Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tri thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp của dân tộc thái ở huyện quỳ châu, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo
Th.S Trần Thị Tuyến – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo động lực lớn
lao giúp tơi hồn thành khố luận tốt nghiệp, đồng thời tơi xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy, cô giáo trong khoa Địa Lý đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong qúa trình học
tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Quỳ Châu, Bảo tàng các dân tộc
miền núi huyện Quỳ Châu, UBND xã Châu Phong, các già làng, trưởng bản đã giúp
đỡ tơi trong q trình thực tế ở địa phương.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình đã động viên,
khích lệ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Do hạn chế của trình độ bản thân, phương tiện và thời gian nghiên cứu nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Vinh tháng 5/2014
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Lành

i1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCHTW

:

Ban chấp hành trung ương


UBND

:

Uỷ ban nhân dân

N – L – TS :

Nông – lâm – thuỷ sản

CN, XDCB :

Công nghiệp, xây dựng cơ bản

DV

:

Dịch vụ

Nxb

:

Nhà xuất bản

VH

:


Văn hoá

2ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .....................................................................................3
5. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8
7. Đóng góp của luận văn:...........................................................................................9
8. Bố cục của luận văn : ..............................................................................................9
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA .................................10
1.1. Các khái niệm về tri thức bản địa......................................................................10
1.2. Đặc điểm của tri thức bản địa ............................................................................13
1.3. Vai trò của tri thức bản địa .................................................................................16
1.4. Tri thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp. ...........................................16
CHƢƠNG 2. TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG – LÂM
NGHIỆP CỦA DÂN TỘC THÁI Ở QUỲ CHÂU (NGHỆ AN) ..........................18
2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Quỳ Châu .......................................................18
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................18
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................20
2.1.2.1. Địa hình ........................................................................................................20
2.1.2.2. Khí hậu ..........................................................................................................25
2.1.2.3. Thuỷ văn .......................................................................................................26
2.1.2.4. Thổ nhưỡng ..................................................................................................27
2.1.2.5. Rừng .............................................................................................................29

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội: ..............................................................................30
2.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Quỳ Châu ............................................30
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội ...........................................................................................34
2.2. Hệ thống tri thức bản địa trong nông nghiệp .....................................................40
2.2.1. Trong trồng trọt ...............................................................................................40
2.2.1.1. Canh tác nương rẫy ......................................................................................40
3
iiii


2.2.1.2. Canh tác ruộng nước………………………………………………………49
2.2.2. Trong chăn nuôi...............................................................................................54
2. 3. Hệ thống tri thức bản địa trong lâm nghiệp ......................................................57
2.3.1. Kiến thức bản địa trong phân loại rừng và phương pháp bảo tồn rừng ..........58
2.3.2. Tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng ................59
2.3.2.1. Khai thác, sử dụng các loại cây gỗ ...............................................................59
2.3.2.2. Khai thác, sử dụng các lâm sản phi gỗ .........................................................60
2.3.2.3. Khai thác, sử dụng các loại cây thuốc ..........................................................61
2.3.2.4. Tri thức bản địa trong săn bắt động vật .......................................................62
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG – LÂM
NGHIỆP CỦA DÂN TỘC THÁI Ở QUỲ CHÂU (NGHỆ AN). .......................64
3.1. Cơ sở để đưa ra giải pháp ...................................................................................64
3.1.1. Cơ sở khoa học: ...............................................................................................64
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................66
3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức bản địa. ...............69
3.2.1. Nghiên cứu một cách có hệ thống tri thức bản địa của dân tộc Thái, điều tra
thu thập tri thức bản địa ở các xã, bản trong huyện: .................................................70
3.2.2. Đưa các cơng trình nghiên cứu khoa học đến các bản làng để người dân tiếp
cận với khoa học: ......................................................................................................71

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kiến thức bản địa: ...................72
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển nông – lâm nghiệp và dịch vụ từ rừng: .........................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76

v4


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: So sánh tri thức bản địa và tri thức hàn lâm .............................................14
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh và hiện hành.......................31
giai đoạn 2010 - 2012 ................................................................................................31
Bảng 2.2: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2010-2012 ........................................31
Bảng 2.3: Dân số trung bình, dân số trung bình nam, dân số trung bình nữ tồn
huyện năm 2010 - 2012 .............................................................................................34
Bảng 2.4: Lịch canh tác của người Thái Quỳ Châu. .................................................42
Hình 2.1: Gậy chọc lỗ tra hạt của đồng bào dân tộc Thái .........................................45
Hình 2.2: Mở vạch ....................................................................................................46
Hình 2.3: Mở hẹp ......................................................................................................46
Hình 2.4: Mở chặt .....................................................................................................47
Hình 2.5: Rau cải nại .................................................................................................48
Hình 2.6: Guồng nước ...............................................................................................52
Hình 2.7: Mở hai .......................................................................................................55
Hình 2.8: Mở cuối .....................................................................................................54
Hình 2.9: Giống gà của đồng bào dân tộc Thái Quỳ Châu .......................................58
Hình 2.10: Vịt bầu Quỳ Châu ...................................................................................57

