Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.39 KB, 41 trang )

Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân
Nhãn: lập kế hoạch , tài chính cá nhân , độc lập về tài chính
Khi tôi đọc các website về kinh tế, tài chính như Market Watch, Washington Post,
Financial Times, Forbes, Yahoo! Finance, CNN Money thậm chí cả trang AskMen... tôi
luôn thấy có một phần là personal finance (tài chính cá nhân) để trao đổi những vấn đề về
tài chính cá nhân. Ở trên các trang về tài chính cá nhân trên thường thảo luận về những gì
rất bình thường như cách quản lý về credit cards, luật thuế mới, những lưu ý về tài chính
khi kết hôn hay li dị, vấn đề tài chính khi con cái vào năm học mới, hay vô ĐH, hay cao
hơn một chút là cách trả góp mua nhà, tư vấn về các quỹ hưu trí, tài chính khi con cái lập
nghiệp, vấn đề về bảo hiểm, tiết kiệm, ngân hàng...Thường thì những người có một vấn đề
trục trặc hay sắp có một dự định quan trọng mà cần phải cân nhắc về tài chính thì có thể
viết mail hỏi các vấn đề trên, rồi sẽ có người tư vấn. Còn ở Việt Nam, thực không thấy có.
Ở Việt Nam, chỉ thấy có các những trang web nói về giá cổ phiếu lên từng ngày, những
foum thảo luận giữa các thành viên mà phần lớn các threads được tạo ra từ admin hoặc
spammer để quáng cáo, tiếp đó là các trang rao vặt bán cổ phiếu OTC (UpCom). Thậm chí
những forum chẳng liên quan gì cũng chen chân mở thêm topic mà phần lớn các bài chỉ là
copy dán từ các trang báo. Bạn cũng có thể lên Youtube để coi một vài bài nhạc rap chế về
chứng khoán. Một số rảnh rỗi làm cả thơ. Tuy vậy, dịch vụ về lập kế hoạch tài chính
(financial planning) hay quản lý danh mục đầu tư (portfolio management), quản lý quỹ hưu
trí (pension funds),... thì ở Việt Nam không thấy. Các công ty quản lý quỹ chỉ thấy quản lý
quỹ mà mình thu hút vốn hoặc quỹ do công ty mẹ chỉ định. Riêng mảng quản lý cho những
cá nhân có thu nhập cao thì không phát triển (high net worth individuals).
Có thể hiểu lý do tại sao nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận
mình là "vừa đủ sống". Hầu hết, họ chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn
toàn có nhiều kế hoạch cho tương lai. Có thể bắt gặp nhiều cha mẹ tuy đã 40-50 tuổi mà
vẫn loay hoay trong việc trong việc nhà ở, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học ĐH, cao
học, hay hôn nhân của con cái. Người Việt Nam có thu nhập thấp do kinh tế kém phát
triển. Song, cũng như nhiều gia đình trên thế giới không phải ai cũng nghĩ về mấy thứ như
kế hoạch tài chính. Có nghe những chuyện như nhiều người thời trẻ kiếm nhiều tiền nhờ
làm cho công ty nước ngoài hoặc làm nghệ sĩ nổi danh, song đến khi đứng tuổi thì lại gặp
khó khăn vì không có một kế hoạch cho việc nghỉ hưu. Khi tôi học trên ghế nhà trường,


học đủ thứ tùm lum như vỏ trái đất, axít sulfuric, cách đọc kí hiệu mã vạch trên những con
transistor, tính sine, cosine, nghiệp vụ giao nhận vận tải, nguyên lý marketing,...Song,
người ta không dạy cách chi tiêu tiền, cách sử dụng sổ tiết kiệm, tạo quỹ dự phòng, mua
bảo hiểm hay lập kế hoạch tài chính cho tương lai.
Tôi gom lại vài ý kiến cho việc lập kế hoạch tài chính cá nhân thế này:
Tài chính cá nhân là việc kế hoạch về tài chính cho mỗi cá nhân, bao gồm phân tích tình
hình tài chính, và dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn.
Mục đích của tài chính cá nhân không phải là việc làm sao kiếm càng nhiều tiền càng tốt
để bỏ vào các tài khoản ngân hàng. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau
và chúng có tác động qua lại, do đó phải hài hoà trong lựa chọn những giải pháp.
Ai sẽ là người lập kế hoạch, quản lý, và thực hiện chúng? Tốt nhất là chính bản thân bạn,
ngoài ra, việc thực hiện thì bạn là người không thể thay thế.
- Lập kế hoạch
Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình và những người liên
quan, nhu cầu của bản thân và của những người thân, đặc biệt là những người phụ thuộc
vào bạn. Tiếp đó, là bạn cần hiểu rõ về các giải pháp tài chính mà có thể thực hiện, và cuối
cùng là quyết định lựa chọn. Những người không thích gò bó thường cho rằng 'Ôi cần quái
gì lập kế hoạch!'. Tuy nhiên, nếu coi kỹ thì bạn nên, chẳng hạn như trong trường hợp bạn
dự định mua nhà nhưng con trai lớn của bạn chuẩn bị học đại học ở nước ngoài. Bởi mỗi
người đều có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống nên cần phải sắp xếp sao cho hợp
lí.
Những kiến thức về tài chính là quan trọng, bạn nên coi việc tìm hiểu những kiến thức này
giống như công việc hàng ngày bạn đến sở làm. Trong trường hợp, tình hình tài chính của
bạn phức tạp hoặc kiến thức tài chính giới hạn, bạn có thể cân nhắc tìm tư vấn về tài chính
cá nhân.
Vần đề về nhà tư vấn, bạn cần hiểu rõ là:
+ Họ được trả phí để quản lí tiền của bạn
+ Liệu học có quản lý hợp pháp, và có đạo đức không? (Tức là họ có tranh thủ dùng tiền
của bạn vào việc khác không hay họ lại giống như các chủ hụi ở việt Nam, gom tiền xong
rồi trốn?)

