khẳng định đƣờng lối đúng đắn cuả Đảng, cũng nhƣ sự vận dụng một cách
chủ động, sáng tạo đƣờng lối đó của Đảng vào hoàn cảnh thực tiễn của địa
phƣơng Yên Bái. Những thành tựu đạt đƣợc làm cho huyện Văn Chấn đƣợc
nhân dân cả nƣớc biết đến với vùng đất không chỉ giàu truyền thống Lịch sử văn hố mà cịn đƣợc biết đến là địa phƣơng có một nền kinh tế phát triển
tồn diện với cơ cấu: Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Thƣơng mại - dịch
vụ, nông - lâm nghiệp... Nhằm thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH của huyện
Văn Chấn nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung. Tuy nhiên bên cạnh những thành


tựu đạt đƣợc trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, huyện Văn Chấn
cịn bộc lộ khơng ít những tồn tại yếu kém, những bất cập cần phải đƣợc khắc
phục để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển bền vững và toàn diện của
huyện Văn Chấn trong những giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu kinh tế huyện Văn Chấn từ năm 1986 đến năm 2010
không chỉ tái hiện bức tranh về sự phát triển kinh tế, mà còn khẳng định
niềm tin của nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nƣớc.

Hơn nữa, là một giáo viên dạy lịch sử, lớn lên và cơng tác trên q
hƣơng Văn Chấn, tơi thấy mình cần có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho
thế hệ học sinh những giá trị truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên
Bái trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế. Do đó nghiên cứu,
tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế huyện Văn Chấn từ năm 1986 đến năm
2010 khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm
vụ của ngành khoa học trong đó có khoa học lịch sử.
Thơng qua các nguồn tài liệu, luận văn tái hiện lại bức tranh về kinh
tế huyện Văn Chấn từ năm 1986 đến năm 2010, trên cơ sở đó khơng chỉ có
cái nhìn tổng quan về sự trƣởng thành lớn mạnh huyện Văn Chấn trong
thời kỳ đổi mới mà còn rút ra đƣợc những mặt mạnh, ƣu điểm cần phát
huy, những hạn chế chủ quan, khách quan, để xây dựng huyện Văn Chấn
giàu mạnh, xứng đáng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hố lớn thứ hai
của tỉnh Yên Bái.
Nghiên cứu đề tài này còn mong muốn làm rõ hơn truyền thống lịch sử,
văn hoá của nhân dân Yên Bái trong quá khứ và hiện tại. Từ đó cung cấp
thêm tài liệu lịch sử địa phƣơng phục vụ cho công tác, học tập, giảng dạy và
nghiên cứu.


Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn "Kinh tế huyện Văn Chấn
(Yên Bái) từ năm 1986 đến năm 2010" làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Khi nghiên cứu, viết về những thành tựu và hạn chế trong quá trình đổi
mới của đất nƣớc, thì vấn đề kinh tế cả nƣớc nói chung, ở các địa phƣơng nói
riêng là một trong những vấn đề đƣợc nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức viết,
không chỉ có các nhà lãnh đạo mà các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội quan tâm.
Trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ III, IV, V và nhất là trong các văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI (1986),
VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006). Trong những văn kiện đó, vấn
đề kinh tế đƣợc nêu lên thành đƣờng lối mang tính định hƣớng cho sự phát
triển. Đặc biệt, trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu 2
nội dung rất quan trọng đó là “Chiến lược phát triển kinh tế 5 năm 2001 2005”, và “Chiến lược ổn định sự phát triển kinh tế đến năm 2005” (NXB sự
thật - Hà Nội, 1991). của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng.
Ngoài ra các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc ta nhƣ:
Lê Duẩn trong tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tiến lên xây
dựng kinh tế địa phương vững mạnh” (NXB Sự thật, Hà Nội, 1986) đề cập
đến vị trí, vai trị của kinh tế địa phƣơng đến sự phát triển trong của nền kinh
tế quốc gia, đồng thời nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công việc xây
dựng và phát triển đất nƣớc.
Trong khi phân tích chủ trƣơng của Đảng đề ra từ các Đại hội IV, V,
đồng thời khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt đƣợc. Qua đó
cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm từ đó nêu rõ sự cần thiết đổi mới, nhất
là đổi mới trong tƣ duy kinh tế đƣợc phản ánh trong tác phẩm “Đổi mới là đòi


hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại”(NXB Sự thật, HN, 1987)của đồng
chí Trƣờng Chinh.
Hay đề cập đến sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc đổi mới,
coi đổi mới là địi hỏi bức thiết của chính sách dân tộc và sự phát triển của đất
nƣớc; những thành tựu trong công cuộc đổi mới; những bài học và triển vọng;
nguồn lực con ngƣời - yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu dân giàu,
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh... Củng cố giáo dục quốc
phòng, bảo vệ Tổ quốc XHCN... đƣợc 13 tác giả nghiên cứu do tác giả Trần
Nhâm làm chủ biên trong cuốn “Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát
triển” (NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1987).
Trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến nay” (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1996) và tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay Những vấn đề lý luận và thực tiễn của CNXH ở Việt Nam” (NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, 1998) của PGS Trần Bá Đệ, đề cập đến bối cảnh đất nƣớc,
nền tảng kinh tế Việt Nam khi bƣớc vào công cuộc xây dựng CNXH; chủ
trƣơng quan điểm đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam về kinh tế, chính trị;
coi đổi mới là vấn đề cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân ta; những thành tựu và
hạn chế trong bƣớc đầu cơng cuộc đổi mới đất nƣớc.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, xuất bản bộ kỉ yếu “Việt Nam
trong thế kỉ XX”. Bộ sách gồm nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả
trong và ngoài nƣớc tập trung nghiên cứu xoay quanh các vấn đề: Những kinh
tế, văn hố, chính trị trong thế kỷ XX cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc
Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.
Về kinh tế huyện Văn Chấn, chủ trƣơng đƣờng lối đổi mới của Đảng
đƣợc cụ thể hoá qua các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh qua các văn
kiện trong các kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, XV, XVI, XVII,
XVIII và một số tài liệu khác đề cập đến. Qua đó, các thành tựu đạt đƣợc và


khó khăn hạn chế trong sự nghiệp thực hiện cơng cuộc đổi mới đƣợc đánh giá
nghiêm túc, từ đó đề ra chủ trƣơng đƣờng lối phát triển kinh tế huyện Văn
Chấn trong các giai đoạn tiếp sau.
Năm 2000, tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái cho xuất bản cuốn
“Tỉnh Yên Bái một thế kỷ” (NXB Đại học Sƣ phạm - Đại học Quốc gia Hà
Nội) cuốn sách trình bày một cách đầy đủ, hệ thống điều kiện tự nhiên - xã
hội, các giai đoạn lịch sử, truyền thống đấu tranh, tiềm năng và giải pháp phát
triển kinh tế, chiến lƣợc phát triển kinh tế, q trình thực hiện cơng cuộc đổi
mới, đẩy mạnh CNH - HĐH của nhân dân Yên Bái.
Các đề án "Quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế đến năm 2020" của
Tỉnh uỷ Yên Bái, tháng 8/2012 tập bài giảng lịch sử địa phƣơng tỉnh Yên Bái
của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái; “Nông nghiệp nông thôn Yên Bái
trong sự nghiệp CNH - HĐH” - NXB Thống kê, 2002; “Sơ thảo lịch sử đảng
bộ Huyện Văn Chấn 1930 - 1954” xuất bản năm 1986 và “Lịch sử đảng bộ

Huyện Văn Chấn 1954 - 2007” xuất bản năm 2007... là những tài liệu của các
tập thể, cá nhân khi nghiên cứu về trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi
mới, CNH - HĐH của nhân dân Yên Bái.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn hàng
năm trong những nhiệm kỳ đại hội về tình hình kinh tế từ 1986 - 2010 của
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Văn Chấn là sự tổng kết
tình hình kinh tế của Tỉnh, của Huyện. Các báo cáo đó nêu lên những thành
tựu, hạn chế... và đề ra mục tiêu phƣơng hƣớng thực hiện trong các nhiệm
kỳ tiếp theo.
Hệ thống sách, tạp chí, báo cáo, đề án của UBND huyện của các phịng
Văn hố thể thao, Nơng nghiệp và PTNT, Thƣơng mại du lịch, Công nghiệp...
đều nêu bật đƣợc kết quả đạt đƣợc, khó khăn, hạn chế, phƣơng hƣớng... song
chỉ đi sâu vào lĩnh vực chun mơn mà sở, ngành mình quản lý.


Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Yên Bái (1986 2010) phòng thống kê huyện phản ánh đƣợc tình hình kinh tế hàng năm của
các huyện thị trong đó có Huyện Văn Chấn, văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã
trên địa bàn huyện, báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục...
của Huyện uỷ, UBND,... hàng năm cũng cho biết thêm về q trình triển khai
cơng cuộc đổi mới ở các xã, các ban ngành trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Lịch sử Đảng bộ các xã Hạnh Sơn, Phù Nham, Sơn A, Đại Lịch..., và một số
bài báo điện tử Yên Bái. Tuy nhiên, đó chỉ là những thống kê, số liệu rời rạc,
lẻ tẻ mang tính chất tin tức, thời sự chƣa thành một hệ thống.
Nhìn chung các cơng trình trên đây góp phần làm sáng tỏ vấn đề về
kinh tế của đất nƣớc nói chung và Huyện Văn Chấn nói riêng, ở những khía
cạnh khác nhau đề cập đƣợc vấn đề đổi mới là bức thiết, là sự sống còn của
quốc gia, dân tộc, phản ánh những thành tựu bƣớc đầu trong công cuộc đổi
mới của đất nƣớc, nêu bật đƣợc các giai đoạn lịch sử, truyền thống đấu tranh,
khái quát đƣợc tình hình kinh tế huyện Văn Chấn, những thành tựu, hạn chế.
Song cho đến nay chƣa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự kinh tế

của huyện Văn Chấn trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010.
Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu trên đây đƣợc đánh giá cao và
là những tƣ liệu quý giúp chúng tôi phƣơng hƣớng tiếp tục đi sâu nghiên cứu
để hoàn thành vấn đề mà luận văn đặt ra "Kinh tế huyện Văn Chấn (Yên
Bái) từ năm 1986 đến năm 2010"
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung trọng tâm của Luận văn là tập trung nghiên cứu về kinh tế
của huyện Văn Chấn (Yên Bái) trong công cuộc đổi mới đất nƣớc từ năm
1986 đến năm 2010.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Văn Chấn thuộc tỉnh Yên
Bái. Địa giới hành chính gồm 28 xã và 03 thị trấn.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ, chính
quyền nhân dân huyện Văn Chấn thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế từ năm 1986 đến năm 2010.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất: Thơng qua nguồn tƣ liệu hiện có luận văn đề cập khái quát
về huyện Văn Chấn với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và tình hình kinh
tế huyện Văn Chấn trƣớc năm 1986.
Thứ hai: Trên cơ sở nghiên cứu kinh tế của huyện Văn Chấn trong thời
kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010 nêu rõ thành tựu, ƣu điểm, hạn chế,
khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn.
Thứ ba: Đánh giá tác động của kinh tế đối với đời sống chính trị xã hội
trên địa bàn huyện Văn Chấn trong khoảng thời gian đề tài thực hiện.
Thứ tƣ: Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây
dựng và phát triền về kinh tế của huyện Văn Chấn trong thời gian tiếp theo.

Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng những nguồn tƣ
liệu sau: Các văn kiện của đại hội Đảng toàn quốc, các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, Nhà nƣớc về kinh tế, báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Yên Bái,
Huyện uỷ và UBND từ năm 1986 đến năm 2010. Nguồn bảng, biểu thống kê
của các phòng ban ngành liên quan nhƣ: Phịng Nơng nghiệp phát triển nơng
thơn, phịng Văn hố - Thơng tin, phịng Giáo dục đào tạo, phòng Thƣơng