iii5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nền văn hoá Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng, được thể hiện bằng
những giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Trong nền văn hoá
đa dạng mà thống nhất ấy, những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít người
có vị trí quan trọng. Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra
phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, hình thành tập quán sản xuất. Đây có
thể được coi là một lâu đài văn hóa đồ sộ của mỗi tộc người, là sản phẩm được tích
lũy, chắt lọc qua hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm thành
chuẩn mực để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nhưng tất cả đều hội tụ trong
một nền văn hoá Việt Nam, làm cho bức tranh văn hoá Việt rực rỡ mn màu,
phong phú, đa dạng trong thống nhất. Vì thế, để có cái nhìn tồn diện hơn về bức
tranh tổng thể văn hoá Việt đa dạng, phong phú ấy thì việc tìm hiểu về các dân tộc
thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Thái nói riêng là điều hết sức cần thiết.
Cộng đồng dân tộc Thái sống tụ cư ở Quỳ Châu trong một thời gian dài, trải qua
biết bao nhiêu thế hệ cùng với quá trình lao động sản xuất chống chọi với điều kiện
tự nhiên, họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm sản xuất quý báu, được chắt lọc và
truyền từ đời này sang đời khác tạo nên hệ thống tri thức riêng của dân tộc, trong đó
có hệ thống tri thức trong sản xuất nơng – lâm nghiệp.
Cùng với q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước, nhiều chủ trương,
chính sách và dự án đã được áp dụng vào sản xuất ở Quỳ Châu nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế, xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
cùng với đó là các phương thức sản xuất mới, tiến bộ nhờ đó mà bộ mặt kinh tế có
nhiều thay đổi tích cực, đời sống nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Tuy nhiên,
bên cạnh mặt tích cực đó là những hạn chế khơng phù hợp với tri thức bản địa, các
dự án, các chính sách phát triển kinh tế không đem lại hiệu quả cao, thậm chí khơng
phát huy được tác dụng. Vì vậy, việc tìm hiểu và khảo sát tri thức bản địa ở Quỳ
Châu là rất cần thiết và hữu ích cho các nhà khoa học trong việc nhận định đúng
đắn hơn về những nguyên tắc, thói quen trong sản xuất để kết hợp với kiến thức
khoa học một cách hiểu quả nhất.

1


Từ những lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tri thức bản địa trong sản xuất
nông – lâm nghiệp của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu - Nghệ An” với mong
muốn tìm hiểu, bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức bản địa trong lĩnh vực
nông – lâm nghiệp của dân tộc Thái huyện Quỳ Châu và bước đầu tìm ra những ưu
điểm trong cũng như hạn chế trong kinh nghiệm sản xuất để giúp đồng bào Thái
vươn lên xố đói giảm nghèo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận văn tập trung làm rõ hệ thống tri thức bản địa trong lĩnh vực nông –
lâm nghiệp và bảo tồn nền văn hố đặc sắc của dân tộc Thái, góp phần kết hợp kiến
thức bản địa với kiến thức khoa học một cách hợp lý, có hiệu quả trong sản xuất
giúp đồng bào Thái Quỳ Châu vươn lên xố đói giảm nghèo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tri thức bản địa.
- Khảo sát hệ thống tri thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp của dân tộc
Thái ở huyện Quỳ Châu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức bản địa
trong hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông
– lâm nghiệp của dân tộc Thái Quỳ Châu – Nghệ An, trong đó tập trung vào các
vấn đề như: tri thức bản địa trong canh tác nương rẫy, ruộng nước; tri thức bản địa
trong quản lý, khai thác các sản phẩm từ rừng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung khảo sát hệ thống tri thức bản địa trong
lĩnh vực nông – lâm nghiệp của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu. Tuy nhiên, do thời

gian có hạn và khó khăn về một số điều kiện khác nên luận văn chỉ tập trung khảo
sát trong phạm vi xã châu Phong – một trong những xã khó khăn nhất của huyện
Quỳ Châu đồng thời là cũng là xã còn lưu giữ được nhiều nét nổi bật về hệ thống
kiến thức trong hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp.
2


- Phạm vi thời gian: từ lúc tiến hành khảo sát đến lúc hoàn thành, luận văn được tiến
hành trong thời gian 3 tháng.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
- Trên thế giới:
Nghiên cứu về tri thức bản địa xuất hiện từ giữa thế kỉ XX, chủ yếu được
thực hiện ở các nước đang phát triển. Khái niệm tri thức bản địa hay kiến thức bản
địa/tri thức địa phương (Local/Indigious knowledge) xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1979 trong một tác phẩm của Robert Chamber, đến năm 1980 đã được D.M.Warren
và Brokensa sử dụng được dùng phổ biến từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX cho
đến nay. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này đã và đang được thảo luận nhiều bởi
các tác giả trong và ngoài nước. Các cơng trình tiêu biểu là:
+ "Indigenous Knowledge on the South African Landscape - Potentials for
Agricultural Development" của Tim Hart and Ineke Vorster đã đưa ra hệ thống khái
niệm, đặc điểm của tri thức bản địa, kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong nông
nghiệp ở Nam Phi.
+ "Managing indigenous knowledge for sustainable agricultural development
in developing countries: Knowledge management approaches in the social context"
của Edda Tandi Lwoga, Patrick Ngulube, Christine Stilwell . Nghiên cứu cho thấy
rằng tri thức bản địa (IK) đã được chia sẻ trong một mạng nhỏ, yếu ớt, và do đó
kiến thức bản địa đàn bị mai một ở các cộng đồng khảo sát. Công nghệ thơng tin và
truyền thơng (ICT), văn hóa, niềm tin, và tình trạng kinh tế ảnh hưởng đến việc chia
sẻ và phân phối của IK trong các cộng đồng khảo sát. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng các mô hình KM có thể được sử dụng để quản lý và tích hợp với các hệ

thống IK kiến thức khác, lấy số chênh lệch vào tài khoản (ví dụ, giới tính, địa điểm,
văn hóa, cơ sở hạ tầng). Bài viết kết luận với các khuyến nghị cho việc áp dụng
phương pháp tiếp cận KM cho việc quản lý của IK và tích hợp với các hệ thống
kiến thức khác để phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó có
Tanzania.
+ "Indigenous knowledge as decision support tool in rainwater harvesting"
của B.P. Mbilinyi, S.D. Tumbo, H.F. Mahoo, E.M. Senkondo, N. Hatibu. Nghiên
cứu về kiến thức bản địa này được thự hiện ở lưu vực Makanya, Kilimanjaro,
3


