Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thành phố vinh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 181 trang )

Tr-ờng đại học vinh
KHOA LịCH Sử
*****-

Hồ THị Nga

HOT NG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA THÀNH PHỐ VINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

CHUY£N NGµNH viÖt nam häc

Vinh, 2014

1


Tr-ờng đại học vinh
Khoa lịch sử
*****-

Hồ thị NGA

NH GIHOT NG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍ CH
LỊCH SỬ - VĂN HểA TNH NGH AN

Chuyên ngành việt nam học

Giáo viên h-ớng dẫn: Ths. D-ơng Thị Vân Anh

Vinh, 2014


2


LỜI CẢM ƠN!
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên và để hoàn thành đề tài nghiên
cứu này là nhờ sự định hướng và giúp đỡ tận tình của cơ giáo Th.s Dương
Thị Vân Anh cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong khoa lịch sử trường đại
học vinh . với sự nổ lực , cố gắng hết mình của bản thân và sự động viên
khích lệ của gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cho em được hồn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn Th.s Dương Thị Vân Anh và các thầy cô giáo trong khoa lịch sử
lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của thư viện tỉnh nghệ an , thư
viện Nguyễn Thúc Hào _ trường Đại Học Vinh, ban quản lý di tích tỉnh Nghệ
An cũng như các cá nhân đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu liên
quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên , hơn nữa là em còn là một sinh
viên bước đầu tập nghiên cứu nên sẽ có nhiều thiếu sót và nhiều điều cần
được chỉ dạy và học hỏi nhiều từ quý thầy cô và các bạn sinh viên. Vì vậy em
mong nhận được ý kiến đóng góp từ q thầy cơ và các bạn để từng bước
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh ,tháng4 năm 2014.

MỤC LỤC
3


Trang


LỜI CẢM ƠN!.............................................................................................................. 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài. ......................................................................................................96
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài ..........................................................................................97
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . .........................................................................98
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................99
5. Đóng góp của đề tài. ...............................................................................................100
6. Bố cục của đề tài gồm 3 chương ...........................................................................100
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA TỈNH
NGHỆ AN .................................................................................................................101
1.1 khái quát về điều kiện tự nhiên , dân cư và lịch sử hình thành. .........................101
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư. ..........................................................................101
1.1.2.Lịch sử hình thành. ............................................................................................103
1.2.Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An . ......................................104
1.2.1. Hệ thống khái niệm. .........................................................................................104
- Di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm (Diễn Thọ - Diễn Châu) ..................................107
1.2.3. Các loại Di tích lịch sử - văn hóa.....................................................................107
1.2.4. Đặc điểm kiến trúc. ..........................................................................................109
Chƣơng 2 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HĨA TỈNH NGHỆ AN............................................................111
2.1 Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu...............................................................111
2.1.1 .Đền Quang Trung.............................................................................................111
2.1.1.1 Danh nhân Quang Trung – Nguyễn Huệ......................................................111
2.1.1.2. Quá trình xây dựng – kiến trúc. ....................................................................113
2.1.1.3. Đời sống tâm linh và lễ hội...........................................................................115
2.1.2. khu di tích Mai Hắc Đế. ...................................................................................116
4



2.1.2.1. Q trình xây dựng và trùng tu tơn tạo. .......................................................116
2.1.2.2. Đời sống tâm linh và lễ hội...........................................................................120
2.1.3.Di tích Ngã Ba Bến Thủy. ................................................................................121
2.1.3.1Vị trí địa lý .......................................................................................................121
2.1.3.2. Nguồn gốc lịch sử. ........................................................................................121
2.1.3.3.Quá trình xây dựng.........................................................................................123
2.1.4 Thành cổ Vinh. ..................................................................................................123
2.1.4.1 Nguồn gốc lịch sử. .........................................................................................123
2.1.3.2 Quá trình xây dựng và kiến trúc. ...................................................................125
2.1.5. khu lưu niệm Hồ Chí Minh.............................................................................127
2.1.5.1.Q trình hình thành Khu di tích Kim Liên..................................................127
2.1.5.2 Khu tưởng niệm và trưng bày bổ sung. ........................................................137
2.1.5.3. Khu mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ......................138
2.1.6. Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu. ............................................................139
2.1.6.1.Danh nhân Phan Bội Châu.(1867 – 1940)....................................................139
2.1.6.2. Di tích lưu niệm .............................................................................................140
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An. .141
2.2.1 Cơ cấu khách du lịch .........................................................................................141
2.2.1.1 Tình hình khách du lịch đến Nghệ An trong những năm gần đây. ...............141
2.2.1.2 Đặc điểm mẫu khảo sát. .................................................................................144
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất- kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. ................150
2.4 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch.........................................................................152
2.5 .Công tác tuyên truyền , quảng bá . .....................................................................153
2.6. Công tác bảo tồn và tơn tạo di tích. ...................................................................155
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....................157
3.1. Phương hướng, Mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 ............157
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch. ....................................................................158
3.2.1. Giải pháp đầu tư và quy hoạch. .......................................................................158
3.2.2 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. .......................................159
5