+ Trình độ của họ, dễ thấy nhất qua chính thành tựu mà họ đạt được
- Quản lý và thực hiện
Việc quyết định và thực hiện không ai khác chính là bản thân bạn, ngay cả khi bạn thuê
mướn một nhà tư vấn tài chính. Bạn chọn đầu tư vào quỹ hưu trí, bạn là ngưởi bỏ tiền ra,
và bạn là người thụ hưởng.
Về quản lí, bạn cần coi kỹ về chi phí và lợi ích. Chi phí gồm cả chi phí cơ hội, nghĩa là khi
bạn đầu tư vào một thứ như bất động sản, bản bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào chứng khoán. Soi
xét kỹ, quản lý tài chính cá nhân không khác gì quản lý doanh nghiệp của bạn. Do đó, kiến
thức và kinh nghiệm là không bao giờ thừa.
Bạn sẽ có nhận thức rõ hơn về thu chi của bạn thân: đâu là nguồn thu của những tài khoản
ngân hàng của bạn, những khoản chi nào phải ưu tiên trước...
Kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư sẽ là cái bạn cần. Đánh giá tốt sẽ cho bạn thấy đâu là
khoản đầu tư tiềm năng, và đâu là cái bẫy. Một doanh nghiệp thành công còn nằm ỡ chỗ họ
tránh được những khoản thuế. Do đó bạn sẽ thấy những cách để giảm thuế là đáng nên
học.
Bạn có lẽ sẽ cần học cách hạn chế tiêu dùng những tài sản mà không mang lại giá trị thặng
dư như mua xe hơi trong khi bạn thực sự không có nhu cầu, mua du thuyền, mua đồ đạc xa
xỉ,...Tôi thấy ở Việt Nam nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại mua xe hơi (phần lớn
trả góp), họ không nhận thức rõ rằng họ đang ôm một cục nợ. Tôi không phản đối người ta
mua xe, nhưng họ nên có nhiều tiền hơn cho việc này.
Mục tiêu sau cùng của tài chính cá nhân là sự độc lập về tài chính mà rất nhiều người cố
gắng đạt được. Mỗi người hoàn toàn có thể quản lý điều khiển tài chính của bản thân mà
không cần phải đạt bằng cấp nào. Những người có cái nhìn thực tế sẽ có nhiều thuận lợi
trong việc đạt được những mục tiêu dài hạn. Nếu bạn muốn nhờ người khác quản lý, hãy
tìm một nhà quản lý độc lập có trả phí để đưa ra tư vấn không thiên vị hay tư lợi. Nên nhớ
rằng, bạn là người quyết định.
Tiết Kiệm Mua Nhà
Nhãn: bất động sản , tiết kiệm , tài chính cá nhân
Mua nhà là niềm ao ước của của rất nhiều người đặc biệt là khi họ không được thừa hưởng
gia tài từ người thân hay có thu nhập cao. Ở Việt Nam, đó lại là nỗi trăn trở vì giá nhà quá

cao.
Một ngân sách thu chi hàng tháng hoàn hảo sẽ là:
- Nhà cửa: không quá 33%, lý tưởng là 25%
- Đi lại: không quá 10%
- Nợ: không quá 10%
- Tiết kiệm: tối thiểu 40%
Tuy nhiên, ở Việt Nam có lẽ là xa vời vì nhà giá đội quá cao, trong khi lương quá thấp.
Theo một báo cáo (Ngành bất động sản Việt Nam 2009 – 2010) thì ở Việt Nam phải bỏ tiết
kiệm mua nhà tới 80% thu nhập. Điều này quả không ổn. Vậy làm sao để có thể tiết kiệm
mua nhà?
Có một số vấn đề thế này: Những người mua nhà lần đầu, đặc biệt là các vợ chồng trẻ
thường đỏi hỏi quá cao. Vợ chồng có thu nhập khá một chút lại đòi mua những căn hộ cao
cấp thường là trên 1 tỷ. Nhưng điều này tạo gánh nặng quá lớn, vì gần hết thu nhập sẽ dành
cho việc này. Họ sẽ hoàn toàn không có tiền tiết kiệm để đầu tư, thậm chí họ không có một
quỹ dự phòng cho bản thân. Chiến lược ở đây là mua căn nhà vừa tầm, được vài năm bán
lại để lên kế hoạch mua căn nhà thứ hai. Họ nên chọn những căn họ chung cư vừa tầm, có
thể xa trung tâm thành phố chút cũng được.
Còn nếu thu nhập của bạn quá thấp hoặc bạn thực sự muốn như căn hộ đắt tiền ở Nam Sài
Gòn, hay có khu đô thị đang nóng ở Hà Nội thì buộc phải giải quyết vấn đề đầu tiên là thu
nhập. Bạn phải nỗ lực để nâng lương, đồng thời phải có những thu nhập thụ động khác
(cho thuê, hay đầu tư...) để phụ trợ vào.
Nói chung, dù bạn ở mức thu nhập nào, điều khi bạn mua nhà đó là tiết kiệm. Bạn sẽ tiết
kiệm để có được khoản tiền cần thiết (thường ở Việt Nam là 30% giá trị căn nhà cần mua)
để có thể vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng căn nhà sẽ mua. Và khi mua rồi thì bạn tiết
kiệm để chi trả lãi ngân hàng hàng tháng. Dưới đây là những khuyên hữu ích khi tiết kiệm
mua nhà:
- Xác định mục tiêu lâu dài: bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để mua nhà.
- Mở một tài khoản tiết kiệm (có lời hàng tháng) để mua nhà. Chỉ bỏ tiền vào, và không
được phép rút ra. Loại bỏ những dịch vụ có tính phí kèm theo như nhắn tin số dư qua điện
thoại.