Tanzania. Nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu có sự tham của người dân,
bao gồm các cuộc thảo luận nhóm tập trung, các cuộc phỏng vấn, khảo sát thực địa.
Kết quả ban đầu cho thấy người nông dân nắm giữ một số lượng đáng kể kiến thức
về các nguồn tài nguyên xung quanh. Những người phụ thuộc hoàn toàn vào nước
mưa cho sự sống cịn của họ có qua nhiều thế kỷ phát triển kiến thức / kỹ thuật bản
địa. Từ khơng gian điển hình cho kiến thức bản địa, nó có thể được ngoại suy trên
một phạm vi địa lý rộng lớn hơn. Từ kết quả sơ bộ, nó đang được khuyến cáo rằng
hệ thống thơng tin địa lý (GIS) có thể là một cơng cụ quan trọng để thu thập và mở
rộng quy mơ các tiện ích của kiến thức bản địa đa dạng trong quá trình ra quyết
định.
+ Small is Big: The Charms of Indigenous Knowledge for Sustainable
Livelihood - Mazlan Bin Che Soh, Siti Korota’aini Omar Procedia - Nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến kiến thức bản địa trong cộng đồng người Mã Lai ở bờ biển
phía Đơng của bán đảo Malaysia. Các kiến thức của cộng đồng này và tiềm năng
chia sẻ kiến thức của người bản xứ được khám phá. Bài viết xem xét các cơ hội của
các thành viên của cộng đồng để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc
sống thông qua việc tham gia vào ngành công nghiệp dựa trên tri thức bản địa của
họ. Các đề xuất của nghiên cứu đã tạo ra một các công cụ cho các cơ quan như hệ
thống hỗ trợ để xây dựng một sinh kế bền vững và bảo tồn di sản của cộng đồng

nông thôn.
+ "Understanding indigenous knowledge in sustainable management of
natural resources in China: Taking two villages from Guizhou Province as a case"
của các tác giả Yuan Juanwen, Wu Quanxin, Liu Jinlong. Nghiên cứu tri thức bản
địa các dân tộc ở Zhanli Buyi của Guntang, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc - người sử
dụng kiến thức truyền thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. Luật lệ
truyền thống ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của người dân trong quản lý tài
nguyên và kinh tế gia đình. Kiến thức bản địa đóng một vai trị quan trọng trong sự
phát triển bền vững ở nơng thơn nhưng nó cũng nhanh chóng biến mất. Điều này
cho thấy hoạt động phát triển cần phải lưu ý đến kiến thức bản địa để đạt được phát
triển bền vững trong thời gian dài.
+ Guidelines for Environmental Assessments and Traditional Knowledge của
4


Alan, R. Emery and Associates (1997). Những hướng dẫn này tương đối đơn giản
và dễ hiểu cho tất cả các bên trong các dự án có liên quan đến người dân bản địa.
Trọng tâm chính của những hướng dẫn này là sự tương tác giữa các bên từ các nền
văn hóa khác nhau và hệ thống kiến thức khác nhau. Thực tế là kiến thức truyền
thống có liên quan rất ít đến người ra quyết định bởi vì khoa học sẽ xử lý tất cả các
vấn đề từ một quan điểm khách quan.
+ “The way to study Indigenous Knowledge and Indigenous Knowledge
system” của Ashok Das Gupta đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể trong nghiên cứu, thu
thập tri thức bản địa. Trong đó, các phương pháp sử dụng chủ yếu là điều tra nhanh
nông thôn (RRA). Các câu hỏi gợi ý cũng được đưa ra trong nhiều lĩnh vực: nông,
lâm nghiệp, bảo tồn,…
-

Ở Việt Nam:


Tri thức bản địa mới chỉ được chú ý nghiên cứu trong một vài thập niên trở lại
đây và thuật ngữ tri thức bản địa ít được quan niệm như là một cơ chế ứng phó về
mưu sinh bền vững trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp của người dân. Trong
suốt q trình tồn tại lâu dài, tri thức bản địa cũng ln có sự biến đổi để phù hợp
với trình độ phát triển và thích ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi
trường. Các nghiên cứu về tri thức bản địa ở nước ta phát triển theo hai hướng:
nghiên cứu với mục đích bảo tồn văn hóa của các nhà dân tộc học, xã hội học và
nghiên cứu nhắm khai thác giá trị của tri thức bản địa trong phát triển kinh tế, phát
triển bền vững. Theo hướng thứ nhất có:
+ Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi Thanh Hóa (2009) - Vũ Trường
Giang đã so sánh tri thức bản địa và tri thức khoa học ở các lĩnh vực tri thức: phạm
vi, mức độ chân lí, cách dạy và học,… Khảo sát, nghiên cứu tri thức bản địa của
người Thái ở các huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hóa.
+ Bùi Quang Thắng (2007). Mối quan hệ giữa văn hố và mơi trường. Tài liệu
dự án “Tri thức bản địa về mơi trường”. Viện Văn hố – Thơng tin. Hà Nội.
Theo hướng nghiên cứu thứ hai có các cơng trình nghiên cứu, tiêu biểu:
+ Kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc vùng cao trong nông nghiệp và quản lí
tài ngun thiên nhiên (1998), Hồng Xn Tý, Lê Trọng Cúc (chủ biên).