3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền ,quảng bá xúc tiến du lịch. .....................160
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ................................162
3.2.5. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch. .......................................164
C.Kết Luận. ...............................................................................................................166
D .TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................167

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Nghệ An thuộc khu vực miền trung là điểm nối giữa hai trục Bắc Nam của hình chữ S. Nó được ví như chiếc địn gánh nặng ở hai đầu mà
6


phần ở giữa là nơi chịu nhiều khó khăn nhất.Những khó khăn khắc nghiệt đã
hình thành nên tính cách của con người nơi đây anh dũng , kiên cường bất
khuất đã được ghi danh qua các cuộc kháng chiến chống pháp, chống mỹ.
Nghệ an được mệnh danh là mảnh đất “ Địa linh - nhân kiệt “
Nghệ An là một trong những địa chỉ văn hoá đặc biệt của cả nước với
hệ thống di tích - danh thắng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, có niên
đại trải dài từ thời khởi thuỷ con người có mặt trên trái đất đến ngày nay.
Trong con mắt của các nhà chiến lược, Nghệ An là “phên dậu” của
nước nhà với địa bàn trọng yếu về quốc phòng, từng là căn cứ địa vững vàng
của nhiều cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nghệ An là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt mà tên tuổi và sự
nghiệp cịn vang mãi với non sơng đất nước. Đó là Mai Thúc Loan, Nguyễn
Xí, Nguyễn Xn Ơn, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu... Nơi
đây cũng là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của
cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Nghệ An là quê hương của
cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng đã viết nên trang sử vàng rạng rỡ mở

đầu cho lịch sử cách mạng Việt Nam.
Hệ thống di tích - danh thắng Nghệ An được sinh ra và ni dưỡng
bằng tín ngưỡng, đạo lý và phong tục truyền thống của dân tộc nên có sức
sống, sức lan tỏa lâu bền, mãnh liệt. Từ những di tích khảo cổ, di tích lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật, cách mạng, danh nhân hay di tích - danh thắng đều phải
chống đỡ với sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên khắc nghiệt và của
con người (cả kẻ thù và cả những người dân thiếu ý thức trách nhiệm). Mặc
dù có những biến cố trong lịch sử , song nhìn chung, từ các triều đại phong
kiến Việt Nam đến chế độ ta hiện nay, nhân dân vẫn nhận thức được rằng: di
tích - danh thắng là một trong những chứng cứ thể hiện cội nguồn, truyền
thống và bản sắc văn hố xứ Nghệ. Vì thế, nhiều di tích được xây dựng sớm,
bảo vệ và tơn tạo chu đáo. (tiêu biểu: đền Cng, đền Cịn, đền thờ và miếu
mộ Mai Hắc Đế, đền Quả Sơn, đền Bạch Mã, khu di tích Kim Liên...).
7


Đặc biệt, từ khi có Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hố
và danh lam thắng cảnh của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành (năm 1984) đến nay, ngành Văn hóa - Thơng tin đã
có nhiều biện pháp để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích, góp
phần vào giáo dục truyền thống, chấn hưng văn hoá dân tộc
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử , hệ thống di tích lịch sử văn
hóa nghệ an khơng cịn ngun vẹn như ban đầu , một số di tích bị phá vỡ
hồn tồn do chiến tranh chỉ cịn là phế tích, một số di tích hiện nay khơng
cịn nữa. vì vậy việc phục dựng, trùng tu, tơn taọ các di tích có giá trị là việc
làm hết sức cần thiết nhằm trả lại diện mạo cũng như giá trị lịch sử văn hóa
của di tích.Đồng thời cùng với việc trùng tu tôn tạo kết hợp với việc khai thác
phát triển thành sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngồi nước.
Với ý nghĩa đó, lại là người con của xứ nghệ tôi chọn đề tài : “ Đánh
giá hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh nghệ an”. Với

mong muốn trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh nghệ an
để từ đó đề xuất những kiến nghị giải pháp nhằm góp phần vào sự phát triển
của hoạt động du lịch trong tương lai của quê hương.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu và nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa của Nghệ An khơng
chỉ là sự quan tâm của các ban, nghành có liên quan mà từ lâu đã nhận được
sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu, luận văn, báo chí, tạp chí…có đề cập đến một trong những di tích của hệ
thống di tích lịch sử - văn hóa Nghệ An.
Dưới đây tơi xin đơn cử một số cơng trình nghiên cứu sau :
-Trần Thị Phượng, ” Nghệ An, di tích – danh thắng “ ,sở văn hóa thơng
tin Nghệ An , xuất bản 2001.
-Đào Tam Đỉnh, “Tìm trong di sản văn hóa xứ nghệ” , xuất bản 2010.
-Nguyễn Đổng Chi (chủ biên ),” Địa chí văn hóa dan gian Nghệ Tĩnh”,
NXB Nghệ An, 1995.
8