- Quy định ra một lượng tiền nhất định hàng tháng 5, 10, hay 20% thu nhập tùy thuộc vào
khả năng và bỏ vào tài khoản. Khi nhận được tiền hàng tháng bỏ ngay vào tài khoản.
- Nếu có phần thưởng, miễn thuế, hay có khoản lợi nhuận nào, bỏ vào tài khoản. Nếu là
phần thưởng, yêu cầu chuyển sang tiền mặt.
- Nếu có thể, ở chung nhà với cha mẹ khi đang tiết kiệm.
- Chỉ mua sắm thực phẩm, quần áo, đồ dùng khi thực sự cần thiết. Trước khi mua, liệt kê
thành danh sách, và chi mua những cái trong danh sách. Mua nhiều rau, hạn chế thịt cũng
tiết kiệm được nhiều.
- Tạm thời hạn chế hoặc tạm thời ngưng những dịch vụ không cần thiết: các phí tin nhắn
thông báo, GPRS, voicemail, báo chí. Dẹp bỏ thẻ tín dụng. Tự mình bấm móng tay, hay
gội đầu. Chạy bộ quanh khu nhà thay vì tới phòng tập.
- Giảm nhu cầu giải trí bên ngoài, du lịch, tiệc tùng, hay đi ăn tiệm. Quên đi những thứ như
khoai tây chiên, gà chiên, bánh pizza. Thay vào đó ở nhà, thuê đĩa video và mời bạn bè tới
chơi.
- Cho bạn bè và gia đình biết là mình đang tiết kiệm mua nhà. Phần lớn họ sẽ hiểu bãn sẽ ít
có quà cáp khi đang tiết kiệm.
- Nên nhớ tích tiểu thành đại. Tiền lẻ cũng để dành, hàng tháng có thể bỏ vào tài khoản.
- Bán đi những thứ đồ đạc mà tốn nhiều chi phí hàng tháng. Bán xe tốn xăng, hay tốn phí
bao dưỡng hàng tháng.
- Kiếm công việc bán thời gian, ngay cả khi công việc không đều đặn.
- Tìm kiếm hỗ trợ của nhà nước, địa phương về nhà ở.
Nên nhớ có một khoảng chênh lệch rất lớn giữa những cái mình cần và cái mình muốn nên
hãy loại bỏ những thứ mình không cần, và chỉ bám theo những cái cần mà thôi. Khi đó bạn
mới có thể nhanh tiết kiệm mua nhà.
Mỗi sáng thức dậy, bạn có phải đối mặt với câu hỏi: “Hôm nay mình làm gì?”. Và
mỗi sinh nhật, bạn có thảng thốt nhận ra: “Trời ơi, mình đang già đi mà sao chưa
làm được gì cả?”. Để tránh phải hối hận khi về già, hãy lập kế hoạch cho cuộc sống
ngay từ bây giờ.
Tại một cơ quan nọ tổ chức cuộc đua mang tên “Cuộc đua một năm”. Yêu cầu đặt ra là
mỗi người hãy xác định cho mình ba mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong vòng

một năm sắp tới. Bước thứ hai là xếp hạng ba mục tiêu đó. Và đây là phần thực hành lập
kế hoạch với mục tiêu xếp hàng đầu của một sinh viên 21 tuổi.
Mục tiêu Khám phá Sa Pa
Lý do Đó là ước mơ từ nhỏ
Điểm mạnh Có một người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp
Điểm yếu Hạn chế về thời gian và kinh phí
Khắc phục
Lập kế hoạch chi tiết về chuyến đi (kinh phí, thời gian) và kế hoạch tiết
kiệm
Mục tiêu dự
phòng
Đi Hội An
Cuối năm ngoái, anh chàng này đã có những hình ảnh thú vị của chuyến du hành lên thị xã
sương mù. Chàng tiết lộ việc dùng phương pháp này để lập kế hoạch dài hơn trong 3 năm,
5 năm và 10 năm tiếp theo để vươn tới cái đích cuối cùng: “Tôi muốn đứng đâu trong cuộc
sống?”.
Bạn Lê Thành Nam Giải Phóng, chuyên viên quản lý đại lý bảo hiểm của Công ty bảo
hiểm nhân thọ Manulife, khẳng định kế hoạch là một phần cuộc đời. Anh cho biết bắt đầu
lập kế hoạch từ lúc cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều. Sức lực có hạn, trong
khi những điều mà bạn muốn làm cho gia đình và bản thân quá nhiều. Phóng quyết định
làm từng thứ một, để nếu không kịp làm tất cả thì những gì đã làm được cũng thật sự hoàn
Đặt
ra
mục
tiêu
ngắn
hạn
trong
kế
hoạch


từng
bước
chinh
phục
nó.
thành. Vào công ty năm 1999 với mức lương 80 USD, anh mong muốn sau hai năm phải là
400 USD. Phóng phấn đấu vì mục tiêu lên lương sau 6 tháng và bây giờ đã toại nguyện.
Gọi kế hoạch là “chiếc bản đồ” mà không có nó ta không biết sẽ đi đâu. Phóng xác định
các yếu tố. Một là thời gian, việc này làm vào thời gian nào trong mỗi ngày, bao lâu thì
xong? Nếu không, bao lâu thì bỏ qua kế hoạch này? Hai là cần những gì để hỗ trợ việc
thực hiện? Ba là công việc phải khả thi, vừa sức và không hoang tưởng. Có thể biến những
mục tiêu lớn lao thành những mục tiêu nhỏ hơn để không bị sức ép quá lớn. Bốn là phải
làm ngay, vì những kế hoạch dễ dàng bị rơi vào quên lãng và chúng ta không còn hứng thú
với việc thực hiện nó nữa.
Giáo sư Donald E. Wetmore, chuyên gia về môn quản trị của nhiều ĐH Mỹ, đưa ra một
câu nói nổi tiếng: “Chúng ta không thất bại vì kế hoạch, mà đa phần đều thất bại trong việc
lập kế hoạch”. 5 lời khuyên của ông cho một ngày như sau:
1. Lên kế hoạch vào... buổi tối. Rất hiệu quả vì bạn sẽ yên tâm đi ngủ mà không bận tâm về
những chuyện của ngày mai nữa. Đặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những sai sót
của bản kế hoạch. Hôm sau tỉnh dậy, bạn thấy nó... hay hơn nhiều.
2. Phải viết ra giấy. Khi viết sẽ xuất hiện những điều tuyệt diệu mà bạn chưa bao giờ nghĩ
đến.
3. Hãy tính đến hai loại công việc: “phải” và “muốn”. Một bên là trách nhiệm, còn một bên
là nhu cầu. Tính toán và cân nhắc cho kỹ!
4. Lập một kế hoạch... quá tải. Đó là một sự thách thức. Nếu bạn chỉ có một việc trong kế
hoạch, thể nào cũng tốn nguyên ngày. Nếu ba việc thì khác, thời gian sẽ chia làm ba.
Nhưng nếu bạn ghi ra 12 kế hoạch, dù chỉ có thể làm xong 9 phần thôi, nhưng dần dà khả
năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt.
5. Xác định ưu tiên. Đề ra nhiều, nhưng bạn phải xác định cái nào là yêu cầu hàng đầu và