mại - Du lịch, Cục thống kê tỉnh Yên Bái, các cơng trình nghiên cứu, tạp chí,
luận văn...
Để đảm bảo tính chính xác và làm phong phú hơn cho nội dung của
luận văn, chúng tơi cịn sử dụng các tài liệu thu thập đƣợc qua các đợt khảo
sát thực tế (tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến vấn đề xây dựng và phát
triển của huyện Văn Chấn) tại một số cơ sở sản xuất trong và ngoài quốc
doanh, các cụ già cao tuổi, các cá nhân tiêu biểu có nhiều năm sống và làm
việc tại địa phƣơng, để có thêm thơng tin bổ sung, thẩm định cho các tài liệu
lƣu trữ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích dựng lại bức tranh kinh tế của huyện Văn Chấn trong
thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2010, chúng tôi sử dụng chủ yếu phƣơng pháp
lịch sử và phƣơng pháp logic.
Ngoài ra chúng tơi cịn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân
tích tổng hợp, khảo sát điền dã, để từ đó chọn lọc, bổ sung làm sáng tỏ vấn đề
trình bày.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày lại bức tranh sinh động quá trình xây dựng, phát
triển kinh tế, ở huyện Văn Chấn từ năm 1986 đến năm 2010.

- Việc hệ thống hoá các nguồn tƣ liệu, luận văn phát triển, làm rõ
những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế
của huyện Văn Chấn thời kỳ đổi mới, và qua đó đề xuất những giải pháp
nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
- Từ việc nghiên cứu một cách hệ thống về kinh tế trên địa bàn huyện
Văn Chấn, chúng tơi trình bày tác động của kinh tế đối với các lĩnh vực chính
trị, xã hội, văn hoá, giáo dục,... chỉ rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong quá
trình triển khai thực hiện công cuộc đổi mới trên địa bàn huyện Văn Chấn.


- Luận văn là cơng trình nghiên cứu ở góc độ sử học đầu tiên đi sâu
phân tích, đánh giá tác động của kinh tế đối với đời sống kinh tế xã hội huyện
Văn Chấn trong khoảng thời gian đề tài thực hiện.
- Luận văn có thể làm tài liệu để phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch
sử ở địa phƣơng tại các trƣờng THCS, THPT, TTGDTX trên địa bàn
huyện Văn Chấn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
Luận văn chia làm 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát kinh tế huyện Văn Chấn trước năm 1986
Chương 2: Kinh tế huyện Văn Chấn trong công cuộc đổi mới, hội nhập
quốc tế và khu vực (1986 - 2010)
Chương 3: Tác động của kinh tế đối với xã hội, chính trị, đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân huyện Văn Chấn


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT KINH TẾ HUYỆN VĂN CHẤN
TRƢỚC NĂM 1986

1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và những nhân tố ảnh hƣởng trực
tiếp đến sự phát triển kinh tế huyện Văn Chấn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh n Bái có vị
trí địa lý từ 21020' - 21045' vĩ độ bắc, 104020' - 104023' độ kinh đơng, tiếp giáp
với các địa phƣơng: Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải; Phía Nam giáp tỉnh
Sơn La và Phú Thọ; Phía Đơng giáp huyện Văn n và Trấn Yên; Phía tây
giáp huyện Trạm Tấu.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 120.758,5ha tƣơng đƣơng với
1.207,585 km2 chiếm 17,5% diện tích tồn Tỉnh và là huyện có diện tích lớn
thứ 2 trong tỉnh. Huyện Văn Chấn có 31 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 28
xã); trong đó có 16 xã đặc biệt khó khăn và 28 thơn bản của xã vùng II thuộc
diện đặc biệt khó khăn [36, tr.10].
Huyện lỵ cách thành phố Yên Bái trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn
hố của tỉnh 72km, cách thị xã Nghĩa Lộ 10km, cách Thủ đô Hà Nội hơn
200km, có đƣờng quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, có các tuyến
đƣờng thơng thƣơng với các huyện trong tỉnh là Trạm Tấu, Mù Cang Chải,
Trấn Yên và các tỉnh bạn nhƣ Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu. Trong tƣơng lai
gần, các tuyến đƣờng nối huyện Văn Chấn - Văn Yên nhƣ tuyến Gia Hội Đông An, Quốc lộ 32 - An Lƣơng - Mỏ Vàng, Sùng Đơ - Phong Dụ, tạo cho
Văn Chấn có một hệ thống đƣờng bộ thuận tiện giao lƣu với các huyện bạn