-Trần Bá Chí,” Danh nhân Nghệ Tĩnh” , NXB Nghệ Tĩnh ,1982.
-Gs. Ninh Viết Giao, “Tục thờ thần và Thần tích Nghệ An” , sở VHTT
Nghệ An, xuất bản 2000.
-Trần Viết Thụ( chủ biên), ”Địa danh lịch sử văn hóa Nghệ An”, NXB
Nghệ An, 2006.
-Gs.Ninh viết Giao (chủ biên), “Nam Đàn Quê Hương Chủ Tịch Hồ
Chí Minh”,NXB Nghệ An.
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả và các cơng
trình nghiên cứu đã có, kết hợp với tư liệu điền dã và phỏng vấn những người
có hiểu biết về các di tích lịch sử - văn hóa, đề tài đã tiến hành phân loại, sắp
xếp, lựa chọn, hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn về
một số di tich lịch sử - văn hóa cấp quốc gia trong hệ thống di tích lịch- văn

hóa tỉnh Nghệ An.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch
tại các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An, tìm hiểu và đánh giá các giá trị
nổi bật của các di tích và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị lịch sử, văn hóa.
Khai thác các di tích lịch sử trở thành sản phẩm du lịch tâm linh thu hút
khách du lịch.
Phạm vi nghiên cứu : Do quá trình nghiên cứu hạn chế bởi thời gian
nên đề tài mang tính chất nghiên cứu một số trường hợp tiêu biểu trong hệ
thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Nghệ An( Nam Đàn – thành phố vinh) được
cơng nhân là di tích cấp quốc gia.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu.
Tài liệu thành văn: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, Đề tài sử dụng
các nguồn tài liệu thành văn gồm các cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử

9


văn hóa ở Nghệ An và các tài liệu có liên quan đến đói tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài.trong đó chủ yếu là:
+ Các sách giáo trình về văn hóa, du lịch được dùng giảng dạy, học tập
trong các trường đại học, cao đẳng ở việt nam.
+ Các bài viết có liên quan trên các website.
+ Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa.
+Các bài nghiên cứu về các lễ hội nói chung và lễ hội ở Nghệ An nói
riêng được cơng bố trên các tạp chí văn hóa - thể thao - du lịch.
+ Một số luận văn cao học, thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học có liên
quan.

Tài liệu điền dã: chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và điều tra và
phỏng vấn một số đối tượng có liên quan để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, qua
đó nhằm đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Nghệ An. Từ đó, để đưa ra những đánh giá khách quan và cái nhìn
chân thực về vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp điền dã thông qua các cuộc khảo sát thực tế các di tích
lịch sử văn hóa bằng cách quan sát, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi…
Phương pháp thống kê các tài liệu về các di tích lịch sử văn hóa của đề
tài là tiền đề cho phương pháp sau này.
Phương pháp đối chiếu là sau khi tổng hợp được các tài liệu của đề tài
thì tiến hành phương pháp đối chiếu với các tài liệu khác để có những đánh
giá xác thực.
Phương pháp so sánh là thông qua bảng hỏi và các tài liệu cụ thể của đề
tài thì bắt đầu so sánh kết quả và tỷ lệ phần trăm .
5. Đóng góp của đề tài.

10


Đánh giá các di tích lịch sử - văn hóa nhằm có cái nhìn khái qt, tồn
diện về các di tích lịch sử văn hố trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần đánh
giá một cách khách quan về hệ thống di tích trong hoạt động du lịch để đưa ra
một số giải pháp nhằm thúc đẩy nghành du lịch phát triển đồng thời giữ gìn
và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các di tích lịch sử văn hóa.
6. Bố cục của đề tài gồm 3 chƣơng
Chương 1: Tổng quan về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa.


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TỈNH NGHỆ AN .
1.1 khái quát về điều kiện tự nhiên , dân cƣ và lịch sử hình thành.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư.

11


Nghệ an có Diện tích: 16.493,686 km2 Dân số: 3.113.055( theo điều tra
dân số năm 2013) người .Nghệ An bao gồm các Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ
Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mơng, Ơ Đu, tộc người Đan Lai...
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố
Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chương,
Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ
Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.
Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý
từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,phía Tây
giáp nước bạn Lào, phía Đơng giáp với biển Đơng.
Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng,
phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ
Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở
huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,
Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh
Thanh huyện Quỳnh Lưu).Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của tồn
tỉnh.