bức thiết nhất để có thể làm được
Lap ke hoach cho cuoc song
Post by admin Sat 21/03/09 - 02:23:54
Chuyen thu nhat: cuoc dua mot nam
Cau chuyen nay duoc ghi tu mot tiet giang co ten “Cuoc dua mot nam”.
Yeu cau: moi nguoi hay xac dinh cho minh ba muc tieu quan trong can phai dat duoc trong
vong mot nam sap toi. Buoc thu hai la xep hang ba muc tieu do. Va day la phan thuc hanh
lap ke hoach voi muc tieu xep hang dau cua mot sinh vien 21 tuoi.
Cuoi nam ngoai, anh chang nay da gui tang chung toi nhung hinh anh thu vi cua chuyen du
hanh len thi xa suong mu voi loi de tang: “Ket qua cua mot ke hoach tot”. Nguoi ban nay
con tiet lo viec da dung phuong phap nay de lap ke hoach dai hon trong ba nam, nam nam
va muoi nam tiep theo de vuon toi cai dich cuoi cung: “Toi muon dung dau trong cuoc
song?”.
Muc tieu: Kham pha SaPa
Ly do: Do la uoc mo tu nho
Diem manh: Co mot nguoi ban dong hanh tam dau y hop.
Diem yeu: Han che ve thoi gian va kinh phi.
Khac phuc: Lap ke hoach chi tiet ve chuyen di (kinh phi, thoi gian) va ke hoach tiet kiem.
Muc tieu du phong: Di Hoi An
Chuyen thu hai: Ke hoach la mot phan cuoc doi toi
Day la tam su cua ban Le Thanh Nam Giai Phong, chuyen vien quan ly dai ly bao hiem cua
Cong ty bao hiem nhan tho Manulife:
“Toi bat dau lap ke hoach tu luc cam thay thoi gian cua minh khong con nhieu nhu
minh tuong nua. Suc luc cung co han, trong khi nhung dieu ma toi muon lam cho gia dinh
va ban than qua nhieu. Toi quyet dinh lam tung thu mot, de neu khong kip lam tat ca thi
nhung gi da lam duoc cung that su hoan thanh.
Toi vao cong ty nam 1999 voi muc luong 80USD va mong muon sau hai nam phai la
400USD. Nghe co ve hoang tuong, nhung toi biet sau thang cong ty xet len luong mot lan.
Toi phan dau vi muc tieu len luong moi sau thang. Va bay gio toai nguyen. Mot kinh
nghiem la neu ban muon lam gi thi can phai tinh toan va dieu quan trong nhat la hay bat tay

vao lam ngay”.
Lap ke hoach de moi ngay
ban khong phai ban khoan:
Hom nay se lai la mot ngay
buon te nua?
Goi ke hoach la “chiec ban do” ma khong co no ta khong biet se di dau. Phong da xac dinh
cac yeu to nhu the nao?
1. Thoi gian: viec nay lam vao thoi gian nao trong moi ngay, bao lau thi xong? Neu
khong, bao lau thi bo qua ke hoach nay?
2. Can nhung gi de ho tro viec thuc hien?
3. Cong viec phai kha thi, vua suc va khong hoang tuong. Co the bien nhung muc tieu
lon lao thanh nhung muc tieu nho hon de khong bi suc ep qua lon.
4. Phai lam ngay, vi nhung ke hoach de dang bi roi vao quen lang va chung ta khong
con hung thu voi viec thuc hien no nua.
Chuyen thu ba: Hay song chu dong hon
Giao su Donald E. Wetmore, chuyen gia ve mon quan tri cua cac truong dai hoc My, dua ra
mot cau noi noi tieng: “Chung ta khong that bai vi ke hoach, ma da phan deu that bai
trong viec lap ke hoach”. Nam loi khuyen cua ong cho mot ngay nhu sau:
1. Len ke hoach vao... buoi toi. Se rat hieu qua vi ban se yen tam di ngu ma khong ban
tam ve nhung chuyen cua ngay mai nua. Dac biet, giac ngu se giup ban hieu chinh
nhung sai sot cua ban ke hoach. Hom sau tinh day, ban se thay no... hay hon nhieu.
2. Phai viet ra giay. Khai niem “nang luong viet muc” kha thu vi: khi viet se xuat hien
nhung dieu tuyet dieu ma ban chua bao gio nghi den.
3. Hay tinh den hai loai cong viec: “phai” va “muon”. Mot ben la trach nhiem, con
mot ben la nhu cau. Tinh toan va can nhac cho ky nhe!
4. Lap mot ke hoach... qua tai. Do la mot su thach thuc. Neu ban chi co mot viec trong
ke hoach, the nao cung ton nguyen ngay. Neu ba viec thi khac, thoi gian se chia lam
ba. Nhung neu ban ghi ra 12 mon thi sao nhi? Chi co the lam xong chin mon thoi,
nhung dan da kha nang lam viec cua ban se duoc nang cao ro ret day.
5. Xac dinh uu tien. De ra nhieu nhung ban phai xac dinh cai nao la yeu cau hang dau