5


+ Các dân tộc thiểu số và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt
Nam (1996), Phạm Quang Hoan, Hồng Hữu Bình (chủ biên).
+ Cơng trình “phương pháp thu thập và sử dụng kiến thức bản địa” của Trung
tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
là tài liệu hướng dẫn về quy trình, phương pháp khảo sát, thu thập kiến thức bản địa,
trong đó quan trọng nhất là phương pháp điều tra nhanh nông thôn.
-


Ở Nghệ An:
Vùng đất miền núi Nghệ An rộng lớn có nhiều thành phần dân tộc khác nhau

cùng cư trú đã được đề cập trong tác phẩm của các học giả thông qua việc ghi chép
về địa lý, đất đai, con người như Nghệ An ký của tác giả Bùi Dương Lịch, Địa dư
tỉnh Nghệ An của Đào Văn Hy là hai cuốn sách khảo cứu và ghi chép về thiên nhiên
và khu vực miền núi Nghệ An nói chung, sách Người Mường ở Cửa Rào của học
giả người Pháp L.Albert ông đã khoả sát, ghi chép về đời sống của đồng bào Thái
dọc đường 7. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể hiểu được diện mạo về đời sống của
đồng bào thái sinh sống dọc đường 48 nói chung và người thái ở Quỳ Châu nói
riêng bởi có sự khác biệt về nguồn gốc, lịch sử cư trú của người thái dọc đường 7 và
người Thái tuyến đường 48.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu về người Thái được tiến hành
một cách sâu sắc, có hệ thống và tồn diện hơn. Nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều
cuốn sách, tạp chí viết về người Thái cùng với những nét đặc sắc về văn hoá đã
được cơng bố, trong đó chúng ta có thể kể đến các tác phẩm Tư liệu về lịch sử và xã
hội dân tộc Thái, Đặng Nghiêm Vạn chủ biên; Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam,
Cẩm Trọng chủ biên; Văn hoá và lịch sử người thái ở Việt Nam nhà dân tộc học
Cẩm Trọng chủ biên; Văn hoá bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông,vùng
Tây Bắc Việt Nam, Ngô Ngọc Thắng chủ biên. Thiết chế bản mường truyền thống
người Thái ở miền Tây Nghệ An, nghiên cứu của Vi Văn An; Nghề dệt của người
thái Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại, Nguyễn Thị Thanh Nga chủ biên;.....đó là
những nguồn tư liệu dân tộc học về người Thái vô cùng quan trọng và quý giá. Tuy
nhiên, nhìn chung những tài liệu trên chủ yếu nghiên cứu về người Thái Tây Bắc,
các cơng trình viết về người Thái miền Tây Nghệ An chưa nhiều và chỉ viết những
vấn đề chung chung, rất cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung.
6


Riêng người Thái ở Quỳ Châu trong cuốn Lịch sử đảng bộ đảng cộng sản

Việt Nam huyện Quỳ Châu – Nghệ Tĩnh của nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, cuốn Dư địa
chí Quỳ Châu, xuất bản tháng 2/2012, Văn hố vật chất của người Thái ở Thanh
Hoá và Nghệ An, nghiên cứu của Vi Văn Biên đã ghi chép về tự nhiên và con người
Quỳ Châu, là nguồn tư liệu hết sức có ý nghĩa, nhưng chưa có một tài liệu nào hệ
thống một cách đầy đủ về kiến thức, kinh nghiệm sản xuất của dân tộc Thái ở huyện
Quỳ Châu (Nghệ An).
Chính vì thế, đề tài “Tri thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp
của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu – Nghệ An” tuy ở phạm vi nhỏ và
mang tính địa phương, nhưng đề tài sẽ đi tìm hiểu những kiến thức, những kinh
nghiệm sản xuất đã được đồng bào tích luỹ, chắt lọc qua các thế hệ. Đề tài mang ý
nghĩa thực tiễn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc, đặc biệt là phát
huy tính tích cực của hệ thống tri thức bản địa trong sản xuất nông –lâm nghiệp của
dân tộc Thái Quỳ Châu nói riêng, các dân tộc thiểu số ở Nghệ An nói chung.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống:
Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong một hệ thống thống nhất và có sự tác
động lẫn nhau. Mỗi thành viên đều phát triển khơng ngừng theo những quy luật
nhất định. Sự hình thành hệ thống tri thức bản địa được đặt trong hệ thống cộng
đồng dân cư trong sự tương tác với mơi trường tự nhiên từ đó hình thành hệ thống
các kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất bao gồm kinh nghiệm trong sản xuất
nông – lâm nghiệp.
- Quan điểm lãnh thổ:
Mỗi vùng có những đặc điểm, đặc trưng riêng về hồn cảnh kinh tế, mơi
trường sinh thái, chính sự khác nhau đó đã làm cho kiến thức, kinh nghiệm sản xuất
càng trở nên phong phú hơn. Từ những kết quả về khảo sát hệ thống tri thức bản địa
trong nông – lâm nghiệp là cơ sở để bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức
bản địa ở các xã trên địa bàn huyện.
- Quan điểm thực tiễn:
Hệ thống tri thức bản địa của dân tộc Thái trong sản xuất đối với canh tác
nương rẫy, canh tác lúa nước, khai thác và quản lý các sản phẩm từ rừng nhằm đề