Khí hậu - Thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp
của gió mùa Tây - Nam khơ và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đơng Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Nhiệt độ trung bình là 24,2oC, cao hơn so với trung bình hàng năm là
0,2o C
Tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm,Độ ẩm trung bình hàng năm
là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7
12


Tổng số giờ nắng trung bình 1696 giờ. Ngồi ra còn xuất hiện sương
muối, mùa bão vào các tháng 7, 8, 9, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
Sơng ngịi
Tổng chiều dài sơng suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung
bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện
Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất
Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ
An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó
14,4.109 là nước mặt.
Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vng, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy
biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.
Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi
thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An.
Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc

vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha).
1.1.2.Lịch sử hình thành.
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An
và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa
gọi là văn hóa Lam Hồng , có chung biểu tượng là núi Hồng và sông Lam,
mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh
giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dịng
sơng Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương
Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các
13


huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn,
Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.
Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên
Thành thứ hai. Lúc đó gọi là trại Nghệ An, sau đó thì đổi thành châu Nghệ An
rồi Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức
thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ)
đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ
Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đồi, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn... Năm 1831, thời
vua Minh Mệnh, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm
1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh.
Sắp tới đây, thành phố Vinh sáp nhập một số huyện của Nghệ An và Hà
Tĩnh như Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Xuân và trở thành đô thị
loại một trực thuộc trung ương. Lúc đó Xứ Nghệ sẽ bị chia thành 3 đơn vị
trực thuộc trung ương.
Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà
khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Phan Bội
Châu, Mai Hắc Ðế, thi sĩ Hồ Xuân Hương... Cũng như các tỉnh khác của Việt
Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân

tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngơn ngữ
riêng giàu truyền thống
Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò,
hát phường vải, hát đò đưa... Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh
Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.
Các dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An có những loại hình âm nhạc
riêng. Dân tộc Khơ-mú có âm nhạc nữ đuổi chim thú, nhạc khí gắn trên gậy
chọc lỗ, tra hạt. Thăm đao là loại nhạc cụ bằng tre nứa; đàn môi được chế tạo
bằng những mảnh cật tre vót mỏng. Ngồi ra họ cịn có nhiều loại sáo, khèn...
Cịn người H'Mơng lại có nhiều loại khèn và đàn mơi để bày tỏ tình cảm, ca
ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương đất nước.
14


Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông
nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước Hến, Ðua thuyền... Lễ hội làm sống lại
những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm
đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền
núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ mừng nhà mới, lễ uống
rượu cần.
1.2.Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An .
1.2.1. Hệ thống khái niệm.
Trong quá trình phát triển, do tác động ảnh hưởng, hệ quả của các yếu tố
lịch sử văn hóa để lại mà trong ngơn ngữ của người việt có sử dụng nhiều từ
Hán - Việt, trong đó di tích cũng chính là một từ Hán - Việt. Theo từ điển hán
việt của Thiều Chửu , Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1993, nó
được hiểu như sau:
Di: đi lại, rớt lại, để lại.
Tích: tàn tích, dấu vết .
Di tích: tàn tích, dấu vết cịn để lại của quá khứ.

Theo từ điển của Đại từ điển tiếng việt do trung tâm ngôn ngữ và văn hóa
Việt Nam – Bộ Giáo Dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn
hóa - Thơng tin xuất bản năm 1998 thì Di tích LSVH:“ Tổng thể những cơng
trình , địa điểm,đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn
hóa được lưu lại”.
Theo luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước cộng hịa XHCN Việt
Nam khóa X kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/06/2001, thì : “Di tích lịch sử văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.
Theo luật Di sản văn hóa, để được coi là một di tích lịch sử - văn hóa
chúng phải thỏa mãn năm tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất: Di tích lịch sử - văn hóa là các cơng trình xây dựng,
địa điểm gắn với các sự kiện tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ
15


nước của dân tộc. tiêu biểu như: đền thờ vua quang trung, đền thờ Mai Hắc
Đế…
Tiêu chí thứ hai: Di tích lịch sử - văn hóa là các cơng trình xây dựng, địa
điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất
nước trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc: ví dụ như khu di
tích kim liên (Nam Đàn – Nghệ An) gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới Hồ Chí Minh. Di tích lưu niệm Phan Bội Châu, khu lưu niêm Lê
Hồng Phong….
Tiêu chí thứ ba: Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa
điểm gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng, kháng chiến
tiêu biểu Ngã Ba Bến Thủy, Cồn Mô, Truông Bồn, cụm di tích Làng Đỏ
Hưng Dũng…
Tiêu chí thứ tư: Di tich lịch sử - văn hóa là địa điểm có giá trị tiêu biểu
về khảo cổ phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử tộc người, của quốc gia,
dân tộc. Tiêu biểu như văn hoá Sơn Vi như Đồi Dùng, Đồi Rạng (Thanh

Chương). Trong nhiều hang động ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông, Tương Đương đã phát hiện được các di chỉ khảo
cổ học thuộc văn hố Hịa Bình. Cồn Sị Điệp (Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu) là di
chỉ khảo cổ học tiêu biểu của thời kỳ đá mới có niên đại cách ngày nay 2000
đến 2500 năm…
Tiêu chí thứ năm: Di tích lịch sử - văn hóa là quần thể kiến trúc hoặc
cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một
hoặc nhiều giai đoạn trong lịch sử tiêu biểu như: đền hồng sơn, thành cổ
vinh…
Hiện nay, Nghệ An cịn 474 di tích lịch sử, trong đó 89 di tích đã được
xếp hạng quốc gia Một số di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như:
Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn với thời niên thiếu của
Chủ tịch Hồ Chi Minh. Nơi đây còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu

16


bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình, Cách
trung tâm Tp Vinh 12 km về phía Tây Nam.
- Khu di tích Mai Hắc Đế: (ở huyện Nam Đàn) Nằm trong quẩn thể du
lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục cơng trình tiêu biểu đó là: đền thờ
Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.
- Đền Cuông - An Dương Vương: Cách thành phố Vinh chừng 30 km về
phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (cịn có
tên là Dạ Muỗi). Là nơi thờ Thục An Dương Vương cùng với truyền
thuyết cây nỏ thần. Ngày 15 tháng 02 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội
đền Cuông được nhân dân tổ chức trọng thể.
- Di tích đình Hồnh Sơn (Khánh Sơn - Nam Đàn)
- Di tích đình Trung Cần (Nam Trung - Nam Đàn)
- Di tích đền Cờn (Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu). Cách thành phố Vinh

chừng 75 km
- Di tích đền thờ - mộ Nguyễn Xí (Nghi Hợp - Nghi Lộc)
- Di tích thành cổ Vinh (Tp Vinh)
- Di tích đền Hồng Sơn (phường Hồng Sơn - Tp Vinh)
- Di tích nhà đồng chí Lê Hồng Phong (Hưng Thơng - Hưng Ngun).
Cách thành phố Vinh chừng 8 km
- Khu di tích Bến Thuỷ (Tp Vinh)
- Di tích đền Bạch Mã (Võ Liệt - Thanh Chương). Cách thành phố Vinh
chừng 50 km
- Di tích đền Quả Sơn (Bồi Sơn - Đơ Lương)
- Di tích đình Võ Liệt (Võ Liệt - Thanh Chương)
- Di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9 (Thái Lão - Hưng Ngun)
- Di tích đền ơng Hồng Mười (Hưng Thịnh - Hưng Nguyên). Cách
thành phố Vinh chừng 2 km
- Cụm di tích Xứ uỷ làng Đỏ Hưng Dũng (Hưng Dũng - TP Vinh)
- Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào (Anh Sơn)
17


- Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu)
- Di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm (Diễn Thọ - Diễn Châu)
1.2.3. Các loại Di tích lịch sử - văn hóa.
Hiện nay ,trên địa bàn Nghệ An có các loại hình di tích.
- Di tích cách mạng
- Di tích lịch sử văn hóa
- Di tích lưu niệm danh nhân.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật.
- Danh lam thắng cảnh.
Theo Hồ Hữu Thới trong sách “Nghệ An , di tích du lịch thắng
cảnh”[2,trang24]

Di tích lịch sử được chia làm 3 loại: di tích lịch sử văn hố, di tích cách mạng
và di tích lưu niệm danh nhân.
Di tích lịch sử văn hố là những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ
vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cùng với giá
trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, q trình phát
triển văn hóa, xã hội tiêu biểu có đền cuông, đền thờ Mai Thúc Loan, đền
Bạch Mã, đền thờ Nguyễn Xí, núi Lam Thành, núi Dũng Quyết - Phượng
Hồng Trung Đơ, thành cổ Vinh... Di tích lịch sử Nghệ An phản ánh lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước của người dân xứ Nghệ trong từng giai đoạn
lịch sử của dân tộc; đồng thời, qua hệ thống di tích này, chúng ta có thể hiểu
và khẳng định vai trị, vị trí của Nghệ An trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Di tích cách mạng là di tích ghi dấu những cơ sở cách mạng, những
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam. Tiêu biểu cho loại hình di tích này ở Nghệ An là hệ
thống di tích Xơ Viết Nghệ Tích như: mộ các chiến sỹ hy sinh trong ngày
12/9 ở Thái Lão - Hưng Ngun; đình Võ Liệt; đình Quỳnh Đơi, làng Đỏ
Hưng Dũng di tích Tràng Kè ở Yên Thành; di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở

18


Môn Sơn, Con Cuông; Ngã ba Bến Thuỷ... Những di tích thời kỳ chống Mỹ
cứu nước tiêu biểu có Trng Bồn, cột mốc số 0 - đường mịn Hồ Chí Minh...
Di tích lưu niệm danh nhân: thiên nhiên và con người xứ Nghệ ln
gắn bó với nhau. Thiên nhiên cùng lịch sử đã hun đúc nên con người xứ
Nghệ. Nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Xuân Ôn từng thốt lên:
“Non nước Châu Hoan đẹp tuyệt với
Sinh ra trung nghĩa biết bao người ...”
Những con người xứ Nghệ đã góp cơng sức, trí tuệ của mình tạo cho văn
hố xứ Nghệ có bản sắc dân tộc độc đáo. Đó là những con người mang trong