va buc thiet nhat de co the lam duoc.
Định hướng và lập kế hoạch cho cuộc sống
Thứ ba, 16 Tháng 6 2009 12:11 Ngọc Trân
Cuộc sống vô cùng ngắn ngủi, đôi khi bạn thấy thời gian trôi qua thật nhanh và mình
vẫn chưa thực hiện được gì trong cuộc đời của mình? Đời sống bận rộn khiến bạn
cảm giác mình không còn thời gian để thực hiện mọi điều mình muốn.
Hãy khám phá xem làm cách nào có thể kiểm soát và sống một cuộc sống như bạn mong
muốn, vừa có thể hoàn thành những mục tiêu lớn trong đời? Biết quan sát và biết lên kế
hoạch của cuộc đời có thể giúp bất kì ai đạt được những mục đích tưởng chừng không đạt
tới của họ.
Định hướng những mục tiêu
Bạn có bao giờ để ý rằng tập trung vào cái gì đó hữu hình sẽ dễ dàng hơn không? Đó là vì
một ý tưởng càng cụ thể thì bạn càng khó quên được và như thế bạn sẽ không để ngày
tháng trôi tuột qua tay mình một cách nhanh chóng. Khi đã có mục tiêu rồi, bạn cần một kế
hoạch chắc chắn để theo đuổi nó. Hãy chọn một mục tiêu đơn giản để hoàn thành trước,
như vậy bạn sẽ có động lực để thành công với những mục tiêu cao hơn.
Chia nhỏ mục tiêu
Khi bạn đã có mục tiêu lâu dài rồi thì hãy chia nó thành những nhiệm vụ nhỏ hơn vì mục
tiêu quá lớn dễ làm bạn mất động lực thực hiện. Ví dụ: bạn muốn mình sẽ viết xong một
quyển sách trước năm 40 tuổi, thay vì vậy hãy đặt mục tiêu nhỏ hơn là hoàn thành từng
chương vào cuối mỗi tháng.
Xây dựng bản thân
Khi bạn thấy mình đạt được một thành quả nho nhỏ của mục tiêu lâu dài, hãy luôn tự nhắc
bản thân mình đã làm được gì, và phát huy nó trong tương lai. Khi ấy, bạn thấy mình có
chất xúc tác để nỗ lực phấn đấu. Nếu bạn gây nên một lỗi lầm hay một sơ suất nào, hãy cư
xử nhẹ nhàng nhưng cũng phải nghiêm khắc với bản thân. Nuôi dưỡng những cảm giác
tiêu cực về thất bại của chính mình chỉ khiến bạn thêm mất ý chí và tự ti vào bản thân.
Vui chơi
Phải biết nghỉ ngơi và có kế hoạch tham gia vào những hoạt động xã hội. Nếu bạn không
có một kế hoạch nào lớn vào cuối tuần thì cũng phải tự tạo một tiết mục cho riêng mình và

tham gia cùng bạn bè. Nếu bạn thấy ganh tị với những người khác vì thấy họ sao mà vui vẻ
quá thì đã đến lúc bạn cần tạo cho mình cơ hội được như họ.
Ghi chú
Hãy tự xem mình một người học sinh và học hỏi từ chính những sai lầm của mình. Nếu
bạn trải qua những việc không vui hay gặp khó khăn, đừng để nó đánh gục bạn mà hãy
xem nó là một bài học trong cuộc sống. Học từ thất bại có thể giúp bạn làm giàu vốn sống
của mình và giúp bạn tránh những sự việc tương tự trong tương lai.
Giao lưu
Hãy coi việc giữ liên lạc với những người quan trọng trong đời bạn là một điều cần phải
làm. Dành trọn một khoảng thời gian nhất định nào đó trong tuần để viếng thăm, gặp gỡ và
cùng trò chuyện với những người thân thích của mình. Làm được như thế, bạn đang đầu tư
cho những mối quan hệ trong tương lai của mình, bạn sẽ thấy mình học thêm được nhiều
điều hay từ họ.
Nghĩ đến tương lai
Một mặt hãy chú ý đến những gì bạn đang làm trong hiện tại, và một mặt vào tương lai của
chính bạn. Thỉnh thoảng, chúng ta trở nên nóng nảy, hay bốc đồng lúcmua sắm hoặc đam
mê cái gì đó thái quá, nhưng hãy cố gắng hạn chế nó đến mức tối đa. Mua một chiếc TV
đắt tiền có thể làm bạn phải tạm gác lại mục tiêu đi nghỉ trong tương lai vì vấn đề kinh phí,
hay sự bốc đồng có thể làm bạn mất việc hay người yêu chẳng hạn. Nghĩ đến những viễn
cảnh tương lai khi hành động sẽ giúp bạn tránh lãng phí và giúp bạn kiểm soát được chính
mình nhiều hơn.
Học hỏi
Mỗi một kinh nghiệm trải qua đều dạy cho bạn những thành công lẫn thất bại. Hãy tập chú
ý, nhìn quanh và học từ những gì bạn thấy. Mỗi khi bạn làm điều gì đó tốt hãy tự khen
ngợi mình và hãy nhớ tại sao bạn làm được như thế. Không chỉ học từ kinh nghiệm bản
thân, cần phải học từ nhiều người khác nữa.
Trút bỏ gánh nặng
Không nên lãng phí thời gian của bạn với những người luôn làm bạn thấy tồi tệ hơn. Nếu
có ai đó luôn làm bạn thấy chán nản, thất vọng thì cách tốt nhất là hạn chế sự tiếp xúc với
họ. Tuy nhiên cũng không nên quá tuyệt đối với những mối quan hệ như thế này vì có thể