7


xuất giải pháp phát huy tính tích cực trong kinh nghiệm sản xuất của dân tộc Thái
Quỳ Châu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống của ngành địa lý. Tôi đã trực
tiếp đến các bản vẫn đang duy trì canh tác nương rẫy, đến những mảnh nương của
đồng bào Thái để trực tiếp quan sát, tìm hiểu, ghi chép thơng tin, trao đổi với người
dân về các kỹ thuật canh tác…góp phần hệ thống hố những kinh nghiệm đã tích
luỹ được trong sản xuất của đồng bào dân tộc Thái Quỳ Châu.
- Phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp nguồn tư liệu:
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết tiến hành tổng hợp, phân
tích, đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau để xác minh tính xác thực của các số
liệu, thông tin…để thấy được sự phong phú, những nét độc đáo trong hệ thống kiến
thức sản xuất nông – lâm nghiệp của đồng bào dân tộc Thái Quỳ Châu, nhằm đảm
bảo sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học góp phần quan
trọng vào việc xố đói giảm nghèo, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn,
phát huy tính tích cực của tri thức bản địa.
- Sử dụng một số công cụ PRA:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: thông tin cơ bản về xã Châu Phong, báo cáo tổng kết của
xã.
+ Thông tin cơ bản của ban quản lý rừng phòng hộ xã Châu Phong.
+ Vẽ sơ đồ lát cắt và bản đồ tài nguyên tham gia.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc những người cung cấp thông tin nịng cốt (cán bộ xã,
trưởng bản, các tổ chức đồn thể).
+ Phỏng vấn sâu 2 già làng: ơng Lữ Đình Ngân, già làng bản Đôm 2 và ông Lương
Văn Nam, già làng bản Đôm 1 xã Châu Phong.
+ Sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học, thông qua quan sát, mơ tả, trao đổi,

phân tích, tổng hợp, đánh giá qua điền dã ở tất cả các bản trong xã.
- Phương pháp bản đồ - sơ đồ:

8


Đây là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu địa lý, địa lý là ngành
khoa học xuất phát từ bản đồ và cũng kết thúc ở bản đồ. Các bản đồ phục vụ cho
nghiên cứu là bản đồ tự nhiên, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch các loại rừng...
7. Đóng góp của luận văn:
Luận văn hệ thống được những kiến thức bản địa trong hoạt động sản xuất
nông – lâm nghiệp của dân tộc Thái huyện Quỳ Châu (Nghệ An) như: lựa chọn thời
vụ canh tác, chọn đất, chọn giống, lựa chọn cơng cụ lao động thích hợp, phân loại
rừng và những kiến thức bảo vệ rừng truyền thống, kiến thức khai thác và sử dụng
các sản phẩm từ rừng….giúp ích cho việc cộng tác giữa nơng dân, cán bộ khuyến
nông - khuyến lâm và các nhà khoa học trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất.
Bước đầu đặt cơ sở khoa học cho thực hiện một chủ trương rất đúng đắn là
kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người Thái nói chung và dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ
An nói riêng.
8. Bố cục của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tri thức bản địa
Chương 2: Tri thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp của dân tộc
Thái ở Quỳ Châu (Nghệ An)
Chương 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri
thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp của dân tộc Thái ở Quỳ Châu (Nghệ
An)


9


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA

1.1. Các khái niệm về tri thức bản địa.
Tri thức bản địa (Indigenuos Knowledge) được coi trọng và đặc biệt nghiên
cứu vào thập kỷ 80 trở đi. Cho tới nay, khái niệm tri thức bản địa hay tri thức truyền
thống vẫn được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các lĩnh vực
chuyên môn hay theo các mục đích sử dụng. Mặc dù sử dụng các tên gọi khác nhau
nhưng đối tượng tri thức bản địa được nghiên cứu luôn là một hệ thống các tri thức
đặc hữu của cộng đồng người địa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này
quan hệ với môi trường tự nhiên xung quanh.
Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO, thuật ngữ tri thức bản địa
(indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ
những thành phần tri thức hồn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian
dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với mơi trường tự nhiên. Đó
là một phần của tổng hồ văn hố, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ
thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các
hoạt động sản xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan ... Những tri thức
này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc
sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn
nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của
mơi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức
khơng chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi
được ghi chép lại.
Theo tác giả Hoàng Xuân Tý, kiến thức bản địa (Indigenouse knowledge)
còn được gọi là kiến thức truyền thống (Traditionnal knowledge) hay kiến thức địa
phương (Local knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của

một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những
hồn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một
vùng địa lý xác định [21].
10


Trong những năm gần đây kiến thức bản địa đã được các nhà nghiên cứu
trong ngoài nước quan tâm và đã đề cập trong các cơng trình nghiên cứu với những
tên gọi khác nhau như: tri thức bản địa, tri thức dân gian, văn hoá truyền thống, kiến
thức địa phương, tri thức tộc người… Các cách gọi khác nhau này cho thấy những
quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của cụm từ “Tri thức bản địa”.
Ngân hàng thế giới (World Bank) định nghĩa: Tri thức bản địa là tri thức địa
phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa
phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã
hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết
các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương.
Tác giả Louise Grenier định nghĩa: Kiến thức bản địa là vốn kiến thức duy
nhất, truyền thống và của một địa phương, tồn tại và phát triển dưới các điều kiện
cụ thể của những người dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định. Sự phát
triển của hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, kể cả
việc quản lý môi trường tự nhiên, từ lâu đã là vấn đề sống còn đối với những con
người sáng tạo ra chúng. Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có tính động, kiến
thức mới liên tục được bổ sung. Các hệ thống này luôn đổi mới trong lịng nó và
cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên ngồi nhằm phù hợp với
điều kiện của địa phương.
Tác giả Lê Trọng Cúc cho rằng: Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức
bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở quy mô lãnh thổ
khác nhau. Tri thức địa phương được hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời,
qua kinh nghiệm ứng xử với mơi trường xã hội, được hình thành dưới nhiều dạng

thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản
xuất và thực hành xã hội.
Nguyễn Duy Thiệu cho rằng:
Tri thức dân gian là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang
đời khác. Nó cũng được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của con người
với môi trường tự nhiên để kiếm sống. Tri thức dân gian cũng chỉ tồn tại trong từng