mình những đức tính: Khi xơng pha lửa đạn thì anh dũng hy sinh, khi chịu
đựng gian khổ thì gan góc lầm lì; khi theo việc lớn, việc nghĩa thì thuỷ chung
son sắt. Chính họ đã hy sinh trọn cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc tự
do của nhân dân và đã để lại cho quê hương một hệ thống các di tích lưu niệm
danh nhân. Trong số 26 di tích lưu niệm danh nhân, tiêu biểu: Khu di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, nhà cụ Phan Bội Châu ở Nam Đàn,
nhà đồng chí Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, nhà đồng chí Phan Đăng Lưu
ở Yên Thành, nhà thờ cụ Hồ Án Nam và nhà Hồ Tùng Mậu ở Quỳnh Lưu ...
Hầu hết các di tích lưu niệm danh nhân của Nghệ An đều được bảo tồn
và phát huy tốt tác dụng giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, Khu
di tích Kim Liên hàng năm phục vụ hàng chục triệu lượt khách thập phương
hành hương về q Bác.
Di tích kiến trúc nghệ thuật là những cơng trình văn hóa có kiến trúc cổ,
đẹp,thường là những ngơi đình, đền, chùa, miếu có giá trị tiêu biểu trong các
giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc, ví dụ: đền hồng sơn, đền
quang trung, đền thờ vua Mai….
Danh lam thắng cảnh là những cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, tiêu biểu như: núi Quyết và khu vực phượng hồng trung đơ, khu di
tích Kim Liên…
19


1.2.4. Đặc điểm kiến trúc.
Mỗi cơng di tích là một cơng trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu cho một
hay nhiều giai đoạn phát triển của kiến trúc nghệ thuật của dân tộc. Cùng với
sự đa dạng về loại hình,mỗi loại di tích có những đặc điểm kiến trúc- điêu
khắc riêng biệt. Tuy nhiên,dù là đình, đền,chùa, miếu hay nhà thờ họ đều ít
nhiều mang phong cách kiến trúc dân gian truyền thống việt nam.
Yếu tố xây dựng đầu tiên là cần có vị trí đẹp, cao ráo, có thể hội tụ đầy

đủ linh khí của trời đất với khơng gian thống đãng và n bình,hài hịa với
thiên nhiên nên kiến trúc thường có sự kết hợp giữa “kiến trúc đóng” và “kiến
trúc mở”. Kết cáu thường có sự kết hợp hài hịa giữa âm và dương, có trước
có sau, có cảnh trí hai bên cân đối. Hầu hết các cơng trình kiến trúc thường
khơng đồ sộ mà có quy mô vừa và nhỏ.Bố cục giản di, mộc mạc , nhẹ nhàng ,
thanh thốt, ít có nhũng hình thức nặng nề, lịe loẹt , rườm rà phơ trương.
Đền, Chùa là kiến trúc phật giáo thường được xây dựng trên mảnh đất
hội tụ khí thiêng của đất trời, vị trí đẹp, hài hịa giữa các yếu tố: thiên, nhân
,địa,có khung cảnh tĩnh lặng. Kiến trúc thường bao gồm cổng tam quan, sân
chùa, nhà bái đường, chính điện và hậu đường. Ngồi ra cịn có vườn cây, ao
sen, giếng.Về đại thể, kiến trúc bên ngồi của đền cũng có những đặc điểm cơ
bản giống với chùa, chỉ khác về nội dung thờ cúng.
Khác với đền, chùa thì đình thường lấy vị trí trung tâm, có kiến trúc
đơn giản hơn. Đình thường là một ngơi nhà to, rộng, có 3 đến 5 gian, xây
dựng bằng những cột lim to, tròn và thẳng, tường xây bằng gạch, mái lợp
ngói mũi hài.Gian giữa thờ thành hồng làng, có một chiếc trống cái dùng để
tập trung quần chúng khi hội họp. Phía trước đình là mội cái sân rộng, là nơi
tổ chức các sự kiện quan trọng của làng.
Miếu có quy mơ nhỏ hơn đền, thường tọa lạc nơi yên tĩnh, thiêng liêng,
xa khu dân cư, là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Miếu thường có 3 gian,
khơng có nhà tả, hữu, sân nhỏ, khơng có tam quan. Đối tượng thờ cúng rất đa
dạng. Miếu cũng là nơi thờ những người có cơng với non song đất nước.
20


Thành lũy được xây dựng theo kiến trúc phòng ngự, phục vụ chủ yếu
cho mục đích qn sự, quốc phịng. Bố cục thành lũy có các dạng khác nhau
như hình vuông, đa giác… vật liêu xây dựng rất đa dạng gồm: đất, đá, gạch,
vôi vữa. kiến trúc lăng mộ là những cơng trình lăng tẩm, mộ táng của những
anh hùng dân tộc, người có cơng to lớn với dân với nước.

Mỗi cơng trình là kết quả của một q tả trình sáng tạo cuả nhân dân ta
trong suốt thời kỳ lịch sử, thể hiện tài hoa, trình độ thẩm mỹ, điêu khắc của
cha ông trong lịch sử.