họ sẽ là động lực để bạn tiến bộ hơn.
Tự nhắc nhở mình
Đôi khi cuộc sống bộn bề làm bạn quên đi những ước vọng trong đời và cuộc sống cứ thế
trôi qua mỗi ngày, bạn dần đánh mất mục tiêu của đời mình, do đó hãy biết tận dụng những
nguồn nhắc nhở để bạn có thể tập trung cao độ vào mục đích sống của chính mình. Ví dụ:
Nếu bạn mơ về một kỳ nghỉ ở 1 vùng quê, hãy treo một bức tranh vẽ nơi nghỉ ngơi của bạn
trong văn phòng.
Một ngày 24 tiếng, cứ như vậy thôi. Nhiều người ước giá như một ngày có 48tiếng,....
vì thời gian trôi nhanh quá, nhanh đến nỗi mình không kịp lập kế hoạch cho cuộc
sống của mình, nhưng cũng có người lại cảm thấy 24 tiếng là hợp lý thậm chí thế là
quá đủ hoặc thừa,.....
Từng ngày trôi qua, chúng ta vẫn sống - học tập - làm việc - nghỉ ngơi - giải trí,....
trong một quỹ thời gian ấy đều đều không có gì thay đổi, nhưng nó sẽ thay đổi khi
chúng ta thử lập kế hoạch cho một ngày của mình.
Kế hoạch là điều cần thiết cho bất kỳ một cá nhân, tập thể, nhóm người, tổ chức, quốc
gia,... Có điều là nó biểu hiện ra như thế nào mà thôi!
Trong cuộc sống bận rộn này, khi chúng ta - những người Việt trẻ đang quay theo
guồng quay phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Càng ngày chúng ta càng cảm
nhận cuộc sống của mình bận rộn quá! Và mệt mỏi, căng thẳng là điều dễ xảy ra mà
không cần giải thích.
Đi qua một năm, một tháng, một ngày bận rộn nhưng tôi không biết mình đã làm
được những gì nữa, toàn những việc không tên. Nhưng đến giờ thì tôi có thể lý giải
được vì sao tôi lại có suy nghĩ và băn khoăn đó: vì tôi không có kế hoạch cụ thể cho
cuộc sống của mình!
Có thể chúng ta mải miết với công việc mà không nhận ra sự cần thiết và tác dụng của
việc lập kế hoạch cho cuộc sống của mình nhưng sự thật là nó có vai trò rất lớn đối
với bản thân mình, .... nó giúp chúng ta tổ chức cuộc sống của mình một cách khoa
học hơn.
Có một câu tặng mọi người:"Chúngt ta không lập kế hoạch để thất bại nhưng chúng
ta sẽ thất bại khi không lập kế hoạch"

Nghĩ và làm giàu: 12 yếu tố dẫn đến thành
công
Nghĩ và làm giàu: 12 yếu tố dẫn đến thành công - Bản có dấu.
Nghi va lam giau: 12 yeu to dan den thanh cong - Bản không dấu.
Ai cũng muốn làm giàu nhưng không phải ai cũng có thể làm giàu. Dưới đây là 12 yếu tố
giúp bạn thực hiện được mong muốn của mình.
Nghĩ và làm giàu: 12 yếu tố dẫn đến thành công
1. Khát vọng: Một khát vọng bỏng cháy luôn là xuất phát điểm cho mọi thành công. Bạn
có khát khao cháy bỏng không? Hay bạn đã từng có một niềm khao khát bỏng cháy về điều
gì?. Xin hãy nhớ rằng cuộc đời của những người thành đạt nhất luôn là một chuỗi những
khao khát, đam mê và thực hiện tất cả.

2. Niềm tin: Trong tình huống này, niềm tin là hình dung về những khát khao của bạn và
tin tưởng rằng bạn sẽ giành được nó.
3. Tự ám thị: Ngày nay, chúng ta gọi ý niệm này là “sự quả quyết”. Đây là thói quen khi
một chuỗi những ý nghĩ mang tính quả quyết ảnh hưởng đến tiềm thức của bạn. Một sự
khẳng định thường ở thì hiện tại, thậm chí ngay cả khi bạn vẫn chưa có được nó. Nếu mục
tiêu của bạn là tạo nên một công việc kinh doanh trị giá hàng triệu đô la, thì sự quả quyết
sẽ là “Tôi đang trong quá trình xây dựng một sự nghiệp hàng triệu đô la”. Còn khi kế
hoạch của bạn đã trở nên rõ ràng hơn thì bạn sẽ nói “Tôi đang sở hữu việc kinh doanh
hàng triệu đô la”.
4. Kiến thức chuyên ngành: Những người theo đuổi sự am tường và khả năng chuyên
nghiệp ở một lĩnh vực nào đó thường tự tin hơn, thành thạo hơn và có cơ hội thành công
nhiều hơn. Bạn tiếp tục sự nghiệp học hành về chuyên môn của mình như thế nào?.
5. Tưởng tượng: Trước khi bắt đầu một ngày, hãy nghĩ về những cách khác nhau giúp bạn
thực hiện công việc tốt hơn.
6. Tổ chức kế hoạch: Mọi mục tiêu đều cần một kế hoạch. Khi bạn đã có một kế hoạch,
bạn luôn biết cần phải làm điều gì tiếp theo.
7. Quyết định: Những người thành đạt luôn có khả năng ra quyết định một cách nhanh
chóng và thay đổi nó một cách chậm rãi. Không phải kết quả làm cho một quyết định là

tốt hay xấu mà chính là quá trình đưa ra quyết định đó. Cách thức bạn đưa ra quyết định
là cách tốt nhất để chế ngự được sự chần chừ trong bạn.
8. Kiên định: Đừng bao giờ từ bỏ! Và đừng nhận lấy một kết quả không có gì cả. Thay
vào đó, hãy tìm một con đường để vượt qua chướng ngại vật của bạn. Điều này sẽ mang
chúng ta trở lại với sự sáng tạo.
9. Quân sư: Đội ngũ quân sư là một nhóm những người tập hợp lại, cùng nhau cống hiến
vì một mục tiêu chung. Sự cố vấn giúp lôi kéo được mọi người tập trung vào buổi thảo
luận và vận dụng trí tuệ để giải quyết những vấn đề khác. Một cách điển hình, việc đưa ra
những vấn đề còn tranh cãi có tính gần gũi có thể tạo nên mối liên hệ về mặt kinh doanh,
nhưng quá trình cố vấn lại có thể được dùng để giải quyết bất cứ tình huống khó khăn, dự
án hay vấn đề về kinh nghiệm nào. Sự cố vẫn luôn hữu ích bởi dù sao năm cái đầu thì vẫn
tốt hơn một cái đầu. Ngoài ra, quá trình này còn giúp chúng ta chia sẻ hỉểu biết và kinh
nghiệm.
10. Tiềm thức: Hãy sử dụng tiềm thức của bạn để hình dung ra tương lai mà bạn mong
muốn đạt được. Và hãy đi theo những linh cảm- những thông điệp mà bạn nhận được từ
trong tiềm thức của mình.
11. Trí tuệ: Bạn đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiềm năng trí tuệ của mình? Tối đa hóa
sức mạnh trí tuệ của bạn có nghĩa là suy nghĩ kĩ về vấn đề của bạn thay vì phản ứng lại nó
một cách cảm tính.
12. Giác quan thứ sáu: Sau khi nắm được cả 11 yếu tố trên, bạn đã có thể bước qua cánh
cửa dẫn vào Ngôi đền của sự thông thái và sử dụng giác quan thứ sáu của bạn: đó là
nguồn trí tuệ vô hạn.
Nghệ Thuật Ẩm Thực
Phong Cách Thời Trang
Tuổi Mực Tím
Hạnh Phúc Gia Đình
Tuổi Trẻ Online
Thế Giới Di Động
Tâm Sự Bạn Đọc
Thông Tin Thể Thao