11


điều kiện mơi trường cụ thể. Bởi thế nó cũng thường được gọi là tri thức bản địa
hoặc cụ thể hơn là tri thức của người bản địa (knowledge of indigenous).
Các khái niệm tri thức bản địa, tri thức địa phương hay kiến thức truyền
thống, tri thức dân gian… trong các bài nghiên cứu thường được đổi lẫn cho nhau.
Trong bài nghiên cứu về kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông
nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên tác giả Hoàng Xuân Tý cho rằng các cụm
từ trên là đồng nghĩa. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả Mugabe thì có sự khác biệt
đơi chút giữa khái niệm Tri thức bản địa và tri thức truyền thống. Theo ông “tri
thức bản địa là tri thức được duy trì bởi một nhóm người dân, những người tự nhận
là người bản xứ của một địa phương dựa trên cơ sở sự khác biệt nhau về văn hoá
và sự chiếm giữ lãnh thổ trước tiên liên quan đến dân số mới di cư đến trong một
thời gian gần đây, với sự khác biệt của chính bộ phận này và nền văn hố có ảnh
hưởng lớn. Tri thức truyền thống, mặt khác là tri thức được được duy trì bởi các
thành viên của một nền văn hoá khác biệt hoặc đôi khi đạt được bằng cách hướng
đặc biệt tới nền văn hố đó và liên quan đến chính nền văn hố và mơi trường địa
phương mà nó tồn tại”. Ông kết luận rằng: “tri thức bản địa ăn khớp rõ ràng với sự
phân loại tri thức truyền thống, nhưng truyền thống không tự động là bản địa”. Bản
thân Mugabe trong các bài nghiên cứu của mình cũng đã khẳng định: “đã có rất
nhiều nỗ lực khác nhau để xác định quan niệm về tri thức truyền thống và tri thức
bản địa và cư dân bản địa, nhưng trong một chừng mực nhất định thì vẫn chưa có

một định nghĩa nào được tồn cầu chấp nhận” [12].
Quan điểm của Ngơ Đức Thịnh cho rằng: Tri thức bản địa là toàn bộ những
hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân,hình thành và tích luỹ trong
q trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản
xuất, quan hệ xã hội và thích ứng mơi trường.Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và bằng thực hành xã hội [24].
Song song với thuật ngữ tri thức bản địa (IK) có thuật ngữ “tri thức chính
thống” (formal knowledge) dùng để chỉ những hệ thống kiến thức phát triển phần
lớn dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục phương Tây, đó là những kiến thức chuẩn
vì nó được xác nhận trong những văn kiện, những nguyên tắc, luật lệ, những quy

12


định và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó tri thức bản địa được truyền miệng từ
thế hệ này qua thế hệ khác rất hiếm khi được chép lại cẩn thận.
Như vậy đặc trưng cơ bản nhất của tri thức bản địa là tính đặc hữu, nó là hệ
thống tri thức của các dân tộc bản địa hay của cộng đồng tại một khu vực cụ thể,
được tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý nhất định
(R. Chambers, M.Warren,1992).
Định nghĩa tri thức bản địa theo quan điểm tri thức kỹ thuật bản địa là Hệ
thống tri thức bản địa là bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ hiện tồn tại
và phát triển trong một phạm vi nhất định mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng
đồng địa phương trong vùng địa lý nhất định. Hệ thống tri thức bản địa của một
dân tộc được trao truyền trong cộng đồng trải qua thử thách thời gian và vẫn duy
trì phát triển (CEFIKS). Như vậy trong cách tiếp cận này, tri thức bản địa được xem
xét trên cơ sở hệ thống tri thức kỹ thuật bản địa bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng,
công nghệ hiện tồn tại. Các tổ hợp này được xem là bản địa khi nó tồn tại, phát triển
trong một phạm vi nhất định và nó mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng
địa phương trong vùng địa lý nhất định.

1.2. Đặc điểm của tri thức bản địa
Tri thức bản địa có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặc điểm
của nhóm xã hội. Có những tri thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng
hiểu biết; có những tri thức bản địa tồn tại theo gia đình, dịng họ chỉ phạm vi một
số người hiểu biết; lại có những tri thức chuyên nghiệp – chuyên biệt, chỉ có ở một
số ít người mang tính đặc thù, ví dụ: thầy lang, bà đỡ, thợ rèn…
Tri thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân
trong cộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằng
truyền khẩu, bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục, (G.Broding và M.Schonberger,
2000). Để phân tích các đặc trưng của tri thức bản địa, G.Broding và M.
Schonberger đã lập bảng so sánh tri thức bản địa với tri thức hàn lâm (Academic
knowledge).