Chƣơng 2 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HĨA TỈNH NGHỆ AN.
2.1 Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu.
2.1.1 .Đền Quang Trung.
Đền Quang Trung tọa lạc trên núi Dũng quyết là một trong những cơng
trình tiêu biểu của Lâm viên Núi Dũng Quyết và khu vực Phượng Hồng
Trung Đơ.
2.1.1.1 Danh nhân Quang Trung – Nguyễn Huệ.
NGUYỄN HUỆ (1789 – 1792)
Nguyễn Huệ còn gọi là Hồ Thơm, là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc,
Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ
Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Cha là Hồ Phi Phúc , Mẹ là Nguyễn Thị Đồng .Tổ tiên của Nguyễn Huệ vốn
gốc họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi , Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, sau di cư về xã
Thái Lão, nay thuộc Xã Hưng Đạo, huyện Hưng nguyên, tỉnh Nghệ An. Hồ

21


Phi Phúc đi theo nhóm chúa Nguyễn vào vùng miền Nam Trung Bộ, lập cơ
nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ Nguyễn.
Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn
Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ơng có tên là Hồ Thơm, tức chú
Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo vốn là người
Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài nǎng của mấy cậu bé này,
thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - khơng rõ ông lấy từ đâu:

"Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền
Bắc).
Các tài liệu xưa cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện
lại, thường gọi là biện Nhạc, có nghề bn trầu. Bất bình với sự chun quyền
của Trương Phúc Loan và chúa Nguyễn đàng trong, ông đã cùng các em nổi
dậy, cướp được Quy Nhơn, rồi dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn. Nǎm 1776,
Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, cho Nguyễn Huệ làm phụ
chính,Nguyễn Lữ làm thiếu phó, xây dựng thủ phủ ở Đồ Bàn.
Hai nǎm sau (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thái
Đức, phong Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm tiết
chế.
Trong suốt hơn 20 nǎm đời chinh chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùn
bước. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân tài, có niềm tin
tuyệt vời vào khả nǎng của mình. Ơng cịn là vị danh tướng chỉ đánh thắng,
khơng có bại.Giúp anh là Nguyễn Nhạc, ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt
Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển.
Năm 1784, trước nguy cơ sụp đỏ của chính quyền chúa nguyễn ở đang
trong, Nguyễn Ánh đã sang xiêm cầu cứu viện trợ. Được tin 5 vạn quân Xiêm
– Nguyễn kéo sang nước ta, Nguyễn Nhạc ra lệnh cho Nguyễn Huệ cầm quân
mai phục ở đoạn sông Tiền Giang từ Rạch gầm - Xoài Mút và giành được
thắng lợi.

22


Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đi vào lịch sử như những chiến
công hiển hách, một trang quyết chiến tiêu biểu ,một trang sử vàng của dân
tộc, thể hiện tài năng quân sự và tinh thần chiến đấu kiên cường của nghĩa
quân tây sơn.
Nǎm 1786, được sự mách nước của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ

đem quân kéo vào thăng long, chính quyền chúa Trịnh đã bị lật đổ, trao trả
quyền hành cho vua Lê .
Năm 1788 , trong lúc chính quyền Vua Lê đang trên đà suy yếu , gặp
lúc Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà thanh, Tôn sĩ nghị dẫn đầu 29 vạn
quân thanh chia làm 4 đạo tiến cơng sang nước ta.Trong bối cảnh đó, Nguyễn
Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước tại núi Bân Sơn (
Huế), ngày 22/12 /1788(tức 25/11/năm mậu thân) đăng quang hoàng đế, đặt
hiệu là Quang Trung và ra qn ngay sau đó. Ơng tun bố: Chỉ trong 10
ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng quân sĩ ǎn tết với nhân
dân Thǎng Long vào ngày 7 tháng giêng.
Với lực lượng quân đội 10 vạn người, dưới sự lãnh đạo tài tình của
Nguyễn Huệ cùng với tinh thần chiến đấu của đội quân chỉ trong 5 ngày đêm,
quân tây sơn đã đánh bại quân đội nhà Thanh đông gấp 3 lần, làm nên chiến
thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Để tưởng nhớ sự nghiệp và ơng lao vĩ đại của hồng đế Quang Trung,
nhân dân Nghệ An cùng với lãnh đạo đã thông nhất xây dựng đền thờ vua
Quang Trung trên núi quyết, nơi Nguyễn Huệ đóng đơ.
2.1.1.2. Q trình xây dựng – kiến trúc.
Theo thần thoại, khi xưa có 100 con phượng hồng bay qua sơng Lam
thì có 99 con để lại ngọn Hồng Lĩnh, con thứ 100 chính là núi Quyết .
Quang Trung - vị vua nổi tiếng với chiến công đại thắng quân Thanh,
một trong những huyền thoại chống giặc ngoại xâm hiển hách nhất của lịch sử
dân tộc ta, với tư cách là Bắc Bình Vương đã phát hiện và nhận thấy đây là