Sinh Viên Việt Nam
Thông Tin Du Lịch
Chuyện Của Ngôi Sao
Thông Tin Âm Nhạc
Chiêu làm thỏa mãn các thượng đế
Chiêu làm thỏa mãn các thượng đế - Bản có dấu.
Chieu lam thoa man cac thuong de - Bản không dấu.
Nhiều doanh nghiệp bỏ ra số tiền khổng lồ cho những cuộc khảo sát về mức độ thỏa mãn
khách hàng, song có một thực tế là hầu hết các nghiên cứu đều không đưa ra được dự đoán
chính xác sự trung thành của khách hàng.
Chiêu làm thỏa mãn các thượng đế
Nhiều cuộc khảo sát về mức độ thỏa mãn khách hàng chỉ tập trung vào các giao dịch, mà
hoàn toàn không xét đến lời cam kết của thương hiệu và sự gắn bó của khách hàng với
thương hiệu. Các khách hàng dẫu đã hài lòng với một nhà cung cấp vẫn tìm hiểu nhiều
nhà cung cấp khác để tìm sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất. Họ viện ra đủ mọi lý do
không liên quan gì đến sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ vì sự tiện lợi, nguồn hàng cung ứng
có sẵn, hoặc chính sách bán hàng cởi mở.
Hiện tại, hầu hết các công ty châu Âu đều ít nhiều hưởng lợi từ các quy định của quốc
gia và Cộng đồng châu Âu. Các công ty cách đây vài năm còn là công ty Nhà nước có
khuynh hướng chịu ảnh hưởng bởi các quy định nhiều hơn. Chúng ta hãy xem điều gì
làm khách hàng hài lòng trong các ngành này, khi doanh nghiệp có thể vì áp lực của
chính phủ mà thể hiện rằng họ luôn giám sát những gì họ mang lại cho khách hàng.
Về cơ bản, các doanh nghiệp trong khối này có hai sự chọn lựa. Thứ nhất là để làm hài
lòng khách hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra xem các giao dịch và mối liên hệ giữa
khách hàng và nhà cung cấp có ít nhiều làm khách hàng hài lòng không. Các thông
tin cần được thu thập ngay sau mỗi lần giao dịch để chứng tỏ cho các cơ quan có thẩm
quyền rằng họ tuân thủ một quy trình nhất quán để đo lường và cải thiện tình hình. Lựa
chọn thứ hai là “quay về những giá trị cơ bản”, nghĩa là doanh nghiệp sẽ tập trung vào
những gì khách hàng cần để phục vụ, để xác định lời hứa sao cho gần với khả năng đáp
ứng nhu cầu đó nhất, cũng như để xác định xem lời hứa đó có được thực hiện không.

Lựa chọn thứ hai ngày càng được ưa thích hơn vì lý do khá đơn giản. Trước hết vì khi
được “đo ni đóng giày”, kết quả bao giờ cũng khả quan hơn. Thêm nữa, ngày nay chúng
ta có thể sử dụng các kỹ thuật tiếp thị thông qua cơ sở dữ liệu để tạo ra một bức tranh
khá chính xác mô tả những gì xảy ra trong từng giai đoạn tiếp xúc với khách hàng. Điều
này sẽ giúp các doanh nghiệp tập trung vào những điểm cần cải tiến, hoặc ngược lại - từ
bỏ việc thỏa mãn nhu cầu lạ đời, cá biệt của một vài khách hàng nào đó.
Lấy ví dụ về một lĩnh vực chịu sự điều tiết gắt gao của các quy định là lĩnh vực chăm sóc
y tế. Khách hàng đến gặp bác sĩ với một số triệu chứng bên ngoài. Bác sĩ hoặc nhà tư vấn
sẽ dựa trên đó để chẩn đoán. Tiếp theo, bác sĩ hoặc nhà tư vấn (đôi khi cùng với bệnh
nhân) sẽ chọn lựa cách điều trị thích hợp. Cuối cùng là đợt điều trị mà kết quả có thể là tốt,
cũng có thể là không. Nếu những dữ liệu này được ghi lại đầy đủ, chúng ta có thể nói liệu
quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả đối với bệnh nhân hay không. Điều này
quan trọng hơn việc ghi lại xem bệnh nhân có phải xếp hàng chờ đến lượt khám không.
Trong trường hợp bệnh nhân phải chờ cả tuần lễ để đặt một cuộc hẹn với bác sĩ hoặc nhà
tư vấn, hoặc để điều trị một căn bệnh nào đó, thì việc trì hoãn lại là chi tiết đáng lưu ý.
Ghi lại sự thỏa mãn của khách hàng cũng giống như ghi lại thời gian chờ khám bệnh
vậy. Lúc đó, chúng ta có thể biết được nhân viên tiếp tân có dễ chịu không, bác sĩ có làm
bệnh nhân cảm thấy bớt lo âu trong quá trình chẩn đoán bệnh không (bất kể bệnh có
thuyên giảm hay không). Điều này có thể gây ngộ nhận. Nếu bạn cứ lẳng lặng làm việc
mà không giải thích gì với bệnh nhân, có thể bạn sẽ bị xem là bác sĩ hạng xoàng. Ngược
lại, nếu bạn khéo léo trong giao tiếp với khách hàng nhờ sử dụng các kỹ năng đối thoại
sắc sảo, bệnh nhân sẽ đánh giá bạn rất cao và bạn có thể tiếp tục kinh doanh một thời
gian trước khi bệnh nhân phát hiện ra rằng một số ca điều trị của bạn không đem lại kết
quả như đã hứa, hoặc nói đơn giản hơn thì bạn là một bác sĩ chuyên “nuôi bệnh”.
Một yếu tố đặc biệt tồi tệ trong việc thỏa mãn khách hàng là nó có thể lái các nguồn lực
và cả công tác quản trị ra khỏi mục đích ban đầu của nhà cung cấp, thậm chí còn khiến
doanh nghiệp không biết mục tiêu có đạt được hay không. Trong ngành dịch vụ, mục
tiêu đó là làm cho bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn hơn, là đào tạo một sinh viên hoặc
đem lại những khoản lợi nhuận cao từ tiền đầu tư. Trong ngành ô tô, ở góc độ nhà sản
xuất, mục tiêu đó là làm ra một chiếc xe hơi an toàn, ít tốn chi phí bảo trì bảo dưỡng, và