trong tỉnh và các tỉnh bạn. Bên cạnh những thế mạnh trong phát triển kinh tế,
Văn Chấn cịn có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong khu vực phịng thủ và hệ
thống quốc phòng của tỉnh, của khu vực Tây Bắc [36, tr.12].
* Yếu tố địa hình
Văn Chấn có địa hình phức tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia
cắt. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển 400m. Huyện đƣợc chia
thành ba vùng lớn: Vùng trong (Vùng Mƣờng Lị), vùng Ngồi và vùng

cao thƣợng huyện.
- Vùng trong (vùng Mƣờng Lò): Là vùng tƣơng đối bằng phẳng gồm 12
xã - thị trấn (Sơn Lƣơng, TTNT Liên Sơn, Sơn A, Hạnh Sơn, Nghĩa Sơn,
Phúc Sơn, Thanh Lƣơng, Thạch Lƣơng, Phù Nham, TTNT Nghĩa Lộ, Sơn
Thịnh, Đồng Khê) có diện tích tự nhiên là 13.185,07ha chiếm 10,9% diện tích
tồn huyện. Là vùng có dân cƣ đơng đúc, đại bộ phận là ngƣời Kinh,Thái,
Mƣờng, tập quán canh tác chủ yếu là nông nghiệp. Đây là vùng lúa trọng
điểm của huyện và của tỉnh với diện tích lúa tập trung gần 2.000 ha [35, tr11].
- Vùng ngoài: Bao gồm 9 xã - thị trấn (Cát Thịnh, Tân Thịnh, Chấn
Thịnh, Bình Thuận, Thƣợng Bằng La, Đại Lịch, Nghĩa Tâm, Minh An,
TTNT Trần Phú) có diện tích tự nhiên là 56.096,37 ha chiếm 46,5% diện
tích tồn huyện. Vùng ngồi có mật độ dân cƣ thấp hơn vùng trong, đại bộ
phận là ngƣời Tày, Kinh có tập quán canh tác chủ yếu trồng cây lúa nƣớc,
cây công nghiệp chè và vƣờn rừng, đời sống dân cƣ khá hơn so với toàn
huyện. [35, tr.12]
- Vùng cao, thƣợng huyện: Là vùng có độ cao trung bình 600m trở lên,
bao gồm 10 xã (Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, An Luơng, Sùng Đô, Nậm
Mƣời, Gia Hội, Nậm Lành, Nậm Búng, Tú Lệ) có diện tích tự nhiên là
51.477,06ha chiếm 42,6% diện tích tồn huyện. Vùng này dân cƣ thƣa thớt
đại bộ phận là đồng bào thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú... Tập quán canh tác


lạc hậu, đời sống cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu
kém... nhƣng nhiều tiềm năng đất đai, lâm nghiệp và khống sản có khả năng
huy động vào phát triển kinh tế trong thời gian tới. [35, tr.12]
* Thời tiết và khí hậu
Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp nên khí hậu Văn Chấn cũng
thể hiện những đặc điểm đó:
- Nhiệt độ trung bình: 20 - 30 0C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa
đông và mùa hè tƣơng đối lớn. Tổng nhiệt độ của cả năm đạt 7.500 8.100 0C [37, tr.22].

- Lƣợng mƣa: Đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau là mùa ít mƣa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mƣa nhiều.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.600mm. Số ngày mƣa trong
năm 120 ngày. Riêng khu vực Ba Khe xã Cát Thịnh, số ngày mƣa lớn hơn
(163 ngày/năm), lƣợng mƣa cũng cao hơn (cao nhất 2.569 mm/năm, thấp nhất
528 mm), do gió đơng nam mang nhiều hơi nƣớc gặp dãy núi Khe Đao cao
1.164 m chặn lại gây ra mƣa [37, tr.22].
- Ẩm độ, ánh sáng: Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, lƣợng bốc hơi trung
bình từ 770 - 780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến
tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm
từ 1.360 - 1.730 giờ, lƣợng bức xạ thực tế đến đƣợc mặt đất bình quân cả năm
đạt 45% [37, tr.23].
- Gió: Do đặc điểm địa hình lịng máng chạy theo hƣớng Đơng Nam Tây Bắc nên hƣớng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khơ và
nóng thƣờng xun xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất
vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 - 380c, bình qn
mỗi năm có 20 ngày gió nóng [37, tr.23].