23


địa điểm chiến lược để xây dựng kinh đô, làm gốc rễ sâu bền cho sự phồn
vinh của đất nước.
Để tỏ lòng biết ơn vị Anh hùng áo vải dân tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã

ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua Quang Trung tọa lạc trên
đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97m so với mặt nước biển, thuộc vùng
đất linh thiêng được Vua Quang Trung chọn đóng đơ cách đây hơn 220 năm.
Đền được khởi cơng xây dựng vào tháng 7/2005 và hồn thành vào
tháng 5/ 2008. Dự án xây dựng đền thờ Quang Trung mang nặng tính đặc thù
văn hóa - lịch sử vì thế, phải có giải pháp kiến trúc phù hợp với mục đích và
u cầu của một ngơi đền thờ truyền thống.
Kết cấu của cơng trình gồm có: sân lễ hội, đường lên xuống đền, sân
đền chính, sân đền trước, nhà tiền đường, nhà trung đường, nhà hậu cung, nhà
tả vu, hữu vu, nhà nghi môn, hai nhà bia, bình phong, tứ trụ, bia dẫn tích và
các hạ tầng kỹ thuật khác.
Bãi đậu xe cũng đồng thời là sân lễ hội, nơi diễn ra phần hội ,trò chơi
dân gian, múa hát, thể thao…sân có diện tích là 1.800m2, kết cấu bằng bê
tông mác 200, dày 10cm. Lối vào đền là dãy cầu thang 99 bậc đi thẳng vào
sân trước đền biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, tương ứng với 99 con
phượng hoàng.

Đường lên xuống đền được lát bằng đá Thanh Hóa. Hai

bên đường là 2 dãy cây sanh.
Sân trước đền có diện tích: 1.400 m2, được lát bằng gạch bát cổ phục
chế loại 30 x 30 cm. Trước cửa đền là 2 con voi bằng gỗ chầu 2 bên.
*Nhà Nghi Mơn.
Bước vào cổng chính là nhà nghi mơn, có diện tích là 48m2.Đền có 3
cổng : cổng chính và hai cổng nhỏ đối xứng hai bên. Cổng chính bố trí một
gian hai dĩ , mặt đứng kết cấu 2 tầng mái kiểu chồng diêm , các góc đao uốn
cong, có góc bờ nóc, đầu kìm.Cổng chính và cổng phụ đều lợp ngói mũi hài,
nền lát gạch bát cổ phục chế loai. 30 x 30 cm, các kết cấu gỗ đều bằng lim.

24



Bước vào cổng chính là hai tượng quan hộ pháp đứng trấn giữ hai bên , với
chức năng , nhiệm vụ là theo dõi , kiểm soát.
*Hai nhà Bia .
Bố cục hình vng 6 x 6 m , kết cấu khung vì nóc chồng rường, xà
nách con chồng: mặt đứng hai tầng mái, phần mái trên có chắn mái con tiện, 8
góc mái có đầu đao,kìm nóc, gỗ đều bằng lim,mái lợp ngói mũi hài hai lớp,
gạch bát kiểu cổ phục chế. Nhà bia bên phải bỏ trống và bia ghi công trạng
của Quang Trung,nhà bên trái là gác chuông , có bia chiếu của Hồngđế
Quang Trung - Nguyễn Huệ ,bia chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi hoang đế
Quang Trung.

* Nhà tả vu và Hữu vu.
Hai ngôi nhà này có kết cấu giống nhau. Diện tích là 80m2/ nhà.Kết cấu
nhà 5 gian, 3 hàng cột, kết cấu vì kèo kiểu chồng rường giá chuông, hạ kẻ
truyền liền bẩy. Hệ thống cửa kiểu bức màn thượng song hạ bản. Nhà tả vu có
chức năng chính là soạn lễ, nghỉ ngơi. Nhà tả vu có chức năng trưng bày các
hiện vật, di vật có liên quan đến hồng đế Quang Trung và triều đại tây sơn.
*Nhà tiền đường.
Có diện tích là 180m2, thiết kế 3 gian, 2 dĩ, 4 hàng cột,kết cấu vì kèo
chồng rường, mặt đứng kết cấu 2 tầng mái, ở giữa có hệ chắn song con tiện để
thơng gió, lấy ánh sáng ; 4 góc đầu đao uốn cong , bậc cấp có chồng chầu
bằng đá. Gian chính giữa là tiền đường là nơ thị đức phật thích ca mau ni,
bên hữu thờ Tứ phủ công đồng , bên tả thờ trấn phủ Nghệ An Thận trực Hầu.
*Nhà trung Đường.
Có diện tích là 160m2 , nhà bố trí 3 gian 2 dĩ , 4 hàng cột, mặt đứng kết
một tầng mái. Gian giữa là bàn thờ cộng đồng, bên hữu thờ quan võ là Thủy
25



×