13


Bảng 1.1: So sánh tri thức bản địa và tri thức hàn lâm
Tri thức bản địa

Tri thức hàn lâm

Truyền miệng

Truyền bằng văn bản

Học qua quan sát và thực hành

Học qua lý thuyết được ứng dụng

Tiếp cận tổng thể hay hệ thống


Tiếp cận đơn lẻ bộ phận

Kiểu suy nghĩa trực giác

Lý luận phân tích và quy nạp

Chủ yếu định tính

Chủ yếu định lượng

Dữ liệu do người lao động làm

Dữ liệu thu thập bởi các nhà

ra (có tính đại chúng)

chun mơn (có tính cá biệt)

Dữ liệu dùng ngơn từ bản địa (địa

Dùng ngôn ngữ đương đại

phương)
Môi trường như một bộ phận của Quản lý mơi trường có tổ chức, có thứ
những mối quan hệ xã hội – thần linh

bậc, ngăn nắp

Dựa trên những kinh nghiệm thu thập Dựa trên các định luật và học thuyết

và tích luỹ

khoa học

Như vậy các khái niệm tri thức truyền thống (tradition knowledge), tri thức
bản địa (Indigenous Knowledge), tri thức địa phương (local knowledge) đều đề cập
đến kinh nghiệm thuần thục của cộng đồng cư dân địa phương đã có q trình
nghiệm sinh trong một thời gian dài, được xác định chắc chắn ở một vùng, một dân
tộc bản địa hay ở một cộng đồng địa phương. Tri thức bản địa được bảo lưu trong
ký ức cộng đồng và hoàn thiện qua kế thừa phát triển của các thế hệ trong cộng
đồng.
Các đặc tính cơ bản của tri thức bản địa bao gồm:
- Tính hệ thống là đặc tính cơ bản của tri thức bản địa, khả năng bao hàm
rộng lớn ở nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn nuôi, quản lý
sâu bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật ni, chọn giống cây trồng);
sinh học (thực vật học, kỹ thuật chăn ni); chăm sóc sức khoẻ con người (bằng các
14


phương thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên … nên việc
nghiên cứu tri thức bản địa phải xem xét trong mối liên quan tổng thể trong cộng
đồng, các vấn đề đều có mối liên quan.
- Tính tiếp biến và tích hợp, ln vận động thích ứng với hồn cảnh mơi
trường là đặc tính quan trọng của tri thức bản địa. Chính đặc tính này khiến cho tri
thức bản địa luôn tồn tại và phát triển trong mọi hồn cảnh.
- Tính đồng quy cũng là một đặc tính của tri thức bản địa, hầu hết đó là sự
đồng quy về kỹ thuật bản địa, do đó đơi khi rất khó xác định một kỹ thuật hoặc một
phương pháp là bản địa; nó được nhập từ bên ngồi, hay đó là một sự kết hợp giữa
các yếu tố địa phương và kiến thức được đưa đến địa phương đó.
Tri thức bản địa được hình thành trong hoạt động sống, thường xuyên được

kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, ln có sự chọn lọc trong q trình vận động
của cuộc sống để ngày càng thích nghi với mơi trường của các cộng đồng người.
Nhìn chung tri thức bản địa có một số đặc điểm sau:
1- Đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định.
2- Dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, kế thừa từ đời này qua đời
khác qua những kênh thông tin thầm lặng.
3- Có q trình nghiệm sinh (vận động thử nghiệm, tích luỹ và hoàn thiện
theo thời gian trong hoạt động sống của con người). Phù hợp với mơi trường, văn
hóa từng vùng, từng cộng đồng, tộc người.
4- Vận động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới.
6- Tri thức bản địa được giữ trong ký ức và trong hoạt động sản xuất của
người dân và được trao lại cho thế hệ sau bằng phương pháp giáo dục truyền nghề
dân gian.
Tri thức bản địa được chia sẻ và truyền bá thơng qua ngơn ngữ nói, bằng các
ví dụ cụ thể và thơng qua luật tục, tập qn, văn hố của cộng đồng. Các hình thức
giao tiếp và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn, phát
triển và phổ biến các tri thức bản địa.

15


1.3. Vai trò của tri thức bản địa
Tri thức bản địa chính là nền tảng cơ sở để duy trì cuộc sống của các xã hội
truyền thống. Hơn thế nữa, trong bối cảnh các xã hội khép kín với nền kinh tế tự
cung tự cấp của đa số tộc người ở Việt Nam, đó cịn là cơ sở duy nhất. Một thời
gian dài, tri thức bản địa đã không được đánh giá đúng với những giá trị mà nó chứa
đựng. Ở nhiều nơi, người ta đã coi đó là biểu hiện của sự trì trệ, lạc hậu và phản
khoa học. Ngày nay, giá trị và vai trò của tri thức bản địa đã được đánh giá khách
quan hơn. Các học giả, những nhà hoạch định chính sách và những người đang hoạt
động trên lĩnh vực phát triển đã thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức bản địa và

khoa học, thừa nhận tính hợp lý của kiến thức bản địa đối với hệ thống giáo dục
cũng như các vấn đề phát triển. Hệ thống tri thức bản địa đã và đang đóng góp một
phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của địa phương.
Tri thức bản địa đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến
việc quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật - dân tộc học
hiện đại. Cụ thể là tri thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn
đề về đa dạng sinh học và quản lý và khai thác tài nguyên rừng. Tri thức bản địa
cũng đóng góp vào khoa học những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây
giống, quản lý và giúp các nhà khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói
quen đốt nương làm rẫy, nông nghiệp sinh thái - nông lâm kết hợp, luân canh cây
trồng, quản lý sâu hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp.
Một số kiến thức bản địa đã được ứng dụng vào trong các dự án về hợp tác phát
triển (Lê Trọng Cúc, 1999)
Nhìn chung việc phát triển các hệ thống tri thức bản địa có ý nghĩa rất quan
trọng đối với cộng đồng địa phương đã sáng tạo ra nó. Các hệ thống tri thức bản địa
cũng không ngừng biến đổi, tri thức mới liên tục được bổ sung, không ngừng được
đổi mới từ bên trong và các kinh nghiệm, tri thức học hỏi được từ bên ngồi, khơng
ngừng được nội tại hố, được sử dụng, thích ứng với điều kiện địa phương.
1.4. Tri thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp.
Tri thức bản địa trong sản xuất nông – lâm nghiệp được hiểu là kiến thức,
kinh nghiệm của người dân bản địa trong sản xuất nông nghiệp và khai thác, quản
lý tài nguyên rừng, đó là “các giống lúa chịu hạn ít bệnh, năng suất ổn định của
16