- Sƣơng muối: Thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi
tháng thƣờng có từ 5 - 7 ngày, mỗi ngày kéo dài 1 - 2 giờ [37, tr.24].
Các yếu tố khí hậu đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 1.1: Tình hình thời tiết, khí hậu ở Văn Chấn năm 2010
Tháng
Yếu tố

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả
năm

Nhiệt độ
trung bình 17 18 20,7 24,5 26,4 28,4 28,2 27,5 25,9 23,7 20,6 18,4 23,3
(0c)
Lƣợng mƣa
trung bình 0,5 2,0 31,5 66,3 217,9 201,9 145,1 261,4 252,2 70,1 41,7 9,9 108,4
(mm)
Độ ẩm
trung bình 85 84 85


86

86

85

86

87

85

83

83

82

85

(%)

(Nguồn: Phịng thống kê huyện Văn Chấn cung cấp)
Hiện trạng tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đến ngày 01/01/2010,
tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 120.758,5 ha, tăng 0,036% (tƣơng
đƣơng 43,89ha) so với diện tích thời điểm 01/01/2010 [37, tr.25]. Nguyên
nhân tăng theo sự điều chỉnh chung của toàn tỉnh. Trong đó:
* Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Đất nơng lâm nghiệp có 109.187,29ha, chiếm 90.42% diện tích tồn

huyện. Trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 22.639,22ha, đất lâm nghiệp
79.570,43 ha, đất nông nghiệp khác 6.977.64ha [37, tr.26].
- Đất phi nơng nghiệp 5.335,59ha, chiếm 4,38% diện tích tự nhiên.
Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp 13,31 ha [37, tr.27].


- Đất chƣa sử dụng 6.235,62ha, chiếm 5,17% diện tích tồn huyện
[37, tr.27]
* Tài ngun rừng
- Tổng diện tích đất có rừng tồn huyện tăng từ 64.697,27 ha năm 2005
[32, tr.40] lên 70.630,26 ha năm 2008 [35, tr.46], thực hiện năm 2009 tổng
diện tích đất rừng đạt 66.566 ha [36, tr.46], năm 2010 tổng diện tích đất rừng
65.210 ha, vƣợt mục tiêu quy hoạch đề ra (mục tiêu quy hoạch 2010 là 65.079
ha) [37, tr.48]. Tỷ lệ che phủ năm 2005 là 45% [32, tr.42], năm 2008 đạt
51,5% [35, tr.50], năm 2009 đạt 53% [36, tr.48], năm 2010 đạt 54%, đạt mục
tiêu quy hoạch đề ra (mục tiêu quy hoạch 2010 là 54%) [37, tr.49]. Nguyên
nhân do tăng diện tích trồng mới rừng hàng năm.
- Sản lƣợng khai thác gỗ rừng tăng từ 5.912m3 năm 2005 lên 16.000m3
năm 2010, trong đó khai thác gỗ rừng tự nhiên đã giảm hẳn và chủ yếu tăng
khai thác gỗ rừng trồng. Với diện tích rừng trồng hiện có trên 20.000 ha, trong
tƣơng lai trữ lƣợng nguyên liệu gỗ có khả năng cung cấp cho chế biến tƣơng
đối lớn, tuy nhiên hiện nay chủ yếu là rừng mới trồng đang trong giai đoạn
kiến thiết cơ bản nên sản lƣợng còn thấp [37, tr.78].
Bảng 1.2: Diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Văn Chấn
từ năm 2005 - 2010
Chỉ tiêu
Diện tích đất rừng tồn huyện (ha)
Tỷ lệ tán che phủ rừng (%)