giúp cho việc di chuyển từ điểm A đến điểm B được thực hiện an toàn, đúng giờ. Ở góc độ
dịch vụ, mục tiêu là giúp khách hàng thu hồi chiếc xe hư hỏng trong các vụ va chạm một
cách nhanh chóng và an toàn, đồng thời cung cấp một chiếc xe thay thế thích hợp để
khách hàng sử dụng trong thời gian chờ sửa chữa.
Có những ngành nghề mà yếu tố đo lường sự hài lòng của khách hàng là một phần trong
dịch vụ chủ yếu, chẳng hạn như tính chính xác về giờ giấc của xe lửa và máy bay. Ở
đây, khách hàng thường cho rằng việc khởi hành đúng giờ không quan trọng bằng việc
đến nơi đúng giờ. Trong thực tế, cụm từ “dịch vụ khách hàng” cần được chuyển thành
“trải nghiệm khách hàng”. Ban quản trị cần quan tâm đến trải nghiệm dài hạn, chứ
không chỉ là trải nghiệm đơn lẻ qua mỗi giao dịch. Điều này rất quan trọng vì thời gian
đo lường càng dài, ban quản trị càng phải tập trung nhiều hơn để xem sản phẩm hay
dịch vụ đó thật sự hiệu quả với khách hàng như đã hứa không. Thời gian đo lường
càng dài, ban quản trị càng phải tập trung nhiều hơn để xem doanh nghiệp - với mục
tiêu, quy trình, hệ thống và nhân viên - có thật sự chú trọng việc thỏa mãn nhu cầu
khách hàng không, hay chỉ làm họ tạm hài lòng trước mắt.
Hiện nay có một tin vui cho các nhà marketing là tiêu điểm của hoạt động này đang được
mở rộng và đào sâu, trong đó mỗi người đều có vai trò cung cấp và hỗ trợ sản phẩm hay
dịch vụ, kể cả nhân viên sản xuất, nhân viên giao dịch khách hàng, nhân viên phụ
trách nghiên cứu, xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Cách làm này mang mọi người
đến gần nhau hơn, đồng thời khuyến khích mọi người đầu tư thời gian để tìm hiểu ước
mơ và kỳ vọng của khách hàng. Phương pháp này gợi lên nhiều ý tưởng quan trọng đối
với marketing. Quan hệ khách hàng có thể chỉ kéo dài một thời gian và dựa trên một
dịch vụ ban đầu hay là một thời gian dài sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, như điều trị y
tế dài hạn, giáo dục, bảo dưỡng xe hơi, các khoản đầu tư dài hạn…
Dù trong trường hợp nào thì bạn cũng cần ghi lại một cách chi tiết về tất cả những gì xảy
ra, từ tình huống, cách xử lý đến lời hứa của bạn với khách hàng. Đặc biệt trong một số
ngành, như dịch vụ tài chính và y tế, các công ty phải lưu giữ những dữ liệu như thế.
Mặc dù bộ phận marketing đã áp dụng tiêu chuẩn đo lường việc thỏa mãn khách hàng,
nhưng các nhà quản lý vẫn có thể chỉ trích các hoạt động dài hạn của họ, chưa kể ban
quản trị công ty thường sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn sai lầm và các tiêu chuẩn đo

lường trong ngắn hạn. Điều này lại làm cho hoạt động dài hạn của họ trở nên khó khăn
hơn.
Các giải pháp làm thỏa mãn khách hàng:
1. Xác định mục tiêu. Các mục tiêu kinh doanh rõ ràng dựa trên tinh thần chủ đạo của
thương hiệu sẽ thúc đẩy những ý tưởng truyền thông phong phú. Hầu hết các điểm tiếp
xúc đều có thể đạt được một loạt mục tiêu như hình thành ý tưởng, xây dựng quan hệ,
kích hoạt bán hàng, dịch vụ hỗ trợ, trải nghiệm về sản phẩm… Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải sát cánh bên bộ phận marketing để điều chỉnh mục tiêu, cụ thể là mục tiêu về
sản lượng và các thước đo trong mối quan hệ với khách hàng.
2. Nhận thức và sử dụng các điểm tiếp xúc. Ý tưởng truyền thông khách quan sẽ
giúp các điểm tiếp xúc trở nên tích cực hơn. Các nhà marketing cần đối chiếu những điểm
tiếp xúc này với tất cả các mục tiêu, đồng thời xem xét marketing trong bối cảnh trải
nghiệm khách hàng rộng hơn.
3. Đánh giá và thực thi các giải pháp truyền thông. Ý tưởng truyền thông phong phú
sẽ sản sinh ra các giải pháp sáng tạo; mức độ cộng tác cao hơn sẽ giúp công việc được
tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các bộ phận theo dõi trải nghiệm khách hàng
như tiếp thị, trung tâm giao dịch qua điện thoại… đều phải tham gia vào quá trình này.
Các chương trình truyền thông marketing đột phá luôn biết kết hợp quy trình thực
hiện với các phương tiện truyền thông theo một cách thức mới.

×