người Thái” (Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc, 1998), hay “các nguyên tắc quản lý
khai thác rừng hài hoà với phương pháp canh tác rẫy luân canh bảo vệ rừng” (Phạm
Quang Hoan và Hồng Hữu Bình, 1996). Theo GS. Ngơ Đức Thịnh “Một trong
những giá trị nổi bật của các dân tộc thiểu số là những tri thức bản địa của nhân dân
về quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên, ở đó con người và tự nhiên gắn bó

hữu cơ, con người là một bộ phận khơng thể tác rời tự nhiên. Luật tục với những tri
thức bản địa về môi trường và cách thức quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó” (Ngơ Đức Thịnh, 1999).

17


CHƢƠNG 2. TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG – LÂM
NGHIỆP CỦA DÂN TỘC THÁI Ở QUỲ CHÂU (NGHỆ AN)
2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Quỳ Châu
2.1.1. Vị trí địa lý
Quỳ Châu là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 145 km
về phía Tây Bắc; có tọa độ địa lý: 19006’ đến 19047’ vĩ độ bắc, 105054’ đến 105017’
kinh độ Đông. Địa bàn Quỳ Châu nằm trong vùng chuyển tiếp từ miền núi cao
xuống miền núi thấp và trung du của tỉnh Nghệ An, có địa giới hành chính như sau:
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quế Phong.
- Phía Tây Nam giáp huyện Tương Dương.
- Phía Bắc và Đơng Bắc giáp huyện Như Xn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Đơng giáp huyện Nghĩa Đàn.
- Phía Nam và Đơng Nam giáp các huyện Quỳ Hợp và Con Cng.
Huyện Quỳ Châu có diện tích tự nhiên là 105.765,63 ha bao gồm 11 xã và một
thị trấn: Châu Thuận, Châu Bính, Châu Tiến, Châu Thắng, Châu Hạnh, Châu Hội,
Châu Nga, Châu Bình, Châu Hồn, Châu Phong, Diên Lãm và thị trấn Tân Lạc.

18


19



2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Huyện Quỳ Châu nằm trong vùng đồi núi phía Tây tỉnh Nghệ An, địa hình chủ
yếu là đồi núi, được thành tạo từ nguồn gốc nội sinh lẫn ngoại sinh. Quá trình nội
sinh thống trị là quá trình nâng địa hình ở Tân kiến tạo hình thành nên các dãy, khối
núi ở Đơng Bắc và phía Nam lãnh thổ. Q trình ngoại sinh thống trị là q trình
bóc mịn, xâm thực. Các dãy núi kéo dài phương chung là tây bắc - đông nam hoặc
á kinh tuyến với các đỉnh núi chênh cao từ 150m đến 1.100m. Độ cao trung bình
địa hình là 360 mét, độ cao tuyệt đối thấp nhất là 59 mét, độ cao tuyệt đối cao nhất
là 1.241 mét. Trên bề mặt địa hình phân bố các đá có thành phần khác nhau, trong
đó các đá carbonat, đá magma xâm nhập và phun trào phân bố ở địa hình cao và
hiểm trở nhất, các đá lục nguyên và trầm tích bở rời chiếm địa hình trung bình và
thấp. Chúng tạo nên các bậc địa hình được phân biệt rất rõ. Trên bề mặt địa hình
hiện tại, các quá trình sườn đã và đang xảy ra mạnh mẽ dưới tác động của các nhân
tố nội, ngoại sinh như các hoạt động tân kiến tạo, q trình phong hố, xâm thực
bóc mịn, vận chuyển và tích tụ vật liệu… với xu thế hạ thấp địa hình, đồng thời
thành tạo mới các tích tụ trẻ dưới các thung lũng và vùng lân cận.
Theo dấu hiệu nguồn gốc - hình thái, lãnh thổ Quỳ Châu được chia thành 3
kiểu và 15 dạng địa hình.
(1). Địa hình nguồn gốc bóc mịn
- Nhóm kiểu địa hình núi
+ Dãy núi trung bình bóc mịn – xâm thực hình thành trên đá phun trào axit
Đây là dãy núi kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, nằm ở phía Đơng
Bắc và Tây Nam huyện Quỳ Châu, thuộc các xã Châu Nga, Châu Thuận, Châu
Hoàn, Diên Lãm. Độ cao trung bình từ 900 – 1.200m. Dãy núi được cấu tạo chủ yếu
bởi đá cuội kết, cát kết, bột kết, phun trào axit hệ tầng Đồng Trầu tuổi Mesozoi,
thành phần gồm ryolit, ryodacit xen cát kết, cuội kết, bột kết. Phần đỉnh sót lại bề
mặt san bằng khơng hồn tồn (cao 900 - 1.200m), các đỉnh núi cao như: Pù Cô Lô
(1.124m), Pù Huống (1.056m) Pù Khạng (1.085m), Pù Quan (1.000m).
Đặc điểm của địa hình có đường chia nước thoải hẹp hoặc răng cưa. Bề mặt

sườn lồi lõm uốn lượn khá mạnh, độ dốc sườn 25 - 400, bị chia cắt, xâm thực tạo
20


×