TH


TH

TH

TH

2005

2008

2009

2010

64.697

70.630

66.566

65.210

45

51,5

53

54


(Nguồn: Phịng thống kê huyện Văn Chấn cung cấp)
* Tài nguyên khoáng sản:
Về cấu trúc địa chất qua các tài liệu khảo sát lịch sử. Văn Chấn có các
loại trầm tích Xerisit, Octphia, Tuphogen núi lửa và á núi lửa liên quan đến sự


tạo thành các loại khống sản: Than, sắt, chì, kẽm, vàng, đất hiếm, thạch anh
nhƣng chƣa đƣợc điều tra đầy đủ về trữ lƣợng và chất lƣợng.
- Nhóm kim loại: Qua tài liệu thăm dò, khảo sát trên địa bàn Văn Chấn
có các loại khống: sắt, chì, kẽm, vàng, Mỏ sắt tại xã Nậm Búng, Tân Thịnh,
Chấn thịnh, Bình Thuận nhƣng chỉ có điểm chì kẽm Tú Lệ trữ lƣợng điều tra
đƣợc là 511.700 tấn; sắt làng Mỵ trữ lƣợng trên 76 triệu tấn. Các mỏ khoáng
sản kim loại phân bố chủ yếu ở các xã vùng ngoài và vùng cao trong huyện
[36, tr.53].
- Nhóm vật liệu xây dựng: Nguồn khống sản này phân bố tƣơng đối
đồng đều trên tồn địa bàn huyện bao gồm: đá vôi, cát, đá, sỏi, thạch anh,
sét... phục vụ cho sự phát triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng
của địa phƣơng. Ngoài ra cịn có mỏ đá vơi có văn hoa tại Suối Giàng, Sơn
Thịnh và Sùng Đơ có giá trị cao trong công nghiệp chế tác đá thủ công mỹ
nghệ [36, tr.53].
- Nhóm năng lƣợng: Văn Chấn có nguồn khống sản năng lƣợng không
lớn, nằm rải rác ở một số xã nhƣ sau: Than đá ở xã Suối Quyền, Thƣợng
Bằng La, Đồng Khê, Nậm Lành, Thị trấn Liên Sơn; Than bùn ở xã Phù Nham
trữ lƣợng khoảng 400.000 tấn [36, tr.54].
- Nhóm nƣớc khống: Tồn huyện có 6 điểm nƣớc khống ở các xã
Sơn thịnh, Sơn A, Thị trấn nông trƣờng Nghĩa Lộ, Phù Nham, Gia Hội và Tú
Lệ. Qua điều tra nghiên cứu tại các điểm cho thấy.
+ Nƣớc khoáng nóng Bản Bon (xã Sơn A): Nƣớc đƣợc phun lên từ lịng
đất với lƣu lƣợng 14 lít/ giây kèm theo có nhiều bọt khí, nhiệt độ nguồn nƣớc

đạt 450C, nƣớc trong suốt, không màu, thoảng mùi H2S, độ PH = 6,7, Cặn khơ
2.590 mg/lít; Kiểu nƣớc can xi sun phát (CaSO4) có độ khống hố thấp
M = 2.155,8 mg/lít, hàm lƣợng lƣu huỳnh đạt 0,018 mg/lít, Brơm = 0,15
mg/lít, Iốt = 0,0667 mg/lít [37, tr53].


+ Nƣớc khống nóng xã Phù Nham: Nƣớc phun lên từ mỏ than bùn,
diện tích 15m x 15 m. Nhiệt độ nguồn nƣớc đạt 38 0C, lƣu lƣợng 0,8 lít/giây,
độ PH = 7,3, cặn khơ = 2.800 mg/lít. Kiểu nƣớc can xi sun phát ma nhê, có độ
khống hố M = 2.749,9 mg/lít, lƣợng H2SiO3 = 38 mg/lít [37, tr.54].
+ Nƣớc khống nóng rừng Si (TTNT Nghĩa Lộ): Diện tích 22 m2. Nhiệt
độ nguồn nƣớc đạt 410C, PH = 8, căn khơ = 2.920 mg/lít ; kiểu nƣớc sun phát
can si - ma nhê, độ khoáng hoá M = 2.750,8 mg/lít. Lƣợng H2Si03 = 3 mg/lít
[37, tr.54].
+ Nƣớc khống nóng Bản Hốc (xã Sơn Thịnh) và các nguồn nƣớc
khống nóng khác đang đƣợc điều tra phân tích.
* Tài ngun khống sản của Văn Chấn phong phú và đa dạng nhƣng
chƣa đƣợc thăm dò kỹ lƣỡng, việc khai thác và quản lý chƣa hợp lý dẫn
đến tổn thất tài nguyên và dễ gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Nguồn
tiềm năng nƣớc khoáng của Văn Chấn đang đƣợc nghiên cứu, phân tích để
khai thác đƣa vào sử dụng điều dƣỡng và chữa bệnh cho nhân dân kết hợp
với du lịch sinh thái.
* Mục tiêu của thời gian tới cần đầu tƣ cho cơng tác điều tra, quản lý
khai thác, có kế hoạch khai thác phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của huyện một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
Nguồn nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt gồm có 3 hệ thống ngịi suối lớn.
- Hệ thống suối Ngịi Thia dài 104km có diện tích lƣu vực 824km2, bao
gồm các nhánh: Ngịi Nhì dài 30 km, diện tích lƣu vực 360 Km2; Nậm Tăng
dài 28km, diện tích lƣu vực 156km2; Nậm Mƣời dài 18km, diện tích lƣu vực
166km2; Nậm Đơng dài 28km, diện tích lƣu vực 142km2 [36, tr.33].
- Hệ thống suối Ngòi Lao dài 66 Km, diện tích lƣu vực 510km2,

gồm các nhánh: Ngịi Phà dài 14km, diện tích lƣu vực 50km2; Ngịi Tú dài


20km, diện tích lƣu vực 63km2; Ngịi Mỵ dài 10km, diện tích lƣu vực
27km2 [37, tr.33]
- Hệ thống Ngịi Hút có diện tích lƣu vực thuộc Văn Chấn 397km2 gồm
nhiều suối nhỏ [37, tr.34].
Các hệ thống ngòi suối của huyện đều bắt nguồn từ núi cao, độ dài
ngắn nên độ dốc lớn, ngồi tƣới tiêu, phục vụ sản xuất nơng nghiệp, sinh hoạt
và đời sống của nhân dân, cịn có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Trên địa bàn
huyện Văn Chấn hiện có 06 dự án đầu tƣ phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ với
công suất thiết kế đạt trên 120 MW, bao gồm: Nhà máy thuỷ điện Phai Mòn,
thuỷ điện Nậm Tộc, thuỷ điện Văn Chấn, thuỷ điện Chấn Thịnh, thuỷ điện
Vực Tuần, thuỷ điện Ngòi Hút. Các dự án nhà máy thuỷ điện trên đã đƣợc cấp
phép đầu tƣ và đang tích cực triển khai dự án.
- Nguồn nƣớc ngầm
Đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào, đánh giá tiềm năng, trữ
lƣợng nguồn nƣớc ngầm của huyện Văn Chấn. Tuy nhiên theo cấu trúc địa
chất của tồn vùng cho thấy mức độ chứa nƣớc ngầm khơng nhiều, lƣu lƣợng
0,1 - 0,5lít/giây [37, tr.37].
*Tiềm năng du lịch
Là một huyện miền núi, một địa danh lịch sử lâu đời, có vị trí địa lí
thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng, truyền thống văn hóa phong phú, giàu
bản sắc. Văn Chấn có cánh đồng Mƣờng Lị cái nơi của văn hoá vùng Tây
Bắc, nhiều cảnh đ p nhƣ hang Thẩm Han, Thẩm Thoóng, Thẩm Lé; suối nƣớc
nóng Bản Bon, Bản Hốc, khu du lịch sinh thái Suối Giàng (đang đƣợc đầu tƣ
xây dựng) với văn hoá truyền thống của ngƣời Mông vẫn giữ nguyên nét đ p
thuần khiết của văn hoá bản địa và rừng chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